V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Sala, hoa thiêng trước cổng chùa (1)

- Sưu tầm

Đã nghe nhiều về hoa Sala (hoa Vô Ưu), nhưng khi tận mắt nhìn thấy, trong tâm bỗng khởi lên niềm hoan hỷ lạ kỳ ...

Cây Sala thường được dịch là cây Vô Ưu. Cây hoa này có khá nhiều tên gọi khác: Sal, Shorea Robusta, Tha La, hoa đầu Lân, cây Ngọc Kỳ Lân hay Hàm Rồng …

Nếu như trong Phật Giáo Đại Thừa, cây Bồ Đề giữ vị trí hết sức quan trọng, thì Sala mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật giáo nguyên thủy (Nam tông), gắn liền với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Trước kia, Sala thường trồng trong các sân chùa Nam tông ở Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào và một số chùa Khmer Nam bộ của Việt Nam. Ngày nay, trong các ngôi chùa Mật tông cũng trồng loại cây này.

Sala là cây thân gỗ cứng, tên khoa học là Couropita Guianensis, thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae). Sala có thể mọc cao lên đến 15m, hoa chỉ mọc từ thân chính, có màu cam lẫn đỏ thắm và hồng, và mọc thành chùm trên cọng dài có khi tới 3m. Sala trổ hoa quanh năm, nhưng trong các tháng 2 đến 5, hoa có màu sắc rực rỡ nhất. Hoa có mùi thơm dịu, nhưng vào thời khắc chiều tối, mùi thơm toả ra mạnh hơn rất nhiều. Khi hoa tàn, quả Sala sẽ lớn dần, to tròn, có màu xám, mùi hắc khó ngửi, bên trong chứa 4 đến 8 hạt, hình cầu. Khi lõi bên trong quả thối đi, người ta mới có thể bổ lấy hạt trồng thành cây. Quá trình này diễn ra đúng theo quan niệm phồn thực về sinh, diệt và tái tạo trong Ấn Độ giáo.

Chùm hoa nhìn giống với rắn thần (naga), mỗi bông là đầu và miệng phùng mang che phần nhụy chính giữa có hình một lingam của thần Shiva và nhiều shivalingam nhỏ bao quanh, nên được gọi là Nagalingam hay “hoa Shivalingam”. Cũng vì hình tượng này, mà nhìn chùm hoa, ta dễ liên tưởng đến con rắn hổ mang chín đầu, phùng mang để bảo vệ Đức Phật trong lúc ngài nhập định liên tục trong 49 ngày, dưới cội cây Bồ Đề. Hoa Sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, được xem là loài hoa Vô Ưu, Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có kể rằng, trên đoạn đường cuối cùng trong chuyến vân du về Câu Thi Na (Kushinagara) cùng với A Nan Đa - vị thị giả của mình, Đức Phật bảo: “Này A Nan Đa, ta cảm thấy mệt mỏi quá và muốn nằm nghỉ, hãy trải tấm tọa cụ ra giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương Bắc”. Khi Ngài vừa nằm xuống, bỗng hai cây sala nở hoa rực rỡ, thơm ngát, mặc dù lúc đó không phải là mùa ra hoa, như để tiễn đưa đấng Đạo Sư về cõi Niết Bàn, về với cảnh giới Chân Như muôn thuở …

Do hoa Sala thường được dịch là hoa Vô Ưu, nên thực tế có vẻ như có sự lẫn lộn với loài hoa Ưu Đàm - loài hoa vốn được coi là 3.000 năm mới nở một lần. Cho đến nay, các tư liệu về hoa Sala - hoa Sala ở Việt Nam thường được dịch là Ưu Đàm - Vô Ưu, xuất hiện khá nhiều. Thậm chí đã có những nghiên cứu cụ thể, rất kỹ lưỡng về loài hoa này, từ thân, lá, hoa, quả. Riêng về hoa Ưu Đàm, có rất ít các tư liệu, nhất là hình ảnh nói tới. Nhiều người cho rằng, bản thân các nhà khoa học trên thế giới không đủ khả năng khẳng định hoa Ưu Đàm là hoa gì, cân nặng bao nhiêu, kích cỡ thế nào. Bởi lẽ, Ưu Đàm thiên tạo, là hoa lạ lùng nhất, độc đáo nhất. Truyền thuyết, 3.000 năm hoa Ưu Đàm mới nở một lần, tương ứng với 3.000 năm có một vị Phật ra đời tại thế. Cũng vì chưa ai từng thấy, chưa ai dám khẳng định là loài hoa có thật, hay chỉ trong truyền thuyết ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét