V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Keep moving

- Albert Einstein

Life is like riding a bicycle. To keep your balance, you must keep moving.
╰▶ Cuộc sống cũng giống như cưỡi chiếc xe đạp, để giữ thăng bằng, bạn phải di chuyển liên tục.



Một vốc cám rang

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương L, Thích Nhất Hạnh



Mùa an cư năm sau, Bụt cư trú ở Vejanra. Khóa an cư năm đó có tất cả là năm trăm thầy tham dự. Hai đại đức lớn là Sariputta và Moggallana làm phụ tá cho Bụt trong khóa an cư này.

Vào giữa mùa an cư, trời rất nóng, không muốn ở trong tịnh xá của người nữa, suốt ngày Bụt ra ngồi dưới cây nimba cành lá xanh tốt che mát cả một vùng. Bụt thọ trai, nói pháp thoại, ngồi thiền và trải chiếu nằm ngủ ngay dưới gốc cây này. Vào tháng thứ ba của mùa an cư, các vị khất sĩ than thở với nhau là thức ăn xin được mỗi ngày càng lúc càng hiếm. Có nhiều thầy đi khất thực về với chiếc bát không.

Hỏi thăm, Bụt biết rằng năm nay ở đây mất mùa, và kho lúa dự trữ của chính quyền địa phương sắp cạn. Dân chúng địa phương đói và chính quyền phải phát thẻ cứu trợ thực phẩm. Dân chúng không có ăn thì làm gì có để cúng dường. Số lượng năm trăm vị khất sĩ là một số lượng lớn quá, chính Bụt cũng có hôm phải mang bát không về. Có nhiều hôm người chỉ sống bằng nước trong và hơi thở. Nhiều vị khất sĩ thiếu ăn ốm đi trông thấy. Đại đức Moggallana đề nghị với Bụt là giáo đoàn nên di cư về Uttarakuru ở miền Nam để tiếp tục mùa an cư vì ở đó không có nạn đói. Bụt không chấp nhận. Người nói:

– Không nên làm thế, Moggallana. Có phải chỉ có một mình mình đói mà thôi đâu. Cả dân chúng đều đói, chỉ trừ những nhà giàu, nếu ta vì đói mà bỏ đi thì ta không chia sẻ được những khó khăn và thông cảm được với dân chúng ở đây. Moggallana, chúng ta nên ở lại đây cho đến hết mùa an cư.

Người thỉnh Bụt về Vejanra an cư là một thí chủ Bà-la-môn giàu có đã từng được nghe Bụt thuyết pháp, tên là Agnidatta, nhưng ông này bận rộn với việc đi đây đi đó để buôn bán cho nên không thấy được tình trạng của giáo đoàn. Một hôm đại đức Moggallana chỉ cho Bụt thấy một vùng cây cỏ xanh tươi gần nơi trung tâm tu học và thưa với Bụt:

– Lạy thầy, con nghĩ là nếu cây cối xanh tốt như vậy là vì ở dưới đất có nhiều chất dinh dưỡng. Con xin đề nghị là chúng ta lật đất lên, lấy phần đất mềm và bổ dưỡng ở dưới, hòa tan trong nước và uống lấy nước ấy cho có chất bổ dưỡng.

Bụt đáp:

– Không nên làm như thế, Moggallana. Hồi tu ở núi Dangsitri, tôi cũng đã có làm như thế mà không thấy có công hiệu gì. Với lại có bao nhiêu sinh vật đang sống bình an dưới mặt đất, không bị sức nóng và ánh sáng mặt trời làm khô chết. Nếu ta lật đất lại thì biết bao nhiêu loài sẽ bị hy sinh, trong đó kể cả các loại cây cỏ đang tốt tươi.

Nghe Bụt nói thế, thầy Mogallana im lặng không dám nói nữa. Theo thường lệ thì khi đi khất thực về, các thầy chia bớt phần mình xin được vào những chiếc chậu đặt ở giữa trai đường để những vị nào không xin được có thể đến lấy, nhưng cả mươi hôm nay chẳng có hôm nào Svastika thấy được một chiếc bánh chapati hay một hạt cơm trong các chậu đó. Lý do là nếu thầy nào xin được một ít thức ăn thì thức ăn ấy cũng không đủ cho thầy ấy sử dụng, nói gì đến chuyện chia sẻ. Rahula có tâm sự với Svastika là khi đi khất thực về, các thầy lớn có cơ hội được cúng dường hơn là các thầy nhỏ. Svastika cũng đồng ý như vậy. Svastika nói với bạn:

– Không hiểu tại sao độ rày vừa thọ trai xong thì một lát sau đã thấy đói. Từ trước đến giờ có bao giờ chú thấy như thế không ?

Rahula công nhận Svastika nói đúng. Chú nghĩ có lẽ thời buổi đói kém nó sinh ra như vậy. Rahula đang vào tuổi lớn. Ăn đủ mà nhiều đêm còn thấy đói, huống hồ bây giờ có ngày chẳng có hạt cơm hay một trái ổi để vào trong bụng. Một hôm, sau khi đi khất thực về, đại đức Ananda đi kiếm một cái om đất, rồi bắc om lên trên một cái bếp ngoài trời. Cái bếp được dựng bằng ba cục đá. Đại đức nhặt các cành củi khô và loay hoay nhóm lửa. Thấy lạ, chú Svastika tới gần. Chú nói:

– Thầy để con nhúm bếp cho.

Svastika nhúm bếp tài hơn thầy Ananda nhiều. Trong chốc lát, lửa đã cháy bùng lên. Đại đức Ananda trịnh trọng lấy bát ra. Trong bát có một thứ gì giống như mạt cưa. Thầy đổ tất cả vào trong chiếc om đất. Thầy nói với Svastika:

– Đây là cám. Chúng ta rang cám này cho thơm rồi đem dâng cho Bụt thay cơm trưa.

Trong khi Svastika dùng hai que củi nhỏ để trộn cám trong nồi rang, đại đức Ananda kể cho chú nghe rằng có một người lái buôn ngựa từ miền Bắc xuống đem theo năm trăm con ngựa. Hiện ông ta đang ở Vejanra. Ông ta đã có dịp làm quen với các vị khất sĩ áo vàng, ông ta biết về tình trạng đói kém ở đây và biết rằng các vị khất sĩ cũng đang đói. Sáng hôm nay, ông gặp đại đức Ananda ở cổng chuồng ngựa. Ông ta nhắn với đại đức là hôm nào không xin được thức ăn cúng dường, các vị có thể ghé chuồng ngựa và mỗi vị sẽ nhận lãnh vào bát một vốc cám để ăn đỡ đói.

Nghe nói thế, đại đức Ananda liền ngỏ ý là ông có thể cúng dường cho Bụt và cho thầy hai phần cám để ăn cho đỡ đói, bởi vì hôm nay chưa có ai đặt thức ăn vào bát thầy. Ngưòi chủ ngựa đưa thầy vào và vốc hai vốc cám cúng dường, một vốc cho Bụt và một vốc cho thầy. Thầy hứa sẽ báo tin mừng này cho các vị khất sĩ biết và thầy có ý định đem rang cám này lên cho thơm trước khi dâng Bụt.

Cám đã thơm, thầy Ananda trút cám trở lại vào bát. Thầy rủ Svastika đi với thầy về phía cây nimba. Thầy dâng cám lên Bụt, Bụt hỏi thầy và Svastika có gì ăn chưa. Svastika bạch là sáng nay chú đã xin được hai củ khoai nhỏ. Thầy Ananda nói là thầy đã có phần cám của thầy. Bụt bảo hai người ngồi xuống bên Người. Cả hai vâng lệnh. Họ ngồi xuống, trang nghiêm mở nắp bình bát ra. Svastika cầm củ khoai trên tay, quán niệm, rồi chú ngửng đầu lên, Bụt đang bốc cám trong tay và ăn ngon lành. Chú nhìn mà muốn ứa nước mắt.

Sau buổi pháp thoại chiều hôm đó, đại đức Ananda báo tin cho đại chúng biết về lời nguyện cúng dường cám của người chủ ngựa. Thầy thêm là chỉ khi nào hoàn toàn không xin được thức ăn, các vị khất sĩ mới nên ghé tới chuồng ngựa. Thầy nói có cả thảy năm trăm con ngựa, và số lượng cám được cúng dường sẽ được lấy bớt ra từ phần ăn của ngựa.

Đêm nay có trăng, đại đức Sariputta đến thăm Bụt dưới cây nimba. Thầy được Bụt mời ngồi trên một tọa cụ gần đấy, thầy hỏi Bụt:

– Thế Tôn, đạo lý thức tỉnh mà Thế Tôn dạy thật là mầu nhiệm. Đạo lý này chuyển đổi cả sự sống của những ai được có cơ hội nghe, hiểu và làm theo. Thế Tôn ! Làm thế nào để đạo lý này được tiếp nối sau khi người đã trăm tuổi ?

– Sariputta, nếu các vị khất sĩ thông hiểu kinh kệ thực hành theo những pháp môn được chỉ dẫn trong các kinh kệ đó và nhất là biết chấp hành giới luật cho nghiêm chỉnh thì đạo lý giác ngộ có thể tiếp nối nhiều trăm năm, có thể là cả ngàn năm về sau.

– Thế Tôn, con thấy số lượng các huynh đệ thông thuộc kinh điển rất đông và hầu hết đều chuyên cần ôn tụng kinh kệ. Con nghĩ rằng nếu thế hệ người xuất gia tiếp tục học hỏi và trì tụng đều đều như thế thì giáo huấn của Bụt có thể truyền về rất xa trong tương lai.

– Nhưng truyền tụng kinh điển chưa đủ. Cần phải thực tập theo các pháp môn chỉ bày trong kinh điển nữa, và nhất là phải nghiêm trì giới luật. Này Sariputta, nếu các vị khất sĩ không nghiêm trì giới luật thì chánh pháp sẽ không được trường tồn. Chánh pháp sẽ mai một rất sớm.

– Vậy con xin thỉnh cầu Bụt thiết chế và ban hành giới luật để làm mẫu mực ngàn đời cho nếp sống xuất gia.

– Chưa được đâu, Sariputta. Giới luật không thể được thiết chế đầy đủ trong một ngày và từ một người. Vào những năm đầu của giáo đoàn, chúng ta chưa có một giới luật nào hết, nhưng từ từ vì những vụng dại và lỗi lầm của các phần tử trong giáo đoàn mà một số các giới điều đã được thiết chế nên. Số lượng các điều, như thầy biết, hiện đã lên tới trên một trăm hai mươi khoản. Số lượng này sẽ tăng lên nữa với thời gian. Những giới chưa thiết chế mình không thể thiết chế trước được. Bây giờ đây chúng ta biết là các điều khoản giới luật vẫn chưa đầy đủ, và vì vậy chúng ta sẽ phải đợi một thời gian. Khi thấy các giới điều đã đầy đủ, lúc đó chúng ta sẽ ban hành giới luật cụ túc. Sariputta, số lượng các giới điều, theo tôi thấy sẽ lên tới ít nhất là hai trăm.

Ngày tự tứ đã tới, vị thí chủ giàu có bảo trợ cho mùa an cư đã từ phương xa trở về. Nghe nói các vị khất sĩ nhiều người bị đói trong mùa an cư, ông ta rất lấy làm hối hận. Ông tổ chức một buổi trai tăng thật long trọng tại nhà. Sau khi cúng dường cơm nước, ông còn cúng dường cho Bụt và các vị khất sĩ mỗi người một áo ca sa. Sau buổi thuyết pháp, Bụt và các vị khất sĩ từ giã ông và đi về miền Nam.

Con đường về miền Nam thật đẹp. Bụt và đoàn khất sĩ đi thành từng chặng. Ngày đi, đêm nghỉ, buổi sáng thiền tọa trước giờ khất thực. Trưa thọ trai và nghỉ trong rừng. Buổi chiều tiếp tục đi. Gặp những nơi cần giáo hoá, Bụt và các vị khất sĩ ở lại nhiều hôm. Buổi tối các thầy học hỏi và ôn tụng kinh điển trước giờ tọa thiền. Sau thiền tọa là nghỉ ngơi.

Một buổi chiều nọ, Svastika gặp trên đường đi mấy em bé chăn trâu đang lùa trâu về. Chú dừng lại để nói chuyện. Svastika nghĩ đến thời niên thiếu của mình. Đột nhiên chú nhớ tới các em chú quá. Chú nhớ thằng Rupak, chú nhớ con Bala, và nhất là chú nhớ con Bhima - em út của chú. Niềm nhớ quặn lên trong lòng chú. Chú không biết rõ là đã đi tu thì còn có quyền nghĩ tới gia đình của mình hay không. Chú định một hôm nào hỏi Bụt hoặc là hỏi thầy Ananda. Theo chú biết thì chú Rahula có nhiều lúc cũng nhớ mẹ lắm. Chính Rahula đã tâm sự với chú như vậy.

Tuy đã hai mươi tuổi, Svastika vẫn còn cảm thấy gần gũi với bọn trẻ hơn là với người lớn. Chú ưa quấn quít bên cạnh Rahula. Rahula cũng cảm thấy thoải mái khi gần gũi chú. Hai người đã có dịp tâm sự. Chú đã từng kể cho Rahula nghe về cuộc đời mình như một em bé chăn trâu. Rahula chưa bao giờ từng được ngồi trên một con trâu. Nghe nói con trâu hiền lắm, Rahula vẫn chưa tin được. Chú nói với Rahula rằng con trâu là một con vật thuộc loại hiền nhất trong các loài động vật, dù hình tướng của nó to lớn có thể làm cho con nít ở thành phố e ngại. Chú nói đã nhiều lần chú ngằm ngửa thoải mái trên lưng trâu trên con đường từ bên sông về nhà. Trong khi chú nhìn trời xanh, mây trắng và đàn chim bay lượn, thì con trâu cứ chầm chậm đưa chủ về nhà, các con trâu khác đều đi theo một cách ngoan ngoãn. Có khi nằm ngửa trên mình trâu, chú còn thổi sáo nữa. Lưng trâu rất ấm và cũng rất êm. Chú lại kể về những trò chơi chú từng chơi chung với bọn trẻ giữ trâu trong xóm. Rahula nghe chú kể rất lấy làm ưa thích.

Rahula đã ở trong cung điện trong suốt thời gian ấy, và Rahula đã có bao giờ được chơi đùa theo cách đó đâu. Rahula đã từng ngỏ ý muốn được ngồi trên lưng trâu một phen. Svastika hứa là sẽ tìm cách giúp cho Rahula toại nguyện. Chính Svastika mà cũng còn muốn trở về ngồi trên lưng trâu, huống chi là Rahula. Nhưng tình thế khó khăn lắm, đã làm khất sĩ mà còn muốn chơi đùa ngồi trên lưng trâu như bọn mục đồng, điều này không dễ. Svastika tính thầm là có dịp đi hành hóa gần quê nhà, chú sẽ xin Bụt cho chú ghé về thăm các em, rồi chú cũng sẽ xin Bụt cho phép Rahula cùng đi với chú. Rahula đã từng gặp các em của chú rồi. Về thăm các em, chú sẽ bảo Rupak tập cho Rahula cưỡi trâu trên bờ ruộng, gần dòng Neranjara. Ở đấy vắng vẻ không có ai nhìn đến, chú cũng sẽ cởi áo khất sĩ và cũng cưỡi trâu như ngày xưa. Ít nhất là trong một buổi chiều.

Mùa an cư năm tới, Bụt cư trú trên núi đá Calika. Đây là Hạ thứ mười ba kể từ ngày Bụt thành đạo. Năm nay thầy Meghiga được làm thị giả cho Bụt. Một hôm thầy Meghiga thú thật với Bụt là có khi ngồi một mình trong rừng vắng, thầy thấy những tư tưởng tạp loạn và ái dục nổi dậy trong tâm. Thầy thường nhớ Bụt dạy là vị khất sĩ phải biết sống một mình để có thì giờ và cơ hội mà thực tập thiền quán, nhưng khi ở một mình thầy lại gặp những chướng ngại khác trổi dậy từ trong tâm.

Bụt dạy thầy rằng biết sống một mình không có nghĩa là sống không có bạn đạo. Gần gũi bạn bè mà chỉ để chuyện trò phù phiếm, điều ấy không có lợi cho sự tu tập và làm mất hết thì giờ, nhưng gần gũi bạn hữu để nâng đỡ và chỉ dẫn nhau trong việc thực tập là một điều cần thiết. Vị khất sĩ nên sống trong một đoàn thể, để được nâng đỡ và khuyến khích, đó là ý nghĩa của những tiếng quay về nương tựa Tăng (Sangham saranam gacchami).

Bụt dạy đại đức Meghiga:

– Người khất sĩ cần hội đủ năm điều kiện. Thứ nhất là có thiện hữu trí thức, tức là những bạn đồng tu có trí tuệ và đạo hạnh đủ để hướng dẫn mình. Thứ hai là phải có giới luật để giúp mình an trú trong chánh niệm. Thứ ba là phải có cơ hội học hỏi giáo pháp. Thứ tư là phải chuyên cần. Thứ năm phải có sự hiểu biết. Bốn điều kiện sau cũng có liên hệ nhiều tới điều kiện thứ nhất là có thiện hữu trí thức. Meghiga, muốn điều phục ái dục, sân hận và si mê, thầy phải thường xuyên thực tập cửu tưởng quán, từ bi quán, vô thường quán và tùy tức quán. Bốn phép quán này có công năng đưa đến giải thoát và giác ngộ.

Cửu tưởng quán là quán chiếu về quá trình tàn hoại của cơ thể, thấy được quá trình hủy diệt của một thân thể từ khi tắt thở cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quá trình này có cả thảy là chín giai đoạn, cho nên gọi là cửu tưởng quán. Cửu tưởng quán có thể giúp ta đối trị ái dục.

Từ bi quán là quán chiếu về những nguyên nhân đã đưa tới tâm niệm giận dữ của mình, trong đó có những nguyên nhân thuộc tâm lý của mình, và những nguyên nhân xa gần đã khiến người khác nói năng và hành động thế nào để mình nổi cơn giận dữ. Từ bi quán giúp ta đối trị sân hận.

Vô thường quán là quán chiếu quá trình sinh diệt của vạn pháp, phép quán này có công năng diệt trừ si mê.

Tùy tức quán là theo dõi hơi thở và nuôi dưỡng chánh niệm, phép quán này có công năng đối trị loạn tâm.

Nếu thầy thường xuyên thực tập bốn phép quán ấy, thầy sẽ đạt tới trạng thái tự do của tâm ý.

Chuyện cửa thiền

( Vô Thường )



Một ngày nọ …

Triệu Châu đang quét sân, có khách đến viếng chùa. Thấy Triệu Châu quét sân, khách hỏi:

- Cửa Thiền thanh tịnh, bụi đâu mà thầy quét ?

Triệu Châu mỉm cười:

- Đấy, cửa thiền thanh tịnh vừa có thêm một hạt bụi nữa.

Có thêm một hạt bụi nữa từ chốn hồng trần vừa vương lên Cửa Thiền. Trong tâm của mỗi người, ai cũng có một Ô Cửa Thiền của riêng mình, để quay về, nương tựa, một góc tĩnh lặng của riêng mỗi người giữa chốn bụi hồng. Trong tâm của mỗi người, ai cũng có mọi thứ cần thiết để bình yên. Nhưng …

- Một lần hơn thua

- Một lần thương ghét

- Một lần phân biệt

- Một lần động niệm

… là một hạt bụi vương lên tâm mình. Thêm một hạt bụi nữa vương lên Ô Cửa Thiền, thêm một hạt bụi nữa phủ lên tâm.

Có những Ô Cửa hoang vắng. Có những lòng người hoang vu. Đầy bụi. Như đã bỏ quên trăm năm rồi.

D.P.A (28)

- Lời Kinh dạy

Đáng khâm phục nhất của đời người là biết vươn lên sau khi ngã.



Lương thiện là đạo đức, nhưng lương thiện cũng là trí tuệ

(Sưu tầm)



LƯƠNG THIỆN LÀ ĐẠO ĐỨC, NHƯNG LƯƠNG THIỆN CŨNG LÀ TRÍ TUỆ, người thông minh chưa chắc đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, con người sinh ra phẩm chất đầu tiên chính là lương thiện. Trải qua những biến cố của cuộc đời mà lòng thiện nguyên bản, sơ khai dần bị mất đi. Người ta cho rằng, càng hiểu biết thì càng thông minh, càng thông minh thì càng biết thu vén cái có lợi về mình. Nhưng càng hiểu biết thì con người càng mất đi sự thanh khiết vốn có, như vậy liệu có phải là thông minh ?

Nhân sinh không hoàn hảo, không có điều gì trên đời là hoàn mỹ. Vậy vì sao nên thiện, vì sao nên bỏ qua những khiếm khuyết, bao dung những sai sót của vạn vật trên đời ? Chẳng phải chỉ vì một chữ an hay sao. Người thông minh chưa chắc đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn là người thông minh nhất.

Cả đời vất vả ngược xuôi cũng chỉ vì muốn ấm no, hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì ? Hài lòng là hạnh phúc. Nếu hài lòng thì dù không quá sung túc cũng hạnh phúc. Không biết hài lòng thì giàu có vẫn buồn lo. Hạnh phúc không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất. hạnh phúc dựa vào niềm tin và cách biết đủ của mỗi người. Thế thì tại sao phải cố gắng, chen chúc để đạt được thứ này thứ kia, như thế có hạnh phúc hay không ? Sao phải hãm hại người này, đay nghiến người kia, như thế có an bình hay không ? Vòng luẩn quẩn cuộc sống mà hầu như ai cũng vướng phải: muốn hạnh phúc – cố gắng làm việc, học tập, sống hướng về phía trước – gặp áp lực, phải đua tranh, dùng thủ đoạn – mệt mỏi, không hạnh phúc.

Thế nên, người biết lương thiện mới là người sáng suốt nhất. Vì lương thiện nên biết đủ, vì lương thiện mà tha thứ, vì lương thiện mà không làm ác, không hại người, không ganh ghét. Tâm an thì thân nhàn, nội tâm yên tĩnh thì cuộc sống cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ta lương thiện thì đáp lại ta sẽ là sự thanh thản, không vướng mắc, không lo lắng, tự giải thoát bản thân khỏi những khổ đau. Buông bỏ oán giận, tích phúc tích đức, chưa biết có được hồi báo như luật nhân quả hay không nhưng chính lúc đang làm thiện, sống thiện, nghĩ thiện như vật thì đã thấy thoải mái, vui vẻ và được yêu quý rồi.

Thế nên, trí tuệ cao nhất chính là đạo đức, khôn ngoan nhất là phẩm hạnh. Biết được điều này, chắc chắn yên vui.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|3|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường



“Có kẻ, từ một lần mất đi điều yêu quý nhất, mà giật mình nhận ra cuộc sống vốn mong manh vô thường. Vì nhận ra được điều đó, kẻ ấy chỉ còn muốn sống thật lành”.

Thấy chiếc bọt trôi sông đẹp, nghĩ chiếc bọt trôi sông bền, nên mới có kẻ nhảy vào dòng nước dữ, giành lấy, vớt lên. Nghĩ những danh lợi phù hoa sẽ còn mãi, nên mới có kẻ bất chấp, giành giật, rồi tạo ra cho mình bao nhiêu nghiệp chướng, làm biết bao nhiêu người tổn thương, gieo nỗi buồn mong tìm được niềm vui.

Khi thấy vô thường là mất mát, vô thường sẽ mang đến nỗi đau. Khi đau buồn chúng ta thường quay nhìn lại những bình yên đã qua, tìm chỗ để trốn tránh hiện tại.

Khi thấy vô thường là đổ vỡ, vô thường sẽ mang đến hoang mang. Khi hoang mang chúng ta thường dáo dác nhìn chung quanh, tìm nơi nương tựa cho mình, khỏi hiện tại bất an.

Khi thấy vô thường là một phần cuộc sống, chúng ta sẽ tự tin đối diện với hiện tại, dù hiện tại ấy khắc nghiệt thế nào.

Thôi trốn tránh.

Thôi hoang mang.

Cuộc sống ấy mà, lặng lẽ đi qua rất nhanh, trong khi chúng ta vẫn còn đang loay hoay với nỗi buồn của mình.

Sâu sắc

- I.Cuôcxơ

Người nào có thể làm mỗi giây phút đều tràn ngập một nội dung sâu sắc thì người đó sẽ kéo dài vô tận cuộc đời mình.



An bình

- Thích Tánh Tuệ



Nghìn thu đời vẫn ngược xuôi
Ta về chốn cũ mà vui với mình
Tìm gì giữa cuộc nhân sinh ?
Thưa, tìm hai chữ An Bình, vậy thôi !

Ân sư

( 20.11 )

Ơn giáo dưỡng một đời nên huệ mạng
Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền



... chỉ cần ta luôn cảm ơn

- Chay Mộc



❝ ...

- Con à !

- Dạ !

Dù đã gặp những gì, sẽ gặp những gì, chỉ cần ta luôn cảm ơn, cảm ơn cuộc đời rằng ta vẫn còn hiện diện hôm nay, cảm ơn cuộc đời rằng ta còn cả ngày mai để phấn đấu, làm tiếp hay sửa chữa những lỗi lầm, cảm ơn cuộc đời vì rất nhiều thứ ta đã mất đi, nhưng lại có vô vàn điều ta đã có được. Đừng chỉ vì mất đi một miếng bánh nhỏ mà ta đau khổ, giận dỗi để rồi không được tận hưởng toàn bộ số bánh còn lại.

Không cần phải quá cố gắng để lạc quan. Nếu có đau thương, đừng chạy trốn hay cố gắng xử lý nó. Đơn giản là ngồi thật yên, ngắm thật kỹ những xáo trộn, những đau thương mà ta nghĩ là không thể vượt qua. Cách giải quyết triệt để nhất là hãy xem xét lại chính mình. Đừng hướng ra ngoài. Bởi càng hướng ra ngoài, càng chẳng học được điều gì hết. Chúng ta đến đây là để học, khi bài học đến mà không chịu học, sẽ phải học đi học lại đến khi nào nhận ra mới thôi. Đó là cách cuộc sống vận hành giúp mọi loài tiến hóa. Thiên nhiên không biết đến nhân nhượng hay nhận tiền để cho qua bài học. Thiên nhiên rất chính trực và công bằng với tất cả mọi sinh vật.

Thay vì đau khổ và trách móc thể giới, sao ta không học cảm ơn từ những điều rất nhỏ nhặt, từ những nghịch cảnh không như ý, hay từ những con người mà ta vốn không ưa. Học bài học biết ơn sẽ nhận ra nhiều điều kì diệu mà mình đã bỏ quên bao năm tháng.

Yêu và thương con nhiều, nghe con !

( Chay Mộc )


...❞

Danh ngôn (117)

- Tăng Tử



Hiếu thảo là đức hạnh đứng đầu trăm đức hạnh. Lòng hiếu thảo mà thấu đến trời thì gió mưa hòa thuận. Lòng hiếu thảo mà thấu đến đất thì muôn vật sinh sôi. Lòng hiếu thảo mà thấu đến người thì các điều phước đều tuôn đến.

Sáu cách xử thế và Tám đạo làm người ...

(Theo Tri Thức trẻ)



Những bài học làm người và cách xử thế dưới đây sẽ mang lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

I. LUẬN VỀ XỬ THẾ

1. Chớ nên vui đùa quá trớn, bởi lời nói đùa đôi khi có thể mang tai vạ. Có những câu nói đùa tưởng chừng như vô thưởng vô phạt. Nhưng cuộc sống “chín người mười ý”, đôi khi câu đùa vui lại dễ dàng bị hiểu theo hàm ý sai lệch, thậm chí bị coi như câu xúc phạm, nhục mạ, coi thường … Tai vạ cũng từ đó mà ra.

2. Đàn ông nên xem cổ tay, phụ nữ cần nhìn khuôn mặt. Người xưa có câu: “Tướng đàn bà con gái thường hiển lộ, tướng đàn ông con trai thường ẩn tàng”, nghĩa là vận mệnh của người phụ nữ dễ dàng biểu hiện ra bên ngoài thông qua nét mặt, dáng đi, cách ăn nói … trong khi đó, tướng người đàn ông lại không dễ gì xem được. Cổ nhân cho rằng, muốn biết tâm tánh và số phận đàn ông thì nên xem cổ tay, còn với phụ nữ thì nhìn khuôn mặt cũng có thể đoán biết được.

3. Có tiền sau lưng một đám “đệ”, không tiền đường nào cũng khó đi. Tiền bạc là một trong những công cụ thiết yếu để xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nhưng nhiều khi, độ thân thiết của những mối quan hệ ấy lại bị lệ thuộc quá nhiều vào của cải. Cũng bởi vậy mà vào thế kỷ trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải than thở về thói đời bạc bẽo qua đôi dòng thơ này: “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử|Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”. Nhớ kỹ ai đối xử tốt với bạn, cũng chớ quên kẻ đã từng đâm sau lưng bạn. Sống ở trên đời, người có ơn và kẻ mang thù là hai thứ ta nên khắc sâu trong tâm khảm.

4. Ơn sâu dốc trả, thù cũ chớ quên. Nhưng cái tâm “không quên thù” khác với cái tâm “trả thù”. Ghi nhớ kẻ từng đâm sau lưng mình là để nhắc nhở bạn hãy cẩn trọng hơn trong cuộc sống, chứ không phải gieo rắc vào đầu bạn ý định báo thù. Thù hận vốn chẳng làm cho cuộc đời của chúng ta tốt đẹp thêm ngày nào, hơn nữa oan oan tương báo đến bao giờ mới hết ? Kẻ làm điều ác chẳng tránh được luật nhân quả. Thay vì để ngọn lửa thù hận đốt cháy tâm trí, hãy để kẻ thù của chúng ta tự nhận lấy hậu quả từ cuộc đời.

5. Ngày hôm qua đã thành quá khứ, ngày hôm nay là điểm bắt đầu, ngày mai thế nào thì chẳng ai biết chắc. Thay vì nuối tiếc những điều đã quá, bỏ lỡ hiện tại, lo nghĩ về tương lai, thì hãy dành hết thảy trái tim và tâm trí của bạn để biến quá khứ trở thành kỷ niệm, trân trọng từng phút giây đang sống để hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp.

6. Tán gẫu hãy chỉ dừng ở tán gẫu, chớ nói hết mọi chuyện trong lòng. Tác giả văn học hiện đại Trung Quốc Thư Nghi từng viết trong một cuốn sách của mình rằng: “Dù là bố mẹ bạn hay bất cứ người nào khác cũng không thể chăm sóc bạn cả đời, sớm muộn gì bạn cũng phải đối mặt với tất cả. Trước mặt người khác, bạn chỉ nên nói ba phần, không thể phơi hết ruột gan của mình”. Bởi lòng người là thứ khó dò nhất thế gian, nên bạn chớ dại dột đem hết tâm tư của mình phơi bày cho người khác mà hãy luôn giữ lại cho mình bảy phần bí mật.

II. BÀN VỀ ĐẠO LÀM NGƯỜI

1. Làm người đừng quá gian trá. Thế giới này rộng lớn tới vậy, vỏ quýt dày ắt có móng tay nhọn.

2. Làm người đừng có đa tình, cả thế gian chỉ cần chung thủy với một người là đủ. Kẻ mà gặp ai cũng dễ dàng yêu thương, sớm có ngày lâm vào bể khổ.

3. Làm người đừng quá trẻ con, bởi ngây thơ khó làm nên đại sự. Hãy chín chắn quan sát nhân tình thế thái, chim non chẳng mấy chốc sẽ thành đại bàng gương cánh.

4. Làm người hãy hạn chế tức giận. Trung y có câu “đa sân thương can”, nghĩa là tức giận nhiều sẽ hại gan, tổn thương thân thể. Chỉ người hòa nhã mới có thể kết bạn tứ phương, biến bốn bể thành nhà, coi thiên hạ như huynh đệ.

5. Làm người đừng cố tỏ ra ngốc nghếch. Bởi ỷ mạnh hiếp yếu là bản tính muôn đời của thiên hạ.

6. Làm người đừng quá ham của, chỉ chăm chăm chiếm cái lợi trước mắt. Thứ gì của mình, sớm muộn cũng sẽ tìm đến mình. Nếu không phải của mình, dẫu có cố chiếm lấy thì vẫn là kết cục “của thiên trả địa”.

7. Làm người đừng quá xấu tính. Tính cách hẹp hòi, ích kỷ vốn sẽ chẳng được ai yêu thích, thậm chí còn có ngày rước họa vào thân.

8. Làm người đừng quá lười biếng. Ngay tới thiên tài cũng chỉ có 1% thiên phí, 99% còn lại đều là công sức nỗ lực của bản thân. Cái lười chỉ đổi lấy cái nghèo cho bản thân, mang tới cái khinh của người đời, còn người chăm chỉ chẳng mấy chốc sẽ được may mắn và thành công mỉm cười. Cổ nhân có câu: “khổ tận cam lai”, chỉ cần chúng ta không ngại khó, ngại khổ mà nỗ lực phấn đấu, hạnh phúc sớm muộn cũng tới gõ cửa.

Con hãy học hạnh của đất

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XLIX, Thích Nhất Hạnh



Vị khất sĩ trẻ Svastika nghe hai thầy Assaji va Ananda kể về công trình hành đạo của Bụt trong mười năm qua một cách say mê. Ngồi với chú, có ni sư Gotami và chú Rahula. Tuy đã biết và đã được chứng kiến nhiều việc xảy ra, nhưng chú Rahula cũng tỏ vẻ thích thú khi nghe các đại đức thuật lại. Thầy Ananda có trí nhớ rất dị thường, thầy đã nhắc rất nhiều chuyện mà thầy Assaji quên không nói tới. Svastika cảm thấy một niềm biết ơn sâu xa đối với các thầy Assaji và Ananda, với ni sư Gotami và với chú Rahula. Nếu không có bốn vị này làm sao chú được dịp nghe kể từng ấy chuyện về đời của Bụt. Chú hy vọng từ đây về sau sẽ được thân cận Bụt để được sống và chứng kiến những gì xảy đến trong đời Người và cũng để được học hỏi trực tiếp từ Người.

Tuy xuất thân là một chú bé chăn trâu, Svastika cũng có đôi chút học thức và chữ nghĩa. Đây là nhờ công trình của chị Sujata con gái của ông hương cả trong làng Uruvela. Chị đã dạy Svastika từ năm chú mười một tuổi. Mấy năm gần đây chú không được học với chị nữa, bởi vì chú đã lớn. Svastika được chị báo tin là chị sắp đi lấy chồng, và vì chồng chị cư trú ở Nadika, nên chị cũng sẽ rời bỏ Uruvela để về Nadika vào cuối năm nay. Svastika lớn hơn Rahula tới ba tuổi, nhưng chú cảm thấy chú phải học rất nhiều điều từ chú Rahula. Phong cách của Rahula rất thanh tao, đã là dòng giống vương giả, Rahula lại được thực tập gần tám năm trời trong nếp sống tĩnh lặng và uy nghi cho nên so với Rahula, Svastika thấy mình còn thô tháo nhiều lắm. Chú ý thức được điều đó nên chú hết sức cố gắng, thầy Sariputta đã giao cho Rahula chỉ bảo cho chú những phép tắc liên hệ tới việc mặc áo, ôm bát, đi, đứng, nằm, ngồi, đi vào thôn lạc, khất thực, ăn cơm, rửa bát, nghe pháp, … Có tất cả bốn mươi lăm điều mà chú phải học thuộc và làm theo. Những điều này gọi là uy nghi và tế hạnh. Vị xuất gia nào làm đúng theo những điều này thì tự khắc có phong thái uy nghi và trầm lặng của một vị khất sĩ.

Trên nguyên tắc, Svastika là một vị khất sĩ (bhikkhu) trong khi Rahula chỉ mới là một vị sa di (samanera). Đúng hai mươi tuổi, Rahula mới được thọ giới khất sĩ. Giới luật của sa di có mười điều: không sát sinh, không trộm cướp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không trang điểm, cài hoa và xức dầu thơm, không nằm và ngồi trên những giuờng ghế cao sang và rộng lớn, không ca vũ, không sử dụng tiền bạc và không ăn sau giờ mặt trời đứng bóng. Bốn mươi lăm điều uy nghi và tế hạnh tuy thuộc về giới luật của một vị khất sĩ nhưng Rahula cũng phải học và hành trì, bởi vì Rahula đang tập sự để được thọ giới khất sĩ. Khất sĩ có tới một trăm hai mươi giới, trong đó có bốn mươi lăm điều uy nghi tế hạnh. Theo chú Rahula nói thì số lượng các giới điều khất sĩ sẽ tăng lên với thời gian, và có ngày giới này có thể sẽ tăng lên hai trăm giới, hoặc hơn thế nữa. Theo chú Rahula kể lại thì trong những năm đầu, các vị khất sĩ sống không cần giới luật gì hết mà trong giáo đoàn vẫn chẳng có vấn đề đáng tiếc nào xảy ra. Lễ xuất gia thật đơn giản: chỉ cần quỳ dưới chân Bụt hoặc dưới chân một vị khất sĩ để đọc lên câu Quay Về Nương Tựa là đã chính thức thành người xuất gia. Bây giờ đây, xuất gia thì phải phát nguyện tiếp nhận và hành trì giới luật. Số lượng người xuất gia đã trở nên đông đảo. Đông đảo cho nên có những thành phần không tự mình cảnh giác được và phải cần đến những kỷ luật và phép tắc để chế ngự. Những phép tắc này gọi là giới và luật.

Chú Rahula kể rằng người phạm giới đầu tiên là thầy Sudina, và chính vì thầy Sundina mà Bụt khởi sự áp dụng việc hành trì giới luật. Thầy Sudina trước khi đi xuất gia đã có thành lập gia đình rồi, và lúc ấy còn cư trú tại làng Kalanda gần thành phố Vesali. Được nghe Bụt thuyết pháp ở giảng đưòng Trùng Các, Sudina xin đi xuất gia. Một thời gian sau đó, thầy Sudina có dịp ghé về làng Kalanda. Gia đình thầy ngỏ ý muốn thỉnh thầy về thọ trai ngày mai. Thầy nhận lời. Ngày mai lại, sau khi thọ trai, thầy được gia đình yêu cầu hoàn tục để chăm lo sự nghiệp và cửa nhà. Thầy không bằng lòng. Gia đình than phiền rằng thầy là con một, thầy đi tu thì không còn ai nối dõi, và sản nghiệp sẽ rơi vào tay người khác. Gia đình thầy giàu có lắm. Cuối cùng mẹ thầy đề nghị nếu thầy cương quyết không hoàn tục thì ít nhất thầy cũng phải để lại một đứa con. Nể lời mẹ, và cũng vì lý do giáo đoàn chưa có pháp chế giới luật, thầy nhận lời. Mẹ thầy sau đó sắp đặt để cho thầy gặp lại người vợ cũ. Cuộc gặp gỡ này xảy ra trong rừng Mahavana.

Sau đó, người vợ cũ của thầy có thai. Đứa con trai sinh ra được ông bà nội đặt tên là Bijaka, có nghĩa là hạt giống. Rồi sau đó thầy Sudina bị các bạn gọi đùa là “Ba của Hạt Giống”. Bắt đầu có sự dèm pha trong quần chúng. Việc này tới tai Bụt. Người triệu tập các vị khất sĩ lại, thầy Sudina bị Bụt khiển trách. Giới luật được chế tác bắt đầu từ đó. Mỗi khi có một vị khất sĩ làm một việc gì trái với tinh thần của đạo lý giác ngộ và giải thoát thì giáo đoàn lại được tập họp và một điều luật mới được ghi vào giới bản. Giới bản này được gọi là Patimokkha. Ngày Svastika thọ giới, giới bản đã lên tới một trăm hai chục điều. Bốn giới đầu là bốn giới căn bản, phạm vào một trong bốn điều là tự động mất giới thể, không còn được công nhận là một vị khất sĩ nữa. Nếu phạm vào những điều khác thì còn có thể sám hối. Bốn giới đầu gọi là trọng giới: không dâm dục, không trộm cướp, không sát hại, không tuyên bố mình có thực chứng đạo quả khi mình chưa có thực chứng đạo quả. Bốn giới này gọi là bốn giới parajika, vị khất sĩ nào phạm vào thì không còn là một vị khất sĩ nữa, cũng như khi một cây cau bị chặt ngọn thì không thể nào mọc lên lại được.

Chú Rahula cho biết là Bụt dạy chú rất nghiêm, dù chú biết Bụt thương chú lắm. Từ năm chú mười ba tuổi, chú đã xin được ăn uống theo các thầy khất sĩ, nghĩa là không ăn sau giờ mặt trời đứng bóng nữa. Hồi chú mười một tuổi, có một lần chú đã lỡ nói dối với đại đức Sariputta. Chú đã nói dối chỉ vì sợ thầy Sariputta mắng về một vụ ham chơi thôi, nhưng rốt cuộc vì nói dối một lần mà phải nói dối liên tiếp tới bốn lần, sợ tội nói dối lòi ra, nhưng rốt cuộc thì vụ nói dối cũng lòi ra như thường, Bụt hay được chuyện này và Bụt đã dạy dỗ chú thật kỹ lưỡng về vấn đề nói dối. Hồi ấy Bụt ở tịnh xá Trúc Lâm, và hai thầy trò Sariputta thì ở lại vườn Ambalatthika, Rahula thấy Bụt tới liền đi bắc ghế cho Bụt ngồi và lấy thau đi múc nước cho Bụt rửa chân. Trong khi Bụt rửa chân, Rahula được thầy Sariputta cho phép ngồi xuống một bên thầy, gần Bụt.

Rửa chân xong, Bụt đổ nước đi, nhưng người còn giữ lại một ít nước trong chậu, rồi Người nhìn Rahula hỏi:

- Này Rahula, nước trong chậu nhiều hay ít ?

- Lạy Bụt, nước trong chậu còn rất ít.

- Con nên biết đó, Rahula. Những người nói dối thì căn lành không còn lại bao nhiêu, ít như nước trong chậu này.

Rahula nín thinh. Bụt lại đổ hết nước trong chậu đi và hỏi:

- Rahula, con có thấy ta đã đổ hết nước trong chậu đi rồi không ?

- Con có thấy.

- Đối với những người tiếp tục nói dối, thì thiện căn sẽ mất hết như chiếc chậu không có nước này.

Bụt lật úp chậu lại. Người hỏi:

- Rahula, con có thấy cái chậu bị úp lại không ?

- Lạy Bụt, con có thấy.

- Nếu ta không tu tập chánh ngữ, nhân cách ta cũng sẽ bị đảo lộn như cái chậu này.

Bụt nói:

- Rahula, cho nên không nên bao giờ nói dối, dù là để đùa cợt. Con có biết một tấm gương là để dùng làm gì không ?

- Lạy Bụt, tấm gương dùng để soi mặt mình.

- Cũng vậy đó Rahula, con phải quán sát hành động, tư tưởng và lời nói của con như người soi gương vậy.

Nghe Rahula kể, chú Svastika ý thức được tầm quan trọng của hạnh nói năng chân thực. Chú nhớ hồi bé chú đã từng nói dối bố và mẹ, và có một lần chú đã nói dối với chị Sujata, nhưng may mắn làm sao, chú chưa từng nói dối Bụt lần nào. Chú có cảm tưởng không thể nói dối Bụt được. Nói dối Bụt thì thế nào Người cũng biết. Chú thầm nghĩ: ta phải dứt khoát từ bỏ lời nói không chân thực, không những ta không được nói dối Bụt, ta cũng không được nói dối với bất cứ ai, dù người đó là một em bé. Có như thế ta mới chuộc được lỗi lầm hồi ta còn ấu thơ. Có như thế ta mới đền đáp được ơn đức của Bụt, với lại đã thọ giới rồi thì phải hành trì giới cho thật nghiêm chỉnh.

Mỗi tháng hai lần vào ngày trăng tròn và ngày trăng mới, tất cả các vị khất sĩ tập hợp để bố tát và tụng giới. Các giới điều đề được tuyên đọc, và đại chúng được hỏi có vi phạm các giới ấy hay không. Nếu đại chúng giữ im lặng tức là không có ai vi phạm, nếu có ai vi phạm thì vị ấy đứng dậy phát lộ để sám hối. Trừ những lỗi parajika mà người phạm vào thì tự động bị tản xuất, những lỗi khác đều có thể sám hối được. Có nhiều hôm Svastika cũng được đi khất thực trong đoàn của Bụt, có cả Rahula và đại đức Sariputta. Mùa an cư ấy Bụt lại cư trú ở Ekanala, một khu đồi núi về phía Nam thủ đô Rajagaha. Một buổi sáng, đi khất thực ngang qua cánh đồng ở làng Ekanala, Bụt và các vị khất sĩ bị một nông dân chận đường. Nông dân này tên là Bharadvaja, ông là một nhà triệu phú, ông có hàng ngàn mẫu ruộng, đây là mùa cày ruộng, ông đang đốc thúc dân cày đi cày. Có hàng trăm trăm người đang cày ruộng cho ông trong ngày hôm đó. Chận đường Bụt và các vị khất sĩ, ông nói:

- Chúng tôi là nông dân, chúng tôi phải cày sâu cuốc bẫm, bỏ phân, chăm bón và gặt hái mới có được gạo ăn, còn các vị không làm gì cả, không sản xuất gì hết mà các vị cũng ăn. Các vị không có ích lợi gì cho đời cả. Các vị không cày, không cuốc, không gieo trồng, không bỏ phân, không chăm bón, không gặt hái …

Bụt bảo Bharadvaja:

- Có chứ, chúng tôi cũng có cày, cuốc, gieo trồng, bỏ phân chăm bón và gặt hái.

- Cày của quý vị đâu, cuốc của quý vị đâu, bò của các vị đâu, hạt giống của các vị đâu ? Các vị chăm bón cái gì, săn sóc cái gì, gặt hái cái gì ?

Bụt nói:

- Hạt giống của chúng tôi là niềm tin. Đất của chúng tôi là chân tâm. Cày của chúng tôi là chánh niệm. Bò của chúng tôi là sự tinh tiến. Mùa màng của chúng tôi là sự hiểu biết và thương yêu. Điền chủ, nếu không có niềm tin, sự hiểu biết và lòng thương yêu thì cuộc đời sẽ khô cằn và đau khổ lắm. Chúng tôi cũng gieo trồng và cũng gặt hái như điền chủ.

Vị chủ ruộng Bhadvaja rất thích thú được nghe lời Bụt nói. Ông truyền gia nhân đem thức ăn trưa dành cho ông ta tới để cúng dường Bụt. Thức ăn là cơm gạo thơm nấu với sữa. Bụt từ chối. Người nói:

- Tôi thuyết pháp không phải với mục đích là được cúng dường. Các vị khất sĩ không đổi giáo pháp với phẩm vật cúng dường. Nếu điền chủ muốn cúng dường, xin để đến một hôm khác.

Vị điền chủ rất cảm phục. Ông lạy xuống và xin được quy y với Bụt. Được chứng kiến cuộc gặp gỡ này giữa Bụt và ông chủ ruộng Bharadvaja, Svastika thấy rằng nếu được thân cận Bụt chú sẽ học hỏi được rất nhiều, và chú rất mong được đi theo Bụt suốt đời. Chú biết rằng có cả hàng ngàn vị khất sĩ tuy là học trò của Bụt mà không được thân cận Bụt như chú, như Rahula và các thầy phụ tá Bụt như Sariputta, Moggallana và Anaruddha. Sau mùa an cư, Bụt lại đi hành hóa về phương Tây Bắc, và cuối mùa thu năm ấy Bụt tới Savatthi. Một buổi sáng, trong khi cầm bát đi khất thực sau lưng Bụt, Rahula đánh mất chánh niệm. Tuy vẫn đi như mọi người, tâm chú lại nghĩ đến chuyện khác. Chú nhìn Bụt phía trước và tự hỏi ngày xưa Bụt không đi tu thì không biết bây giờ Bụt đang làm gì và mình đang làm gì. Chú đã nghe kể lại là khi Bụt mới sinh, có ông thầy Bà-la-môn tiên đoán rằng khi lớn lên Bụt sẽ đi tu và nếu không đi tu thì sẽ trở nên một vị chuyển luân thánh vương, nghĩa là một vị vua có quyền hạn trên tất cả các vị vua trên hoàn vũ. Đời sống của một vị chuyển luân thánh vương ra sao, và nếu Bụt bây giờ làm chuyển luân thánh vương thì chú đang làm gì ? Trí óc vơ vẩn nghĩ như thế, bước chân, hơi thở và dáng đi của chú cũng còn an trú trong uy nghi nữa. Lạ quá, Bụt đi phía trước mà người cảm thấy được những điều đó. Bụt biết là chú mất chánh niệm, người dừng bước và quay trở lại. Tất cả các vị khất sĩ cũng dừng bước, Bụt bảo Rahula:

- Này Rahula, con có theo dõi hơi thở và duy trì chánh niệm không ?

Rahula cúi đầu im lặng. Bụt dạy:

- Muốn an trú trong chánh niệm thì phải duy trì hơi thở có ý thức. Trong khi đi khất thực, ta phải thực tập thiền quán. Ta có thể quán sát về tính cách vô thường và vô ngã của những yếu tố tạo nên muôn loại. Những yếu tố đó là sắc, thân, cảm thọ, tri giác, tâm ý và nhận thức. Nếu ta duy trì hơi thở có ý thức thì ta có thể tiếp tục việc thiền quán ngay trong khi ta đi khất thực, và ta sẽ không bị rơi vào tình trạng thất niệm.

Nói xong, Bụt quay lại và tiếp tục đi. Đưọc sách tấn, tất cả mọi người đều nắm lấy hơi thở và duy trì chánh niệm. Nhưng một lúc sau đó, Rahula tách ra khỏi hàng ngũ các vị khất sĩ, chú tìm đến một cụm rừng bên đường và ngồi xuống dưới một gốc cây. Thấy thế, Svastika cũng rời hàng ngũ và đi theo Rahula. Thấy chú tới gần, Rahula nói:

- Chú cứ đi khất thực với các thầy đi, tôi không có tâm nào mà đi khất thực nữa. Tôi mới bị Bụt rầy la trước đại chúng là đánh mất chánh niệm. Tôi phải dành cả ngày hôm nay để thực tập thiền quán. Tôi xấu hổ lắm.

Biết không làm gì hơn được, Svastika từ giã Rahula và trở lại nhập đoàn với các vị khất sĩ. Trên đường về đại đức Sariputta đã cùng Svastika ghé lại cụm rừng để đón Rahula về tu viện. Svastika chia sẻ phần ăn của mình xin được vào bát của Rahula. Sau giờ thọ trai, thầy Sariputta bảo Rahula đi gặp Bụt. Svastika xin được đi theo. Biết tâm ý của Rahula đã đến lúc có thể tiếp nhận giáo lý giải thoát. Bụt dạy:

❝Này Rahula, con học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con. Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.

Rahula, con hãy tu tập lòng Từ để đối trị giận hờn. Lòng Từ là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách đem lại niềm vui cho kẻ khác. Từ là thứ tình thương không có điều kiện và không chờ đợi sự đền trả. Con hãy tu tập lòng Bi để đối trị tàn ác. Lòng Bi là lòng thương yêu được thực hiện bằng cách làm vơi đi sự khổ đau nơi người khác. Bi cũng là thứ tình thương không có điều kiện và cũng không chờ đợi sự đền trả. Con lại phải tu tập lòng Hỷ để đối trị ganh ghét. Lòng Hỷ là lòng vui phát sinh từ khả năng vui theo cái vui của người khác và niềm ước ao làm sao cho kẻ khác được an vui, mong cho kẻ khác được thành công và hạnh phúc. Con lại nên tu tập lòng Xả để đối trị kỳ thị và vướng mắc. Lòng Xả là tâm niệm thanh thoát và cởi mở đạt được do sự nhận thức về tính cách tương quan bình đẳng giữa mọi loài, cái này như thế này vì cái kia như thế kia, mình và người không phải là hai thực thể riêng biệt, không nên ghét bỏ cái này để đi nắm bắt một cái khác. Rahula, Từ - Bi - Hỷ - Xả là bốn tâm tư lớn, rộng rãi không có bờ bến và cũng đẹp đẽ không cùng, đó gọi là Tứ Vô Lượng Tâm. Tu tập theo phép này thì mình trở nên một nguồn suối mát đem lại sinh lực và niềm vui cho tất cả vũ trụ. Rahula, con lại phải quán chiếu về vô thường để phá trừ ảo tưởng về cái “ta”. Con phải quán chiếu về tính sinh diệt và thành hoại của thân thể để hiểu sâu về sống chết và để thoát ly tham dục, và nhất là con phải tập quán niệm hơi thở. Quán niệm hơi thở sẽ đem lại nhiều thành quả lợi lạc lớn.❞


Ngồi kề Rahula, được nghe tất cả những điều Bụt dạy, Svastika sung sướng vô cùng. Đây là lần đầu tiên chú được nghe những lời thâm sâu như vậy trực tiếp từ miệng Bụt. Chú đã học thuộc lòng trên mười kinh, trong đó có những kinh căn bản như Kinh Chuyển Pháp Luân và Kinh Vô Ngã Tướng mà Bụt nói ở vườn Nai Isipatana, nhưng chú chưa thấy thấm thía mùi vị đạo của đại pháp như hôm nay. Có lẽ vì những kinh đó chú không được nghe trực tiếp từ miệng Bụt. Kinh đầu tiên mà chú nghe trực tiếp từ miệng Bụt là Kinh Chăn Trâu, chú đã thuộc lòng, nhưng hồi Bụt nói kinh ấy, chú còn đang mới quá, tâm trí chưa đủ chín chắn để cảm nhận lấy tất cả những cái hay. Chú tự hẹn là những lúc rảnh rỗi chú sẽ ôn tụng lại các kinh đó bằng nhận thức mới của mình để có thể thâm nhập được nghĩa lý sâu xa trong ấy.

Suy nghĩ tới đó thì Svastika lại nghe tiếng Bụt cất lên. Bụt bắt đầu dạy Rahula về phương pháp thở. Svastika và Rahula đã từng học phép quán niệm hơi thở rồi và cũng đã thực tập, nhưng đây là lần đầu hai người được Bụt dạy trực tiếp về phép tu này. Bụt dạy rằng tác dụng đầu tiên của hơi thở có ý thức là chấm dứt tạp niệm và phát khởi chánh niệm. Mỗi khi thở vào ta biết là đang thở vào, mỗi khi thở ra, ta biết rằng ta đang thở ra, đó là hơi thở có ý thức. Trong lúc thở như thế ta để tâm nơi hơi thở và chỉ để tâm nơi hơi thở mà thôi. Làm như vậy lập tức ta chấm dứt ngay được những tạp niệm, nghĩa là chấm dứt những suy nghĩ viển vông, những suy nghĩ đã không ích lợi mà còn làm cho tâm ta loạn động. Một không những tạp niệm được cắt đứt thì tâm ta an trú trong chánh niệm. Ta biết ta đang thở, ta biết ta đang tỉnh thức, ta không bị tạp niệm bao vây và dẫn dắt. Chỉ cần một hơi thở thôi, ta đã có thể thiết lập trạng thái tỉnh thức trong ta. Trạng thái tỉnh thức ấy là chất Bụt sẵn có trong mọi người.

Bụt dạy: thở một hơi dài mình biết là mình thở một hơi dài, thở một hơi ngắn mình biết là mình thở một hơi ngắn, như vậy có nghĩa là mình ý thức được trọn vẹn hơi thở của mình. Duy trì ý thức và hơi thở, ta thiết lập được định tâm. Lúc bấy giờ ta mới nương theo hơi thở để quán chiếu thân thể ta, cảm giác ta, tâm ý ta và mọi sự vật trong ta và ngoài ta. Các sự vật ấy gọi là các pháp (sarvadharma). Svastika tin chắc rằng sau buổi giảng này, chú sẽ thành công rất dễ dàng trong việc thực tập quán niệm về hơi thở. Bụt đã tận tình dạy chú và dạy Rahula, lời dạy của Người rất đơn giản mà cũng rất sâu sắc. Sau khi lạy tạ Bụt, chú và Rahula cùng rủ nhau ra bờ hồ. Hai người lặp lại với nhau những lời Bụt dạy để cùng ghi nhớ cho kỹ mà thực tập.

Điều kì diệu và thói quen kì diệu

(Sưu tầm)



Đức vua ở một vương quốc châu Phi nọ có một người bạn thân từ thời thơ ấu. Người bạn này có thói quen rất kỳ lạ, khi gặp phải bất kỳ chuyện gì xảy ra trong cuộc sống, dù may mắn hay xui xẻo, anh đều thốt lên: “Thật kỳ diệu !”.

Một hôm, đức vua cùng người bạn này đi săn. Anh bạn là người chuẩn bị súng. Nhưng chắc chắn anh đã làm điều gì đó bất cẩn vì một trong những khẩu súng đã nổ trong tay đức vua và cướp đi ngón tay cái của Ngài. Như thường lệ, vào lúc xảy ra tai nạn, anh bạn lại thốt lên: “Thật kỳ diệu !”.

Thấy vậy, đức vua, khi đó đang trong cơn tức giận, liền gào lên: “Không, chẳng kỳ diệu chút nào !” và chứng minh điều này bằng cách tống người bạn kia vào tù. Một năm sau, đức vua đi săn ngoài vương quốc của mình, Ngài bị bộ lạc ăn thịt người bắt được và giam cầm trong làng. Họ trói Ngài vào một thân cây, chất củi xung quanh và chuẩn bị nướng Ngài để ăn thịt. Nhưng khi chuẩn bị nhóm lửa, họ nhận ra rằng tay đức vua thiếu một ngón cái. Bộ lạc này tin rằng nếu ăn thịt vua, điều tương tự sẽ xảy ra với họ, vậy là họ cởi trói và trả tự do cho Ngài. Trên đường trở về, choáng váng và mệt lả, đức vua nhớ lại tình huống dẫn đến việc Ngài mất đi ngón tay cái. Ngay khi về tới vương quốc, Ngài lập tức yêu cầu binh lính dẫn đến nhà tù để nói chuyện với người bạn thân. “Anh có lý, anh bạn ạ !” - Ngài nói - “Mất đi ngón tay cái là một điều kỳ diệu”.

Và đức vua kể lại sự tình cho người bạn thân. “Xin hãy tha thứ cho ta vì đã chôn chân anh trong tù lâu như vậy. Ta đã sai khi làm như vậy”. Nhưng anh bạn trả lời: “Không đâu, ngược lại, điều này thật kỳ diệu !”.

- Ý anh là sao ? - Anh bạn của ta. Tại sao việc anh bị tống vào tù lại là điều kì diệu ?

- Nếu thần không bị bỏ tù, có lẽ thần đã đi săn cùng Ngài. Và bộ lạc kia đã ăn thịt thần mất rồi.


Thế đấy, không phải mọi việc xảy ra trong cuộc sống của chúng ta đều thực sự tốt đẹp, nhưng nếu giữ thái độ tích cực, bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa của chúng. Bạn sẽ nhận ra điều kỳ diệu, nếu nỗ lực tìm kiếm nó.

Việc nhỏ, việc lớn

- Ấn Quang đại sư



Phàm những người làm việc lớn, quyết chẳng chịu khinh thường chuyện nhỏ. Phàm ai khinh thường chuyện nhỏ, chắc chắn chẳng thể đảm nhiệm chuyện lớn.

Free time & Free their time

- Learn-from-Life

Some talk to you in their free time, and some free their time to talk to you. Learn the difference.
╰▶ Một số người nói chuyện với bạn vào thời gian họ rảnh, và một số giành thời gian rỗi của họ cho bạn. Hãy nhận biết sự khác biệt.



Danh ngôn (116)

- Belastar



Những kẻ ham mê xa hoa vật chất thường là những kẻ có trí óc nghèo nàn, tinh thần yếu đuối.

Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi

( Theo Tri Thức trẻ )



Ai rồi cũng sẽ đến lúc phải già đi. Chỉ là hiện tại sức khỏe vẫn còn tốt, đầu óc vẫn còn minh mẫn nên ta cảm thấy mình hãy còn trẻ trung mà thôi. Nhưng tới khi thực sự già đi rồi, bạn biết trông mong vào ai đây ? Nếu bạn có một tổ ấm thì khi còn chưa nhắm mắt xuôi tay nhất định không được vứt bỏ nó. Nếu bạn có một người bạn đời, hãy bầu bạn và biết trân quý nhau. Nếu bạn có một sức khỏe tốt, hãy bảo trọng lấy mình. Hãy thử ngẫm xem khi mình già đi, bạn nên làm gì trong chặng đường đời sau cùng ấy.

Giai đoạn 60 – 70 tuổi: HÃY BIẾT TỰ THU XẾP

Sau khi nghỉ hưu, từ 60 – 70 tuổi, sức khỏe của bạn vẫn còn khá tốt. Nếu có điều kiện, bạn thích ăn thứ gì thì hãy cứ nếm thử một chút, thích mặc thứ gì thì cứ mua về vài bộ, thích chơi thứ gì thì cứ thử xem sao (tất nhiên ngoại trừ những thứ xấu). Đừng quá hà khắc với bản thân bởi lẽ những ngày tháng như vậy không còn nhiều. Bạn hãy tranh thủ thời gian tận hưởng chúng. Bạn cũng cần học cách quán xuyến tiền bạc. Hãy giữ lại cho mình một căn phòng để ở, sắp xếp cho mình một con đường lui lại về sau. Con cái hiếu thuận là con cái ngoan. Nhưng dẫu sự nghiệp của con cái có khởi sắc thì tiền bạc vẫn là của con cái. Bạn không từ chối việc chúng hỗ trợ kinh tế, cũng không từ chối chúng hiếu kính với mình, nhưng vẫn phải dựa vào chính mình để tự thu xếp ổn thỏa cho phần đời còn lại.

Giai đoạn 70 – 80 tuổi: HÃY GIỮ GÌN SỨC KHỎE

Sau tuổi 70, bạn vẫn có thể sống một cuộc đời bình yên, không tai ương hay bệnh tật. Đó là khoảng thời gian bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nên cũng chẳng có gì đáng lo ngại. Nhưng bạn nhất thiết phải biết rằng lúc này mình thực sự đã già, sức khỏe và tinh thần cũng dần suy kiệt, phản ứng cũng ngày càng chậm hơn. Khi ấy bạn ăn cơm phải nhai chậm để tránh bị nghẹn, đi đường phải bước chậm để tránh bị ngã, không được thể hiện bản thân mình nữa, phải biết tự lượng sức mình và chăm sóc bản thân.

Hãy thôi lo lắng bao đồng việc nọ việc kia. Quả thực đây là tâm bệnh chung của những người già, có người còn lo lắng cho cả con cháu ba đời. Bạn đã lo lắng cho người khác suốt cả cuộc đời rồi, giờ là lúc bạn cần nghỉ ngơi, học cách buông tay và thuận theo tự nhiên. Bạn chỉ cần chăm sóc cho bản thân mình thôi.

Hãy làm mọi việc một cách thư thái. Không cần quá câu nệ rằng mọi ngóc ngách trong nhà đều phải tinh tươm, mọi chuyện đều phải hoàn hảo mà hãy để tâm hơn tới sức khỏe. Hãy kéo dài thêm thời gian tự chăm sóc mình, đừng nên làm lụng quá sức để phải đổ bệnh rồi lại chờ người khác đến chăm sóc mình.

Giai đoạn 80 – 90 tuổi: CHUẨN BỊ TINH THẦN THẬT TỐT

Đến tuổi này, nỗi khổ nào bạn cũng đã từng nếm trải nên chắc hẳn chặng đường cuối cùng trong đời cũng sẽ trôi đi êm đềm. Lúc này sức khỏe của bạn không còn tốt nữa và đã phải cầu cứu tới người khác. Nhất định bạn phải chuẩn bị tâm lý trước. Đa số mọi người đều không tránh khỏi quan ải này. Bạn cần học cách điều chỉnh tốt tâm trạng của mình để có thể thích ứng nhanh nhất. Sinh - Lão - Bệnh - Tử là chuyện thường tình trong đời người, vậy hãy cứ thản nhiên mà đối mặt với nó. Đây chính là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, không gì có thể khiến bạn sợ hãi cả. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mọi chuyện rồi sẽ nhẹ nhàng qua đi mà thôi.

Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích, bạn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê người giúp việc chăm sóc ở nhà. Nhưng có một nguyên tắc là bạn không được dày vò con cái. Bạn cũng đừng nên gây áp lực tâm lý, tạo thêm nhiều gánh nặng khác cho những đứa con của mình. Những gì có thể tự mình làm được thì bạn hãy cố gắng tự làm, đừng để con cái phải bận lòng.

Giai đoạn sau tuổi 90: HÃY DỰA VÀO CHÍNH MÌNH

Lúc này có thể đầu óc bạn vẫn còn minh mẫn nhưng bệnh tật lại bám riết lấy mình. Bạn đã không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Khi ấy bạn sẽ có đôi chút hụt hẫng, cảm thấy cuộc sống thật bế tắc. Nhưng dù thế nào cũng vẫn phải dũng cảm đối mặt với cái chết. Hãy cứ coi như đó là sự khởi đầu một trang mới của kiếp người. Đây chỉ là kết thúc của một hành trình cũ, cũng là bước khởi đầu của một hành trình mới mà thôi. Chẳng phải một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông vẫn luôn xoay vần như vậy hay sao ? Cứ thuận theo mệnh trời, không phải quá cưỡng cầu, mong đợi người nhà chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm cách chạy chữa cho bạn, đừng để người thân và bè bạn phải thêm nhọc lòng, phiền muộn vì bạn. “Già rồi biết trông mong vào ai đây?” - câu trả lời là: “chính mình và vẫn là chính mình”.

BỐN VIỆC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI GIÀ ĐI

Cứ mỗi một ngày qua đi cuộc sống của ta lại bị rút ngắn thêm 24 giờ. Có người nói, về già cần phải có ba điều tránh và một điều muốn: tránh bị sét đánh, tránh bị cắm ống thở bình ôxy, tránh phải phẫu thuật cắt ống khí quản. Và muốn chiếc quan tài.

Người xưa nói: “biết quản lý tiền bạc thì không nghèo, có kế hoạch thì không loạn, giỏi chuẩn bị thì không bận”.

Là người cao tuổi, phải chăng chúng ta cần chuẩn bị tốt hơn ? Chỉ cần chuẩn bị trước, thì sau này bạn sẽ bớt phải lo lắng hơn. Nhưng cụ thể ta cần chuẩn bị những gì ?

- Việc đầu tiên chính là già mà vẫn khỏe. Ba việc đơn giản, không phải đụng đến thuốc men mà vẫn đảm bảo sống khỏe chính là: ăn đủ chất, chú ý giữ gìn sức khỏe và phải có sự tu dưỡng.

- Việc thứ hai cần chuẩn bị là một nơi ở khi về già. Nếu ở cùng con cháu mà phải sống một cuộc sống câm nín, nhẫn nhục để dung hòa sự khác biệt giữa các thế hệ, chi bằng bạn hãy ra ở riêng, một mình hưởng thụ sự thanh thản, niềm vui đơn thân tuổi già. Dẫu là nơi đô thành nhộn nhịp hay là vùng ngoại ô yên bình, hãy sống ở nơi bạn cảm thấy phù hợp nhất với mình. Nhưng phải nhớ là gần đó có nhà ăn mà bạn yêu thích, có một nơi thư thái để bạn dưỡng già.

- Việc thứ ba là kiếm tiền dưỡng già. Bạn đã nuôi con nên không còn tiền tiết kiệm để dưỡng già ? Thực ra là cha là mẹ chúng ta cũng nên tự thân vận động, nên tự lo liệu cho mình lúc tuổi già. Bạn hãy tiết kiệm một khoản tiền để có thể làm những gì mình muốn, đi những nơi mình thích khi về già. Điều này cũng không có gì đáng xấu hổ cả. Ngược lại con cái chúng ta còn bớt đi một phần lo toan khi gánh nặng cơm áo gạo tiền vốn đã rất áp lực trong cuộc sống hiện đại này. Bạn đã nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng cho chúng, cũng đã coi như làm tròn trách nhiệm của người làm cha làm mẹ với con cái mình. Nên số tiền dưỡng già nhất định nên phải có một khoản cho mình. Khi chưa vào quan tài thì bạn cũng chưa cần phải phân chia cho ai cả.

- Việc thứ tư là tìm cho mình những người bạn già. Hãy mở rộng lòng mình, kết thêm nhiều thiện duyên hơn nữa. Đây cũng là một bí quyết hưởng thụ cuộc sống của những quý tộc đơn thân. Hình ảnh những đôi vợ chồng luôn yêu thương quấn quýt bên nhau từ thuở còn son tới khi đầu bạc răng long quả thực khiến rất nhiều người phải ngưỡng mộ. Nhưng nếu cuộc hôn nhân không được mỹ mãn như bạn mong muốn thì hãy mỉm cười mà chấp nhận nó. u cũng là cái duyên cái nợ từ đời trước, con người cũng chỉ nên vâng mệnh trời mà thôi. Khi tâm hồn trống trải, ta mới cảm thấy cô đơn. Nhưng nếu bạn có thể lấp đầy trái tim ấy bằng tình yêu cuộc sống, bằng sự biết ơn, và quan trọng nhất là tìm cho mình một tín ngưỡng chân chính cho tâm hồn nương tựa, bạn sẽ thấy hạnh phúc tới tận giây phút cuối đời.

Có những điều lỗi thời, không hề đúng đắn nhưng vẫn khiến nhiều người dao động, nào là “người ở thiên đường, tiền ở ngân hàng”, “sống một mình rất cô đơn”, “già rồi sẽ không có người chăm sóc” … bạn phải nhận thức rõ rằng, tiền tài chỉ là vật ngoài thân, danh lợi chỉ là hư ảo trong chốc lát, trải nghiệm cuộc sống mới là toàn bộ kiếp người. Nếu buộc phải trải qua những tháng ngày cuối đời một mình, hãy làm một người “độc thân vui vẻ”. Chẳng phải có câu rằng, đời người hai lần trẻ con đó sao ? Khi còn thơ bé chúng ta rất ngây ngô, trong sáng, chẳng truy cầu, chẳng phiền muộn. Tới khi bạc đầu, khi đã nhìn thấu sự đời, chúng ta lại học được cách buông bỏ, ít truy cầu, ít buồn khổ. Như vậy chẳng phải ta lại hồn nhiên như một đứa trẻ hay sao ?

Cuối cùng, xin hãy nhớ kỹ. Trước khi bạn già hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt, một khoản tiền, những ngày tháng rảnh rỗi, những người bạn tốt, một không gian dành riêng cho mình, và một tín ngưỡng chân chính mang lại sự bình yên trong tâm hồn của bạn.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|2|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường



“Chỉ khi nào loại bỏ được những suy nghĩ không lành, tâm mới được bình yên. Phải đến khi đó, mới thực sự thương được bản thân mình và những người chung quanh. Và cũng phải đến khi đó, mới không còn cảm thấy phiền não, dù cuộc sống ngoài kia thế nào”.

Đôi khi điều chúng ta cần thiết để giải quyết một bế tắc là không làm gì cả, không cố san bằng mọi thứ, không cố hơn thua, không cố đạp đổ đập phá, mà chỉ đơn giản là dừng lại, lắng nghe từng suy nghĩ của mình, buông bỏ, lòng thanh tịnh, rồi thấy vấn đề đã được giải quyết xong. Vì sự bế tắc đó, thực sự, đến từ trong suy nghĩ của mình.

Người ta không thể bình yên khi trong lòng vẫn còn nuôi dưỡng những suy nghĩ không lành.

Dòng sông không thể trong được khi nơi đầu nguồn còn vẩn đục.

Người ta chưa thể thương được bản thân khi vẫn còn để những suy nghĩ không lành làm tổn thương đến mình của ngày mai. Khi chưa thực sự thương được bản thân, thì cũng chưa thực sự thương được người.

Ai cũng phải cần rất nhiều can đảm để lương thiện, cần rất nhiều can đảm để có thể thương người, cần rất nhiều can đảm để bình yên. Khi những suy nghĩ không lành chưa được chuyển hóa, chúng sẽ còn ở lại, và khuấy động cuộc đời chúng ta mãi.

Như tâm

- Thích Tánh Tuệ



Tâm như sông và sông như tâm
Lúc sóng xôn xao, lúc lặng thầm
Vui, buồn, sướng, khổ ... rồi xuôi chảy
Một người nhìn sông trôi quanh năm

Mây như tâm và tâm như mây
Chợt đến, chợt đi giữa tháng ngày
Mây bay du thủ hay thường tại
Xanh ngắt trời xanh không đổi thay

Hoa như tâm và tâm như hoa
Hương sắc bao phen để nhạt nhòa
Một đóa sen lòng tươi thắm mãi
Ướm hỏi nhân hoàn ai biết qua

Tâm như gió và gió như tâm
Trầm bổng, vi vu khúc nguyệt cầm
Nỗi niềm thả gió ngàn phiêu bạt
U uẩn vì tâm ... bao thế âm

Mưa như tâm và tâm như mưa
Rơi trên trần mộng đã bao mùa
Mưa chẳng ươm sầu, sao mắt lệ
Đâu lá sen còn giọt nước xưa

Tâm như đất và đất như tâm
Gửi rác, tung hoa vẫn lặng câm
Nằm nghe đất thở từng tâm niệm
Nghịch, thuận, hề ... vô quái ngại tâm

Thiên nhiên tâm, này tâm thiên nhiên
Lẽ Đạo hàm dung khắp mọi miền
Chiều lên núi thả thơ theo gió
Trải chút tâm tình với vạn niên

Sống trầm tĩnh giữa khổ vui

( Sưu tầm )



Có một cô gái đẹp tuyệt trần đến nhà nọ và xin nghỉ nhờ một đêm. Người chủ của gia đình ngạc nhiên hỏi: “nàng là ai vậy ?”, cô gái liền trả lời: “ta là Công Đức tiên nữ, nơi ta đến nhất định sẽ có những điều tốt lành”. Nghe thấy vậy, chủ nhà liền mời ngay cô gái vào nhà.

Một lúc sau, lại có cô gái khác đến xin nghỉ nhờ. Khác với cô gái trước, cô gái này xấu xí, quần áo lại tả tơi. Thấy vậy người chủ nhà lại hỏi: “cô là ai ?”, cô gái trả lời: “ta là Hắc Ám tiên nữ, nơi ta đến nhất định sẽ có họa xảy ra”. Chủ nhà vô cùng ngạc nhiên và bảo: “vậy thì ta không thể cho cô vào nhà được, cô đi đi !”. Cô gái liền bảo: “ông không biết sao, người đến đây trước kia là chị gái tôi, tôi với chị chưa bao giờ rời xa nhau dù chỉ là một giây phút. Nếu ông cho chị tôi ở trọ thì cũng phải cho tôi vào. Nếu ông đuổi tôi thì cũng phải đuổi cả chị tôi nữa”.

Người chủ nhà liền vào hỏi lại Công Đức tiên nữ và được biết là đúng như vậy. Cuối cùng, người chủ quyết định mời cả hai vị tiên nữ ra khỏi nhà mình. Thế là hai chị em Công Đức tiên nữ và Hắc Ám tiên nữ lại dẫn nhau sang nhà tiếp theo. Người chủ của nhà này vì quá mến cô chị mà miễn cưỡng quyết định cho cả cô em vào nghỉ trọ.

SUY NGẪM:

Hạnh phúc và bất hạnh luôn song hành với nhau. Nhìn lại 80 năm cuộc đời mình, tôi cũng có cảm giác như vậy. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì thấy, việc có cả hai mặt hạnh phúc và bất hạnh có khi lại là điều hạnh phúc. Bởi vì, chỉ cần nếm trải bất hạnh trong giây phút là sẽ hiểu được hạnh phúc đáng quý đến nhường nào. Nhưng nếu lúc nào cũng hạnh phúc thì có lẽ sẽ không hiểu và không cảm giác mình đang hạnh phúc.

Trong số các bạn, chắc cũng có những người đang ở trên đỉnh điểm của hạnh phúc, nhưng ngược lại cũng có những người lại đang than vãn về bất hạnh và sống từng ngày trong sầu não. Song, nếu biết rõ rằng hạnh phúc và bất hạnh luôn đồng hành như hai chị em Công Đức tiên nữ và Hắc Ám tiên nữ thì sẽ không quá say đắm trong hạnh phúc có mặt, mà cũng không sầu muộn về bất hạnh ùa về. Hạnh phúc cũng được mà bất hạnh cũng không sao. Sống trầm tĩnh, an nhiên giữa hai thái cực này mới là Chân Hạnh Phúc trong đời. (Matsushita Kōnosuke)


“Biết hai từ: CHẤP NHẬN
Là biết sống TÙY DUYÊN
Kiếp nhân hoàn lận đận
Chấp mê ... làm đảo điên
Qua phố lòng tĩnh lặng
Ngắm dòng đời biến thiên
Biết trăm năm là mộng
Chuốc chi thêm ưu phiền”

D.P.A (26)

- Thiền sư Vạn Hạnh

Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ hoa tươi tốt, Thu qua rụng rồi
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh - Suy như giọt sương mai đầu cành



Hoa không nở vì người, hoa nở vì mình

- Sưu tầm

Đóa hoa không nở vì người, đóa hoa nở vì mình. Hoa có sứ mệnh của hoa nên chẳng quan tâm xấu đẹp. Chẳng cầu toàn phải thật xinh xắn mới được nở. Phải, phải và phải … Hoa chúm chím nụ vì mình, nở ra vì mình, vô tư cho đi mật ngọt vì biết rằng nhờ vậy ong bướm sẽ giúp mình thụ phấn. Hoa cũng chẳng sợ héo tàn, sợ xấu xí mà tìm mọi cách nở vĩnh viễn. Hoa biết đến lúc hoa cần tàn tạ để quả được hình thành và lớn lên. Hoa cần tàn để chắt chiu sự sống cho quả, cho sự sinh sôi bất diệt tiếp nối. Hoa còn làm như vậy được, mà người lại chẳng hiểu thấu.



Live life to the fullest

- Matt Cameron

Live life to the fullest, and focus on the positive.
╰▶ Hãy sống cuộc đời thật trọn vẹn và tập trung vào những điều tích cực.



Rơm phủ lên bùn

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XLVIII, Thích Nhất Hạnh



Theo đề nghị của đại đức Mahakassapa, một cuộc hội họp được tổ chức tại giảng đường Kỳ Viên, quy tụ những vị đệ tử lớn của Bụt và cả những vị đã từng là chủ chốt trong vụ tranh chấp ở Kosambi. Mục đích của buổi họp là để rút tỉa kinh nghiệm và đề ra những nguyên tắc ngăn ngừa những cuộc tranh chấp có thể xảy ra trong giáo đoàn. Đại đức Kahakasapa làm chủ tọa buổi họp.

Mở đầu buổi họp, thầy Anuruddha được đại đức Mahakassapa yêu cầu trùng tuyên lại những điều mà thầy đã được nghe Bụt dạy tại công viên Đông Trúc về sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Thầy Anuruddha lặp lại với đầy đủ chi tiết sáu nguyên tắc ấy mà thầy gọi là pháp chế Lục Hòa. Đại đức Moggallana rất mừng sau khi được nghe pháp chế này. Thầy đề nghị tất cả các vị khất sĩ nên học thuộc lòng sáu nguyên tắc sống chung hòa hợp. Thầy nói:

- Sáu nguyên tắc này cũng cần được học thuộc lòng để đem phổ biến tới các trung tâm tu học khác.

Sau bốn hôm góp ý và thảo luận, các thầy đã thiết lập được bảy phương pháp để dập tắt các cuộc tranh chấp. Họ gọi đó là thất diệt tránh pháp (Saptadhikarana-samatha), và họ đem đệ trình lên Bụt. Thất diệt tránh pháp được xem như là những phương pháp đưa tới sự hòa giải, được trình bày như sau:

- Thứ nhất là hiện tiền tỳ ni (samukha-vinaya). Theo nguyên tắc này, tất cả những phát biểu về cuộc tranh chấp được nói ra trong đại chúng, với sự có mặt của hai phía tranh chấp. Tránh tất cả những sự phát biểu và bàn bạc riêng tư, những phát biểu thường có tác dụng tuyên truyền cho một bên và do đó có tác dụng gây thêm nứt rạn và hận thù.

- Thứ hai là ức niệm tỳ ni (sati-vinaya). Ức niệm tức là nhớ lại. Trong buổi họp có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, các đương sự phải hồi tưởng lại những gì đã thực sự xảy ra và tuần tự trình bày tất cả những điều đó theo trí nhớ của mình, với tất cả những chi tiết, và nếu có thì đưa ra những bằng chứng xác thực. Đại chúng sẽ im lặng lắng nghe hai bên để có đủ mọi dữ kiện mà thẩm sát vấn đề.

- Thứ ba là bất si tỳ ni (Amudha-vinaya). Bất si có nghĩa là không cứng đầu, không ngu dốt hoặc tâm trí không bình thường. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông chờ các đương sự bày tỏ thiện chí hòa giải của mình với tất cả khả năng của mình. Thái độ ngoan cố được xem như là một điểm tiêu cực căn bản. Trong trường hợp đương sự nêu lên lý do là vì mình ngu dốt không biết, hoặc vì mình tâm trí bất thường cho nên đã vô tình phạm vào quy luật thì đại chúng phải nương vào đó để giảm luật án cho đẹp lòng đôi bên.

- Thứ tư là tự ngôn tỳ ni (tatsvabhaisya-vinaya). Tự ngôn là tự mình nói ra, tự mình công nhận sự vô ý, sự vụng về hoặc sự yếu đuối của mình, không cần sự hạch hỏi của đối phương hay của đại chúng. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, đại chúng trông đợi mỗi bên tự nói ra những nhược điểm của mình, dù là những điểm nhỏ nhặt nhất. Tự nhận lỗi mình tức là khởi sự cho một cuộc xuống thang tranh chấp, điều này sẽ khuyến khích đối phương cũng làm như vậy, để cuối cùng thiện chí của cả hai bên sẽ đủ sức đưa tới hòa giải.

- Thứ năm là đa ngữ tỳ ni (pratijnakaraka-viaya). Đa ngữ là lấy biểu quyết bằng đa số. Sau khi đã nghe hết tất cả hai bên và đã chứng kiến nỗ lực và thiện chí của hai bên, đại chúng sẽ biểu quyết bằng đa số.

- Thứ sáu là tội xứ sở tỳ ni (yadbhuyasikya-vinaya). Án lệnh tối hậu về tội tướng và cách thức hối cải được đưa ra để đại chúng quyết định bằng phương pháp bạch tứ yết ma (jnapticaturbin-karmavacana), nghĩa là phương pháp đọc lớn bản án và hỏi ba lần. Nếu trong ba lần này mà tất cả đều im lặng và không ai lên tiếng phản đối thì bản án lệnh có hiệu lực. Cố nhiên là các đương sự chỉ có thể tuân hành chứ không có quyền phản đối, bởi vì cả hai bên từ lúc bắt đầu đã phát nguyện tin tưởng vào phán quyết của đại tăng.

- Thứ bảy là thảo phú địa tỳ ni (trnastaraka-vinaya). Thảo phú địa nghĩa là rơm cỏ phủ lên đất sình lầy. Trong buổi họp mặt có sự hiện diện của cả hai phía tranh chấp, hai vị trưởng lão đức độ được chỉ định để bảo trợ cho hai phía. Các vị này thường được đại chúng tôn kính và nghe lời. Các ngài ngồi chăm chú nghe, rất ít nói, nhưng mỗi khi nói là có ảnh hưởng rất lớn. Tiếng nói của các vị trưởng lão này nhằm hàn gắn những vết thương, kêu gọi thiện chí hòa giải và tha thứ, cũng như phủ rơm cỏ lên trên mặt đất sình lầy để mọi người bước lên mà không bị lấm chân. Cả hai phía sẽ nghe lời các vị mà bỏ qua đi những điều không đáng kể, mất đi sự gay gắt, và đại chúng cũng đi đến một bản án lệnh nhẹ nhàng làm mát lòng cả hai bên.


Bảy phương pháp dập tắt tranh chấp được các vị đệ tử lớn đem trình lên Bụt. Bụt rất vui lòng. Người tỏ ý khen ngợi các thầy và đồng ý đưa bảy điều này vào giới luật. Bụt ở lại tu viện Jetava trong sáu tháng nữa, sau đó người về Rajagaha. Trên đường về, Người đã ghé lại thăm cây bồ đề. Người cũng đã ghé lại xóm Hạ làng Uruvela để thăm mấy anh em Svastika. Svastika bây giờ đã thành một chàng trai cao lớn. Svastika đã hai mươi mốt tuổi. Nhớ lời hứa năm xưa, Bụt đã ghé lại để độ chú, đưa chú về Rajagaha. Ở đây chú đã được xuất gia và đã được làm quen với chú Rahula.

Pháp ngữ (21)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Người học Phật nên tin nhân quả, vì nhân quả thì không sai một mảy may. Không nên lầm lẫn trong quá trình gieo nhân, gặt quả, cũng không nên hủy báng rằng chẳng có nhân quả. Mình nên hiểu: “nhân quả là định luật ngàn đời bất biến”.