V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Đời là bể khổ hay … bể sướng ?

(Sưu tầm)



Bên tách trà, một học giả chia sẻ quan điểm của mình với nhà sư:

- Với tôi, đời không phải bể khổ mà là bể ‘sướng’, vấn đề là phải biết suy nghĩ cho đúng.

Nhà sư:

- Muốn biết sướng hay khổ hãy vào nhà thương, hãy ra nghĩa địa mà suy nghĩ.

- Suy nghĩ gì thưa sư ?

Như sư khẩn khoản:

- Nghĩ rằng ... trên đời chỉ có kẻ khờ mới tin rằng mình và những người thân của mình không bao giờ phải nằm những chỗ ấy. Vả lại, ông cứ đến những người đang đau khổ vì tai nạn, vì tật bệnh, vì chết chóc mà nói ... đời là bể ‘sướng’ có khi còn bị chửi đấy.

Nhà học giả:

- Chửi thật ! Nhưng ... đó là duyên nghiệp của mỗi người. Muôn vật duy tâm tạo.

Sư nhấp ngụm trà:

- Cho dù là duyên nghiệp, và cho dù cái nhìn của ông thấy … đời là bể ‘sướng’, nhưng ông ‘sướng’ cả trên nỗi đau của người khác là vô cảm, dù có suy nghĩ ‘đúng’ chỉ là cái đúng hời hợt. Tôi hỏi ông, sanh – già – bệnh – chết – sầu – bi – khổ – ưu – não cũng là sướng ư ?

- Thưa sư, nhưng “sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc … vô khổ tập diệt đạo”.

- Này ông bạn, sù miệng ông nói “vô khổ, hữu sướng”, nhưng tôi và những người khác thấy sanh già bệnh chết “hữu khổ, vô sướng”. Ông có quyền thấy đời là sướng, nhưng sướng cả trên những nỗi đau của người khác là vô tình, là vô tâm, ông hiểu không. Thái tử Siddartha đi dạo bốn cửa thành thấy cảnh khổ Ngài có cảm giác ‘sướng’ chăng ?

- Nhưng thưa sư, Ngài cứ “đau nỗi đau này đời”, làm sao diệt được khổ cho mình ?

- Trái lại là đằng khác. Ông không thấy khổ thì làm sao diệt được khổ; không thấu cảm nỗi đau cuộc đời, làm sao nỗ lực cứu đời ? Ông tránh đối diện với cuộc đời bằng cách tô màu lên chúng, biến chúng thành những cái ‘thú đau thương’, cho đó là hạnh phúc, thì làm sao hiểu được con đường diệt khổ ?

- Thưa sư, muốn hiểu phải thế nào ?

- Phải thấy khổ trước. Ông phải thấu nỗi khổ của mình để không tự đánh lừa chính mình bằng những hạnh phúc giả tạo, từ đó mới nỗ lực cứu mình. Ông phải thấu nỗi khổ của người để không làm khổ người nữa, mới nỗ lực cứu người. Thấy đời khổ để rồi mình khổ theo là kẻ vô trí. Thấy đời khổ mà mình vẫn sướng là kẻ vô tâm. Thấy đời khổ để rồi giúp mình và người cùng thoát khổ mới là bậc hiền trí đại tuệ.

- Sư nói cứ như triết gia ấy.

- Triết gia chỉ có nói thôi mà không tu. Muốn thoát khổ là tu thôi, không lý thuyết suông. Và chỉ nói những khi cảm thấy cần nên nói. Mô Phật ~

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét