(Sưu tầm)
Khổ chỉ đến khi mình bám chấp vào tiền bạc: phải có tiền, tôi như thế này phải ở thế này, cỡ như tôi không thể ở nhà lụp xụp được, cỡ như tôi không thể ở nhà chỉ hai - ba cái phòng được ... cái khổ đến từ tôi giàu tôi phải ăn mặc đẹp, tôi phải đi xe hơi. Nếu bám chấp như thế, thì giàu vẫn khổ, mà không bám chấp thế, thì nghèo mà vẫn an lạc. Bám chấp vào tiền, tiền liền làm cho mình khổ. Có tiền thì nhà cao cửa rộng, mà không có tiền thì khách sạn ngàn sao, bầu trời lấp lánh hàng ngàn ngôi sao, có gì đâu. Thế nào cũng được !
Tương tự, yêu đương là chuyện bình thường, thích là cấp độ ban đầu, và cái gọi là “quá thích” thì là nó trở thành yêu, nhưng chỉ yêu thôi thì chưa có khổ. Ví như đi vào một khu vườn, bông hoa đẹp rất nhiều, có vấn đề gì đâu, nhưng bảo tôi phải đem về nhà cho riêng tôi, hoặc tôi phải sở hữu bông hoa này, mới là vấn đề.
Nếu người tu tập rồi thì chỉ dừng ở đấy thôi thì cuộc đời rất đẹp, gặp ai mình cũng thấy thoải mái hết, gặp ai mình cũng thấy thích thú, thoải mái, dễ chịu, và mình chẳng muốn sở hữu ai hết. Với tâm lý sở hữu thì câu nói: “tôi không thể sống thiếu anh/em” liền trở thành chân lý, con người ta trở nên dở sống dở chết khi đối tượng đổi thay ... không nhớ rằng lúc trước đây, khi chưa hề quen đối tượng họ vẫn sống ... phây phây.
Thế thôi ! Mọi người đi qua trước mặt mình giống như bông hoa đẹp đi qua vườn hoa thế thôi. Ngày hôm sau mình quay lại mình thấy nó thì tốt, không thấy thì thôi, mình không có nhu cầu nắm giữ, nếu nắm giữ là ngày hôm sau tôi phải quay lại chỗ đấy để thấy bông hoa đấy, nắm giữ mới là có vấn đề. Nên nếu không có nắm giữ thì không sao hết. Với một tâm không nắm giữ thì tiền hay tình, chúng là chúng, có làm khổ được chi ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét