V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


M A I

- Quách Tấn



MAI - là một đề tài rất thông dụng. Mai kết bạn cùng Tùng, Trúc … luôn làm đại biểu cho giới nam nhi. Liễu luôn đại biểu cho giới phụ nữ. Còn Mai, khi thì đàn ông, khi thì đàn bà. Như thế có phải Mai là Đức Quán Thế m Bồ Tát của loài thực vật có sắc, có hương ?

Phi thị, thị phi cần chi phải biện bạch. Xem thơ mà tìm được cái thú do nhận thức, do tưởng tượng, do suy tư … đó là đạt được mục đích. Bởi đối với chúng ta, xem thơ, nói chuyện thơ, không có mục đích nào khác hơn là hưởng thú, hưởng thú để di dưỡng tính tình, để tăng tiến trên đường học vấn.

Nhưng không nên lý luận suông mà sanh chán.

Xuân Giáp Dần (1974), nhân khóm MAI trong vườn, trong Tháng Giêng, Tháng Hai nở lác đác, sang Tháng Ba mới nở vun cành, tôi cao hứng ngâm được một luật:

Giếng ngọt Giang Nam một khóm già
Xuân ngoài sáu chục nhánh trĩu hoa
Tình Xuân còn đợi duyên công chúa
Hương muộn càng say giấc Tố Nga
Mộng ngấm sương khuya hồn đọng ngọc
Vần gieo gió sớm bút trao già
Hỡi người thức trắng đêm thương nhớ
Tiếng địch thành cao vọng bến xa

Tứ tuy không thoát khỏi phạm vi ảnh hưởng của cổ nhân, nhưng tình cảm chân thiết, nên chép ra lòng không mấy ngại ngùng. Gần đây, nhân thấy một người hàng xóm vất nhánh MAI hết thời nơi xó nhà bếp, tôi cảm tác được bốn vần:

Trước Tết - MAI là hoa
Sau tết - MAI là củi
Trước bao nhiêu nâng niu
Sau bấy nhiêu hất hủi

Nâng niu MAI chẳng mừng
Hất hủi MAI không tủi
Nghìn trước ngẫm nghìn sau
Khe trong lồng bóng núi

Nhìn qua thì an nhiên tự tại, nhưng chíp chắp vẫn thấy chua chát ngậm làm ngon, làm ngon để giữ lòng được an nhiên tự tại. Thi nhân dùng MAI để tượng trưng cho niềm tiết tháo, cho lòng tinh khiết của mình. Chúng ta đã thấy rõ những điểm ấy trong bài thơ MAI chúng ta đã được đọc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét