V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Pháp ngữ (10)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Không tranh
Không tham
Không truy cầu
Không ích kỷ
Không tự lợi
Không nói dối
… đây là phương pháp tu hành hữu hiệu nhất.

Ra nhìn tia nắng sớm

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXXV, Thích Nhất Hạnh



Tin thái tử Siddhatta đi tu đắc đạo đã trở về được truyền đi rất mau trong thành Kapilavatthu. Tin này được xác định bằng sự có mặt của giáo đoàn khất sĩ mỗi buổi sáng ở thành phố và các vùng lân cận thủ đô. Nhiều người đã được trông thấy cảnh tượng những đoàn khất sĩ lặng lẽ và trang nghiêm đi khất thực trên các nẻo đường. Nhiều nhà đã học được cách thức cúng dường thực phẩm cho các vị khất sĩ theo nghi lễ. Nhiều gia đình đã được nghe các vị khất sĩ thuyết pháp. Quốc vương Suddhodana cũng đã ra lệnh dân chúng treo cờ kết hoa vào ngày rước Bụt và giáo đoàn đến hoàng cung thọ trai. Vua cũng đã ra lệnh dựng lên những am thất nhỏ rải rác trong công viên Nigrodha để che nắng che mưa cho Bụt và các vị đệ tử lớn tuổi của người. Ngoài những người có phận sự đến xây dựng am thất, đã có một số các người tìm tới tận công viên Nigrodha để thăm viếng và học hỏi với Bụt và các vị khất sĩ. Nhiều người ở thủ đô quả quyết đã được gặp thái tử Siddhatta trong hình thức tu sĩ trang nghiêm mang bình bát đi khất thực. Trong suốt cả tuần lễ, dân Kapilavatthu chỉ nói có một câu chuyện này khi dịp gặp gỡ nhau.

Hai vị phu nhân Gotami và Yasodhara cũng rất muốn lên vườn Nigrodha để thăm Bụt nhưng họ không có thì giờ. Cả hai người đều phải lo điều động công việc tổ chức lễ trai tăng. Vua đã cho mời hàng ngàn tân khách. Không những nhân vật trong giới chính trị và văn hóa trong và ngoài hoàng gia được mời mà tất cả các giới lãnh đạo tôn giáo và trí thức cũng đã được mời. Theo lời Bụt dặn, tất cả các thực phẩm cúng dường và thết đãi ngày hôm ấy sẽ đều là những món chay tịnh.

Hoàng tử Nanda đã lên thăm Bụt được hai lần vào hai buổi chiều. Chàng đã được ngồi với Bụt khá lâu và được Bụt giảng dạy cho những điều căn bản của đạo lý tỉnh thức. Nanda rất thương kính Bụt và rất mến nếp sống tịnh lạc của các vị khất sĩ. Chàng có hỏi thăm về đời sống hàng ngày của các vị khất sĩ. Chàng lại hỏi Bụt xem thấy chàng có đủ khả năng sống đời sống xuất gia không. Bụt chỉ mỉm cười không trả lời. Nanda là một thanh niên có nhiều tình cảm nhưng chưa được vững mạnh lắm về mặt ý chí. Khi ngồi với Bụt thì có ý muốn đi xuất gia, khi về đến cung điện và nghĩ tới mỹ nhân Kalyani, vị hôn thê của mình thì chàng lại thấy chàng chưa đi xuất gia được. Chàng tự hỏi không biết anh mình nghĩ gì về mình.

Ngày trai tăng đã đến. Cả thủ đô treo cờ kết hoa để đón Bụt và tăng đoàn. Hoàng thành cũng được treo cờ kết hoa bốn phía. Cả thủ đô tưng bừng chuẩn bị đón rước người hùng của cả nước. Nhiều nơi trong thành phố, thiên hạ mở hội vũ nhạc. Trên con đường mà Bụt và tăng đoàn sẽ đi qua, quần chúng tập họp rất đông dảo. Ai cũng muốn thấy tận mặt Bụt. Trong hoàng cung, tân khách của quốc vương đã tề tựu đầy đủ. Phu nhân Gotami và Yasodhara đích thân điều khiển công cuộc tiếp đãi. Gopa đã nghe lời hoàng hậu trang điểm và phục sức thật đúng mức trong ngày hội lớn này.

Trong lúc ấy Bụt cùng đoàn khất sĩ đang trầm lặng và nghiêm chỉnh đi vào thành. Hai bên đường dân chúng đứng chen từng hàng đông đảo. Nhiều người chắp tay cúi đầu khi Bụt đi qua. Những em bé được công kênh lên để có thể thấy được Bụt. Có cả những tiếng hò reo mừng Bụt trở về. Trong không khí rộn rã tưng bừng ấy, đoàn khất sĩ vẫn lặng lẽ và chậm rãi đi tới. Các vị khất sĩ để hết tâm ý vào bước chân và hơi thở của họ. Vua Suddhodana ra đón Bụt tận ngoài cổng hoàng cung, cũng như vua Bimbisara ở nước Magagha vậy, Bụt và các vị khất sĩ được hướng dẫn vào chỗ ngồi đã bày sẵn ở giữa sân điện. Thấy vua kính cẩn chắp tay làm lễ Bụt, tất cả các vương hầu và quan khách đều phải bắt chước đứng lên làm lễ người, dù trong số đó có người nghĩ rằng không có lý do gì mà họ phải tôn trọng vị khất sĩ trẻ này một cách quá đáng như vậy.

Sau khi Bụt và các vị khất sĩ đã an tọa, vua ra hiệu cho các người hầu mang thức ăn ra cúng dường. Chính tay vua cúng dường thức ăn vào bát của Bụt. Các vị khất sĩ cũng đều được cúng dường một lượt. Trong khi ấy hoàng hậu và Yasodhara hướng dẫn những cung nhân thừa tiếp trên một ngàn tân khách của vua, trong đó có nhiều đạo sĩ Bà-la-môn, các du sĩ và cả những nhà tu khổ hạnh. Tất cả đều thọ trai im lặng theo Bụt và tăng đoàn. Thức ăn thuần là chay tịnh.

Sau khi mọi người đã thọ trai và bát của Bụt và của chư vị khất sĩ đã được rửa và trả lại cho từng người, vua đứng dậy chắp tay và thỉnh Bụt thuyết pháp. Bụt ngồi im lặng một lát để quán chiếu tâm ý của đại chúng, Sau đó người lên tiếng. Trước hết người nói cho mọi người nghe sơ lược về kinh nghiệm học đạo, tìm đạo và tu đạo của người. Những điều này, người biết, ai trong đại chúng cũng muốn được nghe. Rồi Bụt khai thị cho đại chúng về đạo lý vô thưòng, vô ngã, và duyên sinh của vạn vật, nghĩa là về những khám phá căn bản trong công trình thiền quán của người. Người nói đến con đường quán chiếu và thực tập tỉnh thức như là con đường duy nhất có thể đưa đến sự diệt khổ và thực hiện an lạc. Người cũng cho biết là tế tự và cầu nguyện không phải là những phương thức hữu hiệu để đạt tới giải thoát.

Rồi Bụt giảng dạy về bốn sự thật căn bản: sự có mặt của khổ đau, nguyên do của khổ đau, khả năng diệt khổ để kiến tạo an lạc và giải thoát, và con đường thực hiện diệt khổ và kiến tạo an lạc. Bụt khai thị thêm:

❝Ngoài những tai nạn như sinh, già, bệnh, chết, có người còn phải gánh chịu biết bao nhiêu khổ đau khác do mình tự tạo ra cho mình. Vì vô minh, nghĩa là vì nhận thức sai lầm, con người nghĩ, nói và làm những điều có thể tạo ra cho bản thân mình và cho những người xung quanh rất nhiều nỗi khổ. Những đau khổ vì giận dữ, hờn oán, nghi kỵ, ganh ghét, bất mãn, ... đều do ta thiếu sáng suốt mà sinh ra. Ta sống trong những khổ đau ấy như sống trong một nhà đang bốc cháy. Phần lớn những khổ đau mà ta chịu đều do ta tự tạo ra cho ta. Ta không thể thoát ra được khổ đau bằng cách cầu cứu một vị thần linh. Ta phải quán chiếu tâm ta và hoàn cảnh ta để loại trừ những nhận thức sai lầm đã từng là nguồn gốc phát sinh ra các khổ đau ấy. Ta phải tìm tới ngọn nguồn của đau khổ thì ta mới thật sự hiểu được bản chất của đau khổ. Một khi hiểu được bản chất của một niềm đau khổ thì ta thoát được ra khỏi niềm đau khổ ấy.

Ví dụ có một người kia tới chửi mắng ta. Ta có thể nổi giận và chửi mắng trả lại người ấy. Trong trường hợp này ta khổ mà người ấy cũng khổ. Theo đạo lý tỉnh thức thì không nên vội nổi giận và chửi mắng người kia. Ta phải bình tâm quán chiếu để thấy được vì sao người kia lại tới chửi mắng ta, nghĩa là ta đi tìm tới cội nguồn của sự giận dữ của người ấy. Do công phu quán chiếu bình tĩnh đó mà ta có thể thấy được những nguyên nhân sâu xa và chằng chịt nào đó đưa tới thái độ và hành động hôm nay của người ấy. Nếu ta thật sự có lỗi thì ta thấy sự chửi mắng đó là kết quả tất nhiên của lỗi lầm ta. Nếu ta quả không có lỗi lầm gì thì chắc chắn đã có một sự hiểu lầm nơi người ấy. Ta quán chiếu để tìm ra và chứng minh được sự hiểu lầm ấy cho người kia thấy. Làm như vậy, ta tránh được khổ đau cho ta và cũng giải tỏa được khổ đau cho người kia.

Thưa Đại Vương và các vị quan khách ! Tất cả mọi khổ đau của ta, ta đều có thể thoát ra khỏi bằng đường lối quán chiếu ấy, nhưng muốn quán chiếu cho thành công ta phải biết theo dõi hơi thở, biết thực tập sống theo tinh thần giới-định-tuệ. Giới là những nguyên tắc sống cho an lạc. Có sống theo các nguyên tắc này, ta mới thực hiện được định. Định là nếp sống có tỉnh thức, có chú tâm. Có tỉnh thức và chú tâm ta mới có khả năng quán chiếu về thực tánh của tâm ta và của hoàn cảnh, và có quán chiếu ta mới có Tuệ. Tuệ tức là sự hiểu biết. Một khi đã có hiểu biết, ta có thể thương yêu và tha thứ. Cuộc đời sẽ bớt khổ rất nhiều khi ta có hiểu biết. Nếu không hiểu biết, ta không thể thương yêu và tha thứ. Cho nên con đường giải thoát chân thật là con đường thực hiện sự hiểu biết. Hiểu biết là trí tuệ, là bát nhã. Mà trí tuệ chỉ có thể do quán chiếu đem lại. Con đường giới, định và tuệ vì vậy là con đường duy nhất đưa tới giải thoát.❞


Bụt lặng yên một lát rồi mỉm cười. Người nói tiếp:

❝Nhưng khổ đau chỉ là một mặt của sự sống. Sự sống còn có một mặt khác, đó là sự có mặt của những mầu nhiệm trong cuộc đời, và nếu con người được tiếp xúc với những mầu nhiệm ấy, con người sẽ có niềm vui và sự an lạc. Khi tâm ta được giải thoát, ta tiếp xúc ngay được với những mầu nhiệm ấy. Nếu ta chứng nghiệm được sự thật về vô thường, vô ngã và duyên sinh thì ta có thể thấy được rằng tất cả đều là mầu nhiệm: từ tâm ý ta, thân thể ta cho đến cành tre tím, bông cúc vàng, dòng sông trong, mặt trăng sáng. Chỉ vì ta tự giam hãm ta trong thế giới khổ đau cho nên ta mới không xúc tiếp được với thực tại mầu nhiệm. Phá được vô minh rồi, ta sẽ thênh thang trong thế giới của an lạc, của giải thoát, của niết bàn. Niết bàn là sự chấm dứt của vô minh, tham đắm và giận hờn. Niết bàn cũng là sự hiển lộ của niềm an lạc và giải thoát. Quý vị cứ thử ra nhìn một dòng sông trong hay một tia nắng sớm. Quý vị sẽ thấy mình đã tiếp xúc được với thế giới của an lạc và giải thoát chưa. Nếu bị giam hãm trong ngục tù của phiền não, ta vẫn còn chưa tiếp xúc thật sự được với những nhiệm mầu của vũ trụ, trong đó có hơi thở ta, thân và tâm ta. Phá giặc phiền não bằng phép quán chiếu, đó là con đường tôi đã tìm ra được. Tôi đã thực nghiệm, đã thành công và đã chỉ bày cho nhiều người khác. Nhiều người thực hành theo phương pháp ấy cũng đã thành công.❞

Khi Bụt chấm dứt pháp thoại, người đã chinh phục được hầu hết mọi người trong số những tân khách của vua Suddhodana. Điều này có thể cảm nhận được trong không khí và trong ánh mắt của các vị tân khách. Vua sung sướng đã đành mà hoàng hậu Gotami và công nương Yasodhara cũng tỏ vẻ hết sức hoan hỷ. Họ nhất quyết trong những ngày kế tiếp tìm tới với Bụt để được học về những phương pháp quán chiếu thực tiễn có thể giúp họ đạt tới giải thoát và giác ngộ.

Sau buổi pháp thoại, vua tiễn Bụt và giáo đoàn ra khỏi hoàng cung rồi mới đưa tiễn các vị tân khách. Mọi người đều chúc mừng vua về sự thành công của Bụt. Công viên Nigrodha đã được biến thành một tu viện cho Bụt và tăng đoàn. Ở đây có rất nhiều cây sung cổ thụ. Các cây này cho Bụt và tăng đoàn rất nhiều bóng mát. Rất nhiều người đến xin xuất gia thọ trì năm giới của người cư sĩ. Trong số những người đến xin Bụt xuất gia có cả những thanh niên thuộc dòng họ Sakya của người.

Yasodhara thường đi chung với hoàng hậu và Rahula đến thăm và cúng dường Bụt và tăng đoàn tại tu viện. Bà đã được nghe Bụt thuyết pháp nhiều lần. Bà cũng đã có cơ hội hỏi Bụt những câu hỏi về sự liên hệ giữa sự tu đạo và công việc cứu tế xã hội. Bà được Bụt dạy cho những phương pháp theo dõi hơi thở và thực tập thiền quán để nuôi dưỡng sự an lạc trong thân tâm. Bà biết rằng nếu không có an lạc thì con người không thể giúp được gì cho kẻ khác. Bà học được rằng phát triển sự hiểu biết cũng là nuôi dưỡng được tình thương. Bà rất sung sướng tìm ra được rằng bà có thể thực tập thiền quán ngay trong đời sống hàng ngày và trong những lúc làm công tác cứu tế xã hội. An lạc có thể đạt được ngay trong khi mình làm công việc. Phương tiện và cứu cánh không còn là hai cái khác nhau. Hoàng hậu Gotami cũng đạt được nhiều tiến bộ tu học trong thời gian mấy mươi ngày sau đó.

Lặng ngắm phù hư

- Thích Tánh Tuệ



Cái “tôi” thường thấy tổn thương
Khi đời chê bai, xúc phạm
Mặc kệ, cứ để nó buồn
Đừng trốn chạy, đừng đeo bám

Những khi được người tán thán
Cái tôi sung sướng ngẩng đầu
Biết vui nào rồi cũng cạn
Bao làn sóng cả chìm sâu

Tổn thương hay niềm hạnh phúc
Từng đợt sóng vùng biển dâu
Đến đi giữa miền tâm thức
Rồi mây theo nước qua cầu

Hãy trả sóng về cho biển
Trả buồn lại bởi niềm vui
Lặng ngắm dòng sông tĩnh tại
Mặc tình hoa rác nổi trôi

Đâu có cái “tôi giải thoát”
Giải thoát chính: “lìa cái tôi”
Nhìn sâu vào lòng sinh, diệt
Gặp lại bình yên muôn đời

Khúc ru

- Hương Ngọc Lan



Ta ngồi nhặt mảnh tình rơi
Ném vào sông lạnh thả trôi khối sầu

Ta ngồi nguyện chuỗi kinh cầu
Để hồn sớm được nhuộm màu thiên thu

Ta ngồi mơ chốn vô ưu
Để tâm giác ngộ ... phù du kiếp người

Ta ngồi tô vẽ nụ cười
Để tim không thấy ngậm ngùi bơ vơ

Ta ngồi ru khúc tình thơ
Để mơ được đến bến bờ yêu thương

Rốt cuộc, trong cuộc đời của chúng ta, điều gì là quý giá nhất ?

- Theo Secretchina
- Mai Trà, Hữu Bằng



Trong đời, hẳn phải có lúc bạn phải tự hỏi bản thân: rốt cuộc điều gì mới là quý giá nhất ? Qua bao nhiêu năm như vậy, nhiều khi người ta vẫn chưa tìm thấy câu trả lời. Câu chuyện sau đây liệu có thể giúp bạn hóa giải băn khoăn đó ?

Trên ngọn núi bên ngoài thành phố nọ có một ngôi chùa cổ. Ngôi chùa nằm giữa những hàng tre trúc xanh mướt và những cây tùng bách cổ thụ. Sư trụ trì ở đây nổi tiếng là người đức hạnh và trí huệ. Một ngày nọ, tiểu hòa thượng làm cơm trong nhà bếp chạy đến trước mặt vị trụ trì và hỏi:

- Thưa sư phụ, rốt cuộc, trong cuộc đời của chúng ta, điều gì là quý giá nhất ạ ?”

Vị trụ trì nói:

- Con hãy ra sau vườn hoa lấy tảng đá mà ta để ở đó mang xuống chợ ở dưới núi bán. Nếu như có người hỏi, con đừng nói gì mà giơ lên một ngón tay. Nếu như họ có thương lượng trả giá, con cũng đừng bán mà hãy lập tức mang nó về chùa. Ta sẽ nói cho con biết, đời người điều gì là quý giá nhất.

Sáng sớm tinh mơ hôm sau, tiểu hòa thượng khệ nệ ôm tảng đá xuống chợ dưới núi rao bán. Khu chợ đông đúc, người lại qua đều ngạc nhiên hỏi nhau: “tiểu hòa thượng ngốc, có ai sẽ mua tảng đá này kia chứ ?”. Không ngờ lát sau, có một người phụ nữ trung tuổi đi tới và hỏi: “tảng đá này bao nhiêu tiền ?”, nhớ lời thầy, tiểu hòa thượng chỉ giơ một ngón tay của mình lên mà không nói lời nào.

Người phụ nữ hỏi: “1 quan sao ?”, tiểu hòa thượng lắc đầu. Người phụ nữ lại nói: “Vậy là 100 quan ? Thôi được rồi, ta sẽ mua về để muối dưa chua vậy”. Tiểu hòa thượng nghe vậy thầm nghĩ: “trời ơi, tảng đá không đáng 1 đồng mà có người trả 100 quan, trên núi của chúng ta chẳng phải có cả đống sao ?”. Tuy nhiên, tiểu hòa thượng nghe lời sư trụ trì, không bán mà lại ôm hòn đá trở lại chùa. Về đến nơi, cậu hỏi: “sư phụ, hôm nay có người phụ nữ trả con 100 quan để mua tảng đá này, bây giờ, sư phụ có thể nói cho con biết đời người điều gì là giá trị nhất chưa ạ ?”

Vị sư trụ trì nói: “đừng vội, sáng mai con hãy ôm tảng đá này tới trước cửa nhà bảo tàng bán, nếu có người hỏi, con cứ giơ một ngón tay lên, nếu như họ trả giá, con đừng bán mà lại ôm đá về, sau đó chúng ta sẽ nói chuyện tiếp !”

Sáng hôm sau, tiểu hòa thượng lại hào hứng ôm tảng đá đến trước nhà bảo tàng ngồi bán. Một nhóm người hiếu kỳ vây quanh cậu rồi xì xào bàn tán: “một tảng đá bình thường rốt cuộc có giá là bao nhiêu, chẳng lẽ đây là tảng đá quý hiếm sao, ...”, lúc này có một người đàn ông từ trong đám đông bước lên phía trước rồi lớn tiếng hỏi: “tiểu hòa thượng, ngươi bán tảng đá này bao nhiêu tiền ?”, tiểu hòa thượng lại giơ một ngón tay lên mà không nói gì. Người đàn ông kia hỏi: “1000 quan sao ? Được, ta mua luôn vì đang cần tảng đá để khắc bức tượng thần”.

Tiểu hòa thượng nghe xong, lùi lại một bước, sợ tới mức không nói lên lời. Nhưng cậu vẫn tuân thủ lời của sư phụ, không bán mà ôm đá về. Về tới chùa, cậu sốt ruột hỏi ngay: “sư phụ, hôm nay có người trả con 1000 quan để mua tảng đá này, bây giờ, sư phụ đã nói cho con biết được chưa ?”

Sư trụ trì nghe tiểu hòa thượng nói xong, cười ha ha rồi trả lời: “ngày mai con hãy mang tảng đá này đến cửa hiệu đồ cổ bán đi, nhớ lời của ta, đừng bán mà hãy mang nó về, lúc ấy, ta nhất định sẽ nói cho con biết đời người điều gì là giá trị nhất”.

Sáng hôm sau, tiểu hòa thượng lại mang tảng đá đến cửa hiệu đồ cổ ở dưới núi. Không ngờ, một người đàn ông đến trước tiểu hòa thượng và nói: “đây là bảo thạch ngàn năm không gặp, tiểu hòa thượng bán bao nhiêu tiền ?”, tiểu hòa thượng lại như cũ, không nói gì mà giơ một ngón tay lên, người đàn ông nói: “1 vạn quan ?”, tiểu hòa thượng lắc đầu, người đàn ông lại nói: “10 vạn quan sao ? 10 vạn quan ta cũng muốn mua báu vật này”.

Tiểu hòa thượng nghe xong như không tin vào tai mình, vội vàng ôm tảng đá về chùa và nói với sư trụ trì: “sư phụ, hôm nay có người trả con 10 vạn quan để mua tảng đá kia, bây giờ sư phụ đã có thể nói cho con biết được chưa ?”.

Vị sư trụ trì cầm lấy hòn đá ném vỡ đi rồi nói:

- Thực ra, chúng ta không phải có ý định bán tảng đá này. Ta sở dĩ bảo con làm như vậy là vì muốn dạy con biết được giá trị của bản thân mình vậy. Cho dù con ở nơi đâu, cùng là con, nhưng có người sẽ nâng con lên rất cao và có người lại bỡn cợt mà hạ con xuống rất thấp. Một vật chỉ có giá trị khi được đặt tại trước mặt người hiểu được giá trị. Đừng lo người khác nhìn mình như thế nào mà quan trọng nhất là bản thân mình nhìn nhận mình như thế nào. Vì thế, điều quý giá nhất trong cuộc đời là con có thể nắm giữ được số mệnh và quyết định được giá trị của bản thân mình.

Suy ngẫm:

Đọc xong câu chuyện có lẽ bạn đã tự trả lời được câu hỏi hóc búa kia: “rốt cuộc điều gì mới là quý giá nhất trên đời ?”. Phải chăng đó là việc bạn có thể tự ý thức được giá trị của chính mình ? Mỗi người đến với thế gian này đều có một sứ mệnh nào đó, mỗi sự sống đều mang một ý nghĩa riêng. Việc bạn có mặt trên cuộc đời này, tự nó, đã là một điều quý giá không gì sánh được. Và hãy nhớ, giá trị của bạn không dựa trên việc người khác phán xét bạn ra sao, chỉ cần bạn tự ý thức được giá trị của mình, bạn sẽ luôn cảm thấy cuộc đời của mình ý nghĩa. Nếu không thể tự trân quý bản thân mình, đừng bao giờ mong người khác có thể trân quý bạn. Hãy đặt mình vào một nơi xứng đáng. Có thể tỏa sáng hay không là do bạn lựa chọn. Giống như cùng một viên đá bán ngoài chợ và bán ở tiệm đồ cổ, giá trị là khác hẳn nhau. Quan trọng là tìm cho mình một sân khấu để tỏa sáng.

Cuối cùng, dù cuộc đời có đẩy mình vào hoàn cảnh nào, thử thách nào, bạn hãy điềm nhiên đón nhận tất cả, hãy mỉm cười và bước qua. Có một câu nói như thế này: “hãy cười lên và cả thế giới sẽ cười cùng bạn, còn khi khóc, bạn sẽ chỉ khóc một mình”. Cuộc sống này tươi đẹp hay u ám, hạnh phúc hay khổ đau, rốt cuộc ranh giới đó thật mong manh. Chỉ cần thay đổi thái độ, bạn sẽ thấy ở cuối con đường luôn có chỗ cho hy vọng. Một nhà thơ nổi tiếng thời Nam Tống là Lục Du có hai câu thơ rất hay, hàng nghìn năm qua vẫn được người đời truyền tụng: “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ|Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn”, dịch nghĩa: “Núi cùng, nước tận, tưởng là không còn đường đi|Qua rặng liễu tối, đến khóm hoa tươi lại có một thôn làng”. Bạn thấy đấy, sau những thời khắc tưởng như tột cùng gian khổ, những gì tốt đẹp nhất đang chờ đợi bạn ở cuối cuộc hành trình, chỉ là bạn có thể thực sự trân quý giá trị của chính bản thân mình để đủ sức mạnh bước qua nó hay không.

Câu chuyện này liệu có khiến bạn suy nghĩ về chính mình và tự hỏi, cuộc đời mình đang được đặt ở vị trí nào đây ? Bạn đã sẵn sàng đem cuộc đời mình bày biện ở phòng đấu giá nào chưa ? Hay bạn muốn tìm một vũ đài như thế nào để cho bản thân mình phát triển ? Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Ai nói bạn không có giá trị ? Trừ phi bạn đem mình giống như tảng đá kia, đặt trong đám bùn lầy. Không bất kỳ ai có thể quyết định cuộc đời của bạn sẽ ra sao. Bạn lựa chọn con đường như thế nào, thì bạn chính là quyết định cuộc đời mình như vậy.

Vì sao một ông chủ liên tiếp gặp khó khăn, cũng sẽ không dễ dàng buông xuôi, nhưng một công nhân hễ việc không thuận liền muốn bỏ việc. Vì sao một đôi vợ chồng liên tục cãi nhau, liên tục mâu thuẫn, cũng sẽ không dễ dàng ly hôn, nhưng một đôi tình nhân bình thường hễ gặp một chuyện nhỏ lại có thể nhanh chóng đường ai nấy đi. Nói cho cùng, bạn đang gặp một sự tình gì, trong một mối quan hệ đã được đầu tư nhiều hay ít bao nhiêu, sẽ quyết định bạn có thể chịu đựng bao nhiêu áp lực, có thể đạt được bao nhiêu thành công, có thể trụ vững bao lâu thời gian.

Người ta nói: vĩ nhân, đại đa số là người có sức chịu đựng lớn vô cùng, vì sao vậy ? Người bình thường không chịu nổi ủy khuất, cần phải được người khác động viên an ủi. Người bình thường đối với chuyện bất bình thì như muốn trút hết lòng tức giận, họ cần một bờ vai để khẽ dựa vào. Còn bạn, hãy cố gắng làm được, gặp bất cứ chuyện gì cũng sẽ mỉm cười, nhẹ nhàng bỏ qua, hơn nữa, hãy làm một bờ vai để người khác dựa vào.

Hiếu Trang Hoàng Thái Hậu từng nói với vua Khang Hi: “Tôn nhi, nước Đại Thanh mối nguy cơ không phải là thiên quân vạn mã ở bên ngoài, mà nguy nan lớn nhất, chính là ở cái tâm của ngươi”. Còn có đệ tử hỏi lão hòa thượng: “sư phụ, Ngài có lúc lại đánh người mắng người, nhưng có lúc lại nho nhã lễ độ với người khác, điều này là vì sao vậy ?”, sư phụ nói: “Đối với người thượng đẳng lòng dạ ngay thẳng, thì có thể đánh có thể mắng, lấy chân diện mà đối đãi. Đối với người trung đẳng thì cần dùng phép ẩn dụ, cần giảng đúng mực, bởi hắn chịu không nổi trách mắng. Đối với người hạ đẳng thì cần mặt mỉm cười, hai tay hợp thập, bởi hắn rất yếu ớt, tầm mắt eo hẹp, chỉ nên dùng lễ tiết thế tục mà đối đãi. Ngươi chịu được loại ủy khuất nào, thì sẽ quyết định ngươi trở thành loại người nào”.

Một người không biết bơi, cho dù có thay đổi bể bơi cũng không giải quyết được vấn đề. Một người không biết làm việc, cho dù có thay đổi công việc thì cũng không giải quyết được năng lực của mình. Một người không hiểu gì về tình yêu, thì có thay đổi bạn trai bạn gái cũng không giải quyết được điều gì. Một người không biết trân quý gia đình, thì có đổi vợ đổi chồng vẫn vậy. Một ông chủ không hiểu biết, tuyệt đối sẽ không kéo dài thành công. Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả, vậy nên muốn thay đổi hết thảy, đầu tiên phải thay đổi chính mình.

Kỳ thực, dù yêu dù ghét, đều là chính bạn. Bạn thay đổi, thì hết thảy đều sẽ thay đổi. Thế giới của bạn là do bạn sáng tạo ra, những gì của bạn hết thảy đều là do bạn sáng tạo ra. Bạn là ánh mặt trời, thì thế giới của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời ấm áp. Bạn biết yêu thương, cuộc sống của bạn liền ngập tràn tình yêu thương và hạnh phúc. Bạn nếu mỗi ngày đều phàn nàn, oán hận, soi xét, chỉ trích, … thì cuộc sống của bạn sẽ tựa như trong địa ngục.

Một niệm lên Thiên Đường, một niệm xuống Địa Ngục, trong lòng bạn đang như thế nào, thì cuộc sống của bạn chính là như vậy.


Sống thiền (7)

- J. Krishnamurti



Trong sự sống thực tại không tồn tại một khả năng đặc biệt nào như một sở hữu vĩnh viễn có thể được sử dụng cũng như trở thành, trở nên điều gì đó. Chỉ là sự sống bình an, vô cầu, tâm sạch trơn không chứa chấp điều gì, một sự trống vắng hạnh phúc khác thường chưa từng thấy. Trạng thái khác thường rồi cũng qua đi. Thiền Đích Thực không tập trung tư tưởng nhưng chú ý toàn diện và triệt để. Tập trung là o ép, kiểm soát, buộc tâm trí phải quy về một điều đã được chọn lựa trong khi sự chú ý hoàn toàn của tâm trí lại nhận biết mọi diễn biến bình thường của nó một cách tự nhiên.

Love begins at home

- Haier

I feel free when we’re together
True love and smiles when I'm at home
The sound of laughter keeps me warm
Safe and rest comfort at home

Home is where the lives begin
To make me strong and feeling better
Surrounded by the warmth of love
There's no place like home

This love is unbreakable
We're all together
Love begins at home
This love is unbreakable
We're all together
Love begins at home





Pháp ngữ (9)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Nếu bạn thật sự không nói dối trá thì bạn gọi trời, trời liền đáp, bạn gọi đất, đất trả lời.

Trầm tĩnh sống

- Thích Tánh Tuệ



Niềm vui dù quá lớn
Sẽ dần dần trôi qua
Và nỗi đau cùng cực
Rồi cũng tìm phôi pha

Biết thế đừng tự phụ
Vì thành công hôm nay
Cũng không sầu ủ rũ
Lúc gặp điều không may

Sao trẻ con hay khóc
Mà hiếm khi chúng buồn
Người lớn năng cười cợt
Giữa tiếng lòng lệ tuôn

Trẻ thơ hôm nay giận
Ngày mai ngồi với nhau
Người lớn “biết tha thứ”
Lại nhắc hoài mãi sau

Thật hiếm khi tìm gặp
Bình an ở bên ngoài
An bình chỉ có thể
Gặp trong lòng ta thôi

Ngày qua, ngày mới đến
Người đi, kẻ khác về
Chỉ có tình thương mến
Đọng lại cùng sơn khê

Nhân quả báo ứng mắt người nhìn đâu thấy

(Theo Đại Kỷ Nguyên)

Ngày xưa, ở Dương Châu có một người làm nghề bán gạo, người này vốn rất nghèo khó, tay trắng làm nên. Thế nhưng sau đó, anh ta lại giở trò khôn vặt, làm mẹo điều chỉnh cân gạo, ăn trộm của khách hàng được nửa lạng gạo mỗi lần cân …

Một năm sau, bằng sự cố gắng nỗ lực kinh doanh của mình, anh ta cũng trở nên khá giả, và sinh được hai người con trai rất đáng yêu. Có một ngày, anh ta ở trong nhà uống rượu, nói với vợ một cách đầy hào hứng: “Anh vốn là một người tay trắng không có một cái gì, bây giờ có tiền như vậy, em có biết lý do vì sao không ?”, vợ anh ta nói: “Em không biết”, anh ta nói với vợ: “Anh chính là điều chỉnh ở đầu cân, làm mẹo như thế như thế, vì vậy bây giờ mới có tiền như vậy”.

Vợ anh ta sau khi nghe được, liền cảm thấy rất đau lòng, và chuẩn bị muốn ly hôn với anh ta, anh này liền hỏi: “Tại sao em lại muốn ly hôn ? Hiện nay chúng ta có rất nhiều tiền mà”. Người vợ có lẽ ít nhiều cũng được học Nho học, chị ta trả lời: “Chúng ta làm như vậy là tổn âm đức, cái nhà này sau này sẽ không có việc gì cát tường tốt đẹp đến nữa, vì vậy em muốn ly hôn với anh”.

Anh này vốn trong lòng vẫn còn chút thiện lương, sau khi nghe vợ nói vậy, trong lòng có chút ăn năn hối lỗi, anh liền hỏi: “Vậy việc anh đã làm rồi, phải làm như thế nào bây giờ ?”, vợ anh ta nói: “Trước đây anh làm mẹo vặt để lấy của người ta bao nhiêu lạng, thì bây giờ cũng làm lại thủ thuật đó, trả lại cho người ta bấy nhiêu, chính là phần chúng ta cân thiếu ngày trước đó, bây giờ bù trả lại cho mọi người”. Anh này làm theo như cách vợ nói, trong lòng cũng cảm thấy vô cùng hổ thẹn xấu hổ, đoạn tuyệt với việc làm xấu.

Mấy năm sau, hai người con trai đáng yêu của anh ta không may đều qua đời. Trong lòng anh ta cảm thấy rất bất bình, bắt đầu mất lòng tin và bị dao động: “Trước đây khi mình tạo nghiệp làm việc xấu, thì mọi việc đều thuận lợi, bây giờ mình bắt đầu tu thiện rồi, thế mà hai đứa con trai của mình đều bị chết, trên thế giới này thật sự có quả báo, có nhân quả không ?”.

Một buổi tối khi đi ngủ, có một vị thần tới nói với anh ta: “Trước đây khi anh tạo ác nghiệp, trời liền cử hai cậu con trai xuống để làm tiêu tan phá hoại hết gia sản của anh, hai người con trai đó của anh là do trời phái xuống, bây giờ anh đã tích đức hành thiện rồi, hai người con trai này trời cần phải gọi về, nếu anh tiếp tục tích đức hành thiện, sau này anh sẽ có được hai người con trai, và hai người này đều thiện lương”.

Sau khi mơ thấy giấc mơ này, anh càng tăng thêm tín tâm, tiếp tục không ngừng hành thiện tích đức, một mặt vừa đoạn tuyệt với những niệm đầu xấu xa, để trong tâm bảo trì thanh tịnh, một mặt dùng gạo bố thí cho người khác. Quả nhiên sau đó anh lại sinh được hai người con trai, và hai người con này lớn lên đều thiện đức, có công danh sự nghiệp.

Luật nhân quả trên thế gian này, có những lúc mắt thường của chúng ta thực sự nhìn không thấy, bởi vì sự việc nhân quả không phải chỉ trong một đời. Con người luân hồi chuyển bao nhiêu đời bao kiếp, vậy thì những gì mình đã làm không phải hết một đời là kết thúc. Con người trong mê không ngộ nên đời này kiếp này dám làm đủ thứ chuyện bất hảo, buôn gian bán lận, không từ thủ đoạn nào để đạt được lợi ích cá nhân, hàng hóa ngập trong chất độc bởi vì mắt người chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt là tiền bạc mà không thể nhìn thấy cái hại lâu dài là nhân quả báo ứng cho sinh mệnh của chính mình khi hủy hoại đồng loại.

Một người nghèo khó trong kiếp này không có nghĩa là họ sẽ mãi nghèo khó trong kiếp sau. Phật gia giảng chịu khổ tiêu nghiệp, hành thiện tích đức, một người khốn khổ đủ đường kỳ thực là đang trả nợ những gì gây ra trong kiếp trước và tích phúc báo cho kiếp sau. Rất có thể, kiếp sau người ấy sẽ làm quan lớn, phát đại tài. Vậy nên người xưa luôn dạy, tích đức, hành thiện, răn con cháu đừng làm chuyện tổn đức, thất đức là cũng bởi thấu tỏ lẽ nhân quả báo ứng trong đời không bao giờ sai chạy.

Người có thể dối mình, dối người, nhưng không thể dối được Trời là vậy.

Đừng (21)

- Marc(Thủy Nguyệt dịch)

Đừng lo lắng khi thấy người khác giỏi hơn mình. Hãy tập trung vào việc “phá kỷ lục” của chính mình mỗi ngày. Thành công chỉ là một cuộc chiến giữa BẠN và BẢN THÂN BẠN mà thôi.╰▶ ĐỪNG CỐ CẠNH TRANH VỚI TẤT CẢ MỌI NGƯỜI



Mùa xuân đoàn tụ

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXXIV, Thích Nhất Hạnh

Công viên Nigrodha ở về phía Nam Kapilavatthu, cách kinh thành non ba dặm đường, Bụt và các các vị khất sĩ tùy tùng nghỉ tại đây, theo lời đề nghị của khất sĩ Kaludayi. Đi theo Bụt về quê hương người có khoảng ba trăm vị khất sĩ do đại đức Sariputta dẫn đầu. Đại đức Moggallana ở lại tu viện Trúc Lâm và cùng các vị cao đức khác như Kondanna với ba anh em khất sĩ Kassapa lãnh đạo và duy trì nếp sống tu học của tu viện.

Kaludayi sau khi đã về báo tin cho vua, hoàng hậu và Yasodhara ngày về của Bụt, lại một mình ôm bát ra đi. Lần này thầy không đi với Channa. Thầy đi một mình với tư cách một du tăng, hướng về phương Nam để đón Bụt. Thầy áp dụng phép khất thực của giáo đoàn khất sĩ, ngày đi đêm nghỉ. Chỉ dừng lại các thôn lạc vào giờ khất thực mà thôi. Tới đâu thầy cũng báo tin là thái tử Siddhatta đi tu hành thành đạo sắp sửa trở về. Đi được chín hôm thì thầy gặp Bụt và đoàn khất sĩ từ phương Nam đi lên. Mừng rỡ, thầy gia nhập phái đoàn và cùng đi về hướng Bắc. Bụt và giáo đoàn khất sĩ được tiếp đón niềm nở bất cứ nơi nào ghé đến.

Về tới Kapilavatthu, Bụt và các vị khất sĩ nghỉ một đêm tại công viên Nigrodha. Sáng hôm sau người ôm bát cùng tăng đoàn đi vào kinh thành khất thực. Cảnh tượng ba trăm vị khất sĩ khoác ca-sa vàng, tay ôm bình bát, lặng lẽ và trang nghiêm đi khất thực trong thành phố đã gây một ấn tượng lớn trong lòng người thủ đô. Chẳng mấy chốc mà tin này được báo vào hoàng cung. Vua Suddhodana, hoàng hậu và phu nhân Yasodhara được báo rằng Siddhatta hiện đang ở trong thành cùng đi xin ăn với hàng trăm vị khất sĩ khác. Vua truyền đánh xe ngựa ra để vua đi gặp thái tử. Hoàng hậu Prajapati hồi hộp chờ trong cung. Hai mẹ con Rahula cũng hồi hộp chờ trong cung. Xa giá vừa ra tới phố Đông thì vua gặp được đoàn khất sĩ. Siddhatta có mặt trong đoàn khất sĩ ấy và vị võ quan hầu cận bên vua nhận ra ngay thái tử.

- Tâu bệ hạ, bệ hạ nhìn vị khất sĩ đi đầu, người mang chiếc ca-sa dài màu hỏa hoàng kia.

Vua chợt nhận ra người con của mình, dáng điệu của Bụt uy nghi, từ tốn, người Bụt như tỏa chiếu hào quang. Bụt đang ôm bát đứng trước một ngôi nhà có vẻ nghèo nàn, người đứng trang nghiêm và lặng lẽ, làm như việc xin ăn là việc quan trọng nhất trong đời. Một lát sau, vua thấy một thiếu phụ ăn mặc rách rưới từ trong nhà đi ra, trong tay chỉ có một củ khoai nhỏ. Thiếu phụ quỳ xuống dưới chân Bụt rồi kính cẩn đặt củ khoai ấy trong bình bát của người. Bụt cũng kính cẩn không kém. Người nghiêng mình đáp lễ thiếu phụ, rồi mới lặng lẽ giã từ, bước sang ngôi nhà bên cạnh.

Xa giá của vua còn cách Bụt khá xa, nhưng vua bảo ngừng xe để vua xuống đi bộ. Ngài đi thẳng về phía Bụt. Bụt cũng vừa thấy vua. Hai người tiến lại gần nhau, đáng đi của vua hấp tấp, nhưng dáng đi của Bụt vẫn thong dong.

- Siddhatta ! - Vua thốt lên.

- Phụ vương ! - Bụt trả lời.

Đại đức Nagasala lúc ấy cũng vừa đi tới bên Bụt. Bụt trao chiếc bát của người cho thầy thị giả. Người nắm lấy hai bàn tay của vua trong hai tay người. Mấy giọt nước mắt ứa ra và chảy xuống trên gò má đã bắt đầu nhăn nheo của vua. Bụt nhìn vua, hai mắt người bao phủ vua với một cái nhìn vừa dịu dàng vừa đầm ấm. Vua biết rằng Siddhatta con mình bây giờ đây không còn là một vị đông cung thái tử nữa mà đã là một nhà tu, một vị lãnh đạo tinh thần. Vua muốn ôm Bụt vào lòng, nhưng biết làm như vậy là không ổn. Cuối cùng vua chắp hai tay nghiêng mình trước người con của mình, theo thể thức một vị quốc vương làm lễ một vị đạo sĩ. Vị võ quan hầu cận cũng bắt chước vua chắp tay nghiêng mình làm lễ Bụt. Lúc ấy đại đức Sariputta cũng đã đi tới gần bên Bụt. Bụt nói với Sariputta:

- Tăng đoàn khất thực xong, xin thầy hướng dẫn họ về công viên Nigrodha để thọ thực và an nghỉ. Thầy Nagasamala sẽ đi theo tôi. Chúng tôi vào thăm hoàng gia và sẽ thọ thực ở đấy. Chiều nay thầy Nagasamala và tôi sẽ trở về cùng quý vị.

Khất sĩ Sariputta kính cẩn nhận lệnh của Bụt. Thầy nghiêng mình làm lễ vua và Bụt rồi quay gót. Vua nhìn Bụt:

- Ta tưởng con về tới là đi về thăm gia đình ngay. Ai ngờ con còn đi khất thực ngoài phố. Tại sao con không về thẳng hoàng cung để ăn cơm ?

Bụt mỉm cười nhìn cha:

- Con đâu có đi một mình. Con đi với cả giáo đoàn. Giáo đoàn các vị bikkhu, nghĩa là những người khất sĩ. Con cũng là một vị khất sĩ như mọi người và vì vậy con phải đi ăn xin như mọi người.

- Nhưng tại sao con phải xin ăn tại những nhà nghèo hèn như thế ? Dòng họ Sakya ta trong bao nhiêu đời có ai làm như con không ?

- Thưa phụ vương, dòng họ Sakya thì không ai làm như thế, nhưng dòng họ khất sĩ thì ai cũng làm như thế. Thưa phụ vương, đi khất thực là một phép tu nhằm thực hiện tinh thần khiêm cung và bình đẳng. Khi con nhận một củ khoai của một gia đình nghèo khổ, con cũng có thái độ cung kính như khi con nhận một món ăn sang trọng do một vị đế vương cúng dường. Thái độ cung kính này chứng tỏ rằng con đã có thể vượt ra khỏi sự phân biệt sang hèn, và cũng chứng tỏ rằng bất cứ ai dù nghèo hèn đến mấy cũng có nhân phẩm và cũng có thể đạt tới giải thoát và giác ngộ. Trong xã hội có nhiều sự chênh lệch về tài sản và quyền thế. Trong xã hội có rất nhiều bất công. Trong đạo pháp mà con tìm ra, mọi người đều được hoàn toàn bình đẳng. Đi ăn xin như thế này, con không làm cho nhân cách của con thấp thỏi đi mà trái lại, con làm cho giá trị của tất cả mọi con người được sáng tỏ ra. Thưa phụ vương, con mong phụ vương nghĩ tới một đường lối chính trị mà trong đó phẩm giá của mọi người dân đều được tôn trọng.

Vua Suddhodana há miệng nghe người con trai mình thuyết pháp. Những lời đồn đãi lâu nay về Siddhatta thì ra đã là sự thật, con mình bây giờ đã trở nên một vị lãnh đạo tinh thần, và đạo đức của con mình đã bắt đầu chiếu sáng khắp thế gian. Cầm tay vua, Bụt đưa vua đi bộ về hoàng cung. Thầy Nagasamala cũng đi theo sau vua và Bụt. Trong khi ấy đứng ở lan can trên một từng lầu nơi hoàng cung, hoàng hậu Gotami, công nương Yasodhara và công chúa Sundari Nanda đã nhìn thấy hết tất cả những gì xảy ra. Rahula cũng đang đứng gần đấy với một người thị nữ. Người thị nữ này trước đây khi còn dọn dẹp trên lầu đã trông thấy tăng đoàn đang khất thực và đã chạy xuống báo với hoàng hậu. Hoàng hậu dắt tay Sundari Nanda cùng Yasodhara lên lầu. Từ trên cao, ba người nhận ra được Bụt đang dẫn đầu đoàn người khất sĩ, rồi họ thấy xa giá của vua dừng lại và chứng kiến cuộc gặp gỡ giữa vua và người con trai lớn của Ngài. Họ đã thấy vua vái chào Bụt theo nghi lễ cần có đối với một vị đạo sĩ lớn. Bây giờ vua và Bụt đang tiến gần tới cửa hoàng cung. Yasodhara gọi Rahula lại. Một tay nắm tay con, một tay chỉ xuống Bụt, bà bảo:

- Này con yêu quý của mẹ, con có thấy ông thầy tu đang cầm tay ông Nội và đi vào cửa hoàng cung đó không ?

- Dạ con có thấy, Rahula đáp.

- Ông thầy tu ấy là cha của con đó. Con chạy xuống chào cha con đi. Cha con có gia tài quý báu lắm, cha con sẽ trao gia tài ấy cho con. Con xuống xin gia tài của con đi.

Rahula nghe lời mẹ, chạy xuống lầu. Trong khoảng khắc cậu đã xuống tới sân điện chầu. Cậu chạy ra cửa hoàng cung, rồi cậu chạy lại với Bụt. Bụt biết ngay cậu bé đang chạy tới là Rahula. Người mở rộng hai tay ôm lấy cậu bé. Rahula vừa thở hổn hển vừa nói:

- Ông thầy tu ơi, mẹ bảo xuống xin gia tài của ông thầy tu. Gia tài của con đâu, ông đưa cho con đi.

Bụt vuốt má Rahula. Người nói:

- Gia tài của con hả ? Thong thả rồi cha sẽ trao lại cho con.

Bụt nắm lấy tay cậu bé. Người đi ở giữa, tay trái cầm tay Rahula, tay phải cầm tay vua cha, và ba người tiến vào cung. Hoàng hậu Gotami, Yasodhara và Sundari Nanda cũng hướng về phía cầu thang đi xuống. Xuống tới sân điện, ba người thấy vua, Bụt và Rahula đi rẽ vào vườn Thượng Uyển. Ba người cũng đi theo lối ấy.

Trời mùa xuân nắng lên rất ấm áp. Ngoài vườn Thượng Uyển tất cả các loại hoa đều đang nở rộ. Chim chóc ríu rít vang lừng. Bụt đưa vua và Rahula tới ngồi trên những chiếc cẩm đôn. Thầy Nagasamala cũng được Bụt mời ngồi xuống trên một chiếc cẩm đôn. Lúc ấy hoàng hậu Gotami, Yasodhara và Sundari Nanda bước vào vườn Ngự. Bụt đứng ngay dậy. Người đi tới phía ba người. Hoàng hậu Gotami, dáng dấp vẫn còn trẻ trung và khỏe mạnh. Bà khoác áo sari màu lá tre xanh mát. Gopa vẫn xinh đẹp như tự thuở nào tuy nước da có hơi xanh. Chiếc sari nàng khoác trên người màu trắng như tuyết. Nàng không đeo một thứ phục sức nào cả, còn cô em gái Bụt năm nay mười sáu tuổi, đang vận sari màu vàng, mắt đen lay láy. Cả hai vị phu nhân đều chắp tay búp sen trước ngực và cúi đầu rất thấp để chào Bụt. Họ đã thấy quốc vương làm như thế và họ cũng bắt chước làm như thế. Bụt chắp tay lại thành búp sen để đáp lễ. Người kêu lên hai tiếng:

- Mẹ ! Em !

Nghe tiếng Bụt gọi. Bà Gotami và Yasodhara đều rơi nước mắt. Bụt cầm lấy tay hoàng hậu và đỡ bà ngồi xuống trên một cẩm đôn. Người hỏi:

- Em Nanda của con đâu ?

Hoàng hậu nói:

- Em nó đi tập võ, chắc cũng sắp về tới. Đây là em gái của con. Con thấy nó mau lớn không ? Bụt nhìn đứa em gái sau gần tám năm xa cách.

- Sundari Nanda, em chóng lớn quá !

Bụt tiến tới cầm lấy tay Yasodhara, Gopa cảm động đến run rẩy trong tay Bụt. Người đưa bà tới ngồi xuống trên một chiếc cẩm đôn khác. Khi mọi người đã an tọa, Bụt mới ngồi xuống trên chiếc cẩm đôn của người. Từ hồi nãy đến giờ vua không ngớt hỏi thăm Bụt, nhưng bây giờ vua ngồi im lặng. Mọi người đều ngồi im lặng, kể cả chú Rahula. Bụt nhìn vua, nhìn hoàng hậu, nhìn Yasodhara, rồi nhìn Sundari Nanda. Niềm vui đoàn tụ được biểu hiện trong mắt của từng người. Cuối cùng, Bụt lên tiếng:

- Thưa phụ vương, con đã về. Thưa mẹ, con đã về. Gopa, em thấy không, ta đã về với em.

Lúc ấy hai người phụ nữ mới òa lên khóc. Những giọt nước của họ là những giọt nước mắt sung sướng. Bụt để yên cho họ khóc. Người gọi Rahula tới ngồi bên cạnh người, và vuốt tóc chú bé. Một lát sau, lệnh bà Gotami lấy chéo áo sari lau khô nước mắt rồi mỉm cười nói với Bụt:

- Con đi lâu quá. Như vậy là đã hơn bảy năm trời. Con biết không, Gopa là một người phụ nữ rất can đảm.

Bụt nhìn bà Gotami rồi nhìn Yasodhara. Người nói:

- Điều này con thấy từ lâu rồi. Mẹ và Yasodhara là hai người phụ nữ can đảm nhất mà con đã biết. Không những mẹ và Gopa đã gây dựng được ý chí cho người nam nhi, mẹ và Gopa còn là mẫu mực của những người đàn bà đức hạnh nữa. Con có duyên lành lắm mới có được mẹ và có được Gopa.

Yasodhara bây giờ mới mỉm cười. Có mặt vua và hoàng hậu, bà ít khi dám lên tiếng nói chuyện thân mật với Siddhatta.

Vua nói:

- Hồi nãy con có kể sơ lược cho ta nghe về những năm con đi tìm thầy học đạo và tu khổ hạnh. Bây giờ con có thể nhắc lại những điều đó được không, trước khi con kể tiếp ?

Vâng lời phụ vương. Bụt kể sơ lược về những năm học đạo và hành đạo của mình. Người kể lại cuộc gặp gỡ giữa người với vua nước Magadha, về ngày thành đạo, về những đứa trẻ ở xóm nghèo Uruvela, về năm người bạn tu khổ hạnh, và về cuôc tiếp đón vĩ đại của vua Bimbisara. Mọi người lắng nghe Bụt với tất cả sự chăm chú. Cả Rahula cũng phát ra một tiếng động. Khi Bụt kể đến đoạn vua Bimbisara cúng dường Rừng Trúc, một cô thị nữ đi ra vườn Ngự và đến gần hoàng hậu Gotami, cô cúi xuống thầm thì mấy câu bên tai hoàng hậu. Hoàng hậu thầm thì mấy câu trả lời, rồi người thị nữ đi vào, bà đã ra lệnh cho người thị nữ đặt bàn dọn cơm trưa hoàng gia ra ngoài vườn Ngự.

Tiếng của Bụt đầm ấm. Người kể khái quát những gì đã xảy ra và không nói nhiều đến các chi tiết. Người cũng không nói nhiều đến những gian truân khổ hạnh của người. Nhưng người đã nhân câu chuyện mà gieo vào trong lòng những người thân thuộc những hạt giống tốt lành của chánh pháp. Khi cơm nước đã được người hầu dọn ra đầy đủ ngoài vườn thì hoàng thái tử Nanda cũng vừa đi du hành về tới. Chàng mặc võ phục màu trắng. Quân gác ở cửa thành đã cho Nanda biết là Bụt đã về, vì vậy Nanda đã vội vàng chạy vào cung. Không thấy ai, chàng hỏi người thị nữ. Thị nữ cho biết mọi người đang ở ngoài vườn Ngự. Chàng ra vườn Ngự. Thấy Bụt, Nanda vội chạy đến chào mừng, Bụt nắm tay em, người nói:

- Em lớn mau lắm. Năm ta đi, em mới có mười lăm tuổi. Bây giờ em đã hai mươi hai rồi phải không ?

Nanda gật dầu. Hoàng hậu nói:

- Con phải chắp tay chào anh con theo cách chào một vị đạo sĩ. Con làm cho quen đi.

Nanda vâng lời chắp hai tay trước ngực cúi đầu xá Bụt. Bụt cũng chắp tay lại đáp lễ em. Mọi người quây quần quanh bàn ăn. Bụt đưa thầy Nagasamala tới ngồi gần bên mình. Người hầu đem nước tới để mọi người rửa tay. Vua hỏi:

- Hồi nãy hai thầy đã khất thực được những gì trong bát ?

Bụt nhìn vào bát mình rồi nhìn vào bát của thầy thị giả. Người nói:

- Con chỉ mới xin được có một củ khoai, còn thầy Nagasamala chưa xin được gì hết.

Vua Suddhodana đứng dậy:

- Vậy để ta sẽ cúng dường hai thầy.

Vua đứng dậy. Yasodhara cũng đứng dậy. Bà nói:

- Con xin mang các thức ăn đến để phụ hoàng cúng dường vào bát các thầy.

Bà nâng chậu cơm trắng giữa bàn lên trên hai tay rồi tiến đến bên cạnh thầy Nagasamala. Sau khi vua đã sớt cơm vào bát của thầy Nagasamala và của Bụt rồi, bà mới đặt chậu cơm xuống và nâng vịm thức ăn lên. Vịm thức ăn này toàn là thức ăn chay nấu với cari, thức ăn bốc lên thơm ngát. Cúng dường xong, vua ngồi xuống, Bụt và thầy Nagasamala nâng bát lên mặc niệm. Ngồi quanh bàn, mọi người thấy thế cũng đều giữ im lặng. Mọi người ăn cơm im lặng theo Bụt. Rahula ngồi trước bát thức ăn do mẹ xới cho, cũng biết ăn cơm trong im lặng. Nắng càng ấm và tiếng ca hát của loài chim càng vọng lên rộn rã hơn.

Cơm nước xong, hoàng hậu thỉnh vua và Bụt rời bàn ăn trở về ngồi trên những chiếc cẩm đôn. Người hầu cận dâng lên mỗi người một trái quít. Ngoài Rahula, ai cũng cầm trái quít trong tay mà không ăn, bởi vì ai cũng lắng tai nghe Bụt kể chuyện. Phu nhân Gotami là người hỏi Bụt nhiều câu hỏi nhất. Khi Bụt nói chuyện về túp lều của Bụt tại tu viện Trúc Lâm, vua có ý định cất cho Bụt một tịnh thất như vậy ở công viên Nigrodha và một số các tịnh xá nhỏ khác cho các vị đại đức lớn tuổi trong giáo đoàn. Vua ngỏ ý muốn Bụt ở lại vương quốc lâu ngày để giáo hóa. Hoàng hậu Gotami, Yasodhara, Nanda và Sundari Nanda ai cũng tỏ vẻ vui mừng khi nghe lời phát biểu của vua.

Bụt nói đã đến lúc người cần trở về với tăng đoàn. Vua hỏi Bụt:

- Ta muốn Bụt và tăng đoàn tới thọ trai trong hoàng cung. Con nghĩ điều ấy có tiện không ? Ta cũng muốn làm như vua nước Magadha mời các vương hầu và nhân sĩ đến để được nghe con giảng bày về đạo lý.

Bụt cho phụ vương biết là điều đó có thể làm được. Mọi người thảo luận và đồng ý rằng trong bảy hôm nữa, hoàng gia sẽ thỉnh Bụt và tăng đoàn đến để cúng dường. Yasodhara cũng tỏ ý muốn mời Bụt và đại đức Kaludayi tới thọ trai ở Đông Cung, Bụt cũng nhận lời, nhưng người cho biết cần chờ đợi ít hôm sau ngày trai tăng của đại chúng.

Vua truyền đem xe tứ mã đưa Bụt về công viên Nigrodha, nhưng người từ chối. Người nói người đã lập hạnh chỉ đi bộ mà thôi. Cả nhà đưa Bụt và thầy Nagasamala ra tận cổng hoàng cung. Cả nhà kể cả ông hoàng bé Rahula đều theo gương vua chắp tay trước ngực kính cẩn chào hai vị khất sĩ.

Hãy cứ giả khờ mà bao dung hết thảy

- Theo Secretchina



Vợ chồng tốt đều sẽ luôn giả ngu giả khờ với nhau, chính là bao dung cho nhau. Nếu như có thể bao dung hết thảy ưu điểm và khuyết điểm của người kia, thì đó mới là tình yêu thật sự. Đã là vợ chồng thì chớ có làm khó dễ đối phương, chớ có bắt bẻ đối phương, chớ có chỉ trích đối phương. Hãy cứ làm vẻ ngốc nghếch mà đi cùng đường với nhau.

Ngốc nghếch, là bởi bản thân đã quyết định rồi, nhận định rồi, thì chính là không có gì cần phải tìm hiểu nữa, biết đến nữa, trau dồi nữa, hoàn thiện nữa. Có tiến bộ, thì ta hãy chấp nhận, còn nếu như không có, thì ta cũng nên chấp nhận. Tình yêu, chính là ở chỗ đó.

Suốt một đời nếu như có thể tìm được một người yêu thương chân thành, thì thật tốt đẹp biết mấy. Chớ có suy nghĩ hủy hoại, chuyện lớn đến đâu cũng đều không đáng để bạn làm như thế.

Đàn ông nổi nóng là chuyện bình thường, nhưng đàn ông có thể nổi nóng với bất cứ ai chứ đừng nên nổi nóng với vợ. Bởi vì không kể tâm trạng bạn tốt xấu thế nào, người khác đều có thể quay lưng rời khỏi bạn, nhưng chỉ có người vợ sẽ luôn ở bên bạn, cùng bạn vượt qua những lúc tâm tàn ý lạnh.

Một đời này bạn có thể mất mát rất nhiều, nhưng người theo bạn đến cuối đời lại chỉ có một người. Trời lớn đất lớn, đều không vĩ đại bằng người phụ nữ bên cạnh bạn. Mỗi một người chỉ có thể từ từ mà lĩnh ngộ thôi, bởi vì không có được mấy người có thể làm được tốt, vậy nên đừng có làm người chỉ biết nói mà không biết làm.

Vợ chồng đồng lòng tát biển Đông cũng cạn. Chuyện không có đúng sai, chỉ có hòa thuận hay không, gia đình hòa thuận mới có thể “vạn sự hưng”. Gia đình là nơi nói những lời yêu thương, không phải là nơi nói lý. Nơi nói lý chính là ở chốn quan tòa. Gia đình là nơi có gốc rễ và linh hồn, gốc rễ và linh hồn là do người phụ nữ nắm giữ. Sức mạnh vĩ đại nhất trên đời này chính là tình yêu, vũ khí có sức mạnh nhất cũng chính là tình cảm thương yêu.

Lớn tiếng không rời bỏ, cãi vã không chia xa, mới là tình yêu thật sự.

Không phải mệt mỏi liền chia xa, không phải không hợp nhau liền rời bỏ. Mà là dẫu có mệt mỏi hơn nữa cũng muốn ở cùng nhau, dẫu có không hợp nhau cũng cũng cố gắng bên nhau. Mệt mỏi là bởi để mắt đến, không thích hợp là vì chưa đủ tình cảm yêu thương, tình yêu thật sự không có nhiều lý do như vậy.

Hai người ở cùng nhau thời gian lâu khó tránh khỏi cãi vã, người phụ nữ trong lúc giận dữ, lời nói ra đều mang tính sát thương, mà người đàn ông vẫn chịu ở lại và cãi nhau với bạn, cũng không muốn rời khỏi bạn nửa bước mới là người yêu thương bạn thật sự.

Khi bạn chê bai người phụ nữ bên cạnh không đủ xinh đẹp, bạn có từng nghĩ rằng có rất nhiều người đàn ông đều đang ngưỡng mộ tình cảm một lòng một dạ mà cô ấy dành cho bạn. Khi một người phụ nữ trao cho bạn hết thảy mọi thứ, bạn nên biết rằng, điều cô ấy coi trọng không phải là vẻ ngoài đẹp trai của bạn, cũng không phải bạn có bao nhiêu tiền, mà là cô ấy đã chuẩn bị tinh thần đồng cam cộng khổ trọn đời với bạn.

Khi bạn chê bai người đàn ông bên cạnh bạn không được ưu tú, bạn có từng nghĩ rằng anh ấy làm việc không quản ngày đêm chính là vì để cho bạn (người mà anh ấy yêu thương hết mình) có được điều kiện sống khá hơn. Khi một người đàn ông chịu gắng sức kiếm tiền vì bạn, thì bạn nên biết mãn nguyện, điều mà anh ấy coi trọng vốn không phải là vẻ đẹp của bạn, cá tính của bạn, mà là anh ấy không muốn làm khổ người phụ nữ bên cạnh mình.

Sống cùng nhau lâu rồi dần dần sẽ biến thành tình thân, cứ cho rằng hai người ở cùng nhau lâu rồi thì không còn mặn nồng như lúc ban đầu, vậy xin đừng quên rằng vẫn còn có cảm tình trong đó. Khi bạn muốn buông tay từ bỏ, thì có từng nghĩ rằng lúc đầu là điều gì đã khiến bạn cùng người ấy đi đến ngày hôm nay.

Ở bên nhau lâu rồi, cứ cho rằng không còn tình yêu thương như lúc ban đầu, thì cũng cần phải lựa chọn được ở gần nhau, điều này bạn đã làm được với đối phương chưa ? Phụ nữ biết yêu thương chăm sóc, đàn ông biết thông cảm quan tâm, mới là vợ chồng tốt luôn biết nghĩ cho nhau. Vì người yêu thương bạn và người bạn yêu thương, hãy luôn nghĩ rằng cơ hội vụt đi thì cũng không nên nói những lời tổn thương nhau, cầu phải hiểu nhau hơn, chứ không nên luôn nghĩ đến chuyện từ bỏ.

Tiền là cát bụi

- Trương Phi Hùng

Tiền có phải là tiên
mà lắm kẻ đảo điên
mà lắm người ưu phiền

Tiền có phải xa hoa
mà lắm kẻ điêu ngoa
bỏ tiền đổi có thành không

Tiền như gió qua miền
như mây qua núi
như thuyền qua sông

Tiền khi có trong tay
phải biết sống thẳng ngay
giúp người qua cơn muộn phiền

Đừng lừa dối phân ly
đừng trọng phú khinh khi
những ngày gian khó còn nhau

Tiền tuy cao sang nhung lụa
nhưng ta không thể
bỏ tiền mua nghĩa nhân

Rồi một ngày ta phải đi xa
Trở về cát bụi ~ cát bụi là nhà ~ cát bụi là ta
Mấy ai tiễn bước chân qua
Mấy ai còn mong nhớ về ta

Làm người xin giữ lòng nhân
không ai giàu ba họ
không ai khổ ba đời

Đừng vì một phút sân si
mà gieo cảnh biệt ly
để đời mang tiếng thị phi

Làm người
xin nhớ cho rằng
chữ tâm mới đáng để ngàn đời luôn khắc ghi





Danh ngôn (101)

- Thái Công



Biết ơn - Báo ơn là con người rõ ràng. Có ơn không báo thì không phải người vậy.

Hãy bước chậm lại

(Sưu tầm)

Ngoài đèn đỏ để dừng lại, đèn xanh để bước đi, đèn đường còn dành đèn vàng cho khách bộ hành bước chậm. Cuộc sống hối hả, đôi khi cũng cần lắm những khoảnh khắc sống chậm lại để không bỏ lỡ thời khắc của hạnh phúc.

- Chậm lại là khi đôi môi không vội thốt ra những lời làm tổn thương đối phương trong một cơn nóng giận, mà tự chiêm nghiệm chính mình để không vô tình cứa một vết vào hai chữ yêu thương.

- Chậm lại là khi ta đang băng qua đường chợt nhìn thấy một cụ già hom hem đang tần ngần đứng bên mép đường mà chẳng dám bước sang. Có thể sẽ trễ mất vài giây, nhưng con tim bạn sẽ khẽ mỉm cười.

- Chậm lại là khi đừng vội phán xét một người luôn lạnh lùng, kiêu ngạo là khó ưa, hãy quan sát và lắng nghe, có đôi khi vẻ bề ngoài chỉ để ẩn giấu một tâm hồn cô đơn, cần sự chia sẻ.

Có đôi khi chỉ cần đừng bước quá mau và ngoảnh đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy được đôi mắt ngấn lệ của mẹ và nụ cười trìu mến của cha vào giây phút chia xa. Để nhớ, để khắc ghi vào tim một bến bờ luôn dang tay chào đón ta lỡ mai sau vấp ngã.

Hãy bước chậm lại ... bạn sẽ không bị vấp ngã, vì biết đâu trên con đường mà bạn đang đi phía trước đầy nguy hiểm, chậm lại có thể bạn vẫn bị ngã nhưng vết thương sẽ nhẹ nhàng hơn và nổi đau sẽ không sâu như thế.

Hãy bước chậm lại ... hãy dành thời gian để chọn lựa con đường riêng cho bạn. Trước mỗi chúng ta luôn có nhiều ngã rẽ khác nhau: qua trái – qua phải – hay tiếp tục đi thẳng. Mỗi con đường mà ta chọn lựa sẽ là một bước ngoặt lớn cho cuộc đời của mình, vì vậy hãy bước chậm lại để có sự chọn lựa chính xác.

Hãy bước chậm lại ... vì biết đâu phía sau bạn có người đang cần sự giúp đỡ. Một bàn tay đưa ra đúng lúc thực sự là đáng quí và trân trọng biết bao. Vì liệu bạn có chắc rằng trong suốt cuộc đời này bạn không cần một bàn tay của ai đó.

Hãy bước chậm lại ... và lắng nghe ... chắc chắn bạn sẽ nhận ra xung quanh bạn có rất nhiều điều thú vị. Và rằng hoa vẫn nở ... chim vẫn hót ... cuộc sống vẫn đang sôi động. Vậy thì tại sao chúng ta cứ phải vội vã nhỉ, hãy bước thật chậm và tận hưởng những niềm vui của cuộc sống.

Hãy bước chậm lại ... vì nếu không, có thể bạn sẽ bỏ qua những cơ hội quan trọng dành cho bạn, những con người yêu thương và quan tâm bạn. Mà cơ hội thì không đến nhiều lần trong đời, vì vậy hãy cẩn thận bạn nhé.

Hãy bước chậm lại ... bạn sẽ nhận ra bạn đã đi quá xa rồi đấy, hãy tự hỏi bạn có bỏ quên gì không ? Xung quanh bạn còn ai không ? Trả lời được hai câu này bạn sẽ biết mình sẽ làm gì ?

Hãy bước chậm lại để thận trọng và không cuốn mình vào những vòng xoáy cám dỗ. Bởi cha mẹ có thể chờ đợi ngần ấy năm để nhìn ta lớn, vậy tại sao bản thân ta không bước chậm lại để trân trọng chính bản thân mình ?

Hãy bước chậm lại ... bạn có thấy cuộc sống những ngày qua là tẻ nhạt không ? Rằng bạn chưa thực sự làm được gì có ích không ? Và rằng bạn luôn gặp xui xẻo hay luôn bị sai lầm không ? Ai cũng từng có cảm giác như vậy, giờ là lúc chúng ta cùng nhìn lại – cả bạn cả tôi – nhìn lại để có những quyết định đúng đắn nhất cho mình.

Bước chậm hơn một chút ... và chấp nhận những gì mình đã có, cho dù là mất hay được, buồn hay vui. Qua một ngày vui một ngày, vui một ngày lãi một ngày. Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Mây trắng ngoài song

- Thích Tánh Tuệ



Cho dù mạnh mẽ đến đâu
Cũng có khi ta mềm yếu
Một lời lân mẫn trao nhau
Vực dậy niềm tin kỳ diệu

Sẽ có lúc hồn vắng thiếu
Dù ngồi trên đỉnh thành công
Hạnh phúc là Thương, là Hiểu
Nên cần chia sẻ, cảm thông

Hôm nao sống ngày nhung lụa
Khối kẻ một chiều trắng tay
Chẳng thiết ôm ghì cái của
Đâu tiếc khi đời đổi thay

Phút trước, cười vui hỉ hạ
Giờ sau, lã chã giọt hồng
Chuyện bình thường, đâu có lạ
Thành, bại đó là ... hư không

Điệu sống thăng trầm muôn thuở
Bên đời những phút lặng yên
Mắt từ hòa - Tâm rộng mở
Một ngày cũng đã vô biên

Sáng nay bình minh nắng đẹp
Vừa qua một cơn bão lòng
Khi buồn đừng nên khép cửa
Ơ kìa, mây trắng ngoài song

Sự tích hoa Quỳnh, cây Giao

(Sưu tầm)

Cây Quỳnh - Cành Giao chắc hẳn ai cũng đã từng biết đến, một loài thì không có cành chỉ có lá, một loài thì không có lá chỉ có cành. Đó là một sự bổ sung hoàn hảo cho nhau. Và không ít người thắc mắc tại sao cây Quỳnh và cây Giao phải được trồng cùng nhau ? Trồng vậy để làm gì ? Cả hai cây này đều thuộc họ Xương Rồng. Cây Quỳnh thì thân cũng là lá, nên không có cành. Cây Giao không có lá, chỉ có cành (thực ra lá của nó giống như cành vậy), nên nếu trồng xen với nhau tạo nên một sự bổ sung hoàn hảo, đủ cành đủ lá … Đó là một loài hoa tình yêu, thể hiện tình yêu mãnh liệt, mãi mãi bên nhau.

Ngày xưa, ngày xửa, khi mà định luật di truyền còn chưa kịp ra đời. Nhưng truyền thuyết tình yêu thì đã có. Nghe đâu là vào thời Tùy Dương – khoảng vào năm 600. Bên xứ sở Đại Quốc xa xôi. Ở một xóm nhỏ nghèo nọ, gần một trường làng nhỏ, có một bà mẹ goá chuyên bán hàng ăn sáng cho những nho sinh nghèo. Sáng sáng, các nho sinh đi ngang qua, ghé vào mua một nắm xôi hay là gói bắp non đồ trộn vừng thơm phức. Vừa là để có ăn, vừa là để giúp cho bà mẹ goá có thêm chút tiền, một mình nuôi ba đứa con thơ có chồng mới chết trong chiến trận.

Có một số nho sinh ghé lại mua quà còn có một lý do đặc biệt khác. Bởi là bà mẹ đó có một cô con gái tên là Quỳnh, năm nay cô vừa tròn 15 tuổi. Vào thời đó, con gái ở độ tuổi ấy phần lớn là đã có gia đình. Hoặc ít ra là cũng đính ước với ai rồi. Nhưng Quỳnh thì chưa. Vì người thì chê nhà cô nghèo không môn đăng hộ đối. Người mà đem lòng yêu cô, mến cô thực sự thì lại quá nghèo, đến nỗi không sắm nổi một cơi trầu để đến dạm hỏi. Cho nên Quỳnh đành ở vậy, sớm sớm giúp mẹ ra bán gánh hàng để nuôi hai em khôn lớn.

Quỳnh thùy mị nết na, lại đẹp rực rỡ nhất vùng. Nên ai cũng mến và thương cô. Khi Quỳnh nở nụ cười thì đoá trà mi lấp loá dưới ánh trăng. Khi cô buồn thì như một bông hồng khẽ ngậm sương long lanh trong nắng sớm. Ai mua gì, nói gì, đồng tình hay phật ý thì Quỳnh đều nhún người, nghiêng mình ba cái rồi lặng lẽ rút lui. Tuyệt đối không để mất lòng ai bao giờ. Những nắm xôi, gói bắp hong của cô trao cho các chàng nho sinh, bao giờ cũng thơm và ngon hơn của người mẹ. Do đó hôm nào mà Quỳnh vắng mặt, y như là gánh hàng bị ế, phải gánh trở về gần quá nửa.

Trong nhóm nho sinh, có một anh chàng trai tên là Giao. Chàng Giao thanh tú học giỏi, lại lịch thiệp. Nhưng nhà chàng cũng nghèo, hơn nữa mãi lo đèn sách nên chưa tính chuyện thành thân với ai. Ngày ngày, chàng đi qua đó, cũng vào mua một đồng xôi ăn sáng như những nho sinh khác. Chàng cứ đứng ngẩn ngơ nhìn Quỳnh mà chưa biết làm sao. Một hôm, Quỳnh đang mãi xới xôi cho một nho sinh, khi ngẩng lên thì chợt bắt gặp ánh mắt si mê đang nhìn mình đắm đuối của chàng. Linh cảm của người con gái mách bảo với Quỳnh rằng: “chàng đang yêu nàng”. Quỳnh cũng đáp lại ánh mắt, tình cảm đó bằng nụ cười duyên dáng, rồi khẽ nghiêng mình ba cái như thường ngày, ngỏ ý chào chàng. Khuôn mặt của Quỳnh bỗng ửng hồng rạng rỡ chưa từng thấy khiến chàng trai càng si tình, đắm đuối nhiều hơn. Chàng tự hứa với mình là phải gắng học, thi đỗ làm quan để về hỏi Quỳnh làm vợ. Quỳnh cũng hiểu ý và chỉ chờ chàng ngõ ý, là thuận tình ngay thôi.

Nhưng oái oăm thay, sự đời không như ý muốn. Trong toán học sinh đó, có một nho sinh vốn là con quan phụ mẫu của vùng. Nó đã có vợ, nhưng còn si mê Quỳnh lắm. Quỳnh biết và nàng cố tình lánh mặt nó. Nó cậy thế mình là con quan, nên muốn gì là phải được nấy. Nó chủ ý chiếm đoạt nàng để về làm vợ lẽ. Ngày đêm, nó gạ gẫm tò tè với Quỳnh, nhưng không được thiện tình của nàng đáp trả. Mặc dù nàng cũng không bao giờ tỏ ra bất nhã trước con quan. Nó bực lắm, quyết chí chiếm đoạt Quỳnh cho bằng được. Lợi dụng chức sắc, quyền lực của ông bố, nó cho người đem nhiều vàng bạc châu báu sang nhà để hỏi nàng làm vợ nhưng Quỳnh và bà mẹ đã khôn ngoan từ chối:

- Bẩm vâng, được quan bác và cậu ấm đây quan tâm, chú ý thì mẹ con tôi lấy làm vui lắm. Nhưng để có trước có sau, mong quan bác cứ đem lễ vật về, chờ cho ba mùa bắp tới thì hãy sang, chưa hẳn trễ, bởi vì cháu là con gái đầu lòng, nên phải chịu tang bố thêm một thời gian nữa.

Biết là từ chối khéo, dùng kế trì hoãn, nhưng hai mẹ con chỉ mong sao chàng Giao kia hãy mau mau đem lễ vật đến hỏi, thế là xong. Nhưng phần vì lo học, phần vì quá nghèo, chàng Giao cứ sáng sáng đứng nhìn ngây người mà không dám nói nên lời thề ước. Đã bao lần khi trao nắm xôi, hơi ấm khẽ run run lướt qua dưới đôi bàn tay mềm mại vội vàng, của cặp uyên ương hiểu ý nhưng chưa kịp ngỏ lời, khiến trái tim chàng Giao càng thêm xao xuyến, ngây ngất muôn phần. Hồn Quỳnh cũng như tỉnh như mê. Tình trong thì đã rõ nhưng ngoài còn e. Thế rồi, cuối cùng ngày thi cũng tới. Giao đã kịp nói lời hẹn ước với Quỳnh trước khi lên đường về kinh dự kỳ thi.

Chàng đi, đi mãi, ba năm đã trôi qua, mà không hề có một bóng nhạn, tin câu báo về. Nghe đâu, chàng đã trúng kỳ ứng thí và đã được bổ nhiệm làm quan nơi đất xa vời vợi. Cũng có thể là Giao đã quên Quỳnh và đã lấy vợ sinh con. Nhà của chàng nho sinh con quan lại đem lễ vật sang dạm hỏi. Lần này thì không thể từ chối được. Nhưng Quỳnh không thể làm vợ bé của một tên con quan vốn học dốt, hợm hĩnh, chuyên đem tiền ra để đo tình cảm. Nàng xin phép mẹ được cạo đầu lên chùa đi tu.

Trớ trêu lại dồn trớ trêu. Khi nàng vừa lên chùa chưa được mấy tháng thì bỗng chàng Giao với mũ áo kim khôi, mình ngồi ngựa ô xuất hiện ở cổng làng. Việc đầu tiên là chàng hỏi thăm người con gái năm xưa đã từng trao cho chàng những gói xôi bắp nóng hổi, nhưng người ta cho biết là nàng đã lên chùa. Chàng bỗng đau buồn thẫn thờ, oán trách cho số phận. Thì ra, hơn ba năm ấy Giao chưa hề lấy vợ. Mà chàng phải tuân chỉ vua về ngay đất phương Nam, làm quan trị thủy của một vùng quê khốn khó, hay bị thủy thần hãm hại. Công việc xong xuôi, vua ban thưởng cho chàng nhiều châu báu, ngọc ngà. Nhưng chàng không nhận, mà chỉ đem ra cứu đói cho dân trong vùng, như là lộc của vua ban cho dân nghèo vậy. Hoàng đế nghe tin cảm động lắm, cho vời Giao vào triều để yết kiến. Lúc ấy, có người mới bẩm báo:

- Muôn tâu Hoàng Thượng. Quan Phủ xứ này tuân chỉ của Thượng Hoàng, mải miết ba năm nay đem hết sức mình giúp cho dân nghèo lấy lại cuộc sống bình an. u cũng là muốn đem hết ân đức của Hoàng Thượng trang trải cho muôn dân cùng hưởng phúc lộc. Nhưng bản thân quan phủ chưa một lần vinh quy bái tổ, thăm lại mẹ già nơi xa xôi hẻo lánh ạ.

Thế là Vua liền cấp ngựa, xe cho chàng Giao về quê thăm mẹ. Chàng Giao nghe người ta kể lại sự tình liền lên chùa để tìm Quỳnh. Trên chùa ngày ngày, Quỳnh chăm chỉ tụng kinh gõ mõ mà không nguôi được tình cảm da diết trong lòng. Không sao quên được hình bóng chàng nho sinh nghèo ngày xưa. Vì chờ đợi đã quá lâu, Quỳnh bỗng nhiên héo úa. Sắc đẹp phai tàn, thân hình tiều tụy, đôi mắt mờ đục trong hương khói và tuyệt vọng. Làn da và nụ cười xinh tươi không bao giờ trở lại trên gương mặt nàng được nữa. Nhà chùa cũng không thể để nàng rời chùa được vì nàng đã cắt đứt mọi duyên nợ với trần đời. Biết có chàng Giao đến thăm mình mà nàng không dám và cũng không thể ra gặp mặt. Vì khi gặp lại chắc chắn chàng sẽ không chịu nổi khi thấy bộ dạng tiều tụy của mình, hơn nữa, quy ước của nhà chùa lúc bấy giờ là như vậy. Đã đi tu là không được nói chuyện với người khác giới. Khi Giao ra về, tiếng tụng kinh gõ mõ đều đều cứ bám theo chàng mãi mãi không dứt. Chàng cũng không thể gì mà quên được hình bóng của người yêu. Nên thỉnh thoảng lại lấy cớ lên chùa để tìm cách gặp Quỳnh.

Oái oăm thay, nếu vắng bóng của Giao thì Quỳnh bình tâm thư thản tụng kinh gõ mõ, nhưng khi bóng chàng cứ chập chờn xuất hiện trong tâm trí, thì nàng trở nên bi tình, suy lụy. Nàng không thể ăn uống được gì, ngoài cố gắng quên tất cả sự đời, dồn tất cả tâm huyết vào tiếng kinh, tiếng mõ. Nhưng chuyện tình, muốn quên đâu phải là dễ. Quỳnh đâm ra lụy tình mà chết khô chết héo. Nhà chùa cảm động trước hành động, tình cảm của nàng. Họ đem xác nàng thiêu thành tro, để thổi hồn vào một bức tượng đồng trinh. Một dúm tro tàn bay ra, rơi xuống bãi đất trống trước cổng chùa. Vài hôm sau, người ta thấy chỗ đó mọc lên một loài cây, có lá mà không có cành. Đúng lúc nửa đêm, sương rơi, gió khẽ, cây bỗng rung rung ba cái, nghiêng mình nở ra một bông hoa, trắng muốt ngọc ngà, đưa hương thơm phức. Đặc điểm của cây đó là chỉ nở hoa vào đúng nửa đêm và tìm chỗ sỏi đá khô cằn cỗi ít nước nhất để mọc, luôn nhường phần màu mỡ, tốt tươi cho các loài cây khác. Và cũng chỉ có một loài bướm duy nhất mới biết chính xác giờ hoa nở mà đến hút mật. Đó là bướm quỳnh.

Chàng Giao, sau hàng chục lần lên chùa mà không sao tìm được Quỳnh thì cũng trở nên bi lụy. Chàng trở về thẩn thờ không ăn không uống rồi cũng bị bệnh tương tư mà chết. Chỗ nấm mồ chàng bỗng mọc lên một loài cây có cành mà không có lá, nhưng cứ xanh tươi hoài hoài dưới nắng ban trưa. Người ta đem cây đó về trồng bên cạnh cây Quỳnh, thì Quỳnh bỗng tựa vào thân cây đó vươn lên tươi tốt, nở hoa, như thể là cành được chắp thêm lá. Từ đó nhân dân có tục trồng Quỳnh cạnh Giao là nghĩa đó.

Bông hoa Quỳnh vẫn giữ nguyên vẻ khiêm nhường như xưa. Khi hé nở, bao giờ hoa cũng nhún mình nghiêng nghiêng rung lên xuống ba lần, như để nghinh đón ai đó đã chịu khó thức đêm để ngắm vẻ đẹp thầm kín độc đáo của nàng. Cánh hoa cong, trắng nõn nà, nhụy hoa điểm xuyết màu vàng, hương hoa thơm phảng phất. Dưới ánh trăng thanh, gió rung rung khẽ, lặng lẽ mà đẹp làm sao. Hoa Quỳnh chỉ nở về đêm. Những ai có lòng ái mộ, thực sự quý trọng vẻ đẹp tinh khôi, trong trắng, dịu dàng của hoa mới được thưởng thức mà thôi. Hoa Quỳnh chỉ thoáng hương trong chốc lát ngắn ngủi, khi vầng dương hé rạng, hoa hạ mình xuống, để nhường lại không gian và những tia sáng lung linh cho muôn hoa khác khoe sắc, đưa hương.

Hãy cảm ơn người đối xử tệ với mình, họ đang gánh nghiệp giúp bạn

- Biên dịch từ Epoch Times

Không ai thích bị đối xử tệ bạc và thường căm ghét người khiến mình bị thiệt hại, tuy nhiên có những lý lẽ của nhân quả mà con người không thể hiểu nổi, để thay vì hận thù mà chuyển sang cảm ơn kẻ đó.

Thanh triều thời vua Càn Long có một thanh niên họ Đỗ. Họ Đỗ là con một trong gia đình nông dân, gia sản chẳng có gì và cha mẹ đều đã già yếu khi anh tới tuổi trưởng thành. Từ bé họ Đỗ luôn bị bạn bắt nạt, nhất là hàng xóm đồng niên họ Cổ vốn to con hơn, gia đình lại giàu có hơn. Lớn lên họ Đỗ đi đâu gặp họ Cổ cũng bị trêu chọc, tranh giành, thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Trong làng có tiểu thư xinh đẹp nhà Ngô, tính tình lại dịu dàng nết na. Tiểu thư họ Ngô từng học cùng trường với cả họ Đỗ và họ Cổ, thấy họ Đỗ hiền lành, dáng dấp thư sinh nên đem lòng cảm mến. Đôi bên đã qua lại vài lần, tình trong như đã mặt ngoài còn e. Họ Cổ thấy tình ý của tiểu thư họ Ngô với họ Đỗ, lập tức tìm cách chiếm đoạt, nhờ cha mẹ làm mâm cao lễ đầy tới hỏi cưới. Gia đình tiểu thư họ Ngô thấy nhà Cổ bề thế, nghĩ con gái mình gả vào đây sẽ được sung sướng cả đời nên lập tức chấp thuận. Họ Đỗ nghe tin buồn vô cùng, tiểu thư họ Ngô không muốn lấy họ Cổ nhưng vì phận con cha mẹ đặt đâu ngồi đấy nên đành nuốt nước mắt lên xe hoa.

Họ Đỗ nghĩ mình phận kém, làm gì cũng bị chèn ép nên không dám trách ai, sau đó cũng tìm được một thôn nữ hiền lành cùng làng kết duyên. Họ Đỗ và họ Cổ đều sinh được quý tử để nối dõi tông đường. Cả hai sau khi thành gia lập thất đều mở quán ăn kiếm kế sinh nhai do không thể theo nghiệp đèn sách mà đỗ đạt làm quan. Dù quán họ Đỗ nấu ăn ngon, giá phải chăng, nhưng họ Cổ cậy có tiền và quyền, tìm cách phá họ Đỗ để kéo hết khách về quán mình. Họ Đỗ cũng ngậm bồ hòn làm ngọt, nói với vợ mình phúc đâu hưởng vậy, miễn đủ ăn qua ngày là được rồi.

Hai quý tử tới tuổi đến trường lại học cùng lớp và lịch sử lặp lại. Con trai họ Đỗ bị con trai họ Cổ bắt nạt hàng ngày, lấy đồ có, đánh có, chặn đường không cho về cũng có…, thấy tủi nhục lắm về mách cha nhờ tới trường xin phân xử. Nhưng họ Đỗ lần nào cũng gạt đi và bảo con chịu khó, “cha ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng chẳng sao, con đừng để bụng mấy chuyện đó”, họ Đỗ dặn con.

Mỗi khi gặp mặt hai gia đình, họ Cổ luôn buông lời chế giễu hạ nhục, nhưng họ Đỗ vẫn cam chịu. Nhiều người thấy bất bình cho họ Đỗ, tuy nhiên bản thân anh cũng không hề phàn nàn nửa câu. Hai quý tử nhà họ Đỗ và họ Cổ đều học hành giỏi giang, hơn phụ thân mình. Cả hai nhà đều cố gắng rèn con học tập. Đến lúc lên kinh dự thi, họ Cổ cử gia nhân chở con bằng kiệu cho đỡ nhọc nhằn đường xa để còn giữ sức giành ngôi đầu bảng làm quan to, còn họ Đỗ không có điều kiện, chỉ cho con tay nải thức ăn uống và dặn dò lên đường bảo trọng. Ngày chia ly vợ chồng họ Đỗ tiễn con trong nước mắt, trong lòng chỉ mong con sớm bình an trở về, đỗ đạt thì tốt, không cũng chẳng sao.

Đường lên kinh không hề ngắn, phải mất mấy ngày mới tới. Hôm đó cả đoàn gồm công tử họ Cổ và bốn gia nhân khiêng kiệu, con trai họ Đỗ và một số bạn đồng niên khác. Sắp tới kinh thành có đoạn đi qua dãy núi vừa gặp bão bị sạt lở, người dân địa phương nói không nên qua lúc này mà chờ vài hôm tới hãy đi. Tuy nhiên thời gian ứng thí không cho phép nên cả đoàn vẫn bạo gan đi tiếp, trong lòng cầu xin Thần Phật thương xót phù hộ được bình an. Chẳng may đến giữa chừng núi thì lại sạt lở, đá đất lăn xuống ầm ầm, kiệu chở con trai họ Cổ khi ấy trúng đá tảng lớn bị văng xuống vực, họ Đỗ đi gần đó cũng bị rơi theo, nhưng may thế nào lại bám được vào chiếc kiệu và khi rớt xuống vực không hề bị thương tích gì, kể cả áo quần cũng chẳng rách lấy một mẩu. Nhưng họ Cổ lại không may mắn được thế, bị đá đè và lìa đời lập tức. Gia nhân sống sót nhìn thấy cậu chủ mất mạng sợ quá vội chạy về nhà báo tin dữ. Họ Đỗ thoát chết trong gang tấc vội quỳ lạy tạ ơn Thần Phật và tiếp tục lên kinh ứng thí, vừa hay tới đúng giờ và làm bài sau đạt điểm cao, đỗ bảng vàng làm quan to.

Họ Cổ than khóc cho con trai bạc mệnh, tức giận thấy con nhà họ Đỗ không những thoát chết mà còn được vinh danh bảng vàng. Họ Cổ không can tâm cứ ôm mộ con mà khóc tới ngất đi, rồi thấy mình xuống dưới địa phủ. Tại đây gặp con trai đang bị còng rất khổ sở, vội chạy tới hỏi han khóc thương con. Con trai nói với cha rằng, “con mất mạng để trả thay nợ nghiệp cho nhà họ Đỗ. Nhẽ ra con không tới số nhưng vì bao nghiệp nặng nhà họ Đỗ tích từ tiền kiếp con phải gánh, do cha và con đều xử tệ với họ, vô tình đã gánh hết nghiệp cho họ rồi. Cha hãy về và cố sống khác đi, nếu không sớm muộn sẽ phải chịu tội còn khổ hơn con đó”. Nghe con trai nói vậy họ Cổ giật mình, cũng tỉnh luôn giấc mộng, lòng hối hận và khiếp sợ. Từ đó trở đi không dám hống hách và xử tệ với bất kỳ ai.

Nhân quả công minh và không bỏ sót bất cứ ai. Nếu bắt nạt người, đối xử tồi tệ, vô hình chung lại đang giúp họ trả nợ mà gánh hết nghiệp lên mình. Làm người cần biết nhìn xa trông rộng, đừng chỉ vì chút lợi ích nhỏ nhoi hay thỏa mãn tạm thời mà gánh quá nhiều nghiệp để khổ sở về sau.

Sống thiền (6)

- Thiền Sư Tejaniya



Hãy hạnh phúc rằng mình đang có sự hay biết và chánh niệm, bởi vì tự thân điều đó đã là việc thiện rồi. Tâm không yên lặng - nó luôn luôn suy nghĩ. Bạn nên thấy hạnh phúc rằng mình thấy được tự nhiên như nó đang là và có khả năng nhận ra được điều đó. Biết tâm mình không tĩnh lặng khi nó không tĩnh lặng, đó là chánh kiến (sammā-ditthi). Hay biết rằng tâm đang suy nghĩ trong khi có suy nghĩ là chánh niệm. Nhưng rất nhiều lần bạn cứ muốn suy nghĩ ấy phải dừng lại bởi vì bạn cho rằng nó đang quấy rối bạn. Nhưng khi bạn tham muốn cố gắng làm cho nó tĩnh lặng, điều đó chỉ làm phức tạp thêm vấn đề và đem lại căng thẳng.

Pháp ngữ (8)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Hễ ai không nổi nóng tức giận, thì người ấy sẽ tương ưng với đạo lý Phật dạy và sẽ thành Phật rất dễ dàng.

Ý nghĩa đời người thực sự là gì ? Thân cát bụi lại trở về với cát bụi

- Sưu tầm



Có người nói rằng nếu cuộc đời là một đoạn thẳng thì thời thơ ấu và lúc về già là hai điểm nút của đoạn thẳng ấy. Còn tôi thì lại nghĩ cuộc đời giống như một vòng tròn, người ta bắt đầu tại một điểm …

Đi loanh quanh trong những năm tháng đầy gập ghềnh và sóng gió, cuối cùng lại trở về nơi đã sinh ra. Có một ngày, tôi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa hai người phụ nữ khi họ thấy một cụ già chống gậy bước qua:

“Cha bà năm nay nhiêu tuổi rồi ?”

“75 rồi”, người phụ nữ còn lại đáp.

“Cái gì ? Cha bà 5 tuổi thì có, chứ 75 tuổi gì, giờ mà ông ấy còn tập đi kìa !”

Tôi nhớ mẹ thường hay nói rằng người già và trẻ nhỏ giống nhau, cùng đơn giản, cần sự chăm sóc và thương yêu. Vậy nên chăm sóc người già cũng cần cẩn thận và thấu đáo như chăm nom trẻ nhỏ. Cha mẹ nào cũng đã từng “mang nặng đẻ đau”, vất vả, tần tảo chịu bao nhiêu khó nhọc nuôi những đứa con khôn lớn. Khi trưởng thành và lập gia đình chúng ta mới hiểu hết tấm lòng của cha mẹ mênh mông như trời biển. Cách chúng ta đối xử với cha mẹ sẽ là hình mẫu để những đứa con sau này chăm lo cho chúng ta. Vậy nên, tất cả đều là một vòng tuần hoàn, những gì chúng ta cho đi cũng chính là những điều chúng ta sẽ nhận lại trong tương lai.

Cách đối xử với trẻ em và người già rèn luyện cho chúng ta bản tính kiên nhẫn, và là tấm gương để ta trong hiện tại nhận ra chính mình trong quá khứ và tương lai. Nếu trong một khoảnh khắc nào đó, chúng ta thiếu nhẫn nại và cảm thông với những đấng sinh thành, hãy nghĩ rằng những ngày cuối đời của chúng ta cũng sẽ phải trải qua cảm giác như thế, để tăng thêm phần nhẫn nhường và sự bao dung.

Phật gia có một câu chuyện như thế này. Cặp vợ chồng nọ có một mẹ già yếu và một người con trai còn nhỏ. Vì gia cảnh khốn khó và mẹ già yếu ớt khó nuôi nên vợ chồng này đóng một chiếc xe đẩy người mẹ lên núi và để lại người mẹ này cùng chiếc xe trên núi để tự sinh, tự diệt. Đúng lúc, đứa bé trai bảo cha mẹ hãy đem chiếc xe đã đẩy người mẹ lên núi về cho cậu bé. Người vợ ngạc nhiên hỏi: “Chi vậy con ?”, đứa bé trả lời: “Để mai mốt khi cha mẹ già đi, con đẩy cha mẹ lên núi”. Thấy vậy, vợ chồng này hoảng hốt và tỏ vẻ hối hận nên bèn đẩy người mẹ về lo lắng, chăm sóc. Vì họ thấy được bản thân mình trong tương lai khi đứa trẻ lớn lên và họ già đi.

Vạn vật trên thế giới này đều không nằm ngoài quy luật tuần hoàn. Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nước từ dòng chảy ngầm trong lòng đất trôi ra sông biển, bay hơi tích tụ trên những đám mây rồi lại trở về lòng đất khi mưa xuống. Con người từ hư vô mà đến, sống hết một kiếp người rồi lại đi vào hư vô.

Hết thảy những chuyện đối nhân xử thế cũng không ngoại lệ, cho người điều gì thì sẽ nhận lại như thế. Khi trao tặng một món quà gì cũng là lúc chúng ta đang nhận lại, như một “cuộc giao dịch” có giá trị trong tương lai, ảnh hưởng tới hiện tại và phảng phất tinh thần của quá khứ.

Nên đừng ngại ngần sống để cho đi …

Tôi thường nghe câu chuyện về những đứa con từ khi sinh ra đã chứng kiến cảnh cha nát rượu, cha mẹ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, và những đứa trẻ ấy khi lớn lên cũng lại rơi vào cạm bẫy của những tệ nạn, của đầm lầy bất hạnh. Rồi những đại gia kiếm tiền bất chính, dùng nỗi đau và nước mắt của người khác để mang lại cho mình khối tài sản kếch xù, hả hê trong cái giàu có của mình nhưng lại ngồi bất lực trước sự phá phách của cậu quý tử.

Tiền tài, danh vọng chỉ là vật ngoại thân nhưng người ta vì nó mà sẵn sàng đánh đổi cả lương tâm và đạo đức. Người đời có thể vì một chút lợi nhỏ mà bạc bẽo với thế nhân. Quy luật tuần hoàn của cuộc sống khiến những điều được – mất chỉ như gió thoảng. Nhưng con người thì vẫn cứ mãi u mê …

Chỉ khi đến ngưỡng cuối của cuộc đời, khi chuẩn bị kết thúc một “vòng tròn”, người ta mới thấm thía nhận ra chẳng có sự “được” nào trên thế gian này là tuyệt đối hạnh phúc, và chẳng có sự “mất” nào chỉ có đau khổ ê chề.

Có một tỉ phú, trước lúc lâm chung, mới chợt nhận ra đâu là ý nghĩa cuộc đời. Sau tất cả những hào quang danh vọng và đeo đuổi vật chất, ông nhận ra rằng, điều khiến ông hạnh phúc không nằm ở đâu trong những thứ ấy, mà chỉ đơn giản là mấy chữ: “nghỉ ngơi, cho đi và buông xuống”. Và tôi cũng biết rằng có rất nhiều người cha lam lũ cả đời nặng gánh mưu sinh nuôi con khôn lớn, sau này hạnh phúc tròn đầy khi chứng kiến cảnh đứa con mình thành đạt làm rạng rỡ tổ tông. Đó là vì ông đã cho đi bằng cả trái tim mình.

Chúng ta sinh ra từ cát bụi, rồi lại trở về với cát bụi, vậy nên đừng để bản thân ràng buộc bởi những điều vốn không thuộc về mình. Sống trên đời, hãy cứ chân thành, nhẫn nại và lương thiện với mọi người xung quanh. Gặp ai trong cuộc đời cũng là duyên số, người còn ở lại với ta thì hãy trân trọng và đối xử tốt đẹp, khi nhắm mắt xuôi tay chẳng ai còn nhận ra ai nữa, hà cớ gì cứ giữ mãi những mối bất bình trong tâm ? Có những người phải sống đến hơn phân nửa quãng đời mình mới nhận ra cái vòng tuần hoàn thiêng liêng đáng quý này, để rồi lại tiếc nuối những năm tháng đeo đuổi những giá trị hữu hình.

Vì cuộc đời là những vòng tuần hoàn đáng quý của sinh mệnh, không ai luôn được và cũng không ai luôn mất, nên hãy biết sống để cho đi …