V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Tu tại gia là làm thế nào ?

- Thích Tuệ Minh


Hôm nay, tôi thuyết bài pháp căn bản này mà có lẽ chư vị đồng tu có nhiều người sẽ thắc mắc vì sao lại thuyết những điều căn bản như thế ? Nhưng theo tôi, tuy là căn bản nhưng có không ít thiện tín dù đã phát tâm tín Phật, tin nhân quả, hiểu thiện ác, nhưng với việc làm cụ thể là gì để gọi là TU HÀNH thì còn nhiều trăn trở, lo lắng.

Để trả lời cho câu hỏi của một thiện nữ mà cũng là để cho những người vừa phát tin tín ngưỡng muốn bước đi trên con đường tu hành đạo pháp tại gia có thể thực hành vận dụng trong đời sống hàng ngày, vừa có thể tu tập vừa không làm ảnh hưởng xáo trộn quá lớn đến đời sống hiện tại.
Trước tiên chúng ta nên hiểu nghĩa của từ “TU HÀNH”.

“TU” chính là “tu chỉnh”, “tu sửa”. HÀNH - chính là sự thực hành rồi. Vậy tu hành có thể hiểu đơn giản là ta tìm hiểu bản thân ta, có những ý nghĩ, lời nói hành động hàng ngày ra sao, từ đó mang đối chiếu với di huấn của Đức Phật xem chỗ nào đã tốt thì ta cố gắng phát huy, chỗ nào chưa tốt sẽ đưa đến ác nghiệp, sẽ đưa đến quả xấu ác thì ta lập tức chỉnh đốn, cải sửa dần dần, rồi tiến tới đoạn diệt với những thói quen không tốt cho “nghiệp” thân đó của ta, đó chính là bước tu hành căn bản nhất của căn bản, mà cũng là cao sâu nhất của cao sâu.

Bởi vì dù cho một vị Đại Đức, Hòa Thượng hay một bậc Trí Giả đi chăng nữa thì cũng không thể xem thường việc vừa nêu trên đó, phải thực hành từ lúc khởi tâm tu sửa cho đến lúc viên mãn, Phật Đạo chứng quả vị Phật thì mới không còn tạp niệm để chống chế mà thôi. Vậy thì Phật dạy ta những gì để ta mang ra mà đối chiếu, so sánh với bản thân ta ? Để ta biết việc gì mình sai, điều gì mình đúng ?

Phật dạy thì nhiều vô tận ý mà ta sống trong đời sống cũng có vô tận sự diễn ra, cho nên chỉ có thể lấy căn cơ làm nền tảng, từ nền tảng mà ta có được, tự ta sẽ có thể biết đâu là đúng đâu là sai, việc chi nên làm, điều gì nên sửa mà thôi. Vậy nền tảng căn bản của Phật Giáo là gì ? Có thể gói gọn lại trong hai từ: NHÂN - QUẢ.

Người tu hành dù cho là Tôn Giả, Tỳ Kheo hay Cư Sĩ, Phật Tử đều lấy nhân quả làm nền tảng căn bản của giáo pháp, gieo nhân tốt sẽ nhận quả tốt, gieo nhân xấu tức nhận quả xấu, đó là lẽ dĩ nhiên của vạn vật vũ trụ. Nhưng thế nào là nhân tốt ? Nhân tốt là những gì ta nghĩ, những gì ta nói, những gì ta làm có thể dẫn đến kết quả là mang lại lợi ích cho bản thân, cho người đối diện, cho người nghe được hoặc cho người nào ta có chủ ý mà không gây tổn hại đến ai khác. Việc làm nào, lời nói nào, ý nghĩ nào có thể mang đến cho ta, cho người đối diện, cho người nghe được hoặc người ta có chủ ý đến, ... được vui vẻ, an lạc, lợi ích, thì đó đều là thiện nghiệp, đó chính là nhân tốt ta gieo trồng. Ngược lại, nếu hành động nào, lời nói nào, ý nghĩ nào làm tổn hại đến người khác, gây chia rẽ, nguy hiểm, khó khăn, buồn khổ đến cho người khác vì lợi ích của riêng ta thì đó đều là mầm móng của ác nghiệp, tức là nhân xấu, quả của nó tất sẽ là vô cùng đau khổ. Vậy có thể nói, ta muốn mang lại cho người khác điều gì thì ta chính là người sau cùng nhận lấy tất cả những gì ta mong muốn đó.

Nếu ta muốn mang lại cho người khác được áo ấm cơm no, an lạc hạnh phúc thì dù ý muốn đó có thực hiện, đạt được hay chưa đạt được, nhưng bản thân ta cuối cùng thì vẫn nhận được thiện báo đủ đầy áo ấm cơm no, an lạc hạnh phúc. Cũng như thế nếu ta phát tâm cúng dường một liều thuốc để cứu mạng người thì dù người bệnh có chịu nghiệp quá nặng mà không may qua đời đi chăng nữa thì thiện báo cho ta là sẽ không mắc phải những căn bệnh quái ác mà lẽ ra trong hiện kiếp ta phải chịu cảnh đó. Ngược lại nếu ta muốn mang lại cho người khác sự khổ đau, buồn bã, tan nhà nát cửa, vợ con chia lìa, nghèo hèn đói rách, thì cuối cùng người nhận lãnh tất cả những nhân xấu ác đó không ai khác ngoài ta. Vậy thì đơn giản mà nói, Tu Phật chính là hiểu được chân chánh rằng “nhân gieo quả nhận” thì chẳng sai khác cho được.

Còn nói rộng hơn thì người tu tại gia - Nam Tông gọi là Ưu Bà Tắt (nam), Ưu Bà Di (nữ), hay Bắc Tông gọi là Cư Sĩ, hay Nữ Cư Sĩ - sau khi quy y Tam Bảo (quy y Phật, Pháp, Tăng) thì nên thực hành ngũ giới (không sát sinh, trộm cắp, nói dối, uống rượu, tà dâm). Thực ra mà nói giới luật để làm gì ?

Giới luật như trước đây tôi có từng nói qua, đó chính là lề lối giữ cho ta đi đúng hướng, cũng như một toa tàu điện vậy, giới luật như những đường ray, tuân thủ giới luật sẽ giúp cho ta đi đúng hướng, về đến đích cần đến, còn nếu ai phóng túng, không nghiêm thì như một toa tàu trật khỏi đường ray vậy, khó mà níu kéo trở lại cho được, còn khó hơn gấp bội lần những người chưa quy y, chưa thụ giới.

Thụ giới không phải là tuyệt đối thủ giới bất biến, mà thực ra tâm ta thụ giới bất biến mới là người tu chân chánh. Nếu ta làm nghề y, nói dối cho người bệnh đỡ sợ, đỡ lo để ta có thể cứu mạng họ thì việc đó có phải là phạm giới không ? Điều đó như tôi có nói qua bên trên, mục đích mang đến an lạc hạnh phúc cho người khác đều là thiện nghiệp, mà là thiện nghiệp tất nhiên giới luật không cấm. Như vậy thì người Phật Tử hay là Cư Sĩ tu tại gia có đến được viên mãn hay không ? Câu trả lời là CÓ.

Nếu người Tu Tại Gia chí thành, tinh tấn thì cũng hoàn toàn có thể chứng đến quả vị A La Hán (một quả vị tối thắng của người tu hành để thoát khỏi vòng luân hồi vĩnh viễn). Trong kinh điển cũng có từng nhắc qua đó là vị A La Hán (DUY MA CẬT).

Cho nên có thể nói, muốn tu hành thì cần phải tu sửa bản thân, mà trước khi thụ trì giới luật đạo pháp thì hãy nên thụ trì đạo lý, luân thường. Người sống hợp đạo lý, thuận luân thường, có đạo đức thì việc thụ trì giới luật có gì là khó khăn đâu, bởi giới luật cũng chỉ là để cho người ta sống đúng đạo lý đó mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét