V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Đường xưa mây trắng (tiếp theo và hết)

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XCI, Thích Nhất Hạnh

Thấy trời đã sáng, đại đức Anuruddha bảo đại đức Ananda:

- Sư huynh đã đi vào thành phố Kusinara và báo cho những người hữu trách biết đức đạo sư của chúng ta đã diệt độ, để họ làm những việc họ thấy cần làm.

Đại đức Ananda vâng lời. Thầy khoác áo đi vào thành phố. Những vị chức sắc của bộ tộc Malla đang họp bàn công việc tại trụ sở thị xã. Được đại đức cho biết Bụt đã nhập diệt, tất cả đều lộ vẻ sầu khổ và luyến tiếc. Họ lập tức bỏ chương trình nghị sự đang bàn và đề cập ngay tới công việc cần làm.

Khi mặt trời lên tới ngọn cây thì tất cả dân chúng trong thành phố đều biết tin Bụt đã nhập diệt tại rừng sala. Nhiều người đấm ngực than khóc, tiếc rằng đã không được nhìn mặt Bụt và làm lễ Người trước khi Người nhập diệt.

Dân chúng kéo nhau ra rừng, người thì đem theo hoa, người thì đem theo hương, người thì đem theo nhạc khí, người thì đem theo vải vóc. Ra tới rừng sala, họ quỳ lạy và rải hương hoa lên thi thể Bụt để cúng dường.

Để cúng dường, họ cũng tổ chức trình diễn vũ và nhạc, vây quanh chỗ nằm của Bụt. Vải lều ngũ sắc được căng lên khắp rừng. Dân chúng đã đem theo thức ăn ra cúng dường cho năm trăm vị khất sĩ. Rừng sala trở nên nhộn nhịp như một ngày hội. Thỉnh thoảng đại đức Anurudda lại thỉnh một tiếng cồng ra lệnh cho mọi người im lặng và đại đức hướng dẫn mọi người đọc những đoạn trong kinh Pháp Cú.

Trong suốt sáu ngày sáu đêm, dân chúng trong hai thị trấn Kusinara và Pava liên tục cúng dường Bụt bằng hoa, hương, vũ và nhạc. Hoa Mandarava và các thứ hoa khác đã phủ lấp giữa hai cây sala. Đến ngày thứ bảy, tám vị tộc trưởng của bộ tộc Malla tắm gội bằng nước ngũ vị hương, mặc lễ phục và bắt đầu rước thi hài của Bụt vào thành phố. Tất cả các vị khất sĩ rồi đến dân chúng đều đi theo đám rước, đưa thi hài Bụt đến cửa Bắc mà vào thành. Đám rước đi vào trung tâm thành phố, rồi lại đi ra khỏi thành bằng cửa Đông và dừng lại trước sân đền Makuta-bandhana, ngôi đền chính của bộ tộc Malla. Thi hài Bụt được an trú ngay trước đền.

Các vị chức sắc thành phố ra lệnh làm lễ hỏa táng Bụt theo nghi thức hỏa táng của một vị Chuyển Luân Thánh Vương. Thi hài Bụt được vấn bằng vải mới, rồi đến bông gòn, rồi đến vải mới, cứ như thế cho đến nhiều lớp vải và bông. Sau cùng thi hài được đặt trong một áo quan bằng sắt, và áo quan này lại được đặt trong một áo quan bằng sắt lớn hơn nữa. Kim quan được đưa lên một hỏa đàn vĩ đại chất toàn bằng các loại gỗ thơm.

Giờ châm lửa hỏa đàn đã đến. Bốn vị tộc trưởng bộ tộc Malla tiến tới, họ vừa định làm lễ châm lửa hỏa đàn thì bỗng có một vị sứ giả đi tới bằng ngựa. Vị sứ giả này cho biết đại đức Mahakassapa đang lãnh đạo năm trăm vị khất sĩ tiến về Kusinara. Đại đức và các vị khất sĩ đang ở giữa chặng đường Pava và Kusinara. Nghe nói thế, đại đức Anuruddha liền đề nghị hoãn lại giờ hành lễ để chờ đại đức Mahakassapa và đoàn khất sĩ.

Đại đức Mahakassapa đã khởi hành từ Campa để đi hành hóa miền Bắc. Tới Vesali, đại đức được tin Bụt tuyên bố sẽ nhập Niết Bàn trong ba tháng và hiện Người đang đi về hướng Bắc. Đại đức liền lên đường đi tìm Bụt, tới đâu cũng có các vị khất sĩ xin đi theo. Khi đại đức tới Bhandagama, số các vị khất sĩ đi theo đã lên tới năm trăm vị.

Rời Pava, đại đức gặp một khách bộ hành đi ngược chiều, túi áo có cài hoa sala. Người này cho đại đức biết Bụt đã nhập diệt tại rừng sala ở Kusinara từ bảy hôm trước. Đóa hoa trên áo đã được nhặt lên từ trong rừng nơi chỗ Bụt nhập diệt. Nghe tin, đại đức Mahakassapa không còn chần chừ nữa, liền tiếp tục hướng dẫn đoàn khất sĩ đi về Kusinara. Nhân gặp một người đi ngựa cùng hướng, đại đức nhờ người này phi nhanh tới trước và nhắn tin cho đại đức Ananda biết là đại đức và năm trăm vị khất sĩ khác đang trên con đường tới dự lễ trà tỳ của Bụt.

Mặt trời vừa đứng bóng thì đại đức Mahakassapa và đoàn khất sĩ tới được đền Makuta-bandhara, nơi dựng hỏa đàn của lễ trà tỳ. Tới nơi, đại đức trật áo tăng già lê bên vai bên phải, chắp tay, cung kính và im lặng và nhiễu quanh hỏa đàn ba lần. Rồi đại đức dừng lại, chắp tay hướng về nhục thân Bụt để lạy xuống. Năm trăm vị khất sĩ đi theo cũng đồng thời lạy xuống. Đại đức vừa lạy xong ba lạy và đứng lên thì hỏa đàn tự nhiên bốc lửa. Tất cả các vị khất sĩ đều quỳ xuống chắp tay hướng về hỏa đàn. Hàng ngàn người có mặt cũng đều làm như thế. Đại đức Anuruddha lại thỉnh chuông và hướng dẫn mọi người đọc những đoạn kinh về vô thường, vô ngã, xả ly và giải thoát. Giọng đọc kinh trầm hùng vang dội.

Sau khi lửa đã cháy tàn, nước thơm được tưới lên giàn hỏa. Kim quan được thỉnh xuống, mở ra và xá lợi của Bụt được các vị tộc trưởng thâu lượm và an trí trong một chậu vàng đặt trên bàn thờ trung ương trong đền. Các vị khất sĩ lớn được thay phiên canh giữ và bảo vệ xá lợi.

Tin Bụt diệt độ ở Kusinara đã được báo tiệp về các thủ đô từ nhiều hôm trước. Sứ đoàn các nước đã được cử đến chiêm bái và thỉnh một phần xá lợi về dựng tháp. Đại diện Magadha, Vesali, Sakya, Koliya, Bulaya, Pava và Vetha đều có mặt. Họ đồng ý chia xá lợi Bụt ra làm tám phần để an trú trong tám chiếc bảo tháp mà họ sẽ xây dựng tại địa phương họ: người Magadha sẽ xây tháp ở Rajagaha, dân Licchavi sẽ xây tháp ở Vesali, dân Sakya sẽ xây tháp ở Kapilavatthu, dân Buli sẽ xây tháp ở Allakappa, dân Koliya sẽ xây tháp ở Ramagama, dân Vetha sẽ xây tháp ở Vethadipa, dân Malla sẽ xây tháp một tháp ở Kusinara và một tháp khác ở Pava.

Các sứ đoàn đã ra về, một ngàn vị khất sĩ cũng tuần tự giải tán và trở về trú sớ của mình để hành đạo. Các đại đức Mahakassapa, Anuruddha và Ananda cũng rước bình bát của Bụt về tu viện Trúc Lâm. Chưa đầy một tháng sau, đại đức Mahakassapa quyết định triệu tập một đại hội các vị khất sĩ về thủ đô Rajagaha để ôn tụng và kết tập tất cả những kinh và luật mà Bụt đã dạy. Đại hội gồm năm trăm vị khất sĩ có thật tu và thật học được chọn lựa trong giáo đoàn khất sĩ. Đại hội sẽ khai mạc vào đầu mùa an cư tới và sẽ kéo dài trong sáu tháng.

Đại đức Mahakassapa thường được các vị khất sĩ trong giáo đoàn tôn trọng như vị đại đệ tử thứ tư của Bụt, sau các vị Kondanna, Sariputta, và Moggallana. Đại đức nổi tiếng là người ưa sống đơn giản và đạm bạc. Đại đức đã được Bụt tin tưởng và thương mến không khác gì các đại đức Moggallana và Sariputta.

Hơn hai mươi năm trước, áo cà sa sanghati của đại đức là một chiếc áo bách nạp kết lại bằng hàng ngàn mảnh vải vụn. Có lần đại đức đã xếp tư chiếc áo ấy và trải ra trong rừng mời Bụt ngồi, Bụt khen chiếc áo của đại đức ngồi rất êm. Đại đức liền ngỏ ý cúng dường Bụt chiếc áo bách nạp ấy. Bụt mỉm cười nhận lời và tặng lại đại đức chiếc áo sanghati của chính Người. Trong đại chúng, ai cũng biết chuyện này. Đại đức là người đã mỉm cười khi Bụt đưa cành sen lên mà không nói gì ở giảng đường Cấp Cô Độc, là người đã tiếp nhận được “kho tàng của con mắt chánh pháp” do Bụt trao truyền.

Vua Ajatasattu đứng ra bảo trợ đại hội kết tập kinh luật này. Trong đại hội, đại đức Upali vốn nổi tiếng về luật học đã được mời lên ôn tụng giới luật. Nhờ những câu hỏi của đại đức Mahakassapa mà đại đức Upali nhắc lại được hết những nhân duyên, do đó các giới luật được thiết lập. Đại đức Ananda được đại hội thỉnh lên trùng tuyên tất cả những bài pháp thoại của Bụt nói, gọi là kinh. Nhờ những câu hỏi của đại đức Mahakassapa và của đại chúng mà đại đức Ananda có dịp nói ra hết những chi tiết về thời gian, nơi chốn và cơ duyên đã đưa tới mỗi bài pháp thoại của Bụt. Cố nhiên là các đại đức Upali và Ananda không thể nhớ hết được tất cả mọi chi tiết, vì vậy sự có mặt của năm trăm vị khất sĩ có thật học và thật chứng trong đại hội đã bổ túc cho hai đại đức rất nhiều.

Tất cả những tài liệu về giới và luật sau khi kết tập được gom lại thành một kho tàng luật học được gọi là Luật tạng – Vinaya pitaka.

Tất cả những tài liệu về giáo lý được gom thành một kho tàng kinh giáo gọi là Kinh tạng – Sutta pitaka.

Các kinh Bụt nói được phân làm bốn bộ, căn cứ trên sự dài ngắn của kinh và cũng được xếp đặt theo đề tài và pháp số.

Về luật, đại đức Ananda có báo cáo với đại hội là Bụt đã từng dặn rằng sau khi người diệt độ, những giới điều nhỏ nhặt có thể được bỏ bớt. Đại hội hỏi đại đức Ananda xem Bụt có nói rõ là những giới điều nhỏ nhặt ấy là những giới điều nào không, đại đức trả lời là vì đại đức không hỏi nên Bụt đã không nói. Đại hội thảo luận rất lâu về vấn đề này và cuối cùng quyết định giữ lại tất cả mọi giới điều, trong giới bản khất sĩ cũng như trong giới bản nữ khất sĩ.

Nhớ lời Bụt, đại hội không chấp nhận việc dịch các kinh văn ra cổ ngữ của truyền thống Vệ Đà. Ngôn ngữ Ardhamagadhi được xem như là sinh ngữ chính của tạng kinh và tạng luật. Đại hội khuyến khích việc phiên dịch kinh văn ra các sinh ngữ địa phương để dân chúng các nước có thể học hỏi và hành trì giáo lý bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Đại hội cũng khuyến khích việc tăng cường số lượng các vị bhanaka, có nhiệm vụ tụng đọc thường xuyên các kinh văn để phổ biến và truyền tụng trong hiện tại và trong vị lai. Đại hội hoàn mãn, mọi người lại trở về trú sở để tu học và hành hóa.

Trên bờ sông Neranjara, đại đức Svastika đứng nhìn dòng nước chảy. Mấy em bé chăn trâu bên bờ bên kia đang lùa bầy trâu xuống sông để lội qua bên này. Mỗi em bé đều có mang theo liềm và giỏ. Bên này sông, cỏ kusa đã lên xanh mướt. Các bé đang làm y hệt như đại đức Svastika trước đây bốn mươi lăm năm, chúng để trâu ăn cỏ trong khi chúng dùng liềm cắt cỏ kusa nhận đầy những chiếc giỏ đem theo.

Dòng sông này là dòng sông ngày xưa Bụt thường xuống tắm. Cây Bồ Đề vẫn xanh tốt như bao giờ. Đại đức đã tới đây từ chiều hôm qua và đã ngủ đêm dưới cội cây thân yêu đó. Rừng không còn hoang vu như xưa, bởi vì cây bồ đề đã trở nên nổi tiếng quá. Cây Bồ Đề đã trở nên một nơi để thiên hạ đến chiêm bái, vì vậy khu đồi đã được dọn dẹp sạch sẽ, không còn rậm rạp và nhiều gai góc như ngày xưa.

Đại đức Svastika may mắn có mặt trong đại hội kết tập và đã có cơ duyên nghe lại hết kinh luật. Đại đức năm nay đã năm mươi sáu tuổi. Người bạn tu thân nhất của đại đức là đại đức Rahula đã viên tịch cách đây năm năm. Rahula đã được các đại đức lớn công nhận là một vị khất sĩ có chí nguyện và hành động lớn. Tuy là con nhà vương giả, đại đức Rahula đã học được nếp sống đơn giản và bình dị. Công đức hóa độ của Rahula rất lớn nhưng ít ai biết đến, vì đại đức Rahula không hề có tính khoe khoang; trái lại đại đức rất kín đáo và khiêm nhượng.

Lớn hơn đại đức Rahula, nhưng đại đức Svastika đã học được rất nhiều từ người bạn của mình. Đại đức Svastika cũng đã được theo Bụt trong chuyến đi chót của người từ Rajagaha đến Kusinara và đã được chứng kiến những ngày giờ cuối cùng của Bụt. Đại đức còn nhớ trên đường từ Pava đến Kusinara, đại đức đã nghe đại đức Ananda hỏi Bụt định đi tới đâu, Bụt trả lời đi về phương Bắc. Lúc ấy, đại đức Svastika có cảm tưởng là mình hiểu được Bụt. Suốt đời, Bụt đã đi, nhưng Người chỉ đi mà không cần tới. Vì vậy cho nên Người đi thong thả, cho nên mỗi bước của Người đưa Người tới giờ phút hiện tại. Sự sống chỉ có mặt trong giờ phút hiện tại, ngay ở chỗ mình đứng.

Đại đức Svastika thấy Bụt hướng về miền Bắc mà đi, cũng như một con tượng chúa hướng về quê hương của nó mà đi, khi nó biết giờ đã tới để nó trở về. Bụt đâu có cần phải về tới Kapilavatthu hoặc vườn Lumbini mới có thể nhập Niết Bàn. Đi về miền Bắc là đủ. Kusinara cũng chính là vườn Lumbini vậy.

Cũng chính vì nghĩ như thế mà đại đức đã về đây. Bờ sông Neranjara này là quê hương của đại đức. Đại đức thấy mình vẫn còn là em bé chăn trâu mười một tuổi, một mình phải đi chăn trâu cho người khác để nuôi ba đứa em thơ. Thôn Uruvela vẫn còn đó với những cây đu đủ sai trái ở vườn trước mọi nhà. Những cánh đồng lúa vẫn còn, con sông hiền lành vẫn chảy. Lũ trâu hiền từ và các em bé chăn trâu vẫn còn giữ trâu, tắm trâu và cắt cỏ như những ngày nào. Tuy chị Sujata không còn đây, tuy ba đứa em đã có chồng có vợ đi làm ăn tứ tán, thôn Uruvela và bờ sông Neranjara vẫn là quê hương của đại đức.

Đại đức nhớ lại thuở còn là em bé chăn trâu mười một tuổi, nhớ lại lần đầu gặp vị sa môn trẻ Siddhatta đi thiền hành trong rừng, nhớ lại những bữa cơm trưa được ăn chung với vị sa môn và với các em bé khác trong làng dưới gốc cây pipala râm mát. Tất cả những hình ảnh đó tuy đã qua đi nhưng vẫn còn hiện thực. Đại đức biết rằng nếu muốn, đại đức có thể làm cho những hình ảnh đó trở thành hiện tại. Một lát nữa đây, khi bọn trẻ đưa trâu sang tới bờ bên này, đại đức sẽ đến làm quen với chúng. Đứa nào cũng đang là Svastika. Đại đức cũng còn là Svastika. Nếu một ngày năm xưa Bụt đã đưa đại đức vào con đường an lạc giải thoát thì hôm nay đại đức cũng sẽ đưa được các em bé này vào con đường an lạc giải thoát.

Đại đức Svastika mỉm cười. Tháng trước tại Kusinara, thầy có nghe đại đức Mahakassapa kể chuyện vị khất sĩ Subhada. Vị khất sĩ này cùng đi với đại đức từ trên đường từ Pava tới Kusinara. Khi nghe tin Bụt nhập diệt, vị này đã tỏ ý mừng rỡ, ông ta nói: “ông già đã tịch rồi, không còn ai kiểm soát và rầy la mình nữa, sướng quá”. Nghe nói như thế đại đức Mahakassapa đã ngạc nhiên mở tròn hai mắt nhìn vị đại đức trẻ tuổi Subhada này. Sao mà trong giáo đoàn của Bụt lại có người dại dột đến thế, đại đức nghĩ, nhưng cuối cùng, đại đức đã không rầy la vị khất sĩ Subhada kia một lời nào.

Đại đức Mahakassapa không rầy la thầy Subhada, nhưng đại đức nghe nói rằng đại đức Mahakassapa đã rầy la đại đức Ananda, dù đại đức Ananda là một vị đại đức lớn, trên đầu đã có hai thứ tóc. Ai cũng biết rằng trong đại hội kết tập kinh luật, sự có mặt của đại đức Ananda là rất cần yếu, vậy mà chỉ ba hôm trước ngày khai mạc đại hội, đại đức Ananda đã bị sư huynh Mahakassapa khiển trách và dự tính sẽ không chấp nhận cho đại đức Ananda vào trong số năm trăm vị khất sĩ thành viên của đại hội. Lý do đưa ra là đại đức Ananda tuy kiến thức về đạo lý uyên bác, nhưng sự chứng đắc chưa được vững vàng. Ai cũng e ngại đại đức sẽ phật ý bỏ đi. Ai ngờ đại đức Ananda đã đóng cửa tĩnh tu trong luôn ba ngày đêm. Ngay trong đêm cuối cùng trước ngày khai mạc đại hội, đại đức đã hoát nhiên đại ngộ. Theo các bạn tu kể lại, việc này xảy ra lúc giữa giờ Sửu. Thiền tọa đến gần sáng, đại đức mới chịu ngả lưng xuống để nghỉ ngơi, chính vào lúc mà đại đức ngả lưng xuống thì đại đức đạt tới giác ngộ. Sáng hôm đó khi gặp đại đức Ananda, nhìn vào mặt đại đức, đại đức Mahakassapa biết ngay việc gì đã xảy ra. Đại đức mời ngay đại đức Ananda vào tham dự đại hội mà không cần nói thêm một lời hỏi han nào khác.

Nắng lên cao, những đám mây trắng nhỏ vẫn còn lơ lửng trên nền trời xanh biếc. Bờ sông bên kia vẫn xanh mướt cỏ non. Con đường bờ sông này ngày xưa Bụt đã qua lại nhiều lần. Con đường bờ sông này có thể dẫn về Banarasi, có thể dẫn về thủ đô Savatthi, có thể dẫn về thủ đô Rajagaha, mà cũng có thể dẫn đi khắp chốn. Bụt đã ghi dấu chân trên mọi nẻo đường hành hóa. Đi đâu đại đức cũng sẽ giẫm lên dấu chân của Người.

Đường xưa còn đó, những đám mây trắng vẫn còn, nếu mình bước một bước trên con đường này, bước với tâm trạng an hòa và tỉnh thức, thì con đường xưa và những đám mây trắng cũ sẽ mầu nhiệm biến thành con đường hôm nay và những đám mây trắng trong hiện tại. Những đám mây trắng ngày xưa còn đó và con đường ngày xưa hiện thực nằm dưới chân ta.

Bụt đã nhập diệt, nhưng nhìn vào đâu đại đức cũng thấy sự có mặt của Bụt. Hạt giống Bồ Đề đã gieo rắc khắp nơi trong lưu vực sông Ganga, những hạt giống ấy đã nứt mầm và mọc lên tươi tốt. Bốn mươi mấy năm về trước đã có ai nghe nói tới Bụt đâu, đã có ai nghe nói đến đạo lý tỉnh thức đâu, vậy mà bây giờ đây, không nơi nào mà không có bóng dáng những người khất sĩ áo vàng, không nơi nào mà không có những trung tâm tu học. Các bậc vua chúa cũng đã quy y. Các giới trí thức và quyền quý cũng đã quy y, các giới nghèo khổ bị xã hội khinh miệt nhất cũng đã quy y và đã tìm thấy trong đạo tỉnh thức con đường giải phóng cho thân phận và cho tâm linh mình.

Bốn mươi năm về trước, Svastika chỉ là một chú bé chăn trâu nghèo khổ thuộc giới ngoại cấp. Bây giờ Svastika đã trở nên một vị khất sĩ vượt thoát xích xiềng của giai cấp, của mặc cảm, đứng lên trên mọi sự kỳ thị và bất công. Svastika đã từng được các quốc vương thỉnh mời và chào hỏi với tất cả niềm cung kính của họ.

“Bụt là ai mà công năng giải phóng lớn lao như vậy ?” - đại đức Svastika vừa nhìn các em bé chăn trâu đang cắt cỏ bên bờ sông vừa đặt câu hỏi ấy. Tuy một số các đại đệ tử của Bụt đã nối tiếp nhau viên tịch, giáo đoàn khất sĩ vẫn còn đầy dẫy những vị đại đức xuất sắc, trong đó có rất nhiều giới trẻ, Bụt như hạt giống của một cây Bồ Đề vĩ đại, hạt giống đã nứt ra, và một cây bồ đề đã mọc lên hùng mạnh, tươi tốt. Nhìn vào người ta có thể không thấy hạt giống ấy nhưng người ta thấy được cây Bồ Đề.

Hạt giống không mất, hạt giống chỉ trở nên cây Bồ Đề. Bụt đã từng dạy không có gì từ có mà trở nên không. Bụt chỉ hóa thân mà chẳng hề biến diệt. Người có pháp nhãn nhìn vào giáo đoàn là trông thấy Bụt. Người có pháp nhãn nhìn vào các vị khất sĩ trẻ có đạo phong, có đức độ và có tuệ giác thì trông thấy Bụt. Đại đức Svastika thấy mình có bổn phận phải chăm lo vun tưới cho pháp thân Bụt. Pháp thân đó là giáo pháp và giáo đoàn. Chừng nào giáo pháp và giáo đoàn còn hưng thịnh thì chừng đó Bụt còn hiển hiện giữa muôn loài.

Nhìn các em bé đã qua tới bên này sông, đại đức lại mỉm cười, “nếu ta không tiếp tục sự nghiệp của Bụt để đem lại bình đẳng, an lạc và giải phóng cho các em bé này, thì ai sẽ làm ?” Bụt chỉ mới bắt đầu công cuộc chuyển đổi, môn đệ của Người sẽ phải gánh trách nhiệm kế tiếp sự nghiệp của Người. Những hạt giống Bồ Đề mà Bụt đã gieo rắc sẽ còn tiếp tục nứt mầm và bén rễ trong cuộc sống. Đại đức Svastika nhận thấy tâm mình là ruộng đất trên đó Bụt đã gieo muôn vạn hạt giống nhiệm mầu. Đại đức thấy mình phải cẩn trọng gìn giữ và tưới tẩm tâm điền để những hạt giống ấy được mọc lên thành những cây Bồ Đề tươi tốt.

Người ta nói Bụt đã nhập diệt nhưng thầy Svastika lại thấy Bụt hiện thực hơn bao giờ hết. Chính thân tâm của thầy cũng mang theo sự có mặt của Bụt. Nhìn cây Bồ Đề, nhìn dòng sông Neranjara, nhìn bờ cỏ mướt, nhìn đám mây trắng, nhìn chiếc lá trên cây, đại đức thấy ở đâu cũng có Bụt. Những em bé chăn trâu đang bắt đầu cắt cỏ bên bờ sông kia cũng là Bụt. Đại đức nhận thức được sự liên hệ giữa mình và các em bé ấy, và biết là mình sẽ phải nói gì và sẽ phải làm gì để các em bé ấy trở thành sự tiếp nối của Bụt.

Đại đức Svastika thấy rõ rằng phương cách tiếp nối sự nghiệp của Bụt là nhìn mọi vật một cách tỉnh thức như Bụt đã nhìn, bước những bước chân thanh thản như Bụt đã bước, và mỉm cười nụ cười từ bi như Bụt đã cười.

Bụt là suối nguồn. Thầy Svastika và các em bé chăn trâu bên bờ sông là dòng sông liên tục chảy từ suối nguồn đó. Dòng sông đi tới đâu là Bụt đi tới đó.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|55|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

“Người nông nổi cột đời mình vào những thứ phù phiếm, sẽ dễ dàng mở tay ra buông bỏ những điều thiện, rồi chọn lấy những điều bất thiện cầm lên để sống. Do không biết lo sợ cho ngày mai phải nhận lại những đắng cay từ cách sống đó, nên ngày ngày vẫn làm những việc tự hủy hoại cuộc đời mình”.

Đôi khi, điều làm người đời cảm thấy khó khăn nhất chỉ là việc mở tay ra, đặt xuống những điều làm tâm họ nặng trĩu, để được nhẹ nhàng. Có lẽ ai cũng từng như vậy.

Tại sao chúng ta vẫn thường chọn những nỗi buồn để giữ lại, trong khi chung quanh vẫn còn rất nhiều niềm vui ?

Tại sao chúng ta vẫn thường cố phá hủy những điều mà mình không thể làm ra được ?

Tại sao chúng ta vẫn thường phung phí những thứ mà ngày mai không thể tìm lại được nữa ?

Đừng chỉ ngồi một chỗ chờ bình yên đến, hãy hành động để nó đến được với mình.

Đôi khi, chỉ cần một lần nỗ lực hết mình trong hiện tại là đã có thể đi qua hết tất cả những thất bại của ngày hôm qua; và chỉ cần một lần dốc hết lòng từ bi để mở tay ra là đã có thể đặt xuống được tất cả những nặng trĩu đã đeo đẳng trong lòng.



Những gì ta chọn

(Thích Tánh Tuệ)

Ta chọn ngây ngô, khờ khạo
Mặc đời thấy thế bảo: “Ngu !”
Sự thật vì khi biết Đạo
Hiểu rằng ... tất cả phù du

Đời cho bạc tiền là quý
Ta thì ... quý sự bình an
Mọi thứ trên đời sở hữu
Nghĩa lý gì ... Bao lo toan

Ta chọn sống đời lành thiện
Mặc người bảo ta yếu mềm
Chiến thắng bên ngoài vốn dễ
Hơn thắng bản năng thấp hèn

Vì yêu thương mà nhẫn nhịn
Bởi nhịn đến chín sự lành
Biết tu trong từng ý niệm
Thế giới ngưng mầm chiến tranh

Ta chọn khoan hòa, thứ tha
Nào phải lòng không biết giận
Nhưng chẳng muốn xây ngục tù
Tự nhốt đời trong oán hận

Ta chọn sống cùng ngay thẳng
Vì chẳng dối mình được đâu
“Cây kim nếu nằm trong bọc”
Hỏi rằng giấu được bao lâu

Ta nguyện trọn đời áo nâu
Vì muốn quay về Tĩnh Lặng
Sống thanh thản, bớt mong cầu
Bình yên giữa đời mưa, nắng ...

Và thích Cho hơn là Nhận
Cho đi hạnh phúc hơn nhiều
Dù ta không giàu tiền bạc
Xin mãi giàu ... tình thương yêu

D.P.A (66)

- Thơ Tam Bảo

Vui buồn gió thoảng mây bay
Tâm không xao động, tháng ngày thong dong



... cách sống của người minh trí

(Sưu tầm)



Như thế nào mới là cách sống của một người minh trí ?

⒈ Nhân sinh một kiếp mộng, nổi trôi một kiếp người. Vậy nên làm người nếu có thể nhớ những điều nên nhớ, và quên những điều nên quên, thay đổi những điều có thể, nếu không thể thì hãy học cách vui vẻ chấp nhận, đó mới là người minh trí.

⒉ Làm người sướng hay khổ đều là kết quả của việc làm chính mình.

⒊ Nếu như kẻ địch khiến bạn tức giận, vậy điều đó có nghĩa là bạn vẫn chưa nắm được phần thắng. Bạn bè khiến bạn tức giận, điều đó cho thấy bạn rất coi trọng tình bạn này.

⒋ Nước chảy thì nước không tù, nước chảy trăm bước nước tự trong. Làm người cũng vậy, sinh mệnh mỗi người nằm ở chỗ luôn vận động thiên biến vạn hóa. Tùy kỳ tự nhiên ấy là đời an lạc.

⒌ Thay đổi người khác không bằng thay đổi chính mình.

⒍ Có thể trong cuộc đời mỗi người ai cũng phải đối diện với những người đáng ghét đáng hờn. Tuy nhiên, nếu chúng ta có tể đặt mình vào địa vị của họ, rất có thể lúc đó ta sẽ thấy rằng, họ thực sự là người rất đáng thương. Vậy nên, làm người hãy tha thứ, bao dung cho tất cả những người ta từng gặp, tất cả những người ta từng quen.

⒎ Trăm triệu hạt mưa rơi, không hạt nào rơi nhầm chỗ. Tất cả người ta từng gặp, không một người ngẫu nhiên, người đến bởi nợ đầy, người đi bởi duyên cạn, mọi thứ đều là duyên phận an bài, hà tất phải cưỡng cầu.

⒏ Mặt trời mỗi ngày đều mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây, vậy nên buồn cũng một ngày, vui cũng một ngày, gặp khó khăn thì nhìn tích cực cũng phải đối diện, nhìn tiêu cực vẫn phải đối diện, vậy hà tất phải u sầu.

⒐ Khi mình sinh ra, mình khóc còn mọi người cười. Khi mình ra đi, mình cười còn mọi người khóc. Chúng ta sinh ra trong luân hồi và mất đi cũng trong luân hồi.

⒑ Đời người được có là bao, sống đừng để cho nhau mang nhiều tiếc nuối. Muốn cười hãy cười, muốn khóc hãy cứ nhẹ nhàng buông tiếng, muốn yêu hãy cứ mở lòng bày tỏ, đừng để khi xa rồi có tỏ cũng bằng không.

⒒ Khi hối hận đó là sai lầm hơn cả việc mắc sai lầm, bởi hối hận chính là sự khởi nguồn của việc hao tổn tinh lực. Vậy nên, làm người, sai thì biết sai, nhận sai và sửa sai, hối hận cũng chỉ là vô ích.

⒓ Tất cả thành công đều do ép mà ra.

⒔ Cuộc sống phức tạp hay giản đơn, tất cả phụ thuộc vào quan niệm của chúng ta, ta giản đơn, cuộc sống cũng giản đơn.

⒕ Nếu như bạn đi sai đường, dừng lại chính là sự tiến bộ.

⒖ Muốn thành công phải có bạn bè, nhưng muốn thành công thật lớn lại phải cần một “địch thủ” đủ lớn.

Tự tìm cách khiến bản thân vui vẻ, đó mới là cách sống của người thông minh.

Pháp ngữ (55)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Tới lúc chết thì bất luận mình giàu tới đâu cũng chẳng mua được sự bất tử.

Lấy cảm ơn để trồng một cây Bồ Đề trong tâm

(Sưu tầm)

Trên đời không có người có thể đồng hành cùng bạn đến cuối cùng, dọc đường gió mưa bão táp, tiến bước chỉ có bản thân bạn. Vậy phải làm sao ?

Một người sống trên đời nhất định phải gánh vác trách nhiệm. Mà những người sống có trách nhiệm, bất kể thân ở nơi đâu, ở hoàn cảnh nào, họ đều không sợ gập ghềnh trắc trở và phong ba bão táp, bởi họ biết rằng ý nghĩa cuộc sống chính là chân thực đối diện với sóng gió. Sống để làm người, chúng ta có thể thất bại, nhưng không thể thất bại mà không có cốt cách, thậm chí ý chí đối diện với thử thách cũng không dám có. Con người giống như ngọc, cần sống có cốt cách. Sinh ra nơi trần thế, đứng ở thế gian, cần có một trái tim nhân hậu khoan dung, càng cần có một phong độ bao dung hết mọi sự việc trong thiên hạ.

Đời người không tránh khỏi có những lúc gió táp mưa sa, gập ghềnh trắc trở. Chúng ta không thể nào lưu giữ được ánh triều dương, cũng không thể nào níu kéo được hoàng hôn, nhưng vẫn có thể có ánh nắng vàng rực rỡ, và có thể tặng người bên cạnh sự ấm áp. Biết cảm tạ tất cả những thiện ý trong đời, thì chúng ta chính là những người hạnh phúc nhất trên thế gian này.

Cái đẹp của năm tháng là ở trôi qua, trong hoa nở hoa tàn. Thời gian làm trầm lắng sự ngông cuồng của tuổi trẻ, khiến họ hiểu được “nóng lạnh tự mình biết”. Trên đời không có người có thể đồng hành cùng bạn đến cuối cùng, dọc đường gió mưa bão táp, tiến bước chỉ có bản thân bạn. Mỗi ngày bước trên con đường quen thuộc, cho dù đôi lúc có ưu sầu bi thương, thì cũng nên tạo ra những hạnh phúc nho nhỏ thanh đạm. Làm một bông hoa nhỏ, lặng lẽ nở trong ánh ban mai, cho dù không mỹ lệ thì cũng cần có tu dưỡng, cho dù không diễm lệ thì cũng cần có nội hàm. Sự phong phú của sinh mệnh là ở nội tâm sung mãn, điều tốt đẹp của cuộc sống có cội nguồn từ một tấm lòng thiện lương, chân thật.

Mỗi ngày chúng ta đều đối diện với những phong cảnh khác nhau. Có người thì thương hoa xuân tàn, buồn lá thu rụng, có người thì vui vẻ điềm đạm … Có lúc nào bạn chán ngán cuộc sống hiện tại, mong muốn một cuộc sống khác ? Có lúc nào bạn mải mê nghe câu chuyện của người khác mà quên mất bài ca mà mình cần phải ngâm nga ?

Đã bao lần chúng ta đều sợ cuộc sống ngày nào cũng như ngày nào, chán ngán những chuyện vặt vãnh tủn mủn của cuộc sống. Kỳ thực chúng ta đều là những người phàm trần, không thể không trầm luân trong thế tục. Ngắm hoa nở hoa tàn, nhìn con nước triều lên xuống, rất nhiều lúc cảm thấy phồn hoa đều của người ta, cô độc chỉ riêng mình. Nhưng chỉ có những lúc cô độc mới có thể sắp đặt lại nội tâm thỏa đáng, lắng lòng xuống rồi mới biết chính xác mình muốn gì.

Con người đến với thế gian này, không phải là kéo dài thời gian của sinh mệnh được bao lâu, mà là như đóa hoa trong thời khắc nở – tàn, vẫn dốc sức tỏa hương thơm ngát, vẫn nỗ lực tìm những điều tốt đẹp thuộc về chính mình. Lấy cảm ơn để trồng một cây bồ đề, trồng ở trong tâm, thì lòng luôn cảm thấy ấm áp đối với cuộc sống, tâm thái như nắng vàng rực rỡ, tích cực vươn lên. Và vận mệnh chính là luôn mỉm cười với những người thiện lương như vậy.

Con người không nên sống quá mệt mỏi, cần học cách giải tỏa áp lực cho mình. Cuộc sống luôn có những hỷ, nộ, ai, lạc kể ra không hết .v.v.v… mỗi người đều có quá khứ chẳng muốn thổ lộ cùng ai. Mỗi đoạn đường đều có lên xuống thăng trầm, bầu trời không phải lúc nào cũng sáng trong, trên con đường phía trước cũng sẽ không phải đều là nắng vàng rực rỡ. Tuy nhiên, bất kể con đường dưới chân cô quạnh thế nào thì đều cần phải là chính mình, bất kể thế giới có ân tình với mình hay không thì cũng phải trong tâm tồn thiện niệm. Giữ được lòng trân trọng đối với cuộc sống thì năm tháng cũng sẽ đối đãi ấm áp mềm mại đối với bản thân mình.

Sinh mệnh của chúng ta không phải để làm đẹp lòng người khác mà tồn tại. Chúng ta thường thích tô điểm phong cảnh của người khác, ngưỡng mộ bầu trời của người khác mà lại bỏ qua những gì nội tâm mình mong muốn. Thực vậy, người luôn xem trọng ngưỡng mộ cuộc sống của người khác thì sẽ không có cuộc sống tốt đẹp của riêng mình.

Xem mình có vui vẻ hạnh phúc không, nhất cử nhất động đều xem người ta nhìn nhận mình thế nào, kỳ thực cứ chú ý đến ánh mắt người khác như thế, thì chúng ta chỉ là đang tô điểm cho cuộc đời người khác, những ký ức vội vã kia trong chớp mắt liền quên đi.

Quá chú ý đến ánh mắt người khác sẽ mệt mỏi. Thực ra người khác có thích mình hay không chẳng có gì quan trọng cả, quan trọng là tuân theo nội tâm mình, trở thành một người tốt đẹp mà bản thân mong muốn vươn tới. Tôi không đủ tốt, tôi không hoàn mỹ, nhưng có sao đâu ? Tôi khóc vì tôi chân thực, tôi cười vì tôi lạc quan, tôi đối diện vì tôi kiên cường, tôi nỗ lực vì muốn trở thành chính bản thân mình tốt đẹp hơn.

Cuộc sống chính là kiên trì, cầm ô bước trong mưa, tiến bước trong gió ngược, cuối cùng đi đến bến bờ của hạnh phúc và viên mãn. Hoa Lan trong núi sâu, tuy cô độc mà vẫn ngát hương. Hoa Mai nở trong góc hẻm, tuy tịch mịch mà vẫn khoe sắc tươi thắm ... Đó chính là đạm bạc và trầm tĩnh. Một số việc dốc sức làm là được rồi, không hổ thẹn với người, không hổ thẹn với bản thân, sống chân thực chính là không phụ người phụ mình.

Never regret a day in life

---

Never regret a day in your life. Good days give you happiness, and bad days give you experience.

╰▶ Không bao giờ hối tiếc bất kỳ một ngày nào đó trong cuộc đời. Những ngày tốt, ngày vui cho ta hạnh phúc. Những ngày xấu ngày buồn cho ta kinh nghiệm, sự trải nghiệm.



Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung

(Theo Đại Kỷ Nguyên, Tinh Vệ biên dịch)



Chuyện tu hành nơi thế gian quan trọng ở tu tâm. Khi tâm luôn bị danh lợi chi phối người ta sẽ vì có lợi mới vui, mất lợi sẽ khổ não. Nhưng “có được tất có mất” là chân lý của thế gian, vì thế cùng với vui vẻ khi được cũng cần học cách chấp nhận khi mất. “Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung” là cảnh giới của bậc trí giả, người khôn ngoan thường là vui vẻ chấp nhận được mất, coi như mây khói qua tầm mắt mà thôi.

Được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung

Cuộc đời con người qua đi thật không khác gì một vở kịch. Khi quay đầu ngoảnh nhìn lại, người ta mới thấy thành bại chỉ là hư ảo, công danh lợi lộc cũng thành mây thành khói. Cho dù là đế vương thừa tướng hay tiểu thương sai nha, dù là anh hùng hay kẻ nhu nhược, cuối cùng cũng chỉ là một nắm đất mà thôi. Ngay cả những dấu tích hoành tráng và hào hùng, cuối cùng cũng trở thành tro bụi trong dòng sông lịch sử.

Lúc ban đầu khi được sinh ra, vạn vật tự nhiên vốn là yên bình, trăng thanh gió mát. Nhưng con người trong suốt chiều dài lịch sử, vì quan niệm ích kỷ, vì để được nhiều lợi hơn nên chỉ biết tranh giành, chiến tranh liên miên, luôn tự hủy diệt lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé. Cùng với những thay đổi đó là sự biến hóa của thiên tượng như mưa lũ, bão lụt, động đất thiên tai.

Tâm thái của con người quyết định hành vi, còn hành vi quyết định hướng đi của cuộc đời. Tâm hồn tự tại, tính cách phóng khoáng, tấm lòng rộng rãi, và khí chất thoát tục sẽ khiến cuộc sống êm đềm. Phải tu tâm dưỡng tính mới có thể đạt được cảnh giới như thế. Người nào có thể bảo trì được tâm thái từ bi, hòa ái thì mới có thể có tâm cảnh yên bình và trí tuệ sáng suốt, tự tin và lạc quan đối diện với muôn vàn nghịch cảnh và gian khó, mới có thể lấy lòng khoan dung độ lượng để tha thứ cho người và tiếp nhận chính mình.

Vì đại cuộc mà quên tư lợi

Có câu nói chí lý: “được vẫn dửng dưng, mất vẫn ung dung”, câu nói này khiến chúng ta không khỏi nhớ đến nhân vật lịch sử thời Đường được ghi chép trong “Cựu Đường thư”. Năm Trinh Quán thứ 8, Trưởng Tôn Hoàng Hậu bị lâm trọng bệnh, Thái tử Lý Thừa Càn trong lúc chăm sóc thân mẫu đã thưa: “hiện đã dùng đủ mọi cách nhưng bệnh tình của Người vẫn chưa có chuyển biến gì, giờ xin Người cho con bẩm tấu Hoàng Thượng đặc xá tù nhân, phổ độ để cầu đạo, mong rằng cách làm này có thể tăng thêm phúc thọ cho Người”. Hoàng hậu nghe thấy thế liền trả lời: “sống chết có mệnh, sức người không thể thay đổi được, đặc xá là đại sự quốc gia, sao có thể vì một người đàn bà như ta mà làm loạn phép tắc thiên hạ được ?”. Thái tử không dám tấu xin Hoàng Thượng mà chỉ kể lại với tể tướng Phòng Huyền Linh, nhưng tể tướng Phòng Huyền Linh lại đem chuyện này kể lại với vua Đường Thái Tông. Vua Đường Thái Tông cùng các bề tôi ai nấy đều cảm động. Các quan đại thần trong triều đình đều thỉnh cầu đặc xá và Đường Thái Tông đành phải nghe theo. Tuy nhiên khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu biết việc ấy đã cực lực phản đối, cuối cùng vua Đường Thái Tông đành từ bỏ ý định.

Câu chuyện lịch sử cho thấy tâm thái điềm nhiên của Trưởng Tôn Hoàng Hậu khi đối diện với cảnh giới sinh tử cuộc đời, quyết không vì chuyện riêng mà thay đổi pháp luật xã tắc. Sự thành tín và uy đức của con người bắt nguồn từ phẩm đức cao thượng biết hy sinh cái tôi nhỏ nhen vì đại cuộc. Đức hạnh của Trưởng Tôn Hoàng Hậu thật cao quý, thà chết cũng không muốn mưu lợi riêng vì bản thân và gia tộc mình. Khi bệnh tình nguy kịch, Trưởng Tôn Hoàng Hậu đã nói lời từ biệt vua Đường Thái Tông. Khi đó tể tướng Phòng Huyền Linh vì bị vua quở trách đã trở về nhà. Hoàng hậu nói: “Phòng Huyền Linh theo hầu bệ hạ thời gian dài nhất, cẩn thận nhất, là vị tướng tài mưu kế không ai đoán được và luôn kín đáo, mọi việc đều biết dự tính trước mà không để lộ, vì thế mong bệ hạ đừng bỏ ông ấy. Tổ tiên thần thiếp may mắn được kết thông gia cùng bệ hạ, họ sẽ không vì đạo đức mà từ bỏ vinh quang, sau này dễ có lúc gặp nguy hiểm, muốn bảo toàn họ thì xin đừng xếp cho họ những vị trí quan trọng. Chỉ cần để họ lấy thân phận bên ngoại mà thừa hành, yết kiến triều đình, như thế là may mắn cho họ rồi. Thiếp khi còn sống không có ích gì cho triều đình, giờ chết cũng không cần an táng long trọng. Thiếp xin chỉ an táng âm thầm, đừng cho ai biết. Từ xưa, các bậc thánh hiền đều xem trọng việc mai táng giản tiện, chỉ có thời loạn vô đạo mới xây lăng tẩm to lớn, hao tổn sức người vô ích, bị những người hiểu biết chê cười. Thiếp thỉnh cầu hãy chôn thiếp núp vào núi, không cần xây mộ, không cần quan tài, những đồ thiết yếu chỉ dùng ngói gỗ, ma chay thật giản tiện, làm như thế chính là bệ hạ đã không quên thần thiếp”.

“Được - Mất” trong cuộc đời chỉ thoảng qua như mây khói

Ngày 21/06 năm Trinh Quán thứ 10, Hoàng Hậu qua đời tại điện Lập Chính, lúc vừa mới 36 tuổi. Cung nữ trong cung dâng vua Đường Thái Tông một cuốn sách tên “Nữ tắc” do Hoàng Hậu biên soạn và nói: “Hoàng Hậu khi còn sống đã sưu tập những câu chuyện về nữ nhân tham gia việc triều chính trong lịch sử rồi soạn thành sách này, vì người cảm thấy viết chưa được chặt chẽ nên chưa dám trình dâng, không ngờ Hoàng Hậu chưa kịp sửa xong thì …”. Theo sử sách ghi lại, vua Đường Thái Tông khi mở sách ra xem đã không kìm được mà bật khóc nghẹn ngào, tiếng khóc vô cùng bi thương. Vua Đường Thái Tông tay cầm sách “Nữ tắc” nói với các cận thần: “sách này của Hoàng Hậu có thể lưu lại làm mô phạm cho muôn đời !”. Vua Đường Thái Tông còn nói, mình không phải không biết đây là mệnh trời, đau thương cũng không làm được gì. Nhưng từ nay về sau vào cung điện không còn nghe được những lời khuyên nhủ của Hoàng Hậu, cũng có nghĩa là đã mất đi một người phụ tá xuất sắc, ta cảm thấy vô cùng đau xót.

Lợi ích vật chất trong cuộc đời rồi cũng qua đi như mây khói, giành được cũng không đáng để vui, không cần phải đắc chí, không cần phải huênh hoang, mất đi cũng không cần quá xót xa khiến tinh thần sa sút, chán nản thất vọng. Tấm lòng độ lượng, quên mình sẽ luôn được tạc đá ghi vàng, phẩm đức cao thượng và tinh thần kiên trung bất khuất sẽ lưu danh muôn đời, người người ngưỡng mộ. Cuộc sống đơn giản, mộc mạc, tâm thái khiêm nhường, khoan dung mới khiến tâm hồn luôn thanh thản. Vạn sự đừng gò ép mà hãy thuận theo tự nhiên, như thế mới có thể đạt tới cảnh giới tinh thần thong dong tự tại.

Nhiều khi chúng ta liều mình cố chấp, lại thường là vật ngoài thân không đáng kể, mục tiêu khổ công theo đuổi cũng không phải là nguồn dinh dưỡng tinh thần thiết yếu. Vận may thường không có bao nhiều, mà ngược lại là muôn vàn gian khó bủa vây xung quanh. Mỗi khi ngước nhìn ngọn núi cao tôi thường thầm ngưỡng mộ vẻ đồ sộ của nó, dù gặp mưa sa bão táp vẫn sừng sững bất động, nhìn ra biển cả mênh mông tôi thầm kinh sợ sức chứa lớn lao có thể chứa được trăm sông của nó. Tôi thầm nhủ hãy cố gắng làm sao giữ cho mình có tâm thái “được mà dửng dưng, mất mà ung dung” để đối diện khó khăn, để lòng được điềm tĩnh, yên bình.

Trăm năm một cuộc vuông tròn
Hồng trần cuồn cuộn hãy còn mê vương
Mất - Được âu cũng chuyện thường
Tu trì tâm tính rõ đường tử sinh

Thiền trà

(Thích Tánh Tuệ)



Núi là núi, sông là sông
Thiền là một tách trà nồng trên tay
Nước là nước, mây là mây
Thiền là hiện hữu phút giây đang là

Tây phương vốn giữa ta bà
Khác nhau một niệm Phật ma đổi dời
Đạo là đạo, đời là đời
Nhịp nhàng, song vận không rời khỏi nhau

Nơi hạnh phúc ẩn niềm đau
Bên dòng lệ khổ có câu kinh huyền
Động là động, thiền là thiền
Cái nhìn Như Thị, thôi phiền nắng mưa

Thực tại trôi giữa đời mơ
Một dòng sương khói đôi bờ nhị nguyên
Trăng rơi xuống tách trà thiền
Ai cười vỡ mộng nơi miền tử, sinh ...

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|54|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

Khúc sông chảy qua làng không sâu, để sông tháng Ba phải gầy thật gầy. Mắt sông tháng Ba sáng, sáng hơn bất kì thời điểm nào trong năm, có thể nhìn thấu lòng người.

Ta cứ nói vui, sông tháng Ba như một người tu sĩ của ngày xửa ngày xưa, cứ chậm rãi, cứ an nhiên đi qua hết những ngày khắc nghiệt nhất cuộc đời mình. Đôi mắt thật sáng, thật hiền.

Lòng sông tháng Ba cạn, để nắng tháng Ba sưởi ấm vệt sỏi dài. Những viên sỏi mang hình dạng của lòng sông, đủ màu sắc, đủ kích cỡ. Viên sỏi của ngày bão lũ, vẫn còn những vết thương. Viên sỏi của ngày mưa, vẫn còn co tròn lại vì lạnh. Viên sỏi của ngày nắng, vẫn còn hơi ấm một nụ cười.

Ta muốn về quê vào những ngày này, nhặt vài viên sỏi của những ngày bão lũ, những ngày lòng sông bất an, và viết lên hai chữ “vô thường”, rồi cẩn thận đặt lại lòng sông một viên, và cẩn thận mang theo một viên trở lại ...

Gởi cho sông đấy, và ta cũng mang theo nữa, có bất an thế nào cũng chỉ là “vô thường” thôi. Khi nhìn vào những ngày mưa lũ tang thương, chỉ thấy những nỗi đau, khi nhìn vào “vô thường” sẽ thấy lòng bình yên.

Tin đi, sông tháng Ba gầy như người tu sĩ của những ngày xửa ngày xưa với đôi mắt sáng, bàn tay ấm, nụ cười hiền.

Tháng Ba, người có về nghe gió qua sông ?!



Sứ giả Như Lai

(Quý Luân)



Nơi trần gian nhiều khổ đau
từ ngàn xưa Đức Phật ra đời
cứu muôn loài
vượt qua bao trầm luân
rời xa tử sinh

Ánh Đạo vàng luôn tỏa sáng
pháp Chư Phật là lý Chơn
từ đây chúng sinh nương nhờ
theo thuyền Từ vượt thoát sông mê

Y vàng bay theo chân Ngài
gương Tử Tôn chúng con kính nguyện
vượt qua ngàn gian khó
trí vững bền hoằng dương Phật pháp

Hạnh Bồ Tát, sứ giả Như Lai
nhập thế đưa cội nguồn giác ngộ
khắp ta bà, mang lợi ích đến quần sinh

Nguyện hoằng pháp, tự gia giác tha
tâm Bồ Đề về Chân Như
nguyện độ sanh
phá vô minh
sống vui an lạc
mở ra đóa hoa Chân Thường
nguyện ngày đêm tinh tấn
báo ân Chư Phật

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thanh phúc đời người là biết tìm thấy trí huệ trong yên tịnh

(Sưu tầm)



“Hồng phúc dễ hưởng, thanh phúc khó có. Thanh phúc là phúc trân quý nhất, cũng là phúc khó được hưởng nhất”.

Làm người luôn có một số sự tình khiến chúng ta vô tình mà nhìn rõ người, nhìn thấu tim, luôn có những khoảnh khắc khiến chúng ta đột nhiên hiểu rõ một số lý lẽ sự tình, hiểu được cảm ân, hiểu được “thanh phúc”.

Thế nào là hồng phúc ?

Ca múa mỹ nữ, chơi chó đua ngựa, vung tiền như đất, sơn hào hải vị, tài sản triệu đô, vợ hiền con hiếu, con đàn cháu đống … đó là hồng phúc. Hồng phúc dẫu nhiều hơn nữa cũng khó tiêu trừ phiền não, tuy nhất thời vui sướng nhưng lại như đổ dầu lên lửa, chẳng thể giải trừ được nỗi mệt nhọc tử sinh, sao có thể có được thân tâm thanh tịnh ?

Thế nào là thanh phúc ?

Xuân có trăm hoa, thu có trăng
Hạ về gió mát, tuyết đông giăng
Ví lòng thanh thản không lo nghĩ
Ấy buổi êm đềm chốn thế gian
đó là thanh phúc.

Chim ngàn bay đi hết
Muôn lối chẳng người qua
Áo tơi nón lá thuyền không
Một mình câu cả dòng sông tuyết hàn
đó là thanh phúc.

Chim ngủ cá chẳng động
Trăng sáng sông đêm khuya
Ngoài thân đều vô sự
Trong thuyền chỉ có đàn
đó là thanh phúc.

Có hẹn chưa tới quá nửa đêm
Nhàn gõ quân cờ rụng hoa đèn
đó là thanh phúc.

Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Cất chén mời trăng sáng
Mình với bóng là ba
đó là thanh phúc.

Một mình trong khóm trúc
Gảy đàn rồi hát chơi
Rừng sâu không kẻ biết
Trăng sáng chiếu lên người
đó là thanh phúc.

Đài nam tĩnh tọa một lò hương
Lặng lẽ suốt ngày niệm lự không
Chẳng phải dứt tâm trừ vọng tưởng
Chỉ vì không việc đáng đo lường
đó là thanh phúc.

Không tạo tác, vô vi, vô niệm, vô trú, làm một người an nhàn vô sự, đó chính là thanh phúc.

Thanh phúc là thời gian một người tận hưởng ở một mình.

Thanh phúc là một người hưởng thụ cái tịch mịch, nhưng điều mà con người khó chịu đựng nhất chính là cô độc.

Một người ở một mình một nơi, không ai trò chuyện, trong lòng sẽ bí bách khó chịu, buồn tới mức sợ hãi, những suy nghĩ tạp niệm rối tung, vọng tưởng nổi lên bất tận. Trằn trọc băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, không có internet, cũng chẳng có tivi, không điện thoại, cũng chẳng sóng di động. Cảm giác như sắp phát điên …

Chúng ta lúc nào cũng muốn chút gì đó, muốn làm cái gì đó, hoặc muốn có được điều gì đó, nếu không sẽ cảm thấy sốt ruột lo lắng bất an. Nhưng chúng ta chưa phát hiện ra, chính vào lúc chúng ta ở một mình thì mới thực sự có thể ngộ được rất nhiều đạo lý, mới thực sự khiến trí tuệ nội tâm hiển hiện ra.

Không còn những việc nhỏ mọn phiền toái trong cuộc sống níu kéo, buông bỏ những trói buộc của tình cảm, cũng không cần phải mưu kế sinh nhai, lòng không vướng bận. Có thể một mình tận hưởng cái cô độc, thì đó mới xứng gọi là hưởng thanh phúc.

Trang Tử nói: “yên tĩnh điềm đạm tịch mịch vô vi là cái gốc của vạn vật, mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi, tiêu diêu giữa trời đất mà tâm ý tự tại tự đắc”.

Thực sự làm được vô sự trong tâm, vô tâm trước sự việc, tự tại dung dung, tùy duyên theo mệnh, đó là cảnh giới nhân sinh chí cao. Hiện thế yên ổn, tháng ngày êm đềm, hưởng thanh phúc đó là hưởng thụ cao cấp nhất của đời người. Người có thể hưởng thụ thanh phúc đều là cao nhân.

D.P.A (65)

- Đại sư Giác Thông

Giác tánh sẵn thiên nhiên
Sắc Không chẳng hiện tiền
Thong dong ngoài cõi thế
Cần mẫn vốn trong thiền



Phải chăng, không biết thì không có tội ?

(Thích Tánh Tuệ)

Một hôm khi Đức Phật Thích Ca thuyết pháp xong, một đệ tử hướng về Ngài xin thỉnh giáo về vấn đề “không biết không có tội”, có thật là không biết không có tội ?

Đối với vấn đề này, Đức Phật không trả lời trực tiếp mà đưa ra ví dụ: “bây giờ có một cái gắp than bị lửa nung nóng bỏng nhưng bằng mắt thường lại nhìn không thấy được, nếu con đi lấy cái gắp than đó, giữa việc con biết là nó đang nóng bỏng hay không biết nó đang nóng bỏng, cái nào sẽ gây ra tổn hại nghiêm trọng ?”

Đệ tử thoáng suy nghĩ, đáp rằng: “đương nhiên không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại, bởi vì không biết nên không có sự chuẩn bị, không đề phòng trước nên bị bỏng”.

Đức Phật hòa ái nói tiếp:

- Đúng vậy ! Nếu biết cái kẹp than ấy nóng bỏng thì tâm sẽ sợ hãi đề phòng, khi cầm lấy nó sẽ không dám vô ý dùng tay không mà nắm chặt. Từ đó đủ thấy không phải “không biết không có tội”, mà không biết sẽ là tai hại lớn hơn. Con người vì vô minh không hiểu chân lý nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ.

SUY NGẪM

Dù biết hay không biết, một khi chúng ta đã làm sai, chúng ta tạo nhân xấu ác, thì chắc chắn phải gánh hậu quả không tốt về sau, nhân quả công bằng ai gieo nấy gặt, có nhân phải có quả. Ví như dù không biết gắp than đang nóng nhưng khi đã chạm tay vào thì chắc chắn phải bị bỏng thôi, không thể nói “không biết nên không bi bỏng” được. Vì thế Đức Phật dùng mọi phương tiện thiện xảo, huyền thật nhằm giúp chúng ta có trí tuệ, tâm chúng ta thường sáng suốt thì những lời nói và hành động cũng đúng đắn. Có cái nhìn khách quan và hướng đến mọi điều tốt đẹp thiện lành. Biết phân biệt đúng sai, biết đề phòng và tránh xa những điều xấu ác.

Con rắn độc mà ngỡ là sợi dây nhặt lấy nó dẫn đến phải mất mạng - sự có mặt của Đạo Phật chính là “Thắp Sáng Cái Biết” trong mỗi chúng sinh, giúp họ không lầm lạc đi vào trong các khổ.

Đạo Phật là đạo của tâm
Tuệ Đăng khai phá ngăn năm mê mờ
Đạo Phật “thiết thực, bây giờ”
Quay đầu, trực diện bến bờ là đây
Lời Kinh chuyển hóa từng ngày
Sống Thương và Hiểu trọn đầy an vui



Càng lớn, chúng ta càng đánh mất mười thứ trân quý này

(Sưu tầm)



Cuộc sống ngày nay mang đến cho chúng ta sự tiện nghi và một cuộc sống hiện đại, nhưng đồng thời nó cũng lấy đi không ít sự an yên trong tâm hồn mỗi người. Theo thời gian những điều trân quý đấy ngày một mất đi, đến một ngày nào đó, chúng ta có mong muốn tìm lại cũng chỉ còn là một hoài niệm của mỗi người. Xã hội ngày một phát triển, con người cũng ngày càng bị cuốn theo dòng xoáy. Chúng ta nhìn thì tưởng như nhận được rất nhiều, nhưng lại thường hoảng sợ bất an. Chúng ta vẫn mải miết chạy đi, nhưng lại là một bên truy tìm, một bên vứt bỏ … Vậy thì rốt cuộc chúng ta đã nhận được những gì, và đã đánh mất những gì ?

Sự yên lòng

Thời ông bà, cha mẹ chúng ta đâu có đầy đủ như bây giờ, cái gì họ cũng thiếu, ăn không no, áo đẹp cũng không có mặc, nhưng kì lạ là chúng ta thường được nghe người lớn tuổi kể chuyện “hồi đó” sao mà thân thương. Vì nghèo, nên “lá lành đùm lá rách”, hàng xóm có chuyện gì cũng giúp nhau đỡ đần, có miếng gì ngon cũng san sẻ cùng nhau. Còn nhớ những khi còn bé, cả xóm cứ tối lại tụ tập ở nhà có ti vi xem phim, xem hài, ngôi nhà lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười. Con người sống với nhau bằng tình cảm, quan tâm đến mọi người, nhà cửa cứ mở toang mà không lo trộm cắp hay mất mát thứ gì.

Nhưng giờ đâu còn khái niệm “hàng xóm” trong cái thời đại công nghệ như hiện nay. Nhà cửa giờ san sát nhau mà lòng của con người thì ngày một xa nhau. Chúng ta sống trong những “chiếc hộp” được gọi là nhà, với cửa luôn khóa và thậm chí không quan tâm người ở bên cạnh chúng ta là ai. Chúng ta nghi ngờ lẫn nhau, vì “lòng người khó tin” nên lòng lúc nào cũng bất an lo nghĩ, không được an yên như lúc trước nữa.

Sự nhiệt tình với nhau

Cứ nhớ hồi xưa, mỗi lần đám kị là cả xóm người một tay sang nhà có đám phụ giúp bày biện mâm cỗ, phụ nấu nướng. Rồi mỗi khi một nhà trong xóm có chuyện gì là cả xóm đều nhiệt tình giúp đỡ. Nhớ hồi còn nhỏ, những lần Ba Mẹ đi làm quá buổi, bạn hay qua nhà cô hàng xóm ăn cơm rồi ngủ trưa ở bên đó luôn chứ ? Hay bạn có nhớ những lúc Ba của con nhỏ bạn lúc nào cũng ghé nhà đèo bạn đi học chung vì Ba Mẹ không đưa đón được ? Những việc như thế bây giờ gần như là chuyện hiếm. Con người tách biệt người khác và chỉ giữ khư khư cuộc sống của mình.

Sức khỏe

Tuy tuổi thọ trung bình của con người đang có xu hướng tăng nhưng nó cũng tỉ lệ thuận với sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh hơn, của thức ăn bẩn, thuốc giả và những thứ độc hại khác. Những thứ đó đang ngày càng ăn mòn con người ta không những về sức khỏe mà còn về tinh thần. Đi chợ, nhìn rau tươi, trứng to cũng không dám mua vì sợ nó là “đồ dỏm”. Đi ra đường thì lúc nào cũng trùm kín từ đầu đến chân vì sợ tia cực tím. Bệnh nhân chết vì ung thư cũng ngày càng nhiều. Điều đó khiến chúng ta không ngừng lo sợ “khi nào sẽ đến lượt mình ?”.

Sự an toàn

Nhớ thời Bố Mẹ chúng ta, họ được thoải mái đi chơi mà không cần thông báo cho Ba Mẹ. Nhưng bây giờ thì sao ? Ba Mẹ sẽ canh bạn như “canh trứng” cho mà xem. Và bạn, đương nhiên sẽ bị quản lí từ việc đi đâu, đi với ai, mấy giờ về là chuyện bình thường. Bởi vì xã hội ngày một phức tạp, tệ nạn xã hội ngày càng đầy rẫy khắp mọi nơi.

Sự náo nhiệt của tuổi thơ

Bạn có còn nhớ những trò chơi như ô ăn quan, nhảy lò cò, thả diều, rượt bắt không ? Bạn đã từng cùng đám bạn chơi hồi nhỏ hay bạn thậm chí chỉ mới nghe lần đầu ? Thời Ba Mẹ, anh chị hồi trước đâu đã có smartphone, internet vèo vèo như bây giờ. Hồi đó, mấy đứa trẻ trong xóm tụ lại nhìn nhau chơi bắn bi, ô ăn quan hay thậm chí dí nhau rượt đuổi cũng đã mang lại niềm vui giản dị mà khó quên rồi.

Nhưng bây giờ, những lớp trẻ mới lớn lên đang bận vùi đầu trong thi cử, học tập, chạy đua với điểm số mà đánh mất đi khoảng thời gian đẹp nhất của chúng. Nếu có giải trí, thì bọn trẻ bây giờ suốt ngày chỉ chăm chăm vào những trò game ảo trong điện thoại, trong máy tính mà thôi. Nếu kêu chúng chơi thả diều, lò cò, chắc chắn còn bị chúng bảo đó là “quê mùa” nữa.

Hoài niệm

Khi còn bé, tiệm chụp ảnh đâu có nhiều, một năm cùng lắm cũng chỉ được đi chụp ảnh một vài lần vào những dịp đặc biệt. Mỗi tấm hình đều rửa ra thì mới xem được, nên ai cũng cho vào khung ảnh, giữ gìn thật cẩn thận kỹ càng. Mỗi lần lấy ra xem, đều là ngập tràn những hồi ức về ngày đó.

Ngày nay, người ta đã không còn nhiều những tấm ảnh được lồng khung. Cần gì phải lồng khung khi chúng ta có điện thoại dung lượng đến ngàn tấm ảnh lúc nào cũng ở bên người. Đi đâu cũng check-in chục tấm rồi đăng lên mạng xã hội. Đôi khi, chụp nhiều đến nỗi đầy cả bộ nhớ, nhưng những hồi ức, những lưu niệm thực sự thì lại chẳng có mấy.

Sự thỏa mãn

Ngày xưa, chỉ có Tết chúng ta mới được Bố Mẹ sắm cho quần áo mới, được mua cho đôi giày mới, cái cặp mới mùa tựu trường là lòng đã vui khôn tả. Nhưng bây giờ thì sao ? Cảm giác như dù bạn có mua quần áo, phụ kiện hàng tháng cũng không thể bắt kịp xu hướng thời trang hay cái trào lưu ăn mặc hiện nay. Người ta có được cái này, cái kia, thì bạn cũng phải có được y như họ thì mới thỏa mãn được bản thân. Nhưng thiết nghĩ, bản thân bạn làm sao có thể hài lòng với cái thế giới đang ngày một chuộng bề ngoài như thế kia được ?

Sự đơn giản

Khi còn bé, đôi khi chỉ một con diều hay một chiếc lồng đèn ông sao vào dịp Trung Thu đã khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc rồi. Tuy là những thứ đồ chơi đơn giản và hầu hết đều là sản phẩm tự chế bằng đất, thậm chí là những viên sỏi … Những loại vật dụng này tuy không phong phú về mẫu mã và màu sắc, nhưng chúng ta vẫn vô tư chơi với nhau cả ngày mà không hề biết chán.

Ngày nay, hình ảnh những chiếc lồng đèn ông sao, cái tò he Mẹ hay mua cho ta mỗi lần đi chợ về đâu còn nữa, thay vào đó là những trò chơi điện thử, bắn gà, giết chóc nhau đầy rẫy trên mạng.

Sự tự do

Hồi xưa, tuy bị bó buộc trong những quy tắc xã hội nhưng con người ta vẫn còn có nhiều tự do hơn. Còn bây giờ, chúng ta đâu sống cho mình nhiều như lúc trước được. Một hành động hơi “lố” một chút thôi cũng sẽ bị đưa lên mạng soi mói, để cho các thánh “ảo” ném đá tơi bờ. Hồi đó, bạn làm gì thì cùng lắm cũng bị trong xóm bàn tán là cùng, nhưng bây giờ, bạn làm gì sai là cả thế giới sẵn sàng quay mặt với bạn.

Sự chân tình

Ông Nội lấy bà Nội, chỉ cần nửa đấu gạo. Ba lấy Mẹ, cũng chỉ cần nửa con trâu. Chỉ cần vậy là có thể kết hôn, nhận một tờ giấy đăng ký kết hôn, mở một tiệc rượu đơn giản mời bà con chòm xóm, đồ ăn cũng chỉ có vài món đơn giản, nhưng thực sự rất vui vẻ. Rồi cứ vậy sống hạnh phúc với nhau đến già.

Ngày nay, lễ cưới xa hoa, tiệc tùng đình đám. Tuy nhiên, nhiều đôi lứa sống với nhau dăm bữa nửa tháng đã chán chường. Thậm chí còn ngoại tình, đánh ghen ... hầu như nơi nào cũng có.

---------

Quả thực, cuộc sống ngày nay, chúng ta vẫn luôn cho rằng đủ đầy, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt, chúng ta đã để vụt mất quá nhiều thứ.

Chiếm giữ những hư vô

(Sưu tầm)



Chiếm giữ những hư vô ...

Hãy sống như Đức Phật, người không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng có thể sử dụng tất cả mọi thứ. Hãy thưởng thức chứ đừng cố chiếm hữu. Ai cũng biết một điều đơn giản rằng khi đến với thế gian này ta chỉ đến với hai bàn tay trắng, và khi tạ từ cuộc đời cũng y như thế, vậy tại sao phải cố tìm cách chiếm giữ tất cả cho riêng mình những thứ chưa bao giờ thuộc về mình ?

Tấm thân ta là vật thân thiết nhất, ta đi đâu cũng “kè kè” nó, ấy thế mà Phật bảo “nó không là của ông”, huống là những thứ ngoài thân mà ta mãi lao tâm khổ tứ, mà ta mãi tạo nghiệp luân trầm ...

Mở mắt để rồi nhắm mắt
Có gì thực của ta đâu
Kìa, bóng chiều rơi khuất núi
Nghìn năm bụi cũng qua cầu
(Thích Tánh Tuệ)

Hoa từ tâm

(Thích Tánh Tuệ)



Em cứ giữ tâm hồn mình trẻ nhỏ
Mắt vô ưu nhìn vạn vật, nhìn đời
Dù em biết lòng thế nhân rất rõ
Như lòng em cũng có lúc buồn, vui ...

Em cứ sống hồn nhiên đời lá cỏ
Để bên ngoài những toan tính, thiệt hơn
Em vốn hiểu ... trăm năm rồi cũng bỏ
Đời như sương trên cánh mỏng chuồn chuồn

Người vẫn thế mải mê cùng được, mất
Dài ngợi ca những nhan sắc trầm luân
Em ngồi lại tìm về trong lẽ thật
Mặc cho đời rót mật, cứ ung dung ...

Khi mắt mở nhìn đời tâm tĩnh lặng
Thì đông về vẫn thấy trọn mùa xuân
Ôm tất cả mà lòng em trĩu nặng
Ý nghĩa gì trong hạnh phúc lao lung

Em hãy nhớ mỉm môi cười mỗi sáng
Thắp tim mình bằng nắng mới yêu thương
Dù ngoài đó chẳng ai người hay biết
Hoa từ tâm hé nụ giữa vô thường ...

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|53|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

“Bức tranh đẹp hay xấu là do người họa sĩ. Cuộc đời khổ hay vui là do chính những việc làm của mình”.

Mỗi bước chúng ta đi là một phần của con đường phía trước. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói, mỗi việc làm là một phần của cuộc đời mình. Buồn vui bắt đầu từ đó.

Có người vẽ ra phía trước mình con đường thật đẹp, nhưng chưa bao giờ bước đi. Cuộc sống là những gì chúng ta đã làm, không phải sẽ làm.

Có người vội vã đặt chân vào một con đường, rồi hoang mang, không biết nên đi tiếp hay quay lại, dù đi tiếp hay quay lại, những bước chân đó cũng sẽ trở thành một phần cuộc đời mình.

Có người mãi nhìn cuộc đời như hôm qua, nói những lời như hôm qua, làm những việc như hôm qua đã làm, nhưng lại chờ mong ngày mai những đổi thay.

Sẽ rất khó khăn khi chọn cho mình sự lương thiện để sống, nhưng nếu vì những điều dễ dàng trước mắt mà làm những việc không thiện lành rồi nhận lại kết quả từ đó, khi đó nhất định phải khó khăn hơn bội phần.

Hạnh phúc hay bất hạnh, xét cho cùng, cũng là một sự chọn lựa của chính mình.



Hãy tinh tiến lên để đạt giải thoát

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XC, Thích Nhất Hạnh

Khi Bụt và các vị khất sĩ tới được rừng sala thì trời đã xế chiều. Bụt bảo thầy Ananda soạn chỗ nằm cho Bụt giữa hai cây sala, rồi Bụt nằm xuống trong thế sư tử tọa, đầu hướng về phương Bắc. Các vị khất sĩ chia nhau ngồi bao quanh Bụt. Họ biết nội trong đêm nay, tại rừng sala này, Bụt sẽ nhập Niết Bàn.

Bụt đưa mắt nhìn rừng cây rồi nói với Ananda:

- Này Ananda, thầy hãy nhìn xem, bây giờ đâu phải là mùa hoa, mà những cây sala này đang nở hoa trắng xóa. Hoa rụng trên áo Như Lai và trên cả áo các vị khất sĩ, thầy thấy không ? Rừng này đẹp quá, thầy có thấy mặt trời đang ngả về phía Tây và chân trời thật rạng rỡ hay không ? Thầy có nghe gió nhẹ rì rào trong các cành sala không ? Vạn vật đối với Như Lai dễ thương và đằm thắm quá. Này các vị khất sĩ, nếu các vị muốn dễ thương với Như Lai, muốn tỏ lòng cung kính và biết ơn Như Lai thì các vị chỉ có thể bày tỏ điều đó bằng cách sống đúng chánh pháp và đi trong chánh pháp mà thôi.

Lúc đó trời vẫn còn nóng và đại đức Upavana đang đứng trước mặt Bụt để quạt cho Người. Bụt bảo đại đức đứng qua một bên, có lẽ Bụt không muốn đại đức che khuất cảnh rừng cây và cảnh trời chiều huy hoàng đang diễn ra trước mặt Bụt. Bụt hỏi đại đức Anuruddha:

- Ananda ở đâu, Như Lai không thấy ?

Một vị khất sĩ thưa:

- Con thấy sư huynh Ananda đang đứng nấp và khóc sau một cội cây. Sư huynh nói một mình: “ta chưa thành tựu được đạo nghiệp mà thầy ta đã tịch, có ai thương ta bằng thầy ta thương ta đâu”.

Bụt bảo vị khất sĩ đi gọi đại đức Ananda về. Người an ủi đại đức Ananda:

- Ananda, đừng buồn khổ nữa, Như Lai đã từng nhắc thầy là vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt, có thành thì có hoại, có hợp thì có tan. Làm sao có sinh mà không có diệt cho được ? Làm sao có thành mà không có hoại cho được ? Làm sao có hợp mà không có tan cho được ? Ananda, mấy mươi năm nay thầy đã thân cận Như Lai, săn sóc Như Lai với tất cả tấm lòng thương mến của thầy, thầy đã đem hết lòng hết sức để giúp đỡ Như Lai, Như Lai rất cám ơn thầy, công đức của thầy rất lớn. Nhưng Ananda, thầy có thể đi xa hơn, nếu thầy cố gắng thêm chút nữa thì thầy sẽ thoát được sinh tử, đạt tới tự do, và vượt thoát mọi sầu khổ và bi ai. Điều đó Như Lai tin chắc thầy làm được và cũng là điều sẽ làm cho Như Lai vui lòng nhất.

Xoay qua các vị khất sĩ, Bụt nói:

- Làm thị giả cho Như Lai không ai bằng Ananda. Ngày xưa có những vị thị giả đã từng làm rơi cả bát và y của Như Lai xuống đất, nhưng với Ananda, những chuyện ấy không bao giờ xảy ra, Ananda lo cho Như Lai từng li từng tí, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất, Ananda biết nơi nào và lúc nào một vị khất sĩ, một vị nữ khất sĩ, một vị cư sĩ, một vị quốc vương, một vị đại thần, hay một vị đạo sĩ ngoại giáo có thể gặp Như Lai, và Ananda sắp đặt những cuộc gặp gỡ đó một cách thông minh, Như Lai nghĩ là nếu các bậc giác ngộ trong quá khứ và trong tương lai mà có được một vị thị giả giỏi thì vị thị giả ấy cũng chỉ giỏi bằng đại đức Ananda là cùng.

Đại đức Ananda lau nước mắt, bạch:

- Thế Tôn, xin Thế Tôn đừng nhập Niết Bàn ở đây. Kusinara chỉ là một đô thị nhỏ, tường vôi vách đất. Có nhiều nơi xứng đáng để Thế Tôn nhập Niết Bàn hơn như Sampa, như Rajagaha, như Savatthi, như Sakata, như Kosambi, hay Banarasi. Xin đức Thế Tôn chọn một nơi như thế để nhập diệt để cho đông đảo quần chúng có cơ duyên nhìn mặt Thế Tôn một lần cuối.

Bụt bảo:

- Ananda, Kusinara cũng là một nơi quan trọng lắm, dù nó chỉ là một đô thị tường vôi vách đất. Ananda, Như Lai ưng ý khu rừng này lắm. Ananda, thầy có thấy hoa sala tiếp tục rơi trên áo và trên người của Như Lai không ?

Rồi Bụt bảo đại đức Ananda vào thành phố Kusinara báo tin cho những người trong bộ tộc Malla biết rằng đêm nay vào canh cuối, Bụt sẽ nhập Niết Bàn trong rừng cây sala của họ. Những người trong bộ tộc Malla nghe tin Bụt sắp nhập diệt liền vội vã đi ra. Một du sĩ ngoại đạo tên là Subhadda nghe nói có Bụt ở ngoài rừng cũng theo họ tìm ra. Trong khi những người trong bộ tộc Malla thay phiên nhau tới ra mắt và làm lễ Bụt thì du sĩ Subhadda tới thương thuyết với đại đức Ananda để ông được gặp và hầu chuyện Bụt. Đại đức không cho, bảo là Bụt đang mệt không thể tiếp được ông.

Nghe được những câu trao đổi giữa hai người, Bụt bảo Ananda:

- Thầy cứ cho du sĩ Subhadda vào đi, Như Lai có thể tiếp ông ấy.

Du sĩ Subhadda ra trình diện trước Bụt, đã từng nghe nói tới đạo phong của Bụt, ông sẵn có lòng mến mộ Bụt từ lâu, ông lạy xuống và bạch:

- Thế Tôn, con nghe nói tới các vị lãnh đạo các giáo phái như Purana Kassapa, Makhali Gosala, Ajita Kesakambali, Pakudha Kaccayana, Sanjaya Belatthiputta và Nigantha Nathaputta … Con muốn hỏi Thế Tôn xem trong những vị đó có ai thật sự là người đạt đạo không ?

Bụt hỏi:

- Subhadda, họ có đạt đạo hay không đạt đạo, việc đó không nên bàn tới bây giờ vì không cần thiết. Subhadda, Như Lai sẽ chỉ cho ông con đường tu học để tự ông có thể đạt ngộ.

Rồi Bụt dạy cho Subhadda về đạo lý Bát Chánh Đạo. Và Người kết luận:

- Subhadda, ở đâu trong đoàn thể nào mà có sự thực hành Bát Chánh Đạo là ở đó có thể có người đạt đạo. Subhadda, ông cố thực tập phép này đi rồi chính ông sẽ trở nên người đạt đạo, không cần phải đặt câu hỏi người này hay người khác có thật là người đạt đạo hay không.

Được Bụt dạy, du sĩ Subhadda thấy tâm hồn mở rộng, ông sung sướng quá. Ông xin Bụt được xuất gia là đệ tử, Bụt chấp nhận. Người dạy Ananda làm lễ xuất gia tại chỗ cho du sĩ Subhadda.

Subhadda là người đệ tử cuối cùng của Bụt. Sau khi Subhadda đã được cạo đầu, thọ giới, khoác áo cà sa và được trao cho một bình bát, Bụt đưa mắt nhìn các vị khất sĩ ngồi bao bọc quanh Người. Lúc bấy giờ số lượng các vị khất sĩ đã tăng lên gần năm trăm vị, trong đó có các vị từ địa phương mới tới, Bụt nói:

- Này các vị khất sĩ ! Nếu vị nào còn thắc mắc điều gì về giáo pháp thì đây là lúc nên hỏi Như Lai. Đừng để dịp này đi qua để sau này hối hận rằng: “hôm ấy tôi được diện kiến Bụt vậy mà tôi quên không hỏi …”

Bụt lặp lại câu nói của Người tới ba lần, vẫn không có vị khất sĩ nào lên tiếng. Đại đức Ananda lên tiếng:

- Bạch đức Thế Tôn, thật là vi diệu ! Con có đức tin nơi giáo đoàn khất sĩ, con có đức tin nơi Tăng đoàn, ai cũng thấy được những lời Thế Tôn nói và giáo pháp của Thế Tôn dạy sáng tỏ như ban ngày, và không ai còn có thắc mắc nghi nan gì nữa về giáo pháp ấy và về con đường thực hiện.

Bụt nói:

- Ananda, đó là thầy nói từ niềm tin của thầy, Như Lai thì thấy bằng cái thấy trực tiếp của Như Lai. Như Lai thấy trong đại chúng khất sĩ ở đây ai cũng có đức tin vững vàng nơi Tam Bảo, và trình độ thấp kém nhất trong số các vị cũng đã là quả vị Nhập lưu.

Bụt đưa mắt im lặng nhìn đại chúng, rồi Người nói:

- Các vị khất sĩ, hãy nghe Như Lai nói đây: “vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt”, các vị hãy tinh tiến lên để đạt tới giải thoát.

Nói xong, Bụt nhắm mắt. Đó là lời nói cuối cùng của Người. Bỗng nhiên đại địa rung động, hoa sala rụng xuống như mưa, mọi người tự nhiên thấy tâm thần chấn động. Ai cũng biết là Bụt đã nhập Niết Bàn.

(Đọc tới đây xin đọc giả tạm ngưng và thở thật nhẹ vài ba phút rồi hãy đọc tiếp.)

Bụt đã diệt độ. Một số các vị khất sĩ đưa hai tay lên, nằm bò ra đất và khóc thương thảm thiết. Họ rên rỉ:

- Bụt đã nhập Niết bàn ! Thế Tôn đã diệt độ ! Con mắt của thế gian không còn nữa ! Chúng ta biết nương tựa vào đâu ?

Trong khi những vị khất sĩ này lăn lộn và khóc than như thế thì một số các vị khất sĩ khác ngồi bất động, theo dõi hơi thở và quán chiếu về những điều Bụt dạy. Đại đức Anuruddha lên tiếng:

- Này các huynh đệ ! Các huynh đệ đừng khóc thương thảm não như thế, đức Thế Tôn đã dạy có sinh thì có diệt, có thành thì có hoại, có hợp thì có tan. Nếu các huynh đệ hiểu và vâng theo lời đức Thế Tôn, thì xin các huynh đệ đừng làm náo loạn. Xin trở về chỗ ngồi của mình, và xin im lặng, theo dõi hơi thở. Hãy tôn trọng sự im lặng của giờ phút này.

Mọi người trở về chỗ ngồi theo lời chỉ dạy của đại đức Anuruddha. Đại đức hướng dẫn đại chúng khất sĩ đọc lên những đoạn kinh kệ mà đa số đã thuộc lòng, những đoạn nói về vô thường, vô ngã, buông thả và giải thoát. Không khí trở lại trang nghiêm như cũ.

Những cây đuốc đã được các bà con trong bộ tộc Malla thắp lên, bập bùng tỏa chiếu ánh sáng trên khung cảnh huyền nhiệm. Tiếng tụng kinh trầm hùng, chỉ có tiếng tụng kinh trầm hùng vang lên trong đêm tối. Mọi người để hết tâm ý vào lời kinh.

Sau thời tụng kinh, đại đức Anuruddha bắt đầu nói pháp thoại. Pháp thoại của đại đức ca ngợi công hạnh của Bụt, ca ngợi trí tuệ, từ bi và đức đại hùng, đại lực, đại hỷ và đại xả của Người.

Đại đức Anuruddha nói xong thì đến lượt đại đức Ananda lên tiếng. Đại đức kể lại những kỷ niệm đẹp đẽ đã xảy ra giữa Bụt và đại đức trong suốt trên bốn mươi năm trời.

Suốt đêm, hai đại đức thay nhau nói pháp thoại. Đại chúng năm trăm vị khất sĩ và ba trăm vị cư sĩ đều ngồi im lặng lắng nghe. Những cây đuốc gần tàn đã được nối tiếp bằng những cây đuốc khác. Cứ như thế cho đến khi trời sáng.

Sống trí tuệ ở tuổi trung niên

(Sưu tầm)



Con người khi đến tuổi trung niên là tiến vào một giai đoạn mới. Đến tuổi trung niên, người ta đã trải qua rất nhiều thăng trầm, gặp qua rất nhiều kiểu người và rất nhiều sự tình. Đến tuổi này, người trung niên cần biết có một số việc cần coi nhẹ, buông bỏ, có một số việc nhất định phải nắm giữ. Dưới đây là sáu điều người trung niên nên buông bỏ và sáu điều cần nắm giữ.

SÁU ĐIỀU CẦN BUÔNG BỎ

⒈ Buông bỏ những oán hận chất chứa trong lòng

Những tổn thương và oán hận từng gặp phải, dưới tác dụng của thời gian, đến tuổi trung niên người ta sẽ thấy nó phai nhạt dần. Oán hận người khác là cách lấy sai lầm của người khác trừng phạt bản thân mình. Trong cuộc sống có rất nhiều điều tốt đẹp, đừng để bản thân bị vây hãm trong nỗi oán hận. Con người nên sống ở hiện tại, những oán hận trong quá khứ không nên lưu giữ mãi trong lòng. Khi ta buông bỏ oán hận, thế giới sẽ rộng mở trước mắt.

⒉ Buông bỏ lưỡng lự

Khi đã xác định được điều mình muốn làm thì không nên chần chừ lưỡng lự, cần nắm chắc thời cơ để thực hiện. Một người khi bước vào tuổi trung niên thường sẽ thận trọng và vững vàng hơn tuổi thanh niên rất nhiều và lại có sức lực hơn tuổi lão niên. Hơn nữa, so với tuổi thanh niên, họ cũng có điều kiện và kinh nghiệm hơn. Vì vậy, có những việc đã có phương hướng rõ ràng thì không nên do dự, bỏ mất thời cơ để phải nuối tiếc khi về già.

⒊ Buông bỏ hư vinh

Người ta nói rằng, hư vinh và dối trá có lẽ là hai kẻ địch mạnh trên đường đời. Con người đến tuổi trung niên, không cần hâm mộ và tham lam hư vinh, so sánh lẫn nhau. Buông bỏ hư vinh là cách khiến bản thân được giải thoát và hạnh phúc.

⒋ Buông bỏ phiền não

Trên đời này, phần lớn phiền não đều là do con người tự tìm mà đến. Con người ta sống, “mặt mày ủ rũ” cũng là một ngày, “vui mừng rạng rỡ” cũng là một ngày. Cùng là sống một ngày nhưng tâm tình bất đồng, cảm giác bất đồng thì ảnh hưởng đối với bản thân cũng bất đồng. Người luôn bị phiền não quấn quanh thì tâm tình và thân thể tự nhiên cũng sinh bệnh. Trong cuộc sống, mọi khó khăn đều có cách giải quyết, không có sự tình nào là không thể giải quyết được. Cho nên, buông bỏ phiền não thì cuộc đời mới tươi sáng, rạng rỡ hơn.

⒌ Buông bỏ áp lực

Khi còn trẻ, người ta thường “liều mạng” vì sự nghiệp, bận rộn vì công tác. Đến tuổi trung niên, mỗi người đều nên thay đổi phương cách sống của mình, sống chậm hơn một chút. Đừng khiến cho bản thân bị áp lực quá lớn mà sinh ra tâm phiền thân bệnh.

⒍ Buông bỏ chấp nhất vào con cái

Người ta nói rằng, con cái có phúc phận của con cái. Khi con cái bước vào đường đời, cha mẹ nên làm người bạn đồng hành mà không thể thay thế con cái được. Biết buông tay đúng lúc, con cái mới có thể vững vàng bước đi trên con đường đời của mình.

SÁU ĐIỀU CẦN NẮM GIỮ

⒈ Sức khỏe

Sinh mệnh con người là vô cùng yếu ớt. Rất nhiều người khi bước vào tuổi trung niên mới phát hiện ra sức khỏe của bản thân không còn được như trước. Con người khi bị bệnh, mệt mỏi, thường sẽ nghĩ lại và hối hận rằng đã không làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Nhưng khi bệnh có chuyển biến tốt thì người ta thường lại quên mất đạo lý này. Khi con người còn trẻ và khỏe mạnh thì không ngừng tính toán danh lợi, buông thả trong rượu và sắc, không để tâm tiết chế dục vọng mà khiến ăn không ngọn, ngủ không yên. Đến tuổi trung niên hay khi cơ thể mắc bệnh, lại rơi vào hối hận, đây chính là vòng quay mà con người thường mắc phải, đã hiểu được nỗi khổ ấy, khi an định, khỏe mạnh, không để tâm được bình thản, giảm bớt ham muốn và sự hưởng lạc của bản thân, chỉ khi con người bị bệnh tật mới hiểu được rằng “không có bệnh là hạnh phúc nhất”. Cho nên, đừng vì ham muốn, hưởng lạc vô độ mà hủy hoại thân thể.

⒉ Gia đình

Gia đình là bến cảng ấm áp của mỗi người. Người đến tuổi trung niên càng phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của gia đình. Đến tuổi trung niên, không phải tình yêu mà gia đình mới có sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn hoạn nạn.

⒊ Tình bạn

Có nhiều người bạn tốt giống như bản thân có nhiều chiếc áo ấm giữa mùa đông giá lạnh. Tính cách và nhân phẩm của một người quyết định việc người ấy có bao nhiêu người bạn thật sự tốt ở xung quanh. Khi đã bước vào tuổi trung niên, mỗi người cần biết trân quý điều ấy. Con người sống cả đời đều không thể thiếu bạn, bạn không nhất định phải là người hoàn mỹ, chỉ cần có thể đồng cam cộng khổ, giúp nhau lúc hoạn nạn, đối xử chân thành thì đã là một người bạn thực sự. Nếu như có thể vinh nhục cùng nhau, cùng hội cùng thuyền thì đó đã thực sự là người bạn thân tình.

⒋ Phẩm hạnh

Phẩm hạnh là điều mà không chỉ người đến tuổi trung niên mới cần thủ giữ. Nhưng người đến tuổi trung niên, đã trải qua rất nhiều thăng trầm của cuộc đời cần hiểu rằng phẩm hạnh mới là điều đáng quý giá của mỗi người. Không chỉ thủ giữ, bồi dưỡng phẩm hạnh tốt cho bản thân, mà cần phải bảo ban con cháu trong gia đình, như vậy, gia đình mới ngày càng hưng thịnh, tuổi già được viên mãn.

⒌ Hành vi và lời nói

Ngôn ngữ là vũ khí sắc bén, có thể đả thương người khác. Người đến tuổi trung niên cần hiểu được rằng nói chuyện là một loại nghệ thuật. Khi đã nhìn thấu một người, không cần nói tận, nói quá nhiều. Người trung niên càng không nên dùng ánh mắt “trên cao nhìn xuống” mà nói lời khoa trương, trịch thượng. Khi phiền lòng nên từ từ, chậm rãi nói. Người đời vẫn thường nói “nước đổ khó hốt”, bởi vậy, trước khi nói cần suy ngẫm, đặt mình vào hoàn cảnh người khác để tránh lỡ lời, gây tổn thương cho người khác mà không thể vãn hồi lại được.

⒍ Làm việc thiện

Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình. Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống. Làm việc thiện cũng chính là gieo mầm tương lai tốt đẹp cho bản thân mình.

D.P.A (64)

- Pháp cú thi kệ

Đã vào nơi thanh vắng
Hãy để lòng trong lắng
Hưởng Pháp lạc siêu phàm
Bằng tịnh quan trong trắng



Nhân sinh vô thường

(Đàm Duy Hân)



Trong cuộc sống hối hả náo loạn hôm nay, vẫn có không ít người bình thản tìm về chữ Sắc Không của Đạo Phật để mong tìm một cứu cánh giải thoát cho tâm hồn mình và đồng loại … Bài thơ sau đây của tác giả Đàm Duy Hân (không rõ có phải là cư sĩ tại gia) mang màu sắc của một bài Kệ Phật giáo, mang tâm trạng của một trong những người như vậy, cũng có thể góp một gợi ý nhỏ về nhân sinh thời hiện đại.

Chữ nhân sinh nhuốm chữ vô thường
Trong - Đục dòng đời lắm gió sương
Lão - Bệnh - Tử - Sinh tròn một kiếp
Thu - Đông - Xuân - Hạ trải muôn phương

Thác về, nào phải là vay hết
Sinh gửi, đâu biết khỏi nợ vương
Sắc sắc, không không, không lại sắc (*)
Chữ nhân sinh nhuốm chữ vô thường

——————

(*) Sắc – chữ nhà Phật – chỉ phần vũ trụ mà ta cảm nhận được bằng năm giác quan, không là phần còn lại của vũ trụ.

Sống với nụ cười

(Thích Tánh Tuệ)

Những lúc thân tâm mệt mỏi
Thật khó khăn nở nụ cười
Nhưng nếu nhoẻn môi cười được
Hoa lòng khô héo dần tươi

Những lúc đời bạc như vôi
Bao thiệt thòi ta gánh chịu
Ngay đó, nếu biết mỉm cười
Xả buông tâm hồn nặng trĩu …

Cuộc đời ghét ganh, đàm tiếu
Đừng sống trong miệng người ta
Nhẹ nhàng mỉm cười không nói
Nhìn áng mây trời lướt xa

Ai sống lỗi lầm với ta
Mỉm cười, lòng thêm độ lượng
Biết đây là cõi ta bà
Con người ưng gây nghiệp chướng

Những lúc khổ đau, vất vưởng
Cứ lạc quan một nụ cười
Khi sống tốt theo điều thiện
Trời không tuyệt lộ con người

Hãy để tình thương lên ngôi
Ngày thêm nồng nàn nghĩa sống
Hồn như biển rộng bên đời
Nụ cười dưỡng nuôi hy vọng

Vẫn nghèo, nếu làm tổng thống
Mà luôn túng thiếu nụ cười
Khổ đau kia là một chuyện
Ai cấm lòng mình vắng vui

Nụ cười điểm tô hạnh phúc
Hôm nay bạn đã cười chưa
Hay chăng nụ cười Ca Diếp
Còn nguyên, dù đã bao mùa ...