V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Tâm thức

(Đạt Lai Lạt Ma)

Tình yêu thương và lòng từ bi sẽ làm tan biến nỗi sợ hãi phát sinh từ cảm nhận cho rằng sự sống của mình chỉ là một sự áp đặt mà mình không có quyền lựa chọn. Một khi các xúc cảm tích cực ấy hiển lộ trong nội tâm mình thì sự tự tin cũng sẽ hiển hiện và mọi nỗi sợ hãi sẽ tan biến hết. Chính tâm thức mình đã tạo ra cái thế giới mà mình đang sống.

Tâm buông bỏ, đời bình an

• • •

Trước đây, muốn đi khắp nơi, trải nghiệm vô vàn thứ, giờ thì mong mình tìm được một điểm tựa yên bình giữa Trái Đất tròn nhưng nhiều góc cạnh.

Trước đây, muốn gặp thật nhiều người, nói về thật nhiều thứ, giờ thì chỉ mong gặp lại những người thân xưa cũ, nghe lại những câu chuyện cũ xưa. Nhớ đến thắt lòng những con người đã không bao giờ có mặt trên thế gian này được nữa và những câu chuyện xưa mãi mãi còn bỏ ngỏ.

Your mind - Your life

• • •

If you change your mind, you can change your life.

╰▶ Nếu thay đổi suy nghĩ, bạn có thể thay đổi cuộc đời mình.



Gửi tâm vào cái lạy

(Sưu tầm)

Hãy thực tập phương pháp lễ lạy như sau:

- Khi chắp hai tay đưa lên trán, con đồng nhất sự cung kính của con với ý.

- Khi đưa tay xuống ngang miệng và cổ họng thì con đồng nhất sự cung kính với lời nói.

- Khi đưa tay rời lĩnh vực ngôn ngữ, đi xuống ngang trái tim thì họ đồng nhất sự cung kính của con với thân.

Và khi lạy xuống là lạy với ba nghiệp thân - ngữ - ý thanh tịnh. Như vậy, hành động kính lễ ấy gom được thân, khẩu và ý trong chánh niệm, và lạy xuống trong nhận thức là trong mình có Bụt, và Bụt có trong mình. (Trích Sen Nở Trời Phương Ngoại - Ts Làng Mai)

Lạy Phật theo tác ý của một vị sư:

- Lạy thứ nhất: Thế Tôn không thể giúp cho con thoát chết, nhưng Ngài có thể giúp cho con không sợ chết.

- Lạy thứ hai: Thế Tôn có thể không cho con những gì con muốn, nhưng Thế Tôn có thể giúp cho con không muốn cái gì.

- Lạy thứ ba: Thế Tôn không thể đưa con đến tham quan vô lượng vũ trụ, nhưng Thế Tôn dạy con hiểu rằng đi đâu cũng vậy mà thôi.



Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|89|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

Rồi sẽ có một ngày, trên con đường đời dài vô tận kia, ai cũng sẽ nhận lại được điều tương tự như điều mà ngày xưa họ đã từng trao đi, oán hận, yêu thương, vô cảm …, như giọt nước, hóa thành hơi bay đi, rồi một ngày nào đó, bằng cách này hay cách khác, sẽ rơi trở lại mặt đất.

Người mang trái tim đau ê ẩm về ngồi trước Phật, mong có được sức mạnh để có thể đi qua hết những bể dâu.

Nếu thấy được những chân thành đã dốc lòng cho đi ngày trước vẫn còn ở đâu đó bên kia những bể dâu, thì những bể dâu kia đâu có sá gì.

Nếu biết được những bể dâu đang đối diện trong hiện tại là kết quả đến từ một lần chính mình đã động niệm sân si ngày trước, thì nhất định đã không có ai phải mệt mỏi oán trách nhiều đến như vậy.

Bình yên không phải tất cả mọi thứ đều bình yên, mà do chúng ta biết đem tâm bình yên ra để thu xếp mọi vấn đề.

Nên, một trong những điều khó nhất trong cuộc đời này chính là việc làm sao gom cho đủ niềm tin vào nhân quả, để có thể dốc hết bao dung trong lòng đem đổi được hai chữ “thương người”.

Người an.



Bông hồng đêm Giáng Sinh

(Sưu tầm)



Tuyết đang rơi. Bobby đang ngồi ở khoảng sân sau nhà, nó thấy lạnh hơn. Bobby không mang giày ống cao. Nó không thích, mà nó cũng chẳng có đôi nào. Chiếc áo khoác mỏng tang không đủ giữ ấm cho Bobby. Nó lạnh lắm.

Tuyết vẫn không ngừng rơi. Hơn một giờ trôi qua, nó nghĩ mãi chưa ra món quà Giáng Sinh tặng Mẹ. “Ôi, thật là chán. Giờ đây nếu có nghĩ ra mua gì thì mình cũng đâu có tiền mà mua” - nó lắc đầu, mặt buồn rười rượi.

Đã ba năm kể từ khi Bố nó qua đời, ba năm qua, cả nhà năm miệng ăn vật lộn từng ngày với cuộc sống, không phải vì Mẹ nó không quan tâm, mà chỉ vì không biết bao nhiêu mới đủ. Mẹ làm cả ca đêm ở bệnh viện, nhưng đồng lương nhỏ bé cũng chỉ đủ chống chọi qua ngày. Càng thiếu tiền và những thứ khác, cả nhà càng thương yêu và bảo bọc nhau hơn. Cùng với anh chị và một đứa em, Bobby đảm trách mọi việc nhà khi Mẹ vắng. Ba chị em gái của nó đã chuẩn bị những món quà Giáng Sinh rất dễ thương cho Mẹ rồi. Còn Bobby thì vẫn tay trắng, dù bây giờ đã là đêm Giáng Sinh.

Lau vội dòng nước mắt, nó đá chân vào tuyết và đi xuống phố, nơi các cửa hiệu đang lấp lánh ánh đèn màu và nhộn nhịp tiếng nhạc Giáng Sinh. Một đứa bé sáu tuổi, mồ côi cha, sao giờ đây nó thấy rất cần một người đàn ông để chuyện trò. Nhưng sao khó quá.

Bobby đi dọc theo các cửa hiệu, nhìn đăm đắm vào những tủ kính được trang trí thật lộng lẫy. Mọi thứ sao mà đẹp đến thế, mà cũng xa tầm tay nó đến thế. Trời tối dần. Bobby đành phải quay về nhà. Bỗng mắt nó bắt gặp một tia sáng nhỏ từ phía chân tường. Nó cúi xuống và phát hiện ra đó là một đồng tiền sáng chói. Giây phút đó, Bobby như thấy mình là kẻ giàu có hạnh phúc nhất thế gian. Một làn hơi ấm chạy dọc cơ thể. Nó chạy nhanh về phía cửa hiệu đầu tiên nó nhìn thấy. Nhưng rồi lòng phấn khích bỗng tan thành mây khói khi người chủ hiệu bảo rằng nó sẽ chẳng mua được thứ gì với đồng tiền này.

Nó trông thấy một hàng hoa và quyết định bước vào trong chờ tới lượt mình. “Gì vậy cháu ?” - người bán hoa hỏi. Bobby chìa đồng xu ra và nói rằng liệu nó có thể mua một bông hoa làm quà Giáng Sinh cho Mẹ không. Người bán hoa nhìn vào đồng 10 xu. Đặt tay lên vai thằng bé, ông trả lời: “hãy đợi ở đây, để chú xem chú có thể giúp cháu được gì nhé !”.

Đứng đợi, Bobby nhìn những bông hoa đầy màu sắc xung quanh. Dù là một cậu bé nhưng nó có thể tưởng tượng được rằng Mẹ và các chị em gái nó yêu những bông hoa như thế nào.

Tiếng cánh cửa đóng lại của người khách cuối cùng đưa Bobby trở về với hiện tại. Chỉ còn một mình trong cửa hiệu, nó cảm thấy cô đơn và hơi chút lo sợ. Bỗng người bán hoa xuất hiện, đi tới quầy, ông lấy lên mười hai bông hồng đỏ thắm, với những cành lá xanh điểm xuyến những chấm hoa trắng li ti, được bó lại với một chiếc nơ bạc thật xinh. Tim Bobby như lặng đi khi người chủ hiệu đặt bó hoa vào một chiếc hộp màu trắng trong.

“Đây, của cháu đây, tất cả là 10 xu” - ông nói rồi chìa tay ra. Bobby đưa đồng xu một cách rụt rè. Ôi, không biết mình có nằm mơ không đây ? Ai lại bán cả một bó hoa tuyệt đẹp thế kia với chỉ 10 xu cơ chứ. Dường như cảm nhận được vẻ lưỡng lự của thằng bé, người chủ hàng hoa nói: “chú đang bán giảm giá mười hai bông 10 xu, cháu có thích chúng không nào ?”.

Nghe vậy, Bobby không còn ngần ngại nữa. Khi chạm tay vào chiếc hộp dài xinh xắn, nó mới tin rằng đó là sự thật. Bước ra khỏi hàng hoa, nó còn nghe giọng người bán hoa gọi với theo: “Giáng Sinh vui vẻ nhé, con trai !”.

Người bán hoa quay vào, cùng lúc vợ ông đi ra. “Chuyện gì vậy anh?” …

Nhìn ra ngoài cửa sổ, cố ngăn dòng nước mắt, ông nói: “một điều kỳ lạ vừa mới xảy ra sáng nay, em biết không, trong lúc anh sửa soạn mở hàng, anh nghe một giọng nói bảo rằng hãy dành ra một tá hoa hồng để làm một món quà đặc biệt, rồi mải mê với công việc anh cũng không nhớ tới nó lắm, nhưng vừa rồi không biết sao anh lại để mười hai bông hoa sang một bên, chỉ một vài phút sau, một thằng bé bước vào và hỏi mua một bông hoa tặng Mẹ chỉ với một đồng 10 xu”. Anh bỗng nhớ lại …

“Đã lâu lắm, khi ấy anh là một cậu bé rất nghèo, không có lấy một đồng mua quà Giáng Sinh cho Mẹ. Đêm Giáng Sinh năm ấy, khi đang lang thang một mình trên đường, anh gặp một người đàn ông xa lạ, ông ấy ngỏ lời cho anh 10 đô la. Đêm nay, khi gặp thằng bé, anh đã biết giọng nói ban sáng là của ai. Và anh đã để lại mười hai bông hoa đẹp nhất”.

Hai vợ chồng ôm nhau thật lâu. Rồi họ bước ra khỏi nhà trong cái giá rét đêm Giáng Sinh. Trời lạnh lắm, nhưng trong lòng họ ấm áp hơn bao giờ hết.

Sống hạnh phúc với Tâm Từ

(Sưu tầm)



Đã làm người thì phải có cuộc sống, ăn, ngủ, làm việc,... nhưng làm sao để cuộc sống của mình an lạc, hạnh phúc ? Đó là mục đích mà nhiều người hướng đến.

Chúng ta không thể nói an lạc thì thân sẽ an lạc, chúng ta không thể nói tâm hạnh phúc thì tâm sẽ hạnh phúc, mà phải hiểu biết thực hành con đường hạnh phúc.

Chúng ta chưa thật tâm sống với lòng từ, đó là một trong những nguyên do mà chúng ta thấy tâm mình ít khi vui vẻ, hạnh phúc.

Lòng từ, tâm từ, là suy nghĩ thương yêu đến hạnh phúc của tất cả chúng sinh và các loài hữu tình. Hiểu diệu pháp tâm từ đã khó, ứng dụng diệu pháp này vào thực tế càng khó hơn, chúng ta phải biết thật kĩ càng.

Ví dụ, mình đi làm từ thiện với lòng từ, nhưng gặp những điều chướng tai, gai con mắt trong việc làm từ thiện, liệu mình có giữ được lòng từ hay không ?

Tâm từ có các tính chất:

- Đối trị tâm sân của chúng ta.

- Che chở (bảo hộ) người khác, che chở (bảo hộ) chính mình.

Khi chúng ta gặp các điều chướng tai, gai con mắt, tâm khó chịu, tâm sân thường sinh khởi, chính lúc này lấy tâm từ đối trị.

Khi mình biết thương yêu đến hạnh phúc người khác thì đó là sự che chở cho người khác, đồng thời cũng che chở cho bản thân.

Để tâm của mình hạnh phúc giữa đời thường, không gì hơn hãy thực hành lòng từ đối với những người chung quanh hằng ngày ta có dịp tiếp xúc đối diện, dần dần mở rộng suy nghĩ thương yêu và quan tâm nâng đỡ đến hạnh phúc muôn loài.

Xin đảnh lễ, tán thán bài Kinh Pháp Cú sau:

“Vui thay, chúng ta sống
Không hận, giữa hận thù
Giữa những người thù hận
Ta sống, không hận thù”

Chúng ta nghe lời Phật dạy và nhắc mình cố gắng hành theo, thì tâm mình dần dần sẽ hạnh phúc. Đức Phật không ban cho mình hạnh phúc nhưng Ngài dạy ta biết cách chế tác hạnh phúc cho đời mình. Hạnh phúc do chính mình tạo nên thì bao giờ ta cũng cảm thấy ý nghĩa và trân trọng nó.

Hãy chăm sóc cơn giận của mình

(Thích Nhất Hạnh)

Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như thế là không khôn ngoan. Phải trở về dập tắt lửa trước đã.

Cũng như khi ta giận, khi một ai đó làm ta giận, ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi.



Sống đơn giản bao nhiêu thì lòng sẽ hạnh phúc thanh thản bấy nhiêu

(Sưu tầm)

Con người đến một tuổi đời nhất định mới nhận ra rằng thế giới là của mình, thật yên bình và thuần phác. Suy nghĩ đơn giản một chút, lòng sẽ thanh thản, tự tại. Tâm tư đơn giản một chút, cuộc sống sẽ không còn phức tạp.

Trên con đường của cuộc đời mỗi con người, nếu học biết được giản đơn, có thể khiến chúng ta vui vẻ mà cất bước. Vì trong đời người đặc sắc này, chúng ta chính là cần buông bỏ gánh nặng, cho ánh sáng và niềm vui vào trong hành trang, chọn lấy những điều đẹp đẽ, tích cóp hy vọng làm phong phú hành trình của mình.

Có ba cảnh giới trong đời người, trước tiên là nhìn xa, nhìn xa mới có thể thâu hết cảnh vật trong tầm mắt; tiếp đó là nhìn thấu, nhìn thấu mới có thể nhìn rõ mồn một bản chất của sự vật; sau cùng là xem nhẹ, chỉ khi xem nhẹ lòng ta mới có thể vui vẻ nhẹ nhàng.

Cuộc sống này giống như một ống kính vạn hoa, chua ngọt đắng cay đều thâu gom cả vào trong đó. Đời người, nói đến cùng rốt cuộc vẫn là sống sao được vui vẻ. Người đa dục mệt mỏi, người vô dục thanh nhàn. Lòng xem nhẹ rồi, hạnh phúc mới sẽ nhiều hơn. Chỉ có nhìn xa mới có thể nhìn thấu được, và khi ta đã nhìn thấu được rồi, ta mới có thể xem nhẹ.

Rất nhiều lúc, đồng cảm không phải là bởi nói toạc ra, không phải là bởi xúc cảm mãnh liệt, càng không phải là bởi làm ra điệu bộ, mà là đến từ bình thản ai cũng không thể nói rõ được.

Con người sống ở đời vốn không hề dễ dàng gì. Mỗi một người, đều là đến trong tiếng khóc của bản thân, rời đi trong thống khổ. Mỗi một người, đến trong tiếng cười của người thân, và trong tiếng khóc của người thân mà rời đi. Đời người buồn nhiều hơn vui, mọi người hà tất phải làm khó bản thân trong suốt chặng đường của sinh mệnh ?

Con đường, là ở dưới chân của mỗi người. Nếu lấy tâm thái tích cực, khỏe mạnh, bền bỉ, vui vẻ bước trên con đường nhân sinh, thì mỗi một con đường đều sẽ liên thông đến vui vẻ và hạnh phúc. Còn nếu lấy tâm thái tiêu cực, chán nản, hèn nhát, bi quan cất bước trên đường đời, thì mỗi con đường đều liên thông đến thống khổ và u sầu. Nếu “thế giới thần tiên” thật sự có đi chăng nữa, nhưng nếu chỉ dựa vào ảo tưởng cũng khó lòng bước vào được. Người xưa nói: “người có cảnh giới thì tự mình sẽ hình thành nhân cách cao thượng”, cảnh giới cao nhất của đời người, kỳ thực chính là thuần chân tự nhiên, giản giản đơn đơn.

Thật vậy, hạnh phúc là một loại cảm nhận, chỉ là, không phải mọi cảm nhận đều hạnh phúc. Đời người, rốt cuộc vẫn là một lần sống trên thế gian. Người xem nặng thì lòng đau khổ nặng nề, người xem nhẹ thì lòng tự tại ung dung, người chấp trước quá dễ bị mê mờ, người nhìn thấu tỏ thì sáng suốt. Chỉ với một ấm chè nhạt, một tập sách hay, một khúc nhạc du dương nhẹ nhàng, để tâm lặng lẽ nhìn ngắm hoa nở hoa tàn, ngẩng đầu nhìn gió mây chuyển sắc, cũng vẫn có thể xem là một loại tự tại thanh thản bình yên.

- Đời người cũng giống như ngọn nến được thắp sáng, nó có huy hoàng của ngọn lửa toát ra, cũng có bi ai của sự lụi tàn.

- Đời người cũng giống như một đóa hoa tươi rực rỡ, nó có vẻ đẹp khiến người ta trầm trồ tán thưởng, cũng có dần dần rụng đi không thể đổi khác được.

- Đời người giống như một cơn bão, có khí thế rợp trời dậy đất, cũng có khung cảnh bình yên sau khi mưa tạnh mây tan.

- Đời người giống như một đầm nước, bạn dụng tâm yêu mến, cố gắng nâng niu trân trọng, thì nó chính là một đầm nước trong, còn nếu bạn ra sức khuấy đảo, không đối tốt với nó, thì nó sẽ là một đầm nước đục ngầu.

Thế nên, đời người chỉ cần cho đi sự cố gắng, thuận theo tự nhiên, chính là sẽ không lưu lại quá nhiều những điều khiến ta phải ân hận tiếc nuối.

Cuộc sống không cần phải bố trí quá vẹn toàn, đời người không cần phải trù tính quá kỹ lưỡng. Không kể làm gì, cũng nên chừa lại chút không gian cho bản thân. Lòng người đơn giản, vậy nên ít phiền não. Cuộc sống giản đơn, bởi vậy nhiều hạnh phúc. Hết thảy của hết thảy, đạt được không mừng rỡ hân hoan, mất đi không ủ dột sầu não, giữa được và mất ta hãy cứ điềm tĩnh ung dung. “Người có lúc buồn, vui, tan, hợp. Trăng có đêm tối, sáng, tròn, khuyết. Việc này xưa nay khó bề trọn vẹn” - (Tô Đông Pha).

Đời người há không phải như vậy hay sao ? Mỗi người đều có một mặt tốt đẹp nhất, cũng có phiền não và những điều không như ý đi kèm. Nếu thời gian một đi không trở lại, thế thì, chúng ta trong cõi hồng trần cuồn cuộn này, quan trọng nhất chính là biết trân quý, nắm chắc ngày hôm nay.

Trên hành trình cuộc đời, mọi khó khăn đều chính là món quà ông trời dành tặng bạn, nó khiến bạn trở nên kiên cường mạnh mẽ; mọi trắc trở đều sẽ khiến bạn “ngã một lần, khôn hơn một chút”, khiến bạn trưởng thành hơn. Không trải qua mưa gió, sao có thể thấy được cầu vồng. Không nếm qua trăm vị của đời người, sao có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của nhân sinh đây ?

Sống ở đời, lòng đơn giản, thì giảm thiểu phiền não, tăng thêm niềm vui; lòng giản đơn, chính là sẽ giảm bớt u sầu, tăng thêm hạnh phúc. Học được giản đơn, mọi thứ đều trở nên giản đơn; học biết giản đơn, thì bạn chính là không đơn giản nữa.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|88|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

“Người nào thân làm việc thiện, miệng nói lời thiện, ý suy nghĩ thiện, thì mới thực sự là người biết tự thương và tự bảo vệ mình”.

Có kẻ mỗi sáng thức dậy luôn hứa, sẽ đổi thay, sẽ thương mình hơn hôm qua, nhưng khi hết ngày, nhìn lại, thấy vẫn chưa làm được việc gì để thương mình cả. Vẫn nghĩ những điều, vẫn nói những lời, vẫn làm những việc để mình phải buồn nhiều và mệt mỏi như hôm qua.

Không ai có thể tựa vào một suy nghĩ không tích cực để đứng vững trong những ngày tối tăm. Không ai có thể đem một lời nói ác để bảo vệ mình giữa miệng lưỡi thế gian. Cũng không ai có thể dùng một hành động ác để thương lấy ngày mai của mình.

Khi chưa biết thương bản thân, chúng ta vẫn còn theo đuổi những thứ không đáng, và chọn cho mình một điểm tựa sai, rồi một ngày điểm tựa đó lại đổ xuống đè nặng lòng mình.

Trên con đường đi về phía trước không bao giờ thiếu những khó khăn, và trong những ngày trưởng thành không bao giờ thiếu những nỗi đau. Người đã thương mình bằng cách nào ? Người đã bảo vệ mình ra sao ?

Có kẻ tựa vào tài sản, có người tựa vào quyền lực … Khi trong tay có nhiều tài sản nhưng không lương thiện, khi trong tay có đầy quyền lực nhưng không lương thiện, tài sản và quyền lực lúc đó chẳng khác gì thanh kiếm bén trong tay một kẻ ác, không hại người thì cũng hại mình.

Xưa nay, có lẽ ai cũng thấy, chiếc bóng của quyền lực chưa bao giờ cho người ta nương náu được lâu, nhất là khi bên trong đó không có được sự lương thiện.

Khi không lương thiện, thương kiểu gì cũng buồn, tựa vào đâu cũng đổ.

Khi không lương thiện, khi không tử tế, những ngày buồn phía trước sẽ còn dài lắm.

Người ngủ an ...



Ván cờ cuộc đời

(Sưu tầm)

Này con, hãy nhớ rằng cơn mưa của ngày hôm qua không thể làm ướt chiếc áo của ngày hôm nay, cái nắng của ngày hôm qua càng không thể làm khô chiếc áo của ngày hôm nay …

Cuộc đời mỗi người như một ván cờ, thắng thua đều phải kết thúc. Hãy sống như chơi một ván cờ đẹp nhất, rồi sau này con sẽ hiểu, những tháng ngày vinh quang nhất cũng không thể sánh được với những ngày tháng bình yên nhất.



D.P.A (96)

(Trích Phật Bà Chùa Hương)

Chân Như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân

Lo lắng

(Dalai Lama)

Nếu một khó khăn có thể sửa chữa được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm cái gì đó cho nó, thì không cần thiết để lo lắng. (Nhưng) - nếu nó không còn sửa chữa được, thì cũng không lợi chi trong việc lo lắng.



Ngày xưa và bây chừ

(Thích Tánh Tuệ)



- Ngày xưa, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì có thể nhổ, bây chừ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn. Ôi “lời nói không là dao, sao cắt lòng đau nhói” !

- Ngày xưa, rất sợ phải chết, bây chừ mới biết, sống máy móc, hành xử thiếu cái Tâm, còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.

- Ngày xưa, tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm, bây chừ thấy rõ, biên giới giữa sống chết, chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh.

- Ngày xưa, cứ mơ ước lớn lên rồi sẽ trở thành người này người kia, bây chừ mới biết “được trở thành chính mình mới là điều hạnh phúc nhất trên đời” …

- Ngày xưa, tưởng thành thật là điều tốt, bây chừ mới biết sống thành thật với mình thôi cũng là điều khó khăn biết bao.

- Ngày xưa, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời, bây chừ thì biết yêu đến đó rồi đi đó, như mưa bóng mây, hay dù có như chớp bể mưa nguồn thì cũng vậy, có đó rồi mất đó.

- Ngày xưa, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, bây chừ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là mình đã không nhận thấy.

- Ngày xưa, tưởng thành người lớn là lớn, bây chừ đã thấy có nhiều người lớn mà vẫn chưa thật sự trưởng thành, người đời thường bông đùa đó là trẻ nhỏ sống ... lâu năm.

● Đời người sẽ trải qua ba lần trưởng thành. Llần đầu tiên là khi biết rõ có một số chuyện rõ ràng là sẽ không có kết quả, nhưng vẫn bất chấp tất cả để theo đuổi. Kết quả, đã làm con người ta trưởng thành. Lần thứ hai là khi phát hiện ra mình không phải trung tâm của thế giới. Và lần thứ ba là khi nhận ra có một số việc, dù ta có cố gắng như thế nào vẫn không thể thay đổi được. Từ đó mà ... nhỏ được vài ý thơ:

Đừng ước mơ thay đổi
Cả thế giới quanh mình
Hạnh phúc cười với bạn
Khi thay đổi cách nhìn

Mười nguyên tắc sống của Đức Dalai Lama

(Sưu tầm)



“Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản, tín ngưỡng của tôi là lòng tốt.” – Dalai Lama

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị lãnh đạo về tôn giáo và chính trị của nhân dân Tây Tạng, Ngài được phong tước vị vào 1940 tại Lhasa, thủ đô của Tây Tạng. Cho đến cuối thập niên 50, tình hình căng thẳng giữa Tây Tạng và Trung Quốc ngày càng gay gắt, mặc dù đã đến Bắc Kinh để thương thuyết hòa bình nhưng không nhận được kết quả, nhiều cuộc biểu tình khắp các tỉnh ở Tây Tạng nổ ra đã bị quân đội Trung Quốc đàn áp quyết liệt.

Năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng 80.000 dân Tây Tạng phải vượt dãy Himalaya, lưu vong sang miền Bắc Ấn Độ và tiếp tục đấu tranh cho sự độc lập của Tây Tạng. Ngài là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, được xem là một trong những thánh nhân của thế kỷ XX. Sau đây là nguyên tắc để cuộc sống trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

➊ Chúng ta luôn có những giai đoạn trong cuộc sống mà phải đối mặt với nhiều cuộc tranh chấp, mâu thuẫn với nhiều người, cha mẹ, người mình thương, vợ chồng hay anh em, bạn bè, ...Tốt hơn hết là chúng ta nên cẩn thận trong hành động lẫn lời nói khi bản thân đang tức giận và không để cái tôi thắng thế. Những lời nói của ta lúc tức giận có thể là những lời gây tổn thương và để lại những vết đen trong mối quan hệ đó mãi về sau.

➋ Ba mươi phút đến một giờ, một mình mỗi ngày là khoảng thời gian tuyệt vời để tĩnh tâm. Dành một ít thời gian cho bản thân mỗi ngày, chúng ta có thể ngồi uống trà, đi dạo một tí hoặc ngâm mình thư giãn trong bồn nước ấm để tự suy nghĩ và trò chuyện với bản thân. Dù không nhiều nhưng đủ để chúng ta làm trơn tru luồng suy nghĩ của mình và trở nên minh mẫn sáng suốt hơn.

➌ Hầu hết chúng ta có xu hướng mang những chuyện quá khứ của người khác vào trong quá trình bất đồng mâu thuẫn với người đó, để có thể chiếm ưu thế hơn. Hãy dừng việc đó lại ngay lập tức. Hãy đàm phán để tìm giải pháp cho vấn đề hiện tại với đối phương, những gì xảy ra trong quá khứ sẽ và nên ở lại trong quá khứ.

➍ Trên con đường đi đến sự thành công của bản thân, chúng ta phải hy sinh khá nhiều thứ của bản thân, chúng ta thức khuya dậy sớm, chúng ta từ bỏ những bữa tiệc cuối tuần, chúng ta làm việc chăm chỉ không còn thời gian cho gia đình và bạn bè, đôi khi thất bại lại không nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, mấu chốt nằm ở chỗ chúng ta quyết định đi tiếp hay dừng lại.

➎ Mắc phải lỗi lầm là một điều hết sức tự nhiên của con người, và đó là cách mà chúng ta học, con người học từ những lần vấp ngã. Nên một điều hết sức quan trọng là mỗi khi vấp ngã, chúng ta có hiểu được vì sao mình vấp ngã để lần sau ta có thể đi vững hơn, đó gọi là bài học. Chúng ta thấy nhiều người hoặc chính bản thân mình bị một sai lầm và lặp đi lặp lại, hãy bình tâm, mọi thứ trên cuộc đời đến với chúng ta đều mang một ý nghĩa gì đó, hãy nhìn nhận và lắng nghe nó.


- Respect for yourself: tôn trọng bản thân

- Respect for others: tôn trọng mọi người

- Responsibility for all your actions: trách nhiệm trong từng hành động của bản thân

3R là một trong những quy tắc quan trọng nhất chúng ta nên theo đuổi để có một cuộc sống an lạc.

➐ Rất nhiều bài học và trải nghiệm cuộc sống chúng ta chỉ có thể nhận ra khi đi du lịch, rất nhiều nền văn hóa, thế giới rộng mở mà chúng ta chưa từng biết đến. Mỗi năm một lần, hãy lên kế hoạch cho những nơi bạn muốn đến và lần lượt chinh phục chúng.

➑ Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói: “tôn giáo của tôi rất đơn giản, không cần nhiều chùa chiền hay đền thờ, tâm trí và trái tim của chúng ta là những ngôi đền, triết lý của chúng ta là lòng tốt”. Không quá khó để sống tốt và đối xử tốt với mọi người, trên thực tế, đó là một việc dễ dàng thực hiện mà không tốn kém, chúng không những đem lại cho người khác sự hạnh phúc và họ sẽ nhớ về ta, mà còn khiến ta cảm thấy bình thản trong tâm hồn.

➒ Những hành động hay lời nói làm hại hay tổn thương người khác sẽ không mang lại gì cho chúng ta ngoài sự toại nguyện nhất thời và sau đó là sự giằng xé và ám ảnh. Những lời nói dối, buôn dưa lê, bắt nạt, đả thương,... đều sẽ gây nghiệp lớn mà chúng ta sẽ sớm gặt quả báo sau này. Nhân quả là có thật.

➓ Âm thanh của sự im lặng chính là âm nhạc với đôi tai của Ngài và cũng nên là âm nhạc với đôi tai của chúng ta. Đôi khi chúng ta nhận ra thật tốt khi giữ im lặng và không nói thêm bất cứ lời nào. Hoặc đôi khi chúng ta rất muốn nói cho ai đó rằng chúng ta nghĩ như thế nào về họ, tốt nhất vẫn nên giữ im lặng.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|87|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

Giữa muôn nghìn lời tổn thương nhau, có một lời nói đủ sức dựng lại niềm tin đã đổ vỡ từ rất lâu trong lòng là có thật.

Có những lời nói như ngọn nến, bé nhỏ thôi, nhưng cũng đủ mang ánh sáng và hơi ấm lấp đầy trái tim đã bị tổn thương và hoang lạnh từ rất lâu.

Ai cũng có cho mình một câu nói, từ một ai đó, ấm như ngọn nến, cất cẩn thận trong lòng như báu vật, mang theo đến cả đời, những lúc bất an lại đem ra, ngắm nhìn, mỉm cười rồi bình yên.

Giữa cuộc sống đông đúc này, đâu đó vẫn có những con người bình thản và vững chãi như cây đứng trên vách núi đá, để níu vào, không bị rơi xuống vực sâu lòng người đầy toan tính.

Cũng là con người. Cũng là lòng người. Cũng là lời nói … nhưng đôi khi là điểm tựa, nhiều khi là vực sâu.

Người ngày mới an.



Tịnh độ

(Sưu tầm)



❶ Có người hỏi tôi rằng: “người ăn mặn niệm danh hiệu Phật A-di-đà cầu sanh Tịnh Độ có được không ?”. Tôi nói được. Vì sao ?

Vì người ăn mặn mà biết niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ, còn có phước đức hơn những người ăn mặn mà không biết niệm Phật và không biết cầu sanh Tịnh Độ. Và người ăn mặn biết niệm Phật A-di-đà để cầu sanh Tịnh Độ có phước đức hơn người ăn chay mà không biết niệm Phật, nhưng người ăn mặn mà niệm danh hiệu Phật A-di-đà cầu sanh Tịnh Độ không có hiệu quả bằng người phát bồ đề tâm, ăn chay niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ. Tại sao ? Vì người phát bồ đề tâm, ăn chay niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ, tâm và khẩu của họ đồng nhất, thiện duyên đầy đủ, khiến họ được vãng sanh Tịnh Độ dễ dàng.

❷ Có người hỏi tôi: “niệm Phật A Di Đà” liên hệ đến Giới - Định - Tuệ như thế nào ? Tôi nói: liên hệ rất chặt chẽ.

Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến Ý không còn nghĩ đến điều ác, ấy là giới. Ý không nghĩ đến điều ác, nên miệng không nói lời ác, ấy là giới. Ý không nghĩ điều ác, nên thân không làm điều ác, ấy là giới và là tâm giới.

Giới là ngăn ngừa điều ác của thân và tâm, niệm Phật A Di Đà, khiến Ý không còn nghĩ đến điều ác, miệng không còn điều kiện để nói lời xấu ác, và thân không còn điều kiện để làm các điều xấu ác. Do đó, niệm Phật A Di Đà là giới và trì giới.

Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến tâm an trú vào một điểm, phiền não lắng xuống và tâm bất loạn, ấy là định. Định ấy có khả năng sanh giới mà thuật ngữ Luận Tạng gọi là Tịnh Lự Sanh Luật Nghi hay Định Sanh Luật Nghi. Nghĩa là giới hay luật nghi sanh khởi từ.

Thiền định, để phòng hộ điều ác xảy ra từ nơi tâm ý và nơi hành động của thân, ngữ. Nên, trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm, không những sanh ra giới (śīla) mà còn sinh ra định (samādhi), và không những sinh ra định mà còn sinh ra giới. Không những sinh ra giới, định, mà còn sinh ra tuệ (Prajñā). Từ định mà sinh tuệ, thuật ngữ Luận Tạng gọi là Đạo Sinh Luật Nghi. Nghĩa là do tâm ở vào trạng thái thiền định thuần nhất, các phiền não bị nhiếp phục và đoạn tận, khiến con đường đi vào giải thoát phát sinh và có năng lực phòng hộ các ác pháp, khiến chúng bị chuyển hóa và không thể khởi lên nơi tâm, ấy gọi là Đạo Sinh Luật Nghi.

Nên, niệm Phật càng chuyên nhất, tâm càng đi sâu vào định, và định đến chỗ tột cùng thì tuệ phát sinh và nhập vào Thánh Đạo Vô Lậu hay Phật Đạo.

Tuệ phát sinh, thì thấy rõ tự tánh thanh tịnh nơi tâm mình, và tự tánh thanh tịnh nơi tâm Phật A Di Đà không hai, không khác. Thấy rõ tha phương Tịnh Độ với tự tâm Tịnh Độ là tương tức, tương nhập.

Không chứng nhập được tự tâm Tịnh Độ, thì không thể chứng nhập được tha phương Tịnh Độ. Và không tin vào tha phương Tịnh Độ, thì không có điều kiện để chứng nhập tự tâm Tịnh Độ. Trong tha phương Tịnh Độ có tự tâm Tịnh Độ và trong tự tâm Tịnh Độ có tha phương Tịnh Độ. Nên, tự tâm Tịnh Độ và tha phương Tịnh Độ, tuy hai mà không phải hai, tuy một mà không phải một.

Và do có tuệ, nên thấy Tịnh Độ Phật A Di Đà và Tịnh Độ của Chư Phật mười phương đều cùng một bản thể thanh tịnh, dung thông vô ngại, có khác chăng là do từ nơi bản nguyện hay phương tiện thiết lập Tịnh Độ của các Ngài.

Có bao giờ em hỏi

(Thơ Mặc Giang)

Khi nhìn lên đầu Cha
Có bao giờ em hỏi
Sao tóc Cha trắng hếu
Khi nhìn vào mắt Mẹ
Có bao giờ em hỏi
Sao mắt Mẹ quá sâu
Qua bao sông, em biết mấy cây cầu
Qua bao đường, em biết bao ngõ ngách
Khi nhìn vầng trán Cha
Em hình dung đỉnh núi
Khi ôm vòng tay Mẹ
Em mường tượng biển khơi
Cõi trần ai đập giũa cả một đời
Triều sóng bạc và núi rừng sương trắng

Khi sờ đôi chân Cha
Em thấy gì chai cứng
Khi sờ hai má Mẹ
Em thấy gì nhăn nheo
Chốn ba sinh, bao đồi thẳm dốc đèo
Cát đá còn xát xây, huống gì thân thể
Một đời Cha như thế
Một đời Mẹ như thế
Để làm gì, em có biết không em
Công Cha, ngàn đời, không thể quên
Nghĩa Mẹ, ngàn đời, luôn ghi nhớ
Chữ Hiếu kia, em không làm sao trả nổi
Chữ Ân kia, em không làm sao đáp đền
Cân tiểu ly, cũng không thể lượng phân

Xin nhắc em, một đôi lời, em nhé
Ngồi bên Cha, em ân cần khẽ nói
Cha có biết rằng, con thương Cha lắm không
Ngồi bên Mẹ, em mân mê, khẽ hỏi
Mẹ có biết rằng, con thương Mẹ lắm không
Không những nói “Công Cha như núi Thái Sơn”
Mà em nói, công Cha hơn muôn ngàn đỉnh núi
Không những nói “Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Mà em nói, nghĩa Mẹ hơn muôn ngàn sông nước bao la
Bài hát nào, cũng kết thúc câu ca
Bài Cha Mẹ, vẫn còn vang mãi mãi



Đời người trong một câu chữ

(Sưu tầm)

Ngày xửa, ngày xưa, có một ông vua, như bao nhiêu vì vua khác trong truyện cổ tích, đức vua của chúng ta làm chủ một giang sơn gấm vóc, có một đám đông đình thần giỏi giang và hằng hà sa số thần dân gương mẫu. Điều đáng nói là đức vua rất sáng suốt, nhìn xa thấy rộng, đáng làm gương cho hết thảy các ông vua khác noi theo, người ta có thể chứng minh điều đó bằng một sắc luật của đức vua khi mới bước lên ngôi cữu ngũ: “cho sưu tầm hết tất cả sách vở có trong trời đất, tập trung về hoàng cung cho đức vua tham học”.

Hàng trăm quan lớn, hàng nghìn quan nhỏ, cùng hàng vạn dân phu khuân vác đã làm việc cật lực suốt mười năm dài mới tải hết được sổ sách của nhân loại về kinh đô. Đứng trước một trăm gian phòng chứa đầy nhóc các thủ bản viết tay, đức vua gãi đầu, ra lệnh cho quan tể tướng phải cấp tốc thiết lập một ban quản thủ thư viện, kiêm nhiệm việc phân loại, tóm tắt các văn kiện rồi hãy đem đệ trình cho mắt rồng ngự lãm.

Ban quản thủ thư viện lại làm việc ráo riết bất kể ngày đêm để đạt yêu cầu của đức hoàng thượng. Và sau mười năm dài không ngơi nghỉ, họ mới tóm tắt thâu gọn cái thư viện đồ sộ từ một trăm gian phòng xuống còn một gian duy nhất, rồi hân hoan đệ trình lên đức vua của họ. Đứng trước những tủ sách gọn gàng, ngăn nắp, trình bày vô cùng mỹ thuật ấy, đức vua vô cùng cảm động.

Sau khi nhìn tới nhìn lui … đức vua lại truyền lệnh: “phải tóm tắt nữa, thu gọn nữa … làm sao để trẫm có thể đọc hết tất cả các tinh hoa của nhân loại, thông thái hết những ý kiến khôn ngoan … chỉ trong khoảng mười cuốn sách mà thôi … các khanh đã làm việc thật hoàn hảo, nhưng trẫm không có thì giờ … các khanh hiểu chứ !”.

Dĩ nhiên là ban quản thủ thư viện vâng vâng dạ dạ lia lịa và lại đốt nến bắt tay vào công việc mới. Mười năm dài trôi qua, toàn thể sách vở đã được cô đọng lại trong mười quyển dày cộm, đóng bìa da, gáy mạ vàng, đầy chi chít những chữ. Lần này, đức vua không tiếc lời khen ngợi đám đình thần mẫn cán, bốc vàng bạc ban thưởng cho họ từng nắm lớn, rồi dõng dạc ra lệnh: “hãy tóm tắt thêm nữa … hãy làm cách nào để chúng chỉ còn vỏn vẹn có một quyển thôi, cho trẫm gối đầu giường mỗi khi rỗi rảnh, các khanh hiểu ý trẫm chứ ?”.

Đám đình thần lại tranh nhau tung hô và gật đầu lia lịa. Lại mười năm dài trôi qua. Quyển sách được hoàn thành thể theo lời yêu cầu của người cần đọc. Quan tể tướng long trọng đặt nó lên một cái mâm bằng vàng, phủ nhiễu đỏ, cung kính nâng lên ngang mày, dâng lên đức vua của họ, bây giờ đang hấp hối trên long sàng. Đức vua nhìn quyển sách, rơi lệ, thều thào nói: “muộn mất rồi, các khanh hãy tóm tắt đại ý của quyển sách, trong chỉ một câu thôi, để trẫm được nghe một lần sau cuối”.

Một cuộc đại hội được khẩn cấp triệu tập. Ban quản thủ thư viện lại làm việc ròng rã suốt ba ngày đêm … Sau cùng, quan tể tướng vội vã đến quỳ mọp bên long sàng, dâng lên một mảnh giấy đỏ, có viết mấy dòng chữ vàng bằng nhũ óng ánh. Đức vua gật đầu, ra dấu cho quan tể tướng đọc lớn lên.

Vị trung thần lão thành này cố nén nỗi thương tâm, quẹt nước mắt, hít mũi, hắng giọng, lớn tiếng đọc bằng một giọng rõ ràng và trang trọng: “sinh … i … già … à … bệ … bệnh … ch … chế … chết …”.

Đức vua lắng tai nghe xong, gục gật đầu rồi khép mắt, trút hơi thở sau cùng. Những người xung quanh đều khóc rống lên, quan tể tướng vật vã đập đầu vào long sàng, các đình thần đấm ngực bứt áo … Đám ngự lâm quân hối hả dìu các vị lão thần, ngăn cản các vị trung niên đang nhổ râu sừng sựt.

Trong khung cảnh hỗn loạn đó, tờ giấy đỏ có viết kim nhũ vàng lặng lẽ chao mình theo một cơn gió, bay vèo qua cửa sổ và âm thầm chui vào một cái hốc chứa đầy nước trong máng xối … Toàn thể công lao của ban quản thủ thư viện đều trôi theo những giọt kim nhũ vàng óng ánh, chầm chậm nhỏ từng giọt xuống bức tường đầy phủ rêu xanh.

D.P.A (95)

(Kinh Pháp Cú)

Biết cung kính khiêm nhường
Tri túc và tri ân
Đúng thời nghe Chánh pháp
Là phúc lành cao thượng

Hãy luôn cẩn trọng canh chừng tâm của bạn

(Sưu tầm)

Hãy luôn cẩn trọng canh chừng tâm của bạn.

Ở trình độ của chúng ta, là những người tầm thường, ta không thể không có những tư tưởng và hành động bị thôi thúc bởi những ý định xấu. Nhưng nếu chúng ta có thể lập tức nhận ra điều sai lầm, hãy sám hối và nguyện không tái phạm nữa, chúng ta sẽ cắt đứt mối ràng buộc với động cơ xấu ác.



Lần lữa

(Sưu tầm)

“Có khi trễ hẹn một giờ
Đến duyên gặp lại phải chờ trăm năm” …


Một hôm Đức Phật cùng các đệ tử đi ngang qua một cánh đồng, có người nông phu đang cày ruộng gần đấy, thấy Phật hào quang rực rỡ, oai nghi đoan chính, lòng anh rất hân hoan đến lễ Phật, xin quy y, nhưng sực nhớ đến công việc cày cấy chưa xong, bèn tự nhủ: “thôi để khi khác, bao giờ cày cấy, gieo giống xong được rảnh rang hãy đến nơi Phật xin quy y chẳng muộn”. Nghĩ thế rồi anh tiếp tục công việc.

Phật biết ý niệm của anh nông phu kia nên mỉm cười. A Nan liền lễ Phật hỏi duyên do, Phật đáp: “các ông có thấy người cày ruộng ấy chăng, anh trải qua chín mươi mốt kiếp, gặp cả thảy bảy vị Phật ra đời, mỗi lần gặp Phật anh đều hoan hỷ toan đến quy y lễ bái, nhưng nghĩ lại việc mùa màng chưa xong bèn thôi, tự hẹn khi khác, đến nay gặp ta, y vừa toan đến quy y rồi cũng thối niệm tự hẹn khi khác, cứ như thế đã biết bao nhiêu lần sanh tử chuyển luân, việc cày cấy vẫn chưa xong và cũng vẫn chưa được quy y Tam Bảo”.

Anh nông phu được nghe Phật nói tiền nghiệp giãi đãi của mình như thế, giật mình kinh sợ, tự hối quá buông cày đến lễ Phật cầu xin thọ giới quy y.




Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|86|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

“Hãy canh giữ cẩn thận tâm mình như người lính ngày đêm canh giữ thành lũy trong những ngày chiến tranh, chỉ cần lơ là một lát cũng đã đủ để quân giặc lẻn vào cướp mất thành. Một khoảnh khắc vọng tâm động niệm là một khoảnh khắc đánh mất bình yên”.

Có kẻ, trong một khoảnh khắc lơ là, đánh rơi que diêm đang cháy xuống hiên nhà, nhưng không biết, rồi bất lực nhìn ngôi nhà gỗ mà mình mất cả nửa đời mới làm được bị cháy rụi.

Do que diêm quá nhỏ, lén rơi khỏi tay lúc nào không hay, và cũng có thể do ngọn lửa của que diêm quá bé, nghĩ không đáng gì, nên việc giữ que diêm không rơi khỏi tay cũng hơi khó, nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải tìm cách dập lửa hay làm lại ngôi nhà gỗ cho mình.

Do chúng ta nghĩ chỉ một chốc, một lát, chỉ một sát-na sân si chẳng đáng gì, nên việc giữ cho tâm không động niệm trở nên rất khó, nhưng sẽ khó khăn hơn khi phải thu xếp cho gọn những đổ vỡ do một khoảnh khắc vọng tâm động niệm gây nên.

Đừng sợ không bình yên, chỉ sợ còn vọng tâm động niệm, rồi vô tình đánh rơi đốm lửa nhỏ sân si xuống hiên nhà mà không biết. Có những cuộc hành trình chỉ một phút xao lòng là phải bắt đầu lại, vấn đề ở chỗ, có những điều người ta không muốn bắt đầu lại, vì chẳng còn như ngày xưa, cố thế nào cũng chỉ là vá víu.

Núi sáng nay nhiều sương, lạnh.

Người ngày mới an.



Quan niệm: tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp

(“Nền Tảng Phật Giáo”|TS. Hộ Pháp)

Một số người có quan niệm rằng: “tạo thiện nghiệp để xóa bỏ ác nghiệp”, quan niệm như vậy có đúng hay không ?

Ác nghiệp nào mà người ấy đã tạo trong kiếp hiện tại, hoặc trong nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, ác nghiệp ấy đã được tích lũy ở trong tâm rồi. Về sau, người ấy dù có tạo thiện nghiệp nào, có năng lực mạnh như thế nào cũng không thể trở lại ngược thời gian trong quá khứ để xóa bỏ ác nghiệp quá khứ ấy được, còn thiện nghiệp ấy cũng đã được tích lũy ở trong tâm.

Tuy thiện nghiệp không thể xóa bỏ được ác nghiệp trong quá khứ, nhưng nếu cố gắng tạo nhiều thiện nghiệp (dù là dục giới đại thiện nghiệp), thì cũng có khả năng làm giảm tiềm năng cho quả của ác nghiệp.

Thực ra, ác nghiệp nào nếu khi hội đủ điều kiện, thì ác nghiệp ấy mới có cơ hội cho quả khổ của ác nghiệp ấy, nếu không hội đủ điều kiện, thì ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả của nó. Và thiện nghiệp nào nếu khi hội đủ điều kiện, thì thiện nghiệp ấy mới có cơ hội cho quả an lạc của thiện nghiệp ấy, nếu không hội đủ điều kiện, thì thiện nghiệp ấy không có cơ hội cho quả của nó.

Bởi vậy cho nên, không phải tất cả mọi ác nghiệp, tất cả mọi thiện nghiệp, đều được cho quả của chúng. Sự thật, ác nghiệp nào, thiện nghiệp nào, khi hội đầy đủ điều kiện, thì ác nghiệp ấy, thiện nghiệp ấy, mới có cơ hội cho quả của nó.




Tiền và tình có làm ta khổ ?

(Sưu tầm)

Ngạn ngữ Phương Tây có câu: “tiền là tên đầy tớ tốt và là một ông chủ tồi”, tiền bạc không gây đau khổ, sử dụng tiền bạc một cách khôn ngoan, khi tiền bạc không thể làm ông chủ của mình, mà ngược lại - làm nô lệ cho mình, thì không có đau khổ.

Khổ chỉ đến khi mình bám chấp vào tiền bạc: phải có tiền, tôi như thế này phải ở thế này, cỡ như tôi không thể ở nhà lụp xụp được, cỡ như tôi không thể ở nhà chỉ hai - ba cái phòng được ... cái khổ đến từ tôi giàu tôi phải ăn mặc đẹp, tôi phải đi xe hơi. Nếu bám chấp như thế, thì giàu vẫn khổ, mà không bám chấp thế, thì nghèo mà vẫn an lạc. Bám chấp vào tiền, tiền liền làm cho mình khổ. Có tiền thì nhà cao cửa rộng, mà không có tiền thì khách sạn ngàn sao, bầu trời lấp lánh hàng ngàn ngôi sao, có gì đâu. Thế nào cũng được !

Tương tự, yêu đương là chuyện bình thường, thích là cấp độ ban đầu, và cái gọi là “quá thích” thì là nó trở thành yêu, nhưng chỉ yêu thôi thì chưa có khổ. Ví như đi vào một khu vườn, bông hoa đẹp rất nhiều, có vấn đề gì đâu, nhưng bảo tôi phải đem về nhà cho riêng tôi, hoặc tôi phải sở hữu bông hoa này, mới là vấn đề.

Nếu người tu tập rồi thì chỉ dừng ở đấy thôi thì cuộc đời rất đẹp, gặp ai mình cũng thấy thoải mái hết, gặp ai mình cũng thấy thích thú, thoải mái, dễ chịu, và mình chẳng muốn sở hữu ai hết. Với tâm lý sở hữu thì câu nói: “tôi không thể sống thiếu anh/em” liền trở thành chân lý, con người ta trở nên dở sống dở chết khi đối tượng đổi thay ... không nhớ rằng lúc trước đây, khi chưa hề quen đối tượng họ vẫn sống ... phây phây.

Thế thôi ! Mọi người đi qua trước mặt mình giống như bông hoa đẹp đi qua vườn hoa thế thôi. Ngày hôm sau mình quay lại mình thấy nó thì tốt, không thấy thì thôi, mình không có nhu cầu nắm giữ, nếu nắm giữ là ngày hôm sau tôi phải quay lại chỗ đấy để thấy bông hoa đấy, nắm giữ mới là có vấn đề. Nên nếu không có nắm giữ thì không sao hết. Với một tâm không nắm giữ thì tiền hay tình, chúng là chúng, có làm khổ được chi ta.

Vì sao kiếp này chúng ta gặp nhau ?

(HT. Tịnh Không)



Phật dạy chúng ta, từ quan hệ cha con, quan hệ anh em, cho đến quan hệ với tất cả mọi người đều không ngoài bốn loại duyên, đó là:

⒈ Báo ân

⒉ Báo oán

⒊ Đòi nợ

⒋ Trả nợ

Nếu như không phải bốn loại duyên phận này, dù tương ngộ cũng không hề quen biết, chúng ta gọi là người lạ, mặt lạ, không quen. Ngay trong đời này chỉ cần phát sinh quan hệ với mình, thì nhất định trong đời quá khứ có liên quan đến bốn loại duyên nghiệp trên.

Trong duyên nghiệp có thiện, có ác. Chúng ta hiểu được thông suốt thì nhất định phải biết đoạn ác, tu thiện. Ta thiếu nợ người nhất định phải trả. Người khác lừa gạt ta, xâm phạm ta, cướp đoạt của ta, ta đều phải nghĩ là đang trả nợ, trong lòng ta sẽ dễ chịu và cảm thấy tự tại. Họ gạt ta, trộm cắp, cướp đoạt của ta, vì sao họ không đi lừa gạt, cướp đoạt của người khác ? Vì trong đời quá khứ, người khác không có cái duyên này với họ.

Nói cách khác, chúng ta trong đời quá khứ đã từng lấy, đã từng ăn cắp, đã từng cướp đoạt của họ, hôm nay gặp được nhân duyên tương ngộ, vẫn là dùng phương pháp này họ lấy đem đi, được dịp chúng ta đã trả nợ. Cho nên, chúng ta phải hoan hỉ cùng với tất cả chúng sanh kết thiện duyên, không kết ác duyên, cho dù gặp phải ác duyên, quyết cũng không để trong lòng.

D.P.A (94)

(Trích Phật Bà Chùa Hương)

H I Ế U là độ được đấng thân
N H Â N là độ được trầm luân mọi loài

Pháp tu: “dừng một phút”

(Sưu tầm)

Trong đạo Phật, việc tu hành thường bắt đầu từ những điều nho nhỏ, căn bản nhất. Việc nhỏ, nếu chúng ta không để tâm thực tập, thì chuyện học hỏi những đạo lí cao siêu khó có thể tin rằng chúng ta sẽ đem ứng dụng được vào trong thực tế để ít nhiều lợi lạc.

Khi bạn sống quá nhanh trong suy nghĩ, lời nói và hành động, đó chính là lúc mà bạn dễ mắc phải sai lầm đáng tiếc. Vì vậy, trong cuộc sống bạn nên thường xuyên dừng lại để suy nghĩ, để kiểm tra lại Thân, Miệng, Ý của mình, cho dù chỉ một phút thôi. Tuy một phút rất ngắn ngủi, nhưng đôi khi nó cũng giúp bạn cứu vãn, hoặc xoay chuyển được những cục diện lớn lao của một đời người.

- Dừng lại một phút để xem xét những quyết định của mình trước khi hành động đúng hay sai.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ, trước khi bạn nói quá lời.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ lại xem, mình có nên tranh cãi để làm rạn nứt tình cảm không.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ và cảm thông, thay vì trách móc.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ, trước khi bạn bán rẻ nhân cách chỉ vì một chút danh dự, một chút tiền.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ về hậu quả, trước khi bạn ra tay và dùng bạo lực.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ, trước khi bạn lạc lòng trước một người không phải vợ/chồng mình. Hãy hỏi lại mình xem, người này có đáng để bạn đánh đổi hạnh phúc mà bạn đã khổ công xây dựng không.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ xem bạn nên ở hay nên đi ra khỏi cuộc đời một người, trước khi vội vàng quyết định.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ trước khi bạn nhắm mắt làm liều bất cứ chuyện gì.

- Dừng lại một phút để suy nghĩ, trước khi bạn muốn buông xuôi cuộc đời cho khuynh hướng sống không ra gì.

Thật ra thì một phút chẳng là bao, nhưng nếu bạn biết áp dụng nó vào những lúc bạn đang háo thắng hoặc nông nổi, bạn sẽ thấy nó hiệu quả vô cùng, và bạn sẽ không phải hối tiếc sau này. Khó khăn lớn nhất của đời người là không thể ngược thời gian sửa những sai lầm trong quá khứ. Dừng lại một phút để suy nghĩ, chính là chi CHÁNH TƯ DUY, một trong tám chi phần quan trọng của Bát Chánh Đạo.

Cảm xúc

(Trích “BƯỚC CHÂN AN LẠC” - Thích Nhất Hạnh)

“Nếu đang có một cảm xúc khó khăn trong tâm hồn, như tức giận hoặc buồn bã sâu sắc, và tôi (xử lý chúng bằng cách) cố tập trung điều hòa nhịp thở của mình thì liệu đó có phải là hành động né tránh cảm xúc của bản thân không ?”

Thường thì mọi người dễ đánh mất bản thân mình trước những cảm xúc mạnh và bị chúng choáng hết tâm trí. Đó không phải là cách để ta chế ngự cảm xúc, bởi khi chuyện xảy ra như thế, bạn sẽ là nạn nhân của cảm xúc.

Để tránh không trở thành nạn nhân, hãy hít thở, tĩnh tâm và rồi bạn sẽ nhìn sâu vào bên trong con người mình, thấy rằng cảm xúc cũng chỉ là cảm xúc mà thôi, không hơn. Việc nhìn sâu vào trong tâm hồn mình là rất quan trọng, bởi bạn sẽ không còn sợ hãi nữa. Bạn sẽ bình tĩnh và không còn muốn chạy trốn nữa. Bạn sẽ xử lý tốt hơn các cảm xúc. Hãy xem hơi thở chính là con người bạn, bạn cần có sự liên kết với hơi thở để trở thành chính mình một cách tốt hơn, để mạnh mẽ hơn.

Rồi bạn sẽ chế ngự cảm xúc tốt hơn. Bạn không nên tìm cách quên đi cảm xúc của mình. Thay vì thế, hãy sống thật với chính mình, dần dần bạn sẽ trở nên cứng rắn và mạnh mẽ để xử lý cảm xúc của mình.



Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|85|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường

“Khi gieo hạt mầm niềm vui mới, là đang xoá đi nỗi buồn ngày cũ. Khi gieo hạt mầm đau khổ mới, là đang xoá đi niềm vui đang có”.

Có thể nhắm mắt khi không muốn thấy một thứ gì đó, có thể quay lưng khi muốn từ bỏ một nơi nào đó, nhưng không ai có thể nhắm mắt quay lưng để không còn nhìn thấy hay từ bỏ được nỗi buồn đang hiện hữu trong lòng, cách để kết thúc được nỗi buồn là gieo vào đấy một hạt mầm niềm vui, rồi nuôi hạt mầm ấy lớn lên, lớn lên mãi, thành niềm vui lấp đầy lòng mình, thay thế cho nỗi buồn đang hiện hữu. Như cách người ta mồi lửa, nhóm bếp, cẩn thận giữ cho đốm lửa nhỏ lớn lên thành bếp lửa to, để ánh sáng thay thế cho bóng tối, để hơi ấm thay thế cho lạnh lẽo âm u trong ngôi nhà của mình.

Niềm vui hôm nay, nỗi buồn hôm nay, ngày mai còn lại hay không là do hôm nay chúng ta chọn thứ gì để nối vào đó. Cuộc sống luôn là một sự lựa chọn, hoặc lựa chọn một hạt mầm niềm vui gieo vào nỗi buồn đang hiện hữu, hoặc chúng ta phải đi mãi trong nỗi buồn dài dằng dặc của mình.

Tôi muốn nói về hạt mầm niềm vui, chẳng phải tìm ở đâu xa, nó hiện hữu ở ngay trong chính nỗi buồn, khi cuộc sống mang đến một nỗi đau, nó luôn kèm theo trong đó một hạt mầm bình yên để con người chữa lành nỗi đau đó, nhưng chúng ta thường luôn nhìn mãi vào nỗi đau rồi không nhận ra.

Như khi chứng kiến một người thân mất đi, kèm theo nỗi đau chia li sinh tử là lời nhắc: cuộc sống là vô thường, tấm thân tứ đại là vô ngã, và cuộc đời chỉ là những câu chuyện duyên sinh. Những lời nhắc đó là chiếc mầm bình yên, nếu nuôi được những chiếc mầm đó lớn, chúng sẽ trở thành điểm tựa vững chắc, để chúng ta không còn bị chao đảo khi phải chứng kiến những cuộc chia li sinh tử ngày mai.

Hôm nay, người có muốn dốc lòng làm một việc gì để ngày mai của mình sẽ phải cảm ơn chính mình ngày xưa không ?

Người an.

Núi chiều nay nhiều gió.



Đừng sợ “thay áo” !

- Sưu tầm



Tâm lý chung của con người khi nói tới cái chết thì hầu hết ai ai cũng rất sợ, chỉ vì họ luôn nghĩ rằng, chết là hết. Thế nhưng, có nhiều người lại không hiểu hai điều này:

⒈ Chết là hết cái gì ?

⒉ Sống là còn cái gì ?

Nếu bạn đang sống một cuộc sống như cái máy, chỉ là sự hiện hữu trống rỗng vô nghĩa, vậy thì bạn có gì đâu mà phải sợ chết là sẽ hết ? Vì nếu cho rằng chết là sự trống không, thì sống trống rỗng đâu có gì khác biệt ?

Còn nếu bạn đang sống một cuộc sống trọn vẹn, thì khi về già, bạn cũng sẽ phải chết thôi, nhưng bạn sẽ mãn nguyện hơn những người khác, vì bạn đã từng được sống thật đầy. Vậy thì có gì mà bạn phải sợ ?

Khi ta mới sinh ra, tức là sự sống đã được bắt đầu. Vì vậy, sống chỉ tồn tại hay là sống cho có ý nghĩa là hoàn toàn do nơi bạn. Một vài ý niệm sau được phần đông mọi người cho rằng đây là ý nghĩa của đời sống:

- Sống biết cho đi

- Sống biết ơn và biết đủ

- Sống có đời sống tâm linh

- Sống không làm điều ác, biết ghê sợ tội lỗi

- Sống cho những người mình yêu thương

- Sống với một cái tâm tốt

- Sống vị tha, hy sinh không điều kiện

- Sống thuần hóa tâm hồn, hướng về Chân Thiện Mỹ

Chỉ cần tám điều trên thôi, nếu bạn luôn áp dụng để sống từng ngày, thì cho dù bạn có phải ra đi bất chợt, bạn cũng sẽ mỉm cười, vì bạn thực sự đã sống.

Thực ra, cuộc sống thánh nhân cũng không ngoài những điều trên đây bạn ạ. Đừng sợ chết là hết, trong khi bạn vẫn còn đang sống. Con người ai cũng thích mặc áo đẹp mà lại sợ cởi áo ra để thay đổi, đó là điều mâu thuẫn … Theo quan điểm nhà Phật, sống như những điều trên đây, bạn chắc chắn sẽ mặc những chiếc áo đẹp trong những kiếp sau, thế thì việc gì mà sợ chết.

Không phụ thuộc vào năm tháng
Mà đo Sống ít hay nhiều
Chính là cách mình đã Sống
Mỗi ngày Tỉnh Thức bao nhiêu …
(Thơ Thích Tánh Tuệ)

Nghĩ về ngày lễ Tạ Ơn

- Thơ Mặc Phương Tử
- South Dakota, Thanksgiving Day - 2017

Hằng năm vào tiết mùa đông
Tục rằng phải nhớ ơn công đất trời
Ai hay cái lạnh nghiệt đời
Thuở ngày xưa ấy, bao người ấm no ?!

Ơn lành, biết mấy trời cho
Biết gieo - trồng - tỉa, biết lo cấy - cày
Biết làm ra lửa từ đây
Biết muôn việc … đến hôm nay được nhờ

Ơn trời, ơn đất, bao giờ
Đem cho muôn loại đến bờ bình an
Bí, ngô, lúa, đậu ... đầy tràn
Kho trời thuở ấy muôn vàn niềm vui

Tạ ơn, là để sống đời
Có Nhân, có Nghĩa, có lời Đạo Tâm
Biết rằng trong cuộc trăm năm
Khổ-Vui thoáng đã ... lên mầm tử sinh

Tạ ơn, là để tự mình
Sống đời hạnh phúc, ươm tình bao la
Dù cho người vật quanh ta
Biết yêu thương, để nở hoa dâng đời

Vậy, lễ Tạ Ơn đất trời
Là thêm nghĩa sống muôn nơi thái hoà
Tự mình gần, thấy mình xa
Cho đời thêm khúc tình ca thanh bình



Nhận ra những điều quý giá mà tuổi trẻ thường đánh mất

- Sưu tầm

Người ta đôi khi cứ sống vội, cứ tranh giành để thỏa mãn nhu cầu trước mắt của mình mà không biết, có những điều còn quý giá hơn …

Người trẻ thường sống vội, chạy theo những thứ hào nhoáng, không thực tế. Họ vội vàng quyết định vì sợ mất đi cơ hội tốt, họ đánh liều để rồi nhận về nhiều quả đắng về sau.

Người lớn tuổi thì khác, họ đã trải qua nhiều giông bão của cuộc đời nên khi đối mặt với bất kì điều gì, họ đều cẩn trọng. Đối với những khó khăn sóng gió, họ sẵn sàng đối mặt và điềm tĩnh giải quyết. Cũng ở độ tuổi đó, họ mới nhận ra những điều quý giá mà tuổi trẻ mình đã đánh mất.

Thời gian một đi không trở lại, sinh mệnh con người thì quá ngắn ngủi

Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn.

Thời gian và trải nghiệm sẽ làm lành những nỗi đau

Bạn cần hiểu rằng một chuyện buồn trong cuộc sống dù có đau đớn đến mức nào, rồi đến một ngày nó sẽ chỉ là một phần rất nhỏ bé so với cả quá khứ của bạn, và nó cũng không nghiêm trọng đến mức như bạn nghĩ bây giờ.

Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ

Bạn là con người nên không thể hoàn hảo. Dù bị tổn thương nhưng bạn vẫn sống sót. Hãy nghĩ về một đặc ân quý giá là bạn vẫn được sống, được thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được theo đuổi những gì bạn yêu thích. Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang đợi chờ mình.

Bạn là người quan trọng nhất với chính mình

Hạnh phúc là khi bạn cảm thấy hài lòng với bản thân mà không cần sự đồng tình từ ai đó. Bạn phải đối xử tốt với chính bản thân mình trước khi muốn có mối quan hệ tốt với những người khác. Bạn phải tự thấy bản thân mình có giá trị thì mới có thể tự tin trong mắt người khác.

Hành động của một người nói lên sự thật

Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người, họ có thể nói những lời tốt đẹp, nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết.

Hạnh phúc hay niềm vui không tự nhiên mà có

Không có gì nằm gọn trong lòng bàn tay. Hạnh phúc sẽ không đến gõ cửa tìm bạn, niềm vui cũng không tự nhiên mà có. Hạnh phúc phải nỗ lực mới có thể đạt được, niềm vui luôn phải tìm kiếm không ngừng. Hạnh phúc và niềm vui phải dùng trái tim để cảm nhận, có cảm nhận được hay không còn phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

Tiền bạc nhiều đến đâu thì chết cũng coi như hết

Đừng quá coi trọng tiền bạc, càng không nên quá chi li tính toán, tiền chỉ như vật ngoài thân, sống có giàu sang phú quý đến đâu thì chết cũng không mang theo được. Nếu có ai đó cần sự giúp đỡ của bạn, hết lòng giúp đỡ họ cũng chính là một niềm vui, nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui, tại sao lại không làm chứ ? Tiêu tiền giúp bạn hiểu được tiền có thể kiếm được thì cũng có thể tiêu đi, hãy dùng nó để giúp đỡ bản thân và người khác.

Sức khỏe mãi mãi là của bạn

Tiền bạc, con cái, quyền lực ... chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn.

Cha Mẹ và con cái hoàn toàn không giống nhau

Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái là vô hạn, còn tình yêu của con cái dành cho bố mẹ chỉ là cái gì đó hữu hạn mà thôi.

- Con cái bị bệnh cha mẹ hết mình chăm sóc, cha mẹ bệnh, con cái hỏi thăm qua loa và coi thế là đã đủ.

- Con cái tiêu tiền của cha mẹ đó là lẽ đương nhiên, cha mẹ tiêu tiền của con cái không dễ dàng như vậy.

- Nhà của cha mẹ là nhà của con cái, còn nhà của con cái thì không còn là nhà của cha mẹ nữa.

Không giống nhau chính là như vậy, hiểu rằng vì con cái làm tất cả đó không chỉ là nghĩa vụ mà đó còn là niềm vui, không cầu báo đáp, nếu mong muốn sự báo đáp của con cái thì chỉ chuốc lấy muộn phiền.

Những hi sinh của ngày hôm nay sẽ được đền đáp vào ngày mai

Khi nói đến chuyện làm việc chăm chỉ để đạt được một ước muốn nào đó như: tốt nghiệp đại học, gây dựng sự nghiệp hay đạt được một thành tựu nào, đó đòi hỏi thời gian và sự quyết tâm, tôi muốn hỏi bạn một điều: “bạn có sẵn sàng sống một cuộc đời khác với mọi người hay không ?”.

Cuộc sống của bạn không phải từ lúc bạn sinh ra cho tới khi bạn qua đời

Cuộc sống của bạn chính là ngay lúc bạn đang thở cho tới hơi thở tiếp theo. Hiện tại – ngay ở đây và ngay lúc này – chính là cuộc sống của bạn. Vì thế, hãy tận hưởng từng khoảnh khắc bằng sự tử tế và bình an, đừng sợ hãi hay hối tiếc.

Luôn có một tâm thái vui vẻ

Cuộc sống luôn công bằng, biết đủ thì luôn hạnh phúc, làm việc tốt, lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui, bồi dưỡng các sở thích của bản thân, bạn sẽ có một cuộc sống nhiều màu sắc hơn. Dùng tâm thái bình tĩnh đối mặt với mọi điều, chỉ như vậy bạn mới luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Đơn giản, bình thường mới là thật

Quyền cao chức trọng thì được hưởng lộc, nhưng thường dân lại chiếm số đông hơn. Số ít chưa chắc đã hạnh phúc, “số đông” vì thế không cần phải tự ti. Con người vốn không phân cao thấp sang hèn, chỉ cần phấn đấu hết mình vì sự nghiệp cũng coi như là đã có cống hiến. Hơn nữa, bước qua tuổi trung niên chẳng phải cũng gần về với thiên nhiên rồi sao ? Ai cũng giống nhau cả. “Thực ra làm quan cao không bằng nhiều tiền, nhiều tiền không bằng sống lâu, sống lâu không bằng vui vẻ, vui vẻ không bằng hạnh phúc ...”

Tìm niềm vui ở đâu ?

- Học tập: đọc sách, đọc báo, dùng máy tính, đánh đàn, đánh cờ, vẽ tranh … học cái gì tùy bạn lựa chọn, học vừa có thể thêm kiến thức, vừa có thể rèn luyện trí não.

- Vận động: chơi thể thao, tập thể dục, tùy theo sở thích, tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần.

- Giải trí: hát hò … chỉ cần bản thân thích đều có thể chơi, kết giao thêm bạn bè.

- Kết bạn: cuộc sống về già nên phong phú hơn, chỉ có vài người bạn thì không đủ, cần có một nhóm bạn già. Bạn bè sẽ giúp cuộc sống của chúng ta thêm màu sắc, bớt cô đơn.

QUAN TRỌNG LÀ CHÚNG TA PHẢI BIẾT TÌM NIỀM VUI NGAY TẠI BẢN THÂN - NIỀM VUI TÂM LINH

Công thức để có một gia đình hạnh phúc

“Yêu thương, tôn trọng nhau, biết cách quan tâm và chia sẻ, thấu hiểu và bao dung”.

Bình tĩnh, chờ đợi, kiên nhẫn

(Thiền sư Sayadaw U Jotika)

Hãy giữ bình tĩnh, chờ đợi và kiên nhẫn. Làm bất cứ điều gì có thể làm được trong thời điểm hiện tại. Chẳng có cái gì ở lại mãi cả. Mọi thứ sẽ thay đổi, có thể theo chiều hướng tốt hơn nếu bạn sáng suốt và bình tĩnh, nhưng nếu bạn xáo động, bất an, và chạy lăng xăng như hóa dại, bạn sẽ chỉ càng làm cho mọi việc thêm rối mà thôi.



Trường ca vô thường

- Huế 1998
- Trí Năng,Trần Lý Khánh



1•
Bao năm ôm một nỗi buồn
Bao năm ngồi ngắm mưa nguồn thiên di
Người ơi nói nữa làm chi
Bao năm này cuộc đến đi đã thường
Gặp nhau giữa chốn vô thường
Xa nhau thêm chút vấn vương bụi hồng

2•
Thà về úp mặt chờ mong
Còn hơn huyên náo mà lòng ngẩn ngơ
Dẫu chân em có dại khờ
Cũng in thành những vần thơ tôi rồi

3•
Vô thường em. Vô thường tôi
Vô thường đến cả núi đồi cỏ cây
Vô thường như những vầng mây
Hợp là hợp để đợi ngày ly tan

4•
Ta về ngâm khúc muộn màng
Dang tay nhặt chiếc lá vàng hỏi thu
Ai đem quán trọ giăng sầu
Ta đem thả xuống chân cầu trôi xuôi
Một lần này nữa là thôi
Đoá Phù Dung nở lòng nguôi ngoai lòng

5•
Lệ người đã chảy thành dòng
Đêm qua một đoá hoa hồng quyên sinh
Ta về đốt nến niệm Kinh
Mõ vàng gõ nhịp giật mình… hỡi ơi
Buớc chân ai vọng bên đời
Trang Kinh ướt đẫm lệ rơi vô thường

6•
Chừ ta như kẻ lạc đường
Mười phương góp lại một phương là nhà
Ôi hoang ca. Hề hoang ca
Bước chân dẫm nát sơn hà phiêu du
Người về ẩn hiện sương mù
Đôi con chim nhạn giữa mù sa bay

7•
Vô thường trên những bàn tay
Đêm về sấp ngửa mặt mày rêu phong
Tiếng chim đang hót trong lòng
Chừng như có tiếng bên sông vọng về
Ta còn một chút đam mê
Nên chưa giữ được lời thề thủy chung
Người ơi nhắn gửi tôi dùm
Gót hồng chớ để lạnh lùng gió sương

8•
Mai đi về giữa phố phường
Nhớ người em gái mà tương tư lòng
Dòng sông đã chảy mấy vòng
Ta còn đứng lại mà trông chờ gì
Ôi thiên di. Hỡi thiên di
Người đem em gái ta đi đâu rồi
Mưa rơi bên mái hiên đời
Người còn giữ được nụ cười xuân xưa

9•
Ôm tình đi dưới cơn mưa
Ta rao bán mãi mà chưa buồn về
Ngược dòng về với sơn khê
Vẫn chưa tránh khỏi đam mê vô thường

10•
Đêm qua ngủ giữa gió sương
Nhìn dòng sông nhớ phố phường buồn tênh
Hoa nào nở giữa kinh thành
Hương nào thơm ngát ngày anh lên đường

11•
Thôi thì em hãy như hương
Thoảng qua rồi cũng vô thường gió bay
Rượu nồng ta đã quá say
Men người ta đã thấy cay cay lòng

12•
Ừ thì em cứ sang sông
Mùa thu vẫn có mây hồng đấy thôi
Nỗi buồn khẽ động vai tôi
Thì thôi sông ấy vừa trôi chuyến đò

13•
Sang sông chạnh nhớ câu hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa
Em chừ bỏ bến sông xưa
Ta chừ ngồi ngắm cơn mưa đầu dòng
Đêm nghe dế gáy ngoài đồng
Nhớ người em gái giữa dòng xót xa

14•
Vô thường ngâm khúc trường ca
Hứng sương chế rượu trăng tà tà say
Nhớ từ thủa ấy bàn tay
Còn nguyên những nét mặt mày hoang sơ

15•
Bước chân rất đỗi ơ thờ
Vô tình buông giữa đôi bờ sắc không
Chừ thôi con nước xuôi dòng
Chừ thôi một đoá Sen hồng tuyết băng

16•
Mùa thu lên núi ngắm trăng
Trăng tàn nguyệt tận sương giăng trắng lòng
Đành về rũ áo mùa đông
Nhìn con bướm trắng sang sông chợt buồn
Mưa xuân nghiêng cánh chuồn chuồn
Em mang áo mỏng bên đường thướt tha
Ve sầu mỏi nghiệp cầm ca
Đã phơi xác lá hè qua nắng vàng

17•
Hoàng hôn rụng chiếc lá vàng
Nhặt lên run rẩy hai hàng lệ sương
Em đi tóc nhuốm bụi đường
Sấm Kinh thủa ấy vô thường vọng âm
Lên non nghe tiếng dương cầm
Chim ca rộn núi hợp âm tuyệt vời
Đá buồn trỗi khúc không lời
Mà sao nghe cả đất trời vọng vang

18•
Phù Dung sớm nở chiều tàn
Bức tranh vân cẩu vôi vàng hoá duyên
Từ em xoã tóc u huyền
Ta như trẻ lạc vào miền tuyết hoa

19•
Đêm về trời đổ mù sa
Bóng trăng chếnh choáng ta ngà ngà say
Đoá hồng từ độ trao tay
Là như có chút tàn phai đấy rồi ...

20•
Trời xanh gờn gợn mây trôi
Cơn mưa bất chợt bên đồi đìu hiu
Bước chân về giữa phố chiều
Cô đơn rất mực lòng hiu hiu buồn

21•
Dẫu đò có chạy xuôi nguồn
Cũng đừng vớt nhặt nỗi buồn tôi lên
Xin người ngoảnh mặt làm quên
Xem như tôi đã lênh đênh lâu rồi

22•
Đêm đêm ngồi đếm sao trời
Chừng như có vì sao rơi xuống trần
Ta còn một chút phân vân
Nên chưa đếm được mấy lần tử sinh
Phong trần ngồi lại một mình
Một mình mình uống, một mình mình say
Nhìn trời nhìn đất ô hay
Ta còn giữ được mặt mày này ư

23•
Đêm về tĩnh toạ ưu tư
Nhớ người rồi lại tương tư dáng người
Áo người trắng xoá tơ trời
Gió bay tha thướt giữa đời vấn vương
Đêm qua ngủ giấc miên trường
Chiêm bao là mộng, vô thường là em
Giật mình mở cửa ra xem
Thì ra một đoá hoa Sen vừa tàn

24•
Sương khuya lấp lánh trăng vàng
Sông khuya vắng chuyến đò sang mượt mà
Ta về trụ giữa ta bà
Cười vang cổ độ giang hà vỡ tung
Quê hương xa tít nghìn trùng
Về đây tụ hội một vùng khói sương
Tóc người từ độ thơm hương
Đã vương những sợi vô thường qua vai

25•
Con chim nhỏ bị lưu đày
Tiếng kêu ai oán đợi ngày hư vô
Người từ bỏ thủa ngây ngô
Về phơi áo lụa bên hồ nước xanh

26•
Bông hoa trắng nở trên cành
Cũng rơi rớt hạt mầm xanh luân hồi
Tiếc gì xanh lá bạc vôi
Đêm về chải tóc lại ngồi tương tư

27•
Tâm khai một đoá đại từ
Đêm qua hiển hiện Chân Như nụ cười
Đưa tay ngắt nụ hoa trời
Đập ra lại thấy một đời phù vân

28•
Nhớ xưa ta trót nợ nần
Đa mang một kiếp phong trần trả vay
Nợ người nặng trĩu hai tay
Trả người bằng những tháng ngày say sưa

29•
Mắt người quen ngắm vườn xưa
Hoa vàng thủa nọ lại vừa ra đi
Giật mình nuối tiếc xuân thì
Vành khuyên thôi hót bay đi chưa về
Nửa đời cầm lại cơn mê
Thì vui cho đến ngày về mới thôi
Mơ chi cá nước chim trời
Mai sau ngồi lại thấy đời hoang vu

30•
Đêm thu trời đổ sương mù
Nhà ai vẳng tiếng hò ru dịu mềm
Theo sương trăng xuống bên thềm
Để quên giấc ngủ êm đềm trong nôi
Nụ hồng đỏ thắm trên môi
Nở ra thì cũng thế thôi vô thường
Lời ru mát ngọt như sương
Đưa hồn ta đến thiên đường dạo chơi

31•
Bức tranh vân cẩu trên trời
Đã di thì hụt đã dời thì hao
Lòng buồn dạ cứ nao nao
Em còn khép kín vườn đào nữa không
Bốn mùa xuân-hạ-thu-đông
Chọn đi em kẻo đào hồng thì rơi
Xuân-Thu có lắm tơ trời
Hạ-Đông thì có lắm lời nắng mưa
Đam mê biết mấy cho vừa
Bước chân lên chuyến đò trưa chạnh lòng

32•
Ý thơ chết đuối giữa dòng
Em như tiên nữ khơi dòng suối nghiêng
Cảm ơn tiên nữ dịu hiền
Đã đưa tôi nhập vào miền tuyết băng
Vô thường em cũng như trăng
Thoáng qua như gió, vĩnh hằng như mây
Nỗi buồn tuột khỏi tầm tay
Em đi để lại dấu hài hoang sơ

33•
Vành môi khép lại hững hờ
Một dòng sông cạn đôi bờ sắc không
Mắt người thăm thẳm chờ mong
Đã vơi từng giọt lệ hồng nhớ nhung
Người đi xa mãi nghìn trùng
Thiền môn ta khép cánh Tùng hắt hiu
Bài thơ giờ đã xanh rêu
Tặng người để nhớ những chiều tàn thu
Trăng vàng lấp lánh xa mù
Đã say nghiêng ngửa cũng ru nhau cười
Cõi chơi còn lại mấy người
Thì xin đừng để nụ cười đẫm sương

34•
Ru em ngủ giấc miên trường
Tình tang ta hát vô thường
Ta đau
Ngủ đi
Em ngủ cho sâu
Thương em ta hát vài cân ân tình
Mai sau còn lại một mình
Ta ru ta một chút tình nhớ quên

35•
Nỗi buồn thủa ấy không tên
Cũng đau đáu gọi chẳng lên lời nào
Ta từ cuộc mộng xôn xao
Về qua sông rộng vẫy chào thiên thanh
Mai đi về giữa kinh thành
Bỏ quên tiếng suối bên ghềnh thác xưa
Phố phường lụt lội cơn mưa
Cũng đưa nhau đến cho vừa lòng ai

36•
Mai cầm nỗi nhớ trên tay
Ta soi sáng những mặt mày nhau xưa
Từ trong xa vắng mút mùa
Chừng như có kẻ vừa thua cuộc tình
Vớt dùm ta chút yên bình
Thả vào hư ảo một mình ta say
Đã bao tháng, đã bao ngày
Đợi em như đợi chim bay giữa trời

37•
Buông tay về giữa cuộc đời
Nhìn xem vật đổi sao dời nhớ thương
Người cố quận, kẻ tha hương
Chút tình lãng đãng vô thường rêu xanh
Chừ thôi như kẻ lữ hành
Thương chi phố, nhớ chi thành quách xưa
Ngại chi sớm nắng chiều mưa
Cuộc tình thôi để người đưa nhau về

38•
Đêm qua giấc ngủ còn mê
Mộng thường hồ điệp bay về xôn xao
Người đi khuất ở phương nào
Ta về lỡ nhịp cầu ao tần ngần
Người còn nguyên vẹn bàn chân
Cứ đi cho đến bến trần gian xa
Nhìn xem trong cõi yên hà
Phù du sinh diệt trôi qua mấy lần

39•
Môi người nở đoá phù vân
Mắt người lệ ứa mấy lần tơ vương
Áo người đã úa bụi đường
Tóc người buông giữa vô thường gió bay
Xin người một chút men say
Để đi qua những tháng ngày thu-đông
Tóc người xanh thẳm một dòng
Tôi ơi xanh nhé cõi lòng đa mang

40•
Gió ru mây vượt lên ngàn
Ta ru em giấc mộng vàng miên man
Vô thường khúc hát tình tang
Ta ru ta để đưa tang cuộc tình
Mai sau đời có yên bình
Cũng xin cứ để một mình ta say
Người còn trinh bạch bàn tay
Vướng vào chi để đoạ đày lòng đau

41•
Hẹn hò chi những ngày sau
Hai mươi năm ấy mấy màu rêu xanh
Vô thường giấc mộng không thành
Người về biệt dấu gã hành khất xưa
Ta đi tìm lại cơn mưa
Tưới vào ký ức để đưa mộng về
Bâng khuâng nhớ một câu thề
Bâng khuâng nhớ một đường về xa xưa

42•
Thuyền về cập bến mù sa
Em mang áo mỏng đôi tà xanh xao
Mắt người lấp lánh vì sao
Có nghe sương sớm nhuốm màu tà huy
Xuân xưa em hát lời gì
Nghe trong cây cỏ đến thì nở hoa
Ta về thống ẩm cuồng ca
Ngất ngây cùng bóng trăng tà tiêu dao

43•
Nhớ người trắng giấc chiêm bao
Chập chờn mộng, chập chờn vào giấc say
Chập chờn khờ khạo bàn tay
Chập chờn nhắm, chập chờn cay đôi dòng
Tạ từ sắc, tạ từ không
Ta về ôm một cõi lòng riêng ta
Em mang áo trắng lụa là
Bước đi về giữa giang hà xôn xao

44•
Ta chừ ngước mắt lên cao
Trong thăm thẳm ấy lòng nao nao buồn
Nước từ độ ấy xuôi nguồn
Em từ độ ấy rủ buồn qua vai
Người chừ trơ lại hình hài
Hồn trinh bạch đã bay dài qua sông
Vô thường nát cuộc tang bồng
Thì thôi cứ mặc cho dòng thời gian

45•
Gọi người tìm chút dư vang
Chút hương xưa đã theo làn gió bay
Người cầm nỗi nhớ trên tay
Vùi chôn cùng với những ngày tháng xưa
Đưa tay xua những hạt mưa
Dẫu rơi rất nhẹ cũng vừa ướt mi
Thời gian xoá vết chim di
Miên tình thôi để những khi mơ màng

46•
Giật mình nhớ chiếc áo vàng
Để vương mấy giọt lệ nàng ngấn sương
Chừ thôi mặc cuộc vô thường
Chừ thôi nặng một đoạn trường ái ân
Bông hồng đỏ thắm trước sân
Đã rơi rớt rụng mấy tầng đớn đau
Áo em trắng xoá một màu
Áo ta diêm dúa nát nhàu hư không

47•
Mai về nhóm bếp lửa hồng
Mùa đông lạnh lẽo đem hong tim buồn
Bể dâu rồi lại điên cuồng
Đổ nghìn cuộc mộng xuống nguồn nước trôi
Đêm mơ thấy ánh mặt trời
Tỉnh ra lại thấy một đời quạnh hiu
Đường về lau cỏ hắt hiu
Cũng đành thôi để dắt dìu nhau qua

48•
Người về thay chiếc áo hoa
Dáng người ẩn hiện đôi toà Như Lai
Mắt người sáng tợ sao mai
Bàn chân người dẫm lên hài nguyệt hoa
Ta chừ ngâm khúc trường ca
Ngất ngây về đến quê nhà chợt quên
Nhớ từ thủa chẳng tuổi tên
Ai đem nghiệp chướng trồng lên một người

49•
Vô thường rụng cánh hoa tươi
Nhặt lên run rẩy lòng người ưu tư
Người là hoa của Chơn Như
Nở ra bao gã thiền sư thất tình
Ta về tụng biến Chơn Kinh
Đêm mơ lại thấy một mình tỉnh say
Người đi xa đã bao ngày
Vẫn còn lưu lại dấu giày trong thơ

50•
Dòng sông thăm thẳm đôi bờ
Chiếc thuyền độc mộc giữa mờ mịt mây
Đam mê nghiêng ngửa cơn say
Mai về xoè ngón đếm tay nhớ người
Nhớ niêm-hoa, khẽ mỉm cười
Dùng tay áo lụa độ người sang sông
Bến tây có đám may hồng
Em sang bên ấy đơm bông gót hài

51•
Gió ru lau lách hao gầy
Bên đường em xoã tóc dài thênh thang
Dẫu ru em rất muộn màng
Cũng xin tụng một vài hàng ma-ha
Người cầm nỗi nhớ đi xa
Gieo vào ký ức nở ra đoá Quỳnh
Đêm thanh hoa hiện dáng hình
Vui cùng nhau một chút tình xa xưa

52•
Mốt mai còn ít duyên thừa
Xin người cứ đến như vừa mới đi
Như khi người đến kinh kỳ
Đã đem về chút xuân thì cho ta
Em như hoa giữa ta bà
Nở ra thơm ngát bao tà áo xuân
Đời vui em lại tần ngần
Đêm đêm run sợ phong trần pha sương

53•
Đuôi gà bỏ tóc viễn phương
Em đi ra giữa phố phường ngẩn ngơ
Biết đâu có kẻ làm thơ
Trang thơ lục bát hững hờ khói sương
Đêm về soi cốc u hương
Thoáng bóng em giấc miên trường tỉnh say
Vô thường úp mặt sao bay
Trong mơ lại thấy bàn tay trắng ngần

54•
Mai về tìm lá trơ gân
Hỏi ra mấy độ thu phân bồi hồi
Thu xưa người đã đi rồi
Lại về xoã tóc mây trôi qua cầu
Từ trong thăm thẳm nhiệm mầu
Tóc người là một cõi sầu riêng ai
Ta chừ gầy guộc đôi vai
Cũng đi qua những đêm dài chiêm bao

55•
Xuân về rộ đoá vàng Mai
Hương thơm tinh khiết bay dài thiên thanh
Hạ về đỏ thắm trên cành
Ve buồn lại hát bài ca rầu rầu
Thu về trời đổ mưa ngâu
Ngưu Lang Chức Nữ lên cầu rưng rưng
Đông về lá đổ khắp rừng
Đợi ngày xuân đến tưng bừng nở hoa

56•
Mây về che khuất trăng sao
Em về rẽ gót bước vào vườn hoa
Bạn về gục giữa giang hà
Ta về khoác áo cà sa độ người
Hoa đêm về nhớ mặt trời
Ta đêm về nhớ dáng người thiết tha
Áo xưa xếp lại đôi tà
Chôn vào ký ức nở ra Liên đài