V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Tịnh độ

(Sưu tầm)



❶ Có người hỏi tôi rằng: “người ăn mặn niệm danh hiệu Phật A-di-đà cầu sanh Tịnh Độ có được không ?”. Tôi nói được. Vì sao ?

Vì người ăn mặn mà biết niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ, còn có phước đức hơn những người ăn mặn mà không biết niệm Phật và không biết cầu sanh Tịnh Độ. Và người ăn mặn biết niệm Phật A-di-đà để cầu sanh Tịnh Độ có phước đức hơn người ăn chay mà không biết niệm Phật, nhưng người ăn mặn mà niệm danh hiệu Phật A-di-đà cầu sanh Tịnh Độ không có hiệu quả bằng người phát bồ đề tâm, ăn chay niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ. Tại sao ? Vì người phát bồ đề tâm, ăn chay niệm Phật để cầu sanh Tịnh Độ, tâm và khẩu của họ đồng nhất, thiện duyên đầy đủ, khiến họ được vãng sanh Tịnh Độ dễ dàng.

❷ Có người hỏi tôi: “niệm Phật A Di Đà” liên hệ đến Giới - Định - Tuệ như thế nào ? Tôi nói: liên hệ rất chặt chẽ.

Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến Ý không còn nghĩ đến điều ác, ấy là giới. Ý không nghĩ đến điều ác, nên miệng không nói lời ác, ấy là giới. Ý không nghĩ điều ác, nên thân không làm điều ác, ấy là giới và là tâm giới.

Giới là ngăn ngừa điều ác của thân và tâm, niệm Phật A Di Đà, khiến Ý không còn nghĩ đến điều ác, miệng không còn điều kiện để nói lời xấu ác, và thân không còn điều kiện để làm các điều xấu ác. Do đó, niệm Phật A Di Đà là giới và trì giới.

Chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, khiến tâm an trú vào một điểm, phiền não lắng xuống và tâm bất loạn, ấy là định. Định ấy có khả năng sanh giới mà thuật ngữ Luận Tạng gọi là Tịnh Lự Sanh Luật Nghi hay Định Sanh Luật Nghi. Nghĩa là giới hay luật nghi sanh khởi từ.

Thiền định, để phòng hộ điều ác xảy ra từ nơi tâm ý và nơi hành động của thân, ngữ. Nên, trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà đến nhất tâm, không những sanh ra giới (śīla) mà còn sinh ra định (samādhi), và không những sinh ra định mà còn sinh ra giới. Không những sinh ra giới, định, mà còn sinh ra tuệ (Prajñā). Từ định mà sinh tuệ, thuật ngữ Luận Tạng gọi là Đạo Sinh Luật Nghi. Nghĩa là do tâm ở vào trạng thái thiền định thuần nhất, các phiền não bị nhiếp phục và đoạn tận, khiến con đường đi vào giải thoát phát sinh và có năng lực phòng hộ các ác pháp, khiến chúng bị chuyển hóa và không thể khởi lên nơi tâm, ấy gọi là Đạo Sinh Luật Nghi.

Nên, niệm Phật càng chuyên nhất, tâm càng đi sâu vào định, và định đến chỗ tột cùng thì tuệ phát sinh và nhập vào Thánh Đạo Vô Lậu hay Phật Đạo.

Tuệ phát sinh, thì thấy rõ tự tánh thanh tịnh nơi tâm mình, và tự tánh thanh tịnh nơi tâm Phật A Di Đà không hai, không khác. Thấy rõ tha phương Tịnh Độ với tự tâm Tịnh Độ là tương tức, tương nhập.

Không chứng nhập được tự tâm Tịnh Độ, thì không thể chứng nhập được tha phương Tịnh Độ. Và không tin vào tha phương Tịnh Độ, thì không có điều kiện để chứng nhập tự tâm Tịnh Độ. Trong tha phương Tịnh Độ có tự tâm Tịnh Độ và trong tự tâm Tịnh Độ có tha phương Tịnh Độ. Nên, tự tâm Tịnh Độ và tha phương Tịnh Độ, tuy hai mà không phải hai, tuy một mà không phải một.

Và do có tuệ, nên thấy Tịnh Độ Phật A Di Đà và Tịnh Độ của Chư Phật mười phương đều cùng một bản thể thanh tịnh, dung thông vô ngại, có khác chăng là do từ nơi bản nguyện hay phương tiện thiết lập Tịnh Độ của các Ngài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét