- Sưu tầm và Tổng hợp
Từ xưa Thần Tài, Thần Thổ Địa đã trở thành vị Thần quen thuộc với mọi người dân Việt Nam đặc biệt là những người kinh doanh buôn bán. Phong tục thờ cúng Thần Tài thường diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hoặc mùng 10 âm lịch hàng tháng. Tuy thế, nguồn gốc và ý nghĩa của hai vị Thần này thì không phải người dân nào cũng biết.
● Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là U Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. U Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của U Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, U Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó U Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.
Dân gian coi Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong ba ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác. Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó, làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái túi vải to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả hai vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa). Trong những gia đình làm ăn buôn bán, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hoá.
Theo một sự tích khác, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài và Thần Thổ Địa là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu. Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột sạch hết quần áo, mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và không nhớ mình là ai nữa vì đầu bị va vào đá. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang khắp nơi xin ăn. Có một cửa hàng kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ... ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin nên mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển hết qua quán bên này ăn. Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách, nay vắng tanh, thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến ăn hàng quán của mình. Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua, mọi người đưa Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo của ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.
● Ngày vía của Thần Tài
Cũng từ sự tích trên, để tưởng nhớ Thần Tài, người dân đã chọn ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng … có thờ Thần Tài thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thường mua: một bình bông, một con tôm, một con cá lóc nướng, một con cua, một miếng heo quay, một bộ giấy tiền vàng mã, một đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
● Bài trí bàn thờ hai vị Thần
Bàn thờ Thần tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạch ngọc (Đất hay sinh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá có vàng ròng)
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính … Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ, Tết, các ngày Sóc Vọng, người ta thường bày lễ mặn.
● Nơi cúng lễ
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
● Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ Lễ
- Hương: có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt ... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện ... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
● Bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài (tham khảo)
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là … Tuổi … Ngụ tại ... Hôm nay là ngày … tháng … năm … (âm lịch). Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là U Minh, khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. U Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của U Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, U Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó U Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.
Dân gian coi Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong ba ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác. Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó, làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái túi vải to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả hai vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa). Trong những gia đình làm ăn buôn bán, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hoá.
Theo một sự tích khác, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài và Thần Thổ Địa là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc. Trong một lần đi chơi uống rượu. Thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột sạch hết quần áo, mũ nón của Thần Tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và không nhớ mình là ai nữa vì đầu bị va vào đá. Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang khắp nơi xin ăn. Có một cửa hàng kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ... ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin nên mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển hết qua quán bên này ăn. Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách, nay vắng tanh, thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến ăn hàng quán của mình. Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua, mọi người đưa Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo của ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.
● Ngày vía của Thần Tài
Cũng từ sự tích trên, để tưởng nhớ Thần Tài, người dân đã chọn ngày vía của Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Ngày này tất cả mọi nhà, công ty, cửa hàng … có thờ Thần Tài thì đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin một năm mới làm ăn được thịnh vượng về tài lộc.
Ngày vía của Thần Tài mọi người thường mua: một bình bông, một con tôm, một con cá lóc nướng, một con cua, một miếng heo quay, một bộ giấy tiền vàng mã, một đĩa ngũ quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
● Bài trí bàn thờ hai vị Thần
Bàn thờ Thần tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối:
Thổ năng sinh bạch ngọc (Đất hay sinh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá có vàng ròng)
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính … Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ, Tết, các ngày Sóc Vọng, người ta thường bày lễ mặn.
● Nơi cúng lễ
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có “vãng vong”, dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
● Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ Lễ
- Hương: có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt ... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện ... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
● Bài văn khấn trong ngày cúng vía Thần Tài (tham khảo)
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là … Tuổi … Ngụ tại ... Hôm nay là ngày … tháng … năm … (âm lịch). Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân. Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.