V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Ánh sáng Tuệ giác

- Thích Chúc Đại



Trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói có bốn thứ ánh sáng. Vậy thế nào là bốn ?

1. Ánh sáng mặt trời
2. Ánh sáng mặt trăng
3. Ánh sáng ngọn lửa
4. Ánh sáng trí tuệ

Phật kết luận: trong bốn thứ ánh sáng, chỉ có ánh sáng của trí tuệ là tối thượng.

Đọc qua bốn thứ ánh sáng Phật nói trên, chúng ta hồi tưởng lại truyền sử. Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi còn làm Thái Tử, con thứ ba của vua Hương Chí, qua cuộc thí nghiệm bảo châu của Tổ Bát Nhã Đa La có điểm tương đồng. Tổ Bát Nhã Đa La đưa viên minh châu hỏi ba vị Vương Tử:

- Hạt châu này tròn sáng, có hạt châu nào sánh kịp không ?

Vị Vương Tử thứ nhất và thứ hai đều đáp:

- Hạt châu này bằng bảy báu quí nhất trong đời, không có vật báu nào sánh kịp.

Vị Vương Tử thứ ba (tức Bồ Đề Đạt Ma) thưa:

- Đây là “của báu” thế gian chưa đủ làm trên, đối trong các thứ báu chỉ có “Pháp bảo” là trên hết. Và ánh sáng của hạt châu này là ánh sáng trong thế gian, chưa đủ làm trên, trong các ánh sáng chỉ có “trí sáng” là trên hết. Lại nữa, tác dụng chiếu soi của hạt châu này là chiếu soi trong thế gian, chưa đủ làm trên, trong các sự chiếu soi chỉ có “Tâm chiếu soi” là trên hết. Hạt châu này mặc dù nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi, nhưng nó không thể tự chiếu mà phải nhờ “trí sáng” soi mới biết hạt châu này là báu.

Qua hai lối nhìn trên, chúng ta thấy ý Phật và ý Tổ đều không khác, chỉ lấy “trí tuệ” làm trên.


。。。
。。。

Ở đây, chúng ta thấy rằng ánh sáng mặt trời thường biểu hiện cho sự ấm áp, hơi ấm của mặt trời là diệp lục tố cho muôn vật sinh sôi nảy nở. Ánh sáng của mặt trăng là sự nhẹ nhàng, huyền diệu và lung linh. Ánh sáng ấy có tác dụng xua tan bóng đêm ở mọi nẻo đường và soi sáng mọi ngõ ngách của muôn lối về. Ánh sáng của lửa sẽ sưởi ấm cho chúng ta trong đêm đông buốt giá, hơn thế nữa ánh sáng của lửa cũng là thể hiện cho sự vươn lên của kiếp người. Ánh sáng của trí tuệ là kim chỉ nam, là la bàn định hướng cho mọi hành giả hướng về đời sống hướng thượng, đời sống ấy chính là an lạc giải thoát.

Trong hành tinh này, ánh sáng là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với con người và vạn vật đang hiện hữu. Ánh sáng tạo nên sự quang hợp hữu cơ của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên, là chất liệu để giúp cho muôn hoa được đâm chồi trổ nhụy và hiến tặng cho đời những đóa hoa tươi thắm nhất. Ở một khía cạnh khác của cuộc sống, ánh sáng sẽ làm xua tan đi những bóng đêm tăm tối của cuộc đời. Ánh sáng trong Đạo Phật được nói đến với tên gọi là Trí Tuệ. Trí Tuệ ấy sẽ là ngọn hải đăng đưa người vượt qua biển mê, là ngọn đèn soi đường dẫn lối đưa hành giả đi vào đạo lộ giải thoát.

Tại sao Trí Tuệ là ánh sáng tối thượng nhất trong bốn loại ánh ? Bởi vì ánh sáng của Trí Tuệ luôn là yếu tố cần thiết và cũng là chi phần đầu tiên trên bước đường đoạn tận các lậu hoặc, chứng ngộ giải thoát. Điều này được minh chứng trong kinh A Hàm, Đức Phật đã nêu lên sự sai khác của người ngu và người trí. Trong đó sự sinh khởi của nguy hiểm, tai họa, tức giận hay bị vô minh tham ái che lấp, làm cho hành giả không thể vượt thoát sanh tử khổ đau chỉ hiện hữu trong người ngu. Còn trái lại đối với người trí thì tất cả những khổ đau trên đã nêu đều vắng bặt.

Từ những dẫn chứng của kinh văn và luận tạng, chúng ta có thể nhận biết rằng, tuệ giác là nguồn mạch sinh khởi của tất cả thiện pháp, là điều kiện tiên quyết trong tất cả các pháp môn tu tập của Phật Giáo, là nhân tố cơ bản để đưa đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác, là công cụ truyền đạo và hành đạo của Bồ Tát. Đồng thời,Tuệ giác cũng chính là bước đi đầu tiên đi vào biển giác, và là bước đi cuối cùng chấm dứt sanh tử khổ đau.

Sở dĩ, con người mãi chìm đắm trong sanh tử khổ đau từ kiếp này sang kiếp khác, là do vắng mặt của ánh sáng Tuệ giác. Chính vì thế, mỗi hành giả hãy tự thắp lên ngọn đèn Tuệ giác, để soi rọi và phá tan màng vô minh hắc ám. Mỗi người hãy là chiến binh trí tuệ để diệt trừ tận gốc những tên giặc ngu si, phiền não đã làm náo loạn đời sống của chính mình. Có như thế, chúng ta mới thực sự tìm thấy sự an lạc, thảnh thơi và những giá trị đích thực trong cuộc sống này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét