V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


To earn the best days

- Life quotes

You have to fight through some bad days to earn the best day of your life.

╰▶Chúng ta phải chiến đấu qua những ngày tồi tệ nhất để có được những ngày tốt nhất của cuộc đời.



Lựa chọn cách sống

(Sưu tầm)



Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu họa về sau.

Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.

Ta chọn làm người lương thiện không có nghĩa là mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của con người, “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác, người ác tất sẽ có báo ứng.

Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình. Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn trao cho đối phương thêm một cơ hội nữa.

Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng: “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng yên biển lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.

Ta chọn tha thứ không phải vì ta nhu nhược, mà bởi vì ta hiểu rằng tha thứ là một trong những đức tính tốt đẹp nhất trên đời, không bao giờ là sai cả. Ta lựa chọn tha thứ còn một nguyên nhân nữa, không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm cho tuyệt tận.

Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều dù ta có muốn hay không chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên khi đối diện với cuộc đời thì thái độ sống của mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.

“Nửa đời người tôi học được
Tan hợp, thăng trầm ... bởi duyên
Lúc muôn sự về chốn cũ
Nhẹ nhàng, đâu bận niềm riêng

Nửa đời người khi tỏ ngộ
Phân trần đen trắng mà chi
Thế gian mỉm cười đối diện
Sống với cõi lòng vô vi …”
(Thơ Thích Tánh Tuệ)

Hãy bỏ hòn đá xuống

(Sưu tầm)



Đại văn hào Leon Tolstoï (Nga) có viết một chuyện như sau:

❝Có một người hành khất đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí, mong được đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ. Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị, rồi thì thầm trong miệng: “ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế, ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi”. Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời khỏi hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sạch mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: “tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua, con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta”.❞


Trong cuộc sống, sao chúng ta cứ canh cánh mang hòn đá bên lòng, những gì đã lỡ cầm lên được thì dù khó cũng vẫn có thể bỏ xuống được và cần bỏ xuống - nếu không vì người thì ít nhất cũng vì chúng ta, để được nhẹ lòng, thanh thản.

Bỏ xuống cho nhẹ lòng
Hai tay bắt lại nói thật tâm
Tha thứ cho nhau những lỗi lầm
Khi xưa dẫu có nhiều hờn dỗi
Thôi thì hãy xả, kết tình thâm

Danh ngôn (137)

- Người hiền xưa



Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà chẳng lọt.

Nửa đời về sau

(Tuệ Tâm|Theo Sound of Hope)



Con người đến độ tuổi nào đó, cần phải nghĩ thoáng một chút, yêu bản thân nhiều hơn một chút, thường xuyên nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và một trái tim trầm tĩnh, rộng lượng, đây có lẽ là cách sống tốt nhất nửa đời còn lại.

Nửa đời về sau, hãy học được cách trầm tĩnh

Có đôi khi bị người khác hiểu lầm, đừng tranh luận, hãy lựa chọn giữ im lặng. Trong cuộc sống, có rất nhiều chuyện đúng sai khó có thể nói rõ ràng, thậm chí căn bản là không có hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Cho nên, nếu không muốn nói, thì đừng nói. Khi mà có nói nhiều cũng vô ích, có lẽ im lặng là lời giải thích tốt nhất.

Nửa đời về sau, hãy trở nên bình thản

Con người đến độ tuổi nào đó, tự nhiên không còn thích những gì ồn ào náo nhiệt, tâm thái bình thản giúp cho cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ. Mặc kệ là đời sống vật chất dư dả hay bần cùng, chỉ cần nội tâm bình thản, chính là sống một cuộc đời hạnh phúc.

Nửa đời về sau, hãy học cách cúi mình

Bạn bất đồng ý kiến với con cái, nói chuyện mâu thuẫn với bạn bè, những điều này cũng không sao cả. Nghĩ thoáng một chút, chấp nhận buông bỏ, cho dù là cúi người xuống nói lời xin lỗi thì có sao, lúc này bạn cũng có thể về lau nhà, lấy ra một đống giẻ lau, cúi người lau sạch sàn nhà trước mặt mình. Trong lúc lao động, bạn sẽ nhận ra tâm trạng và suy nghĩ của mình dần lắng xuống.

Nửa đời về sau, hãy đừng cảm thấy hối hận

Cuộc đời là một con đường dài với vô số ngã rẽ, và ta luôn phải lựa chọn không ngừng. Nhưng cuộc đời không có cơ hội nào lặp lại, lựa chọn rồi thì đừng hối hận, cũng đừng nói câu muốn làm lại từ đầu … Mỗi lựa chọn đưa ra không có thực sự tốt hay thực sự tồi, chỉ cần biết cuộc sống là tác phẩm độc nhất vô nhị của chúng ta, thì sẽ không phải hối tiếc nếu ngày đó mình không làm như vậy. Có khi do Duyên, do Nghiệp đã thôi thúc khiến mình đã chọn lựa và gắn bó với những gì đã chọn.

Nửa đời về sau, hãy tiếp tục học tập

Đọc sách xem báo, thư pháp hội họa, ca hát khiêu vũ, … đều là một trong những thứ chúng ta nên tiếp tục học. Mang theo bên mình một chiếc máy nghe nhạc, dù là buổi sáng ở nhà hay ra ngoài tập thể dục, luyện khí công, vừa nghe nhạc vừa làm việc khác. Như vậy có thể đem đến cho cuộc sống rất nhiều niềm vui, khiến cho tâm tình khoan khoái dễ chịu.

Nửa đời về sau, hãy giữ gìn sự đơn thuần

Suy nghĩ quá nhiều, ngược lại càng làm cuộc sống thêm phức tạp, “đơn thuần” thật ra chính là một ân huệ mà trời cao ban cho chúng ta. Sống đơn thuần ở hiện tại, đơn thuần cảm nhận mùi thơm của đồ ăn, đơn thuần nhận ra niềm vui của vận động, đơn thuần cùng bạn bè nói chuyện trên trời dưới đất. Đừng suy nghĩ quá nhiều, cuộc sống thật ra luôn cần những niềm vui đơn giản.

Nửa đời về sau, hãy thỉnh thoảng buông thả bản thân

Mỗi ngày ăn trái cây rau quả, thực phẩm lành mạnh, có phải là có lúc cũng thèm thịt cá ? Vậy thì cứ ăn đi !Thực phẩm lành mạnh có lợi cho cơ thể, nhưng thỉnh thoảng cũng nên buông thả bản thân một chút. Cuộc đời không nên gò ép bản thân mình quá, ngẫu nhiên phóng túng thì càng bình dị, gần gũi.

Nửa đời về sau, hãy luôn ăn mặc đẹp

Yêu cái đẹp nên là điều mà chúng ta theo đuổi cả đời, tuyệt đối đừng vì suy nghĩ mình lớn tuổi mà không muốn trưng diện nữa. Hãy nhân lúc lưng còn thẳng, chân còn khỏe, hãy mặc thật nhiều bộ đồ xinh đẹp, đến những nơi đẹp đẽ nhất, chụp những tấm hình rực rỡ nhất.

Nửa đời về sau, đôi lúc hãy ngờ nghệch một chút

Có những chuyện, cần hờ hững thì hờ hững, điều gì không làm rõ được thì không cần làm rõ, người nào cần lướt qua thì cứ lướt qua. Nếu như chỉ biết nhớ không biết quên, chỉ biết tính toán mà không biết cho qua, chỉ biết khôn khéo mà lại không biết vụng về … sẽ chỉ làm cuộc sống của chúng ta luôn nặng nề, phiền não.

Nửa đời về sau, hãy thường xuyên chúc phúc cho người khác

Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Cho nên, hãy thường xuyên khen ngợi bạn bè, con cháu của mình, thậm chí cả người xa lạ cũng đừng tiếc một lời chúc phúc. Thời điểm bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân đôi niềm vui. Sống ở hiện tại, tận hưởng cuộc sống ở hiện tại, đó chính là phương thức sống tốt đẹp nhất.

Đêm Trung Thu

• • •

Trăng vàng lơ lửng giữa trời cao
Nhoẻn miệng cười tươi rất ngọt ngào
Ánh tỏa lung linh đùa với gió
Tia vờn lúng liếng giỡn cùng sao …



Bụt từ đâu tới và sẽ đi về đâu ?

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương LXX, Thích Nhất Hạnh



Một hôm nọ, khi trời đang cơn mưa tầm tã, có một vị du sĩ tới viếng. Vị du sĩ này tên là Uttiya. Đại đức Ananda tiến dẫn ông vào gặp Bụt. Thầy giới thiệu vị du sĩ, nhấc ghế mời ông ngồi, rồi đi lấy khăn để ông lau khô đầu tóc và mình mẩy.

Uttiya hỏi Bụt:

- Sa môn Gotama, thế giới là còn mãi hay là sẽ có khi bị hoại diệt ?

Bụt mỉm cười, nói:

- Du sĩ Uttiya, tôi xin phép không trả lời câu hỏi đó.

Uttiya hỏi:

- Thế giới là có biên giới hay không có biên giới ?

- Tôi cũng không trả lời câu hỏi đó.

- Vậy thì thân thể và linh hồn là một hay là hai ?

- Câu hỏi này tôi cũng xin phép không trả lời.

- Sau khi chết, sa môn Gotama còn hay là mất ?

- Câu hỏi này tôi cũng xin phép không trả lời.

- Hay Ngài nghĩ rằng sau khi chết, Ngài vừa còn mà cũng vừa mất ?

- Du sĩ Uttiya, câu hỏi đó, tôi cũng không trả lời.

Uttiya ngạc nhiên. Ông nói:

- Câu nào tôi hỏi, sa môn Gotama cũng không trả lời. Tại sao thế ? Vậy hỏi câu nào sa môn Gotama mới chịu trả lời ?

Bụt nói:

- Tôi chỉ trả lời những câu hỏi về đạo pháp có liên hệ tới công phu tu tập nhằm gạn lọc thân tâm, vượt thắng lo âu và sầu khổ mà thôi.

- Đạo pháp của sa môn Gotama có thể cứu độ được bao nhiêu người trên thế giới ?

Bụt lặng yên không nói. Du sĩ Uttiya cũng ngồi yên lặng. Sợ vị du sĩ nghĩ lầm rằng Bụt không thèm hoặc không đủ sức trả lời những câu hỏi của ông ta, và nghĩ như thế thì tội nghiệp cho ông ta quá, đại đức Ananda lên tiếng:

- Du sĩ Uttiya, để tôi nói cho bạn nghe một ví dụ này, và bạn có thể hiểu ý của thầy tôi. Giả dụ có một ông vua kia cư trú trong một thành trì thật kiên cố, có hào sâu và hầm chông bao quanh, chỉ có một cửa ra vào mà thôi, và ở cửa ra vào ấy vua đã cử một người thật sáng suốt đứng canh gác. Người gác cửa này chỉ cho vào thành người nào mà ông ta biết và nhận mặt được, ngoài ra ông ta chặn lại tất cả mọi người lạ mặt. Ông ta cũng đã đi tuần tiễu chung quanh thành trì và biết rõ rằng không có một kẽ hở nào do đó ngoại nhân có thể đột nhập được vào thành, kể cả một cái lỗ nhỏ đủ để một con mèo con chui qua. Ông vua trấn ngự trong thành không lưu tâm tới số lượng những người được phép qua lại cổng thành. Ông vua ấy chỉ quan tâm đến việc làm thế nào cho kẻ gian không đột nhập được vào thành. Thầy tôi cũng vậy. Sa môn Gotama không quan tâm mấy tới số lượng những người theo đạo. Sa môn Gotama chỉ quan tâm tới những pháp môn có hiệu lực ngăn chặn và diệt trừ tham dục, bạo động và mê vọng để thực hiện an lạc và giải thoát mà thôi. Nếu bạn hỏi thầy tôi những câu hỏi thật sự hữu ích cho việc điều phục thân tâm và tu tập thiền quán thì thầy tôi sẽ trả lời bạn, chứ sao không ?

Du sĩ Uttiya lĩnh ý, nhưng vì ông ta quá chú trọng đến những vấn đề thuộc phạm vi lý luận siêu hình nên ông đã cáo từ Bụt và đại đức Ananda mà không cảm thấy thỏa mãn cho lắm. Sau đó mấy hôm lại có một vị du sĩ khác tên là Vacchagota tới viếng Bụt. Ông ta cũng hỏi Bụt những câu có tính cách tương tợ như những câu hỏi của du sĩ Uttiya. Ví dụ ông hỏi:

- Sa môn Gotama, xin Ngài cho biết là có ngã hay không ?

Bụt lặng thinh không đáp. Sau vài câu hỏi không được giải đáp, Vacchagota đứng dậy và bỏ đi. Sau khi Vacchagota đã đi khuất, đại đức Ananda hỏi Bụt:

- Thế Tôn, trong các buổi pháp thoại, Thế Tôn đã từng có giảng dạy về đạo lý vô ngã. Tại sao hôm nay Thế Tôn không trả lời những câu hỏi về ngã của du sĩ Vacchagota ?

Bụt nói:

- Ananda, đạo lý vô ngã mà tôi giảng dạy cho các vị khất sĩ là một pháp môn hướng dẫn thiền quán, mà không phải là một chủ thuyết. Hiểu nó như một chủ thuyết, các vị có thể bị kẹt vào nó. Tôi đã chẳng có lần bảo các thầy là giáo pháp phải được xem như chiếc bè chở ta qua sông, như ngón tay chỉ mặt trăng, và ta không nên bị kẹt vào giáo pháp hay sao ? Du sĩ Vacchagota chỉ muốn tôi đưa ra một chủ thuyết thì tôi đưa ra sao được. Tôi không muốn cho Vacchagota kẹt vào một chủ thuyết, dù là chủ thuyết hữu ngã hay là chủ thuyết vô ngã. Nếu mình nói với ông ta là có ngã, thì là mình ngược lại giáo pháp của mình. Nếu mình nói với ông ta là không có ngã, để ông ta níu vào đấy như một chủ thuyết rồi bị kẹt vào đấy thì có ích gì cho ông ta ? Vậy nên im lặng là câu trả lời hay nhất trong trường hợp này, thà rằng họ cho là mình “không biết” còn hơn là họ bị kẹt vào kiến chấp.

Một hôm đại đức Anuruddha trên đường đi khất thực bị một nhóm du sĩ chặn lại cật vấn. Họ bắt thầy phải trả lời cho được câu hỏi của họ. Họ nói trả lời được thì họ mới cho đi. Họ hỏi: - Chúng tôi nghe đồn sa môn Gotama là bậc giác ngộ vẹn toàn, và giáo pháp của người rất cao siêu mầu nhiệm. Thầy là môn đệ của sa môn Gotama, vậy xin thầy cho biết, sau khi chết sa môn Gotama có còn hiện hữu hay không ?

Rồi các vị du sĩ buộc đại đức Anuruddha chọn một trong những điều sau đây:

⒈ Sau khi chết, sa môn Gotama còn.

⒉ Sau khi chết, sa môn Gotama mất.

⒊ Sau khi chết, sa môn Gotama vừa còn vừa mất.

⒋ Sau khi chết, sa môn Gotama vừa không còn vừa không mất.

Khất sĩ Anuruddha biết rằng trong bốn câu trả lời đó không có câu trả lời nào phù hợp với giáo pháp của Bụt. Thầy im lặng, nhưng các vị du sĩ không bằng lòng sự im lặng đó. Họ buộc thầy phải nói một cái gì đó. Cuối cùng, đại đức nói:

- Này các bạn, theo tri kiến của tôi thì bốn mệnh đề đó, không mệnh đề nào diễn tả được sự thật về sa môn Gotama.

Các thầy du sĩ cười và bảo nhau:

- Xem bộ vị khất sĩ này là người mới tu cho nên ông ta mới không trả lời được câu hỏi của mình và tìm mọi cách để thoái thác. Thôi chúng ta nên để cho ông ta đi cho rồi.

Nói xong, họ bỏ đi. Sau đó mấy hôm, gặp giờ pháp thoại, đại đức Anuruddha đem việc xảy ra trình lên Bụt, rồi thầy nói:

- Thế Tôn, xin Thế Tôn soi sáng cho chúng con, để chúng con được học hỏi thêm và để cho chúng con có khả năng trả lời mỗi khi được hỏi những câu hỏi tương tợ.

Bụt hỏi Anuruddha:

- Này Anuruddha, đi tìm bắt sa môn Gotama bằng khái niệm rất khó. Sa môn Gotama ở đâu ? Anuruddha ! Có thể tìm sa môn Gotama nơi hình sắc không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm sa môn Gotama nơi cảm giác không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm sa môn nơi tri giác, tâm tư và nhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Vậy thì Anuruddha, có thể tìm sa môn Gotama ngoài hình sắc không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm sa môn Gotama ngoài cảm giác không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Có thể tìm sa môn Gotama ngoài tri giác, tâm tư và nhận thức không ?

- Bạch Thế Tôn, không.

Bụt nhìn Anuruddha:

- Vậy thì tìm sa môn Gotama ở đâu ? Anuruddha, ngay trong giờ phút hiện tại đứng trước sa môn Gotama mà còn không nắm bắt được sa môn Gotama, huống hồ là sau khi sa môn Gotama diệt độ ! Anuruddha, tự thân của sa môn Gotama, cũng như tự thân của bất cứ một pháp nào trong vạn pháp, không thể nào nắm bắt được bằng khái niệm, bằng những phạm trù của nhận thức phân biệt. Phải thấy được các pháp trong liên hệ duyên khởi của nó. Phải thấy được sa môn Gotama nơi những pháp mà ta thường cho là không phải sa môn Gotama, như thế mới thấy được chân tướng của sa môn Gotama.

Anuruddha ! Muốn thấy được tự tánh của một đóa hoa sen, ta phải thấy được đóa sen nơi những pháp mà ta không gọi là đóa sen, như ánh sáng mặt trời, nước hồ, đám mây, bùn đất, hơi nóng … Chỉ có cái thấy đó mới đưa ta vượt thoát được cái lưới biển kế sở chấp, tức là cái lưới phân biệt khái niệm, tức là những phạm trù sinh, diệt, này, kia, có, không, dơ, sạch, thêm, bớt … Muốn thấy được sa môn Gotama cũng thế. Bốn phạm trù: có, không, vừa có vừa không, không có cũng không không, chỉ là bốn cái lưới nhện trong số bao nhiêu chiếc lưới nhện khác, không có đủ sức nắm bắt được con chim đại bàng của thực tại mầu nhiệm.

Anuruddha ! Thực tại tự thân không thể dùng khái niệm phân biệt mà nắm bắt, không thể dùng ngôn ngữ văn tự mà diễn bày. Chỉ có trí tuệ thực chứng do thiền quán đem lại mới giúp ta nhận được tự thân thực tại. Anuruddha, một người chưa bao giờ có dịp nếm hương vị của một trái xoài thì không thể nào biết được hương vị ấy dù người khác có dùng bao nhiêu ngữ ngôn, văn từ và khái niệm phân biệt để diễn tả hương vị trái xoài cho người kia nghe. Chỉ có kinh nghiệm chứng đắc trực tiếp mới đưa ta thể nhập được thực tại. Do đó tôi đã từng nhiều lần nói với các vị là đừng nên đi lạc vào thế giới của hý luận để đánh mất thời gian quý báu của sự tu tập quán chiếu.

Anuruddha ! Vạn pháp là vạn pháp trong cái tự thân như thật của nó, cho nên ta gọi tự thân của các pháp là Chân Như (tathatha). Chân Như là tự thân mầu nhiệm của vạn pháp. Đóa sen từ Chân Như mà tới, Anuruddha cũng từ Chân Như mà tới, sa môn Gotama cũng từ Chân Như mà tới. Từ Chân Như mà tới thì gọi là Như Lai (tathagatha). Từ Chân Như tới, vạn pháp đi về đâu ? Vạn pháp đi về Chân Như. Đi về Chân Như thì gọi là như khứ (tathagatha). Thật ra vạn pháp không từ đâu tới cả, cũng không đi về đâu cả, vì tự thân của vạn pháp đã là Chân Như rồi.

Anuruddha ! Nghĩa đích thực của Như Lai là không từ đâu tới mà cũng không đi về đâu cả (từng vô sở lai, diệc vô sở khứ). Anuruddha, từ hôm nay trở đi tôi sẽ tự gọi là Như Lai (tathagatha). Như Lai ưa từ này, bởi vì từ này tránh được ý niệm phân biệt có thể thấy được trong các đại danh từ tôi và ta.

Đại đức Anuruddha mỉm cười:

- Bạch Như Lai, từ nay xin Người cứ tự xưng là Như Lai đối với chúng con. Chúng con biết rằng chúng con cũng từ Chân Như tới, nhưng chúng con không tự xưng chúng con là Như Lai, chúng con chỉ để Như Lai sử dụng đại danh từ này. Thế Tôn, mỗi lần Thế Tôn tự gọi mình là Như Lai, chúng con lại có dịp được nhắc để quán chiếu và nhớ rằng chúng con cũng thuộc về cùng một bản thể chân như, bất sinh và bất diệt.

Bụt mỉm cười:

- Như Lai rất vui lòng vì đề nghị ấy của thầy Anuruddha.

Đại đức Ananda có mặt trong buổi tham vấn kỳ diệu hôm ấy. Sau khi cuộc tham vấn chấm dứt, thầy đi theo đại đức Anuruddha. Thầy đề nghị là ngày hôm sau, hai người sẽ lên trùng tuyên cho đại chúng nghe nội dung của cuộc tham vấn từ đầu tới cuối, và đại đức Anuruddha sẽ bắt đầu buổi trùng tuyên bằng cách thuật lại cuộc đối thoại giữa thầy và các du sĩ ngoại đạo trên đường phố Savatthi. Thầy Anuruddha rất hoan hỷ về đề nghị này.

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|33|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường



“Có kẻ đứng giữa những chuyện khổ vui, tâm không bị những chuyện đó cuốn đi, không sợ hãi nỗi buồn, không tham đắm niềm vui. Kẻ đó là một người đầy đủ trí tuệ”.

“Không sợ hãi nỗi buồn”, vì thật ra, với kẻ đó, điều đáng sợ hơn nỗi buồn đang chịu nhận ngay hiện tại chính là những ngày lòng còn âm u, để lỡ tay gieo vào cuộc đời những hạt mầm bất thiện, để hôm nay phải nhận lấy nỗi buồn dài.

Gieo nhân bất thiện và nhận lấy kết quả không vui. Điều nào đáng sợ hơn ?

Có kẻ đã thấy lo sợ ngay từ khi lỡ tay gieo một hạt nhân không lành, gieo vào cuộc đời một ánh mắt dữ, gieo vào lòng người một lời nói ác, gieo vào lòng mình một suy nghĩ âm u.

Có kẻ mãi đến khi thọ nhận kết quả không vui mới thấy lo sợ.

Hai kiểu người trên, ai cũng một lần lo sợ, trước sau, nhưng có một kẻ, biết dùng âu lo để kết thúc những nỗi buồn dài.

“Không sợ hãi nỗi buồn”, vì biết nơi nỗi buồn đó bắt đầu.

“Không sợ hãi nỗi buồn”, vì biết cách để nỗi buồn đó kết thúc.

“Không sợ hãi nỗi buồn, vì biết nỗi buồn đó sẽ qua.

“Không tham đắm vào niềm vui”, vì niềm vui nào cũng sẽ mất, ai tham đắm vào đó nhiều kẻ đó sẽ đau khổ hơn. Những hạnh phúc đã mất, những niềm vui đã qua luôn là trở lực lớn nhất ngăn cản người đời bình yên.

“Không tham đắm vào niềm vui”, vì khi tham đắm vào niềm vui hiện tại, cũng như đang nhốt mình vào đó, rồi quên mất, điều quan trọng nhất trong hiện tại là những hạt giống thiện lành cho những ngày mai vui.

Tám dấu hiệu nhận biết người chỉ tốt một cách giả tạo

(Sưu tầm)



Trong cuộc sống, việc giao lưu, kết bạn, là việc không thể thiếu đối với mỗi chúng ta. Con người chúng ta không thể sống đơn độc một mình mãi, chúng ta cần có bạn bè bên cạnh để giúp cho cuộc sống trở nên vui vẻ và có ý nghĩa hơn. Từ bạn bè chốn công sở, hay bạn trên giảng đường, đối tác công việc ... đều là những người chúng ta luôn tiếp xúc và tạo mối quan hệ. Nhưng trong số đó, không phải ai cũng đối xử tốt với bạn. Có những người bên ngoài thì luôn vui vẻ, đối xử tốt với bạn, nhưng bên trong thì lại chứa những điều xấu. Vậy làm sao để bạn có thể phân biệt được ai là người chân thân, ai là người giả tạo ? Bài viết dưới đây xin gửi đến bạn đọc tám dấu hiệu để nhận biết những người chỉ giả vờ tốt mà bạn nên tránh hoặc ít nhất cũng là hạn chế tiếp xúc.

Người chân thành sẽ tôn trọng tất cả mọi người

Để có thể nhận biết được người sống giả tạo và người sống chân thật, thì chúng ta cần tiếp xúc với họ một khoảng thời gian thì mới có thể biết được. Những người sống chân thật thường tôn trọng tất cả mọi người xung quanh, dù hoàn cảnh hay chức vị của người kia ra sao. Còn những kẻ sống giả tạo thì chỉ tôn trọng người có quyền lực, nịnh hót họ để có lợi nhất cho bản thân, không quan tâm tới người khác.

Người chân thành không có xu hướng nịnh hót lấy lòng người khác, luôn luôn sống thật với chính mình

Với những người sống chân thật, mộc mạc họ thường sống theo đúng kiểu của mình, không cần cố gắng làm người khác thích mình, yêu quý mình. Còn ngược lại, những con người sống giả tạo thường cố gắng làm người khác thích mình, quý mình bằng mọi giá, kể cả thủ đoạn.

Người chân thành không để ý người khác có quan tâm mình hay không, mà chỉ tập trung vào cuộc sống của chính mình

Người chân thật không cần tìm kiếm mọi sự chú ý từ mọi người xung quanh, họ sống cảm thấy vui vẻ là được. Còn những người sống giả dối tìm mọi cách để người khác để ý đến mình, luôn khao khát sự quan tâm từ người khác, luôn muốn trở thành tâm điểm của thế giới.

Người chân thành sống thực tế, không tự tâng bốc mình

Những người chân thật sống không khoe khoang, có sao sống vậy, thật với lòng người. Còn những kẻ giả tạo luôn cố gắng thể hiện bản thân với mọi người để tạo cho mình một “vỏ bọc”, che mắt thiên hạ.

Người chân thành muốn mặt đối mặt trình bày quan điểm của họ, dù bất đồng ý kiến họ vẫn sẵn sàng đối diện

Luôn công khai bày tỏ quan điểm, ý kiến của bản thân với tất cả mọi người, có chứng kiến riêng của bản thân là những đức tính của người thật là. Còn những người sống giả dối dù lòng họ không hề quý mến bạn, nhưng họ luôn tạo được nơi bạn cảm giác bạn được họ quý mến. Ngoài miệng, họ không ngớt lời khen bạn xinh đẹp, nhưng trong lòng họ lại nghĩ bạn xấu xí chẳng kém gì Thị Nở. Đối với bất cứ ý tưởng nào mà bạn nêu ra, họ luôn gật gù, tỏ ý hoàn toàn ủng hộ bạn. Lúc nào họ cũng tỏ vẻ thân thiện với bạn, nhưng bên trong họ có thể có những mưu đồ ngấm ngầm làm hại bạn.

Người chân thành luôn luôn giữ lời hứa, và cố gắng để hoàn thành những gì đã hứa, kẻ đạo đức giả dễ dàng hứa hẹn, nhưng lại không bao giờ đi thực hiện.

Người chân thành nhìn thấy điểm mạnh và ca ngợi những người khác

Những người chân thành luôn trân trọng và thừa nhận thành quả của người khác, chúc mừng thực lòng và lấy đó để học hỏi. Còn người giả tạo, nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên thì lời chúc mừng của họ chưa chắc đã đáng tin.

Người chân thành sẵn sàng giúp đỡ người khác

Người sống chân thật không màng đến vụ lợi, luôn tử tế giúp đỡ người khác mà không cần nghĩ đến việc người ta sẽ trả ơn mình. Còn với những người giả tạo lại phải suy xét và luôn nghĩ đến những lợi ích của bản thân đầu tiên.

Tóm lại, những dối trá, lọc lừa khiến cho cuộc sống thêm phức tạp, hỗn loạn. Tránh được thói giả dối nhiều chừng nào thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn chừng nấy. Chúng ta hãy thử hình dung một xã hội mà ở đó con người ta đến với nhau bằng một thái độ cởi mở, chân thành, bằng khiếu hài hước, trí thông minh hóm hỉnh ... thì xã hội sẽ thanh bình, yên ổn, đẹp đẽ và vui tươi hơn biết bao. Không có mưu mẹo xảo trá, không có dối gạt, không có khoe khoang, tự phụ, giả vờ ... khi đó, những chiếc “mặt nạ” sẽ bị cởi bỏ hết, và con người sẽ được sống chân thành, giản dị như chính những gì bản thân mình đang có.

Lặng ngắm phù hư

(Thích Tánh Tuệ)

Cái tôi thường thấy tổn thương
Khi đời chê bai, xúc phạm
Mặc kệ, cứ để nó buồn
Đừng trốn chạy, đừng đeo bám

Những khi được người tán thán
Cái tôi sung sướng ngẩng đầu
Biết - vui nào rồi cũng cạn
Bao làn sóng cả chìm sâu

Tổn thương hay niềm hạnh phúc
Từng đợt sóng vùng biển dâu
Đến đi giữa miền tâm thức
Rồi mây theo nước qua cầu

Hãy trả sóng về cho biển
Trả buồn lại bởi niềm vui
Lặng ngắm dòng sông tĩnh tại
Mặc tình hoa rác nổi trôi

Đâu có cái “tôi giải thoát”
Giải thoát chính “lìa cái tôi”
Nhìn sâu vào lòng sinh, diệt
Gặp lại bình yên muôn đời



Đừng xét đoán vội

(Jac. Thế Hanh, OP)



Vừa nhận được điện thoại, vị bác sĩ vội vã tới bệnh viện. Ông nhanh nhẹn khoác trang phục phẫu thuật và vào phòng mổ. Lúc đó, người cha của cậu bé sắp sửa được phẫu thuật đang ngồi đợi tại cửa phòng. Vừa nhìn thấy bóng bác sĩ, người cha gay gắt phán: “tại sao giờ này ông mới đến, ông không hay biết con trai tôi rất nguy kịch sao, ông có trách nhiệm nghề nghiệp không đấy ?”...

Bác sĩ điềm tĩnh trả lời: “Thật xin lỗi, lúc này không phải ca tôi trực nên tôi không có mặt tại bệnh viện, thế nhưng, biết tôi thành thạo phẫu thuật bệnh này, nên bệnh viện mời tôi đến, vừa nhận được điện báo tôi đến ngay đây. Lúc này tôi muốn tịnh tâm một chút để chuẩn bị phẫu thuật”.

Người cha giận dữ: “Tịnh tâm à ?! Giả như con của ông đang nằm trong phòng cấp cứu thì ông có tịnh tâm được không ? Nếu như con trai ông sắp chết, ông sẽ làm gì ?”

Vị bác sĩ lại mỉm cười trả lời: “Tôi sẽ nói điều mà ông Gióp đã nói trong Kinh Thánh: ‘thân trần truồng sinh từ bụi đất, tôi sẽ trở về bụi đất thân trần truồng. Chúa đã sinh ra, Chúa lại lấy đi, xin chúc tụng Chúa’. Những bác sĩ không có khả năng giữ lại mạng sống. Ông hãy đi và cầu nguyện cho con trai ông. Chúng ta sẽ nỗ lực hết mình và cậy trông vào ân sủng Thiên Chúa”.

“Khuyên lơn người khác khi mà bản thân mình chẳng dính dáng gì xem ra quá dễ dàng” - người cha tiếp tục phàn nàn.

Cửa phòng phẫu thuật đóng lại. Vị bác sĩ rời phòng mổ sau gần ba tiếng liền trong đó, vẻ mặt ông giãn ra trong niềm hạnh phúc: “cảm tạ Chúa, con trai ông đã được cứu sống, nếu muốn biết thêm chi tiết, ông hãy hỏi thêm cô ý tá trợ giúp tôi”.

Không chờ câu trả lời của người cha, vị bác sĩ nhanh chóng rời khỏi bệnh viện. Ngay khi nhìn thấy dáng dấp cô y tá xuất hiện, người cha nói ngay: “cha bác sĩ này thuộc loại người gì mà lại cao ngạo đến thế chứ, thậm chí ông ta không thèm dành vài giây trả lời cho tôi biết cuộc mổ và hiện trạng con trai tôi ra sao”.

Cô y tá cúi xuống, tuôn trào nước mắt, trong xúc động, cô chậm rãi trả lời: “Con trai duy nhất của bác ấy mới qua đời hôm qua do một tai nạn, hôm nay bác ấy đang lo tang sự cho cậu bé. Thế nhưng vừa nhận được điện báo của bệnh viện, bác ấy bỏ ngang công việc của mình để tới ngay để cứu con trai ông, bây giờ thì bác ấy trở về tiếp tục lo hậu sự cho đứa con yêu quý của mình”.

╰▶ Đừng kết án ai. Vì bạn không biết cuộc sống của họ thế nào cũng như điều gì đang diễn ra trong tâm hồn họ và những gì họ đang phải nỗ lực vượt qua. MẹTeresa đã nói: “If you judge people, you have no time to love them” (Nếu bạn phán xét người, bạn sẽ không có thời gian để thương yêu họ).

Khoảng lặng đầu ngày

(Từ Tâm)



Cuộc sống của mỗi con người cũng giống như một cuốn sách vậy, có trang buồn, có trang vui, có trang đau khổ,có trang hạnh phúc ... Bạn hãy mạnh mẽ lên, mỗi ngày lật một trang, từng trang một. Nếu trang nào cũng giống nhau thì cuốn sách chẳng có gì thú vị cả, phải có trang này, trang kia thì cung bậc cảm xúc của ta mới phát huy được hết khả năng của nó. Trải qua đau khổ ta sẽ biết trân trọng hạnh phúc hơn.

Cuộc đời gặp gỡ hay ly tan đều là nhân duyên, thuận theo đó mà được yên ổn chính là điều tốt đẹp nhất. Lúc nhỏ, hạnh phúc là chuyện rất đơn giản, lớn lên rồi có thể sống giản đơn mới là hạnh phúc.

Để không uổng công đến đây một đời, hãy làm việc thiện và yêu thích những gì lành thiện, vì điều thiện luôn mang lại hạnh phúc cho chính bạn và cho tha nhân.

Con người, thông thường khi sắp chạm tới hạnh phúc thì hân hoan phấn khởi, nhưng đạt được rồi thì lại lo lắng bất an. Cuộc đời không có gì là tuyệt đối mà luôn có sự bù trừ, nếu bạn có được càng nhiều thì trách nhiệm kèm theo sẽ càng lớn.

Như mặt trời, có lúc rất sáng, đôi khi lại tối đen, đó mới là cuộc sống. Nhân sinh, rốt cuộc chỉ có hai phút rưỡi thời gian: một phút để mỉm cười, một phút để thở dài và nửa phút để thương yêu.

Đời người không dài không ngắn, đáng trân trọng thì nên giữ gìn, cần bỏ đi thì hãy buông tay. Có một số người, quên không được là do không nỡ, một số khác nhất định phải quên đi, vì không đáng nhớ.

Đừng quá tin tưởng vào mắt mình, vì có khi những gì bạn nhìn thấy là những điều đang mong muốn, còn những thứ không thích đã bị bạn lược qua.

Chúng ta đều nghĩ rằng mình làm chủ cuộc đời này, mà quên mất cuộc sống vốn phải cần rất nhiều người phối hợp. Bất luận hôm nay gặp bao nhiêu khó khăn, hãy vững tin rằng: chỉ có hôm qua là không thể trở lại, còn ngày mai, chắc chắn sẽ đến vào ngày mai.

Focus on 24 hours in front of you

- Life quotes

Don’t think about what can happen in a month. Don’t think about what can happen in a year. Just focus on the 24 hours in front of you and do what you can to get closer to where you want to be.

╰▶Đừng nghĩ về những gì có thể xảy ra trong một tháng. Đừng nghĩ về những gì có thể xảy ra trong một năm. Chỉ cần tập trung vào 24 giờ trước mặt bạn và làm những gì bạn có thể để đến gần nơi bạn muốn.



Tỏi ngâm mật ong, nhà nào cũng nên có

(Sưu tầm)

Tỏi và mật ong là những thực phẩm quen thuộc chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bản thân tỏi và mật ong đều có những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng khi kết hợp lại, hiệu quả của chúng được tăng gấp nhiều lần. Chúng đều là những kháng sinh mạnh mẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Tỏi ngâm mật ong là bài thuốc quý, được ví như “tiên dược” giúp phòng và trị nhiều loại bệnh. Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn một thìa vào sáng sớm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, hơn cả nhân sâm, tổ yến.

CÁCH LÀM HỖN HỢP TỎI NGÂM MẬT ONG

Nguyên liệu:

- 12 tép tỏi

- 335g mật ong nguyên chất

- Một bình thủy tinh có nắp

Thực hiện:

- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ hoặc đập dập đều được.

- Cho tỏi vào bình thủy tinh rồi đổ mật ong vào và trộn đều.

- Đậy kín nắp và bảo quản trong bóng tối khoảng một tuần.

- Mỗi ngày, bạn chỉ cần ăn một thìa cà phê lúc bụng đói, chắc chắn bạn sẽ thấy cơ thể khỏe khoắn hơn và tránh xa bệnh tật.

Sau đây là những tác dụng tuyệt vời mà hỗn hợp này mang lại.

CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG DÒNG MÁU

Khi tỏi vào dạ dày, nó thúc đẩy việc sản xuất các dịch vị dạ dày. Đây là những yếu tố cần thiết cho việc hấp thụ sắt. Thêm vào đó, hỗn hợp tỏi và mật ong rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp nuôi dưỡng dòng máu. Vẫn chưa đủ, nó còn làm giảm cholesterol và triglyceride cấp để nó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Giảm cân - nghe có vẻ không tưởng, nhưng đây là sự thật. Uống mật ong tỏi buổi sáng giúp bạn giảm cảm giác đói, giảm ham muốn ăn, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp làm giảm căng thẳng vì vậy giúp bạn thư giãn.

Bảo vệ hệ miễn dịch - nhờ tỏi, hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn, giúp bảo vệ bạn chống lại vi khuẩn và vi khuẩn. Điều quan trọng là giữ hệ thống miễn dịch ở trạng thái khỏe mạnh để tránh các vấn đề sức khỏe như ung thư. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải làm mọi thứ để bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và vi sinh vật có hại.

Giảm viêm - nếu bạn bị chứng đau nửa đầu hoặc đau mãn tính, hãy thêm hỗn hợp vào chế độ ăn uống của bạn. Nó sẽ có tác dụng như thuốc giảm đau mà không hề có tác dụng phụ.

Nuôi dưỡng làn da - tỏi là một chất chống oxy hóa mạnh giúp tái tạo tế bào của bạn. Điều này giúp bạn có làn da mịn màng, mềm mại và không mụn trứng cá. Bạn sẽ nhận được tất cả những lợi ích mà không cần phải sử dụng các sản phẩm làm đẹp.

Những lợi ích tuyệt vời của công thức tiên dược sau sẽ khiến bạn tiếc “đứt ruột” vì biết quá muộn.

Nợ và Nghiệp

(Sưu tầm)



Mỗi người, mỗi việc khi còn ở bên nhau đều là do duyên nợ, một việc nào đó chưa giải quyết xong, nên hai bên vẫn còn phải gặp nhau hoặc phải đối mặt. Cho đến khi mọi thứ được trả cho nhau hết thì việc hay người sẽ ra đi, lúc này được gọi là HẾT NỢ. Trả nợ có nhiều cách, người đến lấy nợ cũng có nhiều kiểu. Có những người đến một cách nhẹ nhàng, cứ ngày qua ngày mà từng chút từng chút êm ái, nhưng cũng có những món nợ trả bằng mồ hôi, nước mắt và cả xương máu. Đã làm con người đã là có tội, tội của Tổ Tông, tội của muôn vàn kiếp và cả tội lỗi của kiếp này chúng ta đến đây với trần gian đều sẽ phải trả nợ cho tội lỗi của chính mình.

Nợ nào trả rồi cũng sẽ hết. Ai rồi cũng sẽ được giải thoát và cuối cùng đều sẽ được bình an sống những ngày êm đẹp. Khi đã xong xuôi hết tất cả, bản thân mỗi người sẽ có bốn ĐIỀM BÁO rằng quá trình TRẢ NỢ đã kết thúc, từ bây giờ trở đi bạn được sống trong hạnh phúc, an lành và tự do.

➊ Bắt đầu từ những giấc mơ, không còn những đêm ác mộng, mất ngủ hay giằng xé từ trong tiềm thức. Giấc ngủ chính là cánh cửa mở giữa hai thế giới m và Dương, cũng là cách mà con người tiếp cận với thế giới tâm linh. Lúc này không còn mộng mị, ác mộng nữa, mà thay vào đó chính là những dấu hiệu, hình ảnh và âm thanh bình an xuất hiện. Nhiều điềm lành cứ đến, liên tiếp trong khi ngủ. Và khi thức giấc cảm giác khoan khoái, vui vẻ chứ không còn nặng nề muốn nhắm mắt ngủ tiếp.

➋ Dung mạo bắt đầu thay đổi. Mọi người xung quanh ngạc nhiên về hình tướng hiện tại của bạn, họ dành những lời khen và bạn cảm thấy chính mình tự tin hơn với vẻ ngoài. Đôi mắt lanh lợi hơn, không còn vết thâm nữa hay có khi làn da của bạn sáng hơn, mịn màng hơn. Thần thái tổng thể thay đổi chuyển dần sang hướng tích cực. Từ trong tâm trí đã có sự yên ổn dễ dàng nắm giữ cảm xúc của chính mình, không còn hối hả, lo âu hay hoảng loạn nữa. Lúc này mọi việc dù tốt hay xấu, bản thân cũng không còn muốn xoay chuyển nữa, mà bạn đã để mọi việc thuận theo tự nhiên, nước chảy đến đâu thì thuyền sẽ trôi theo đó. Ắt mọi việc đều có hướng giải quyết, tâm cứ bình an để thân thể được bình yên.

➌ Và rồi những tai hoạ lại ập tới, lại dồn bản thân vào đường cùng ngõ cụt, nhưng kì lạ thay lúc này chính bạn không còn mắc kẹt nữa. Bỗng có người, có việc đưa bạn ra khỏi vũng lầy đám sình ấy ngay tức khắc. Mọi tai ương ập tới, cứ thế mà lướt qua lướt qua không ở lại lâu như trước kia nữa. Cứ gặp nút thắt nào thì lại tìm được cách tháo gỡ, cứ thế nào sợi dây trói bạn với món nợ từ từ mà buông lỏng, bạn chính thức bước ra khỏi vòng tròn oan nghiệt. Để biết một người bắt đầu quá trình TRẢ NỢ thì cứ theo những điều trên, nhưng lại quay về hướng tiêu cực là sẽ biết điềm báo về NGHIỆP đang ập lên số phận của một ai đó.

➍ Phúc Đức ngoài việc mang đến may mắn cho chủ nhân, còn là thứ hoá giải được nghiệp chướng, tội lỗi. Nếu chỉ đơn thuần cứ chịu trận mà trả nợ, có khi phải đến 10 năm, 20 năm hoặc cả đời thì mới xong hết để được bình an giải thoát. Nhưng từ những hành động tạo phúc, tích đức mà thời gian chờ ấy càng được rút gọn lại. Phúc lớn được tạo từ những việc nhỏ, cứ thế mà tích lũy tiêu trừ mỗi ngày một ít cho tai hoạ. Có khi 20 năm chỉ còn 5 năm, 10 năm chỉ còn lại một tháng, hay chỉ là một ngày mai nắng lên hoạ nạn được giải trừ tất cả. Tội thì ai cũng có, nợ thì ai cũng phải trả. Nhưng Ông Trời không triệt đường sống của ai bao giờ, Người vẫn để cho bạn nắm giữ thời gian và cách trả nợ. Thời gian lâu hay mau, ngắn hay dài là do bạn quyết định. Cách trả nợ cũng vậy, dồn dập hay từ tốn, nhẹ nhàng hay hối hả cũng bởi cách sống của mỗi người. Đừng nói rằng con người qua bể khổ là qua đời, mà đó là do bản thân quá thụ động chấp nhận hình phạt nhưng không tìm cách khắc phục.

Vọng tiếng Kinh xưa

(Thích Tánh Tuệ)



Ta ngỡ hồn ta những miếu đền
Từ trong vạn cổ kiếp không tên
Vẳng nghe như tiếng ngàn xưa gọi
Tâm thức trở mình sau lãng quên

Chung bước ta về nơi cõi Tâm
Giữa vùng thạch động chốn nghiêm thâm
Dập đầu phủ phục bàn chân Phật
Mà nghe rơi rụng những mê lầm

Dòng thời gian chảy ngang trần thế
Muôn sự chìm trong lẽ Sắc, Không
Tiền nhân nay biết tìm đâu nữa
Bài Kinh vách đá đã rêu phong

Ta trở về thăm chốn tịch liêu
Ôi đời thanh thản biết bao nhiêu
Bôn ba vạn kiếp nơi trần mộng
Sao bằng khoảnh khắc sống tiêu diêu

Ta ngỡ hồn ta những mái chùa
Sau làn sương phủ kiếp hoang sơ
Ta về gióng lại hồi chuông sớm
Một thoáng Thiền tâm ... chạm bến bờ

Làm chủ hành động của mình

• • •

Nếu sân hận dấy khởi, ta cần nhắc nhở tâm về điều luật mình làm chủ hành động của mình, đó là “người hành động là chủ của hành động mình, người đó phải thừa hưởng hậu quả hành động mình, người ấy sẽ sinh ra từ các hành động của mình, người ấy bị trói buộc vào chúng, nương tựa vào chúng, và bất cứ điều phải điều trái nào người ấy đã làm, sẽ là điều người ấy phải nhận lãnh”.



Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|32|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường



“Đại dương kia có thể khô đi, và những cơn mưa có thể lấp đầy trở lại, nhưng đôi mắt người đời chưa bao giờ biết đủ khi đứng trước những sắc tướng trong chốn nhân gian, khi lòng tham vẫn còn”.

Hóa ra, thứ sâu rộng hơn đại dương ngoài kia lại là đôi mắt của chính mình, khi lòng còn tham.

Ai cũng từng phải động lòng trước một sắc tướng nào đó trong chốn nhân gian.

Người đã từng.

Ta cũng đã từng.

Ai cũng đã từng bắt đôi chân phải mệt, để đuổi theo, bắt đôi tay phải mỏi, để níu giữ. Mà sắc tướng thì vô thường, đuổi kịp không ? Giữ được không ?

Lỗi không phải của mắt đã nhìn thấy. Lỗi cũng không phải bởi những sắc tướng vô tình đã hiện hữu nơi đây. Lỗi do lòng chưa yên.

Có kẻ động lòng trước những hình ảnh của ngày hôm qua.

Có kẻ động lòng trước những ảo ảnh của những ngày chưa tới.

Có kẻ động lòng trước hình ảnh một người, rồi buồn.

Có kẻ động lòng trước một dáng núi nghìn năm vẽ lên nền trời mỗi sớm, rồi bình thản.

Có kẻ động lòng trước đôi mắt biếc chốn nhân gian, rồi khắc khoải cả đời.

Có kẻ động lòng trước đôi mắt thật hiền của Phật, rồi bình yên.

Có người động lòng trước cảnh phù hoa tráng lệ.

Có kẻ lại động lòng trước ngôi chùa nhỏ giản dị bình thản nơi cuối thôn.

Người đời luôn đi về phía làm lòng mình “động”, vẫn có những lần động lòng để rồi bình yên.

Mười ba đặc điểm chứng tỏ bạn tu từ kiếp trước

(Sưu tầm)



⒈ Tai nạn đến trùng trùng điệp điệp nhưng tinh thần và thân thể luôn trong trạng thái khoẻ mạnh. Một đời đều là “gặp đại nạn mà không chết”.

⒉ Tâm thái mềm mỏng, từ bi không nỡ sát sinh, không tham tiền tài, không hẹp hòi, bủn xỉn, không tích tiền.

⒊ Thông minh, trí tuệ, ngộ tính cao. Bình sinh hay có hứng thú đối với những điều huyền bí trong tôn giáo, Phật giáo. Thường hay học theo những điều bí truyền, trong mộng thường thấy bản thân bay tới một số nơi có núi rừng, miếu cổ, thánh địa nào đó.

⒋ Thường hay mơ thấy Phật Đạo Thần, hay bị bóng đè, thấy bản thân xuất khỏi thân thể đi đâu đó.

⒌ Đột nhiên chẳng hiểu sao thấy mệt mỏi, nhưng kiểm tra thì không tìm ra bệnh.

⒍ Cảm ứng được với những thứ liên quan đến Thần, Phật, siêu nhiên. Cảm nhận được khi tiếp xúc với các tu sĩ, tăng nhân tu Đạo tu Phật, hương đồng, .v.v.v... trong núi cao, miếu địa.

Những dấu hiệu đặc biệt hơn

⒎ Có dấu hiệu đặc thù mang điềm báo phúc lành trong bát tự và tướng số.

⒏ Có vết đốm, vết bớt, nốt ruồi tạo thành thất tinh, hoặc các chòm sao.

⒐ Các bộ phận trên thân thể đều phân chia âm – dương tách biệt. Rõ ràng nhất là xét bàn tay. Khi nắm tay vào và đưa lên đầu, giữa lòng bàn tay và mu bàn tay (được biết đến như hai mặt âm-dương của bàn tay) ngay lập tức hiện lên ranh giới rõ ràng giữa trắng và hồng.

⒑ Trong thời khắc nguy hiểm hoặc trong một khoảnh khắc huyền bí nhất thời, nhìn thấy được cảnh tượng qua con mắt thứ ba.

⒒ Nguyên thần xuất khỏi thân thể trong lúc ngủ, thấy bản thân đi luyện một môn pháp nào đó, hoặc lên trên thiên quốc, hoặc vô thức mà đọc được một cuốn sách trời.

⒓ Bản thân cảm thấy mình đều tự dưng biết được nhiều việc, cảm thấy rất quen thuộc các sự việc xảy ra nơi thế gian.

⒔ Nằm mộng thấy ai đó hoặc sự việc nào đó, tiếp nhận một loại nhiệm vụ hay sứ mệnh nào đó.

Dưới đây là một số kiểu người dễ có phúc báo trong cuộc đời:

NGƯỜI LUÔN VUI VẺ
Một người nếu luôn nở nụ cười trên môi sẽ tự nhiên có thể truyền lại niềm vui, tâm tình vui vẻ, ấm áp đến những người bên cạnh, khiến mọi người sinh ra một loại cảm giác thân thiết, gần gũi. Đồng thời, tâm thái tích cực còn có thể cuốn hút, cảm hóa và khích lệ người khác, dễ dàng nhận được thiện cảm và ấn tượng tốt từ người khác. Do đó họ sẽ dễ gặp được quý nhân trợ giúp.

NGƯỜI CÓ LÒNG BIẾT ƠN
Lòng biết ơn người khác phát ra từ trong tâm sẽ khiến quý nhân cho rằng, việc giúp đỡ bạn là đáng giá. Còn nếu bạn là một người trong lòng đầy bực tức, có lối nghĩ phản đối, không ngừng oán giận người khác thì quý nhân sẽ có thể đối với bạn “tôn kính mà không thể lại gần”. Biết ơn là đức tính tốt đẹp của trong văn hóa truyền thống. Người biết ơn là người hiểu biết lễ nghĩa, coi trọng đạo đức làm người. Người như vậy tất sẽ được phúc báo tốt đẹp.

NGƯỜI CÓ KHÍ PHÁCH
Người có khí phách sẽ có ý chí rộng lớn, có thể dung nạp được hết thảy mà trở lên vĩ đại. Người như vậy sự nghiệp của họ sẽ dễ thành công hơn. Quý nhân sẵn sàng giúp đỡ người có khí phách, bởi vì người như vậy mới khiến họ cảm nhận được rằng những gì mình trợ giúp thật sự đáng giá và sẽ có kết quả. Cho nên, nếu bạn là một người so đo tính toán chi li, cảm xúc trong lòng dễ xao động, rất sợ mất thể diện thì cho dù quý nhân có trợ giúp, bạn cũng sẽ không vui vẻ.

NGƯỜI CÓ LÒNG LƯƠNG THIỆN, LUÔN GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
Người có lòng lương thiện, yêu thương mọi người, luôn giúp đỡ người khác mà không mưu cầu hồi báo thì chính là người đã tích được công đức lớn và họ đương nhiên được phúc báo, đó là Thiên lý. Ngoài ra, người lương thiện luôn hòa đồng với mọi người, khuyến khích người khác làm việc thiện, thấy người khác làm việc xấu thì khuyên giải một cách thiện ý, nên bên cạnh họ luôn có quý nhân đi theo trợ giúp.

NGƯỜI CÓ TÂM VỚI NGHỀ NGHIỆP
Một người luôn đặt tâm vào công việc, nhiệt tình trong công tác, luôn cố gắng duy trì một trạng thái tinh thần tích cực để đạt được kết quả tốt thì đó là một loại năng lượng thuần chính. Khi bạn thực sự đặt tâm vào công việc, bỏ công sức cho công việc nhiều hơn mà không tính toán mưu cầu thì sẽ tự nhiên ở trong đám đông mà nhận được sự chú ý của quý nhân. Người bỏ ra nhiều công sức thì tất nhiên cũng sẽ thu được hồi báo tương xứng.

Chim cút và chim ưng

- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương LXIX, Thích Nhất Hạnh



Tuy chưa bị Bụt gọi riêng để quở trách lần nào, thầy Svastika vẫn biết rằng mình còn có rất nhiều khiếm khuyết trong nếp sống phạm hạnh, và thầy cũng biết rằng Bụt thấy hết những khiếm khuyết ấy. Nếu Bụt không rầy hoặc chưa rầy có lẽ là vì Bụt thấy thầy có để tâm hộ trì sáu căn, tuy sự hộ trì này chưa được nghiêm mật.

Mỗi lần thấy vị khất sĩ hay nữ khất sĩ nào bị quở trách, Svastika thường xem như chính mình bị quở trách, vì vậy thầy có nhiều cơ hội để tập thúc liễm thân tâm. Nhất là mỗi khi thầy Rahula được Bụt gọi lại giáo hóa là thầy Svastika xem như chính mình được Bụt gọi. Thầy Rahula đã bước những bước thật vững chãi trên con đường tiến tu phạm hạnh và điều này là một trợ duyên cho sự tu học của thầy Svastika.

Có một lần thầy Svastika ngồi tâm sự với thầy Rahula trong một cụm rừng về sự may mắn được xuất gia theo Bụt của mình. Thầy nói thầy đã được nếm hương vị tịnh lạc và giải thoát rồi thì không còn thấy nếp sống ngoài thế gian là vui thích nữa. Thầy Rahula bảo:

- Tuy vậy, mình không nên vội quá tin nơi mình. Công trình hộ trì sáu căn là công trình căn bản của nếp sống phạm hạnh và ngay các vị lớn trong giáo đoàn khất sĩ cũng vẫn không dám khinh thường công phu thực tập này.

Rồi thầy kể cho thầy Svastika nghe về thầy Vangisa. Thầy Vangisa nổi tiếng là một vị khất sĩ vừa có biện tài vừa có khiếu văn chương. Thầy đích thực là một thi sĩ, thầy đã làm nhiều bài thi kệ ca ngợi Bụt, Pháp và Tăng. Thầy đã từng đọc thơ của thầy cho Bụt nghe và Bụt đã ngỏ lời khen ngợi.

Hồi mới xuất gia, thầy Vangisa được theo học với thầy Nigrodhakappa và y chỉ nơi thầy. Hai thầy trò cư trú tại đền Aggalava miền ngoại ô thành Savatthi. Sau đó trưởng lão Nigrodhakappa tịch, thầy được về tu viện Cấp Cô Độc. Một hôm đi khất thực với thầy Ananda, thầy Vangisa thú thật với thầy Ananda rằng tâm thầy không được an tịnh và thầy khẩn cầu thầy Ananda hóa giải giùm. Hỏi ra, thầy Ananda biết được rằng tâm của thầy Vangisa còn đang xao xuyến vì nhan sắc của một số các vị tiểu thư thường đến cúng dường tại tu viện. Thầy Ananda hiểu rằng thầy Vangisa là một nghệ sĩ, tâm hồn dễ rung động bởi những cái đẹp, và vì vậy thầy Ananda đã lấy cái sắc đẹp của chính giáo pháp và của giác ngộ để giúp thầy Vangisa vượt thoát cái đẹp mong manh, vô thường và có thể gây tai họa của nữ sắc. Thầy đã dạy thầy Vangisa chiếu rọi ánh sáng vào đối tượng quán niệm để thấy tính cách bất tịnh và chóng tàn hoại của các pháp. Thầy Vangisa đã thực tập theo lời giáo huấn của thầy Ananda, đã thực tập hộ trì sáu căn và đã làm một bài thi kệ tự tính mà nhiều thầy biết đến. Bài kệ ấy như sau:

Đã khoác áo cà sa
Tham dục còn đuổi theo
Như trâu nhớ lúa người
Quả thật là hổ thẹn
Con của nhà đại tướng
Tài giỏi nghề cung tên
Ngàn người bắn tứ phía
Vẫn phá được vòng vây
Nay giai nhân có đến
Đông hơn là quân tràn
An trú nơi chánh pháp
Ta quyết cũng không sờn
Ta đã theo Thế Tôn
Của dòng họ Mặt Trời
Trên đường về thong dong
Tình ta đã trọn gởi
Do hộ trì sáu căn
Ta ung dung tiến bước
Não phiền vô lượng
Nào lay chuyển được ta

Thầy Vangisa là người thông minh và tài giỏi, vì vậy đã có lần vướng vào tâm trạng tự hào và âm thầm có ý khinh miệt một số các thầy khác, nhưng may mắn thay, nhờ tu tập chánh niệm, thầy đã thấy được niềm kiêu mạn khởi ra trong tâm thầy, và thầy bất giác cảm thấy hổ thẹn. Thầy đã làm ra bài kệ sau đây để tự tỉnh:

Đệ tử Gotama
Hãy đoạn trừ kiêu mạn
Con đường kiêu mạn này
Chỉ đưa về khổ thủ
Kẻ kiêu mạn ngấm ngầm
Cũng đi về địa ngục
Huống chi là những kẻ
Vênh váo nhìn cuộc đời
Học đạo thấy đường ngay
Tâm hồn được an lạc
Niềm vui đó rất cao
Ta phải mong đạt tới
Hãy tập phép chánh niệm
Để đạt phép tam minh
Kiêu mạn đoạn trừ xong
Mới thành công thật sự

Nhờ có cảnh giác cao cho nên thầy Vangisa đã vượt được rất nhiều chướng ngại và đã bước những bước thật lớn trên con đường chuyển hóa. Thầy đã đạt tới quả vị Bất Sinh, và điều này đã được trưởng lão Sariputta xác nhận. Ngày tâm tư bừng mở, thầy Vangisa đã làm một bài thi kệ để tỏ lòng biết ơn Bụt. Bài thi kệ ấy như sau:

Ngày xưa say thơ mộng
Ta phiêu bồng khắp nơi
Cảnh chợ rồi cảnh quê
Cuối cùng được gặp Bụt
Thế Tôn đã thương xót
Dạy cho ta phép mầu
Nghe xong khởi niềm tin
Khoác áo người khất sĩ
An trú trong chánh pháp
Kiên cố ta một lòng
Nay chứng được tam minh
Đền ơn bậc tỉnh thức
Hạt giống của mặt trời
Thế Tôn đã gieo rắc
Vì chúng sanh u tối
Người khai mở lối ra
Bốn sự thật nhiệm mầu
Con đường tám nẻo chánh
An lạc và tự do
Nghĩa lời cùng vi diệu
Phạm hạnh đã cao siêu
Độ sinh càng khéo léo
Niết Bàn cứu muôn loài
Ơn sâu Người chỉ dạy

Thầy Sariputta trong một buổi giảng cho các vị khất sĩ trẻ có đem trường hợp của thầy Vangisa ra để làm gương. Thầy bảo: “Thầy Vangisa trong bước đầu tu học cũng đã từng có những tình cảm và những tâm trạng yếu đuối, nhưng sau đó nhờ tu học tinh chuyên đã vượt thắng được mọi phiền não và chứng ngộ được diệu pháp. Biết vậy, người tu không nên có mặc cảm, dù là mặc cảm tự tôn hay là mặc cảm tự ti. Tu tập chánh niệm, ta sẽ ý thức được những gì đang xảy ra trong nội tâm và ta sẽ không bị lôi cuốn theo những gì đang xảy ra. Hộ trì sáu căn vì vậy là phương pháp rất mầu nhiệm để vững tiến trên đường đạo”.

Nghe thầy Rahula kể về thầy Vangisa, thầy Svastika hình dung lại được vị khất sĩ tài hoa này. Tuy thầy đã từng được gặp thầy Vangisa nhưng chưa bao giờ có dịp trò chuyện. Thầy định bụng hôm nào sẽ xin đến làm quen và học hỏi kinh nghiệm tu đạo của thầy Vangisa. Thầy nhớ có một hôm Bụt dùng hình ảnh về biển cả để dạy đại chúng về công phu hộ trì sáu căn. Người nói:

- Này các vị khất sĩ, mắt là một đại dương sâu, trong ấy có đầy những loài thủy quái, có đầy những con nước xoáy và những đợt sóng ngầm rất nguy hiểm. Nếu không đi trong chánh niệm, chiếc thuyền của quý vị sẽ bị những loài thủy quái, những con nước xoáy và những đợt sóng ngầm ấy làm cho đắm chìm trong biển sắc. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý của quý vị cũng là những đại dương sâu, trong ấy có đầy những loài thủy quái …

Nhớ tới những lời dạy ấy của Bụt, thầy Svastika thấy sâu sắc vô cùng. Quả thật sáu giác quan của thầy là những đại dương sâu, và những đợt sóng ngầm có thể nổi dậy bất cứ lúc nào và làm cho thầy chìm đắm. Thầy Rahula nói rất phải: thầy rất không nên khinh thường và phải thực tập rất nghiêm chỉnh lời Bụt dạy.

Câu chuyện về con chim Cút mà Bụt kể cho các thầy khất sĩ trẻ nghe trước túp lều của Người tại tu viện Jetavana là một câu chuyện thật dễ nhớ. Câu chuyện này cũng có mục đích nhắc nhở các thầy giữ gìn sáu căn và đừng buông thả tự thân trong lĩnh vực của thất niệm. Bụt kể:

- Một hôm nọ có một con chim Ưng thình lình đáp xuống và chụp lấy một con chim Cút rồi bay vút lên cao. Con chim Cút than khóc, tự trách là mình đã đi ra khỏi vùng mà cha mẹ nó bảo không nên ra khỏi cho nên mới bị tai nạn. “Nếu ta biết nghe lời cha mẹ ta thì con chim Ưng này có làm gì được ta” - nghe con chim Cút nói thế, chim Ưng hỏi: “vậy vùng mà cha mẹ mầy bảo mầy đừng ra khỏi là vùng nào ?”. Chim Cút trả lời: “đó là vạt đất mới được cày”. Chim Ưng lấy làm lạ, bèn mang con chim Cút ra trả về chỗ cũ. Trước khi bay đi, chim Ưng nói: “này Cút, ta đã thả mầy ra, mầy hãy liệu chừng, ta chỉ thả mầy lần này thôi, lần sau nếu bắt được mầy, ta sẽ không thả đâu”. Chim Cút trở về vạt đất đã được cày, leo lên đứng trên một hòn đất lớn và thách thức chim Ưng: “này chim Ưng, mầy hãy xuống đây, xuống đây xem có thể bắt được ta hay không ?”. Chim Ưng nổi giận, xếp hai cánh vào mình, lao vút xuống với tất cả sức lực của nó. Chim Cút biết thế nên lập tức chui xuống núp dưới hòn đất. Chim Ưng đã bắt không được chim Cút mà còn va vào hòn đất thật mạnh đến nỗi bị bể ngực và quay ra giẫy chết.

Này các vị khất sĩ, người tu hành phải an trú trong chánh niệm, hộ trì sáu căn cho nghiêm chỉnh, rời khỏi lãnh vực chánh niệm tức là đi vào lãnh thổ của ma vương, thế nào cũng bị tai nạn.

Thầy Svastika nhận thấy trong giáo đoàn của Bụt có nhiều vị khất sĩ trẻ tuổi có đạo hạnh và tài năng. Điều này làm cho thầy phấn khởi. Có một hôm thầy được tháp tùng một số các thượng tọa tới dự lễ trai tăng ở tư thất cư sĩ Citta tại thị trấn Macchikasanda và đã khám phá ra sự có mặt im lặng của một vị khất sĩ trẻ tuổi như thế. Cư sĩ Citta là người nổi tiếng tinh thâm giáo lý. Ông là một vị đệ tử cư sĩ có đạo tâm và cũng được quần chúng ái mộ gần như cư sĩ Anathapindika. Ông thường hay thỉnh các vị cao đức tới nhà để cúng dường trai phạn và để được học hỏi. Hôm ấy có trên mười vị khất sĩ cao niên được mời. Chỉ có Svastika và một vị khất sĩ khác tên là Isidatta là hai người trẻ tuổi. Sau khi cúng dường trai phạn, cư sĩ Citta đứng ra đảnh lễ các vị tôn túc, xin phép ngồi xuống một chiếc ghế thấp trước mặt các vị xuất gia và đặt câu hỏi sau đây:

- Kính bạch các vị tôn túc, con đã được nghe kinh Bramajala, trong đó Bụt nói về sáu mươi hai luận chấp của các học phái đương thời. Con cũng có nghe những câu hỏi về sinh diệt và về linh hồn mà các đạo sĩ thường nêu ra như: thế giới là hữu biên hay vô biên, vĩnh cửu hay phải đoạn diệt, linh hồn và thân xác là một hay là khác, Như Lai có còn không sau khi nhập diệt, hay là vừa còn vừa không còn, hoặc không còn cũng không không còn … Bạch các vị tôn đức, do đâu mà có những luận chấp và những câu hỏi có tính cách siêu hình ấy ?

Trước câu hỏi của cư sĩ Citta, tất cả các vị khất sĩ đều nín thinh, Citta lặp lại câu hỏi này tới ba lần mà cũng không có vị khất sĩ nào lên tiếng để trả lời cả. Thầy Svastika cảm thấy bối rối, và cảm thấy nóng bên hai tai. Đột nhiên thầy Isidatta lên tiếng, hướng về phía các vị trưởng lão, thầy hỏi:

- Kính bạch các vị trưởng thượng, con có thể trả lời câu hỏi đó của cư sĩ Citta được không ?

Các vị khất sĩ lớn trả lời:

- Khất sĩ, ông có thể trả lời nếu ông muốn.

Hướng về cư sĩ Citta, thầy Isidatta nói:

- Này cư sĩ, sở dĩ có những luận chấp và những câu hỏi ấy vì người ta còn mắc kẹt vào ngã kiến. Nếu ngã kiến không còn, người ta sẽ không hỏi những câu hỏi như thế và không chủ trương những luận chấp như thế.

Cư sĩ Citta lộ vẻ ngạc nhiên và thán phục, song ông lại nói:

- Xin đại đức vui lòng cắt nghĩa cho rõ thêm.

- Người không được gần gũi các bậc thiện nhân, không được học hỏi giáo pháp giác ngộ, thường cho rằng thân thể này là ta, hoặc thân thể này là của ta, hoặc có ta trong thân thể này, và có thân thể này trong ta … Người ấy lại cho rằng cảm thọ là ta, là sở hữu của ta, hoặc có ta trong cảm thọ này và có cảm thọ này trong ta … Người ấy cũng có cùng một kiến chấp ấy đối với tri giác, tâm hành và nhận thức. Đó là người đang bị kẹt vào ngã kiến, chính vì bị kẹt vào ngã kiến như thế nên mới chủ trương và tin vào những luận chấp như sáu mươi hai luận chấp trong kinh Phạm Võng, và mới hỏi những câu hỏi như những câu hỏi về hữu biên và vô biên, thường và đoạn, một và khác, còn hay là không còn. Cư sĩ Citta, nếu học hỏi và tu tập để phá trừ được ngã kiến thì những câu hỏi và những luận chấp kia sẽ tự động trở thành vô nghĩa.

Cư sĩ hoàn toàn bị thầy Isidatta chinh phục. Ông kính cẩn hỏi:

- Bạch đại đức, Ngài từ đâu tới ?

- Cư sĩ Citta, tôi tới từ Avanti.

- Bạch đại đức, tôi nghe nói ở Avanti có một người trẻ tuổi tên là Isidatta đã xuất gia. Đó là một thiếu niên anh tuấn, lỗi lạc phi thường, một người mà chúng tôi nghe tên mà chưa bao giờ từng được gặp. Chẳng hay đại đức có gặp ông ta hay không ?

- Cư sĩ Citta, tôi đã có gặp ông ấy.

- Vậy thưa đại đức, vị khất sĩ tài đức ấy hiện bây giờ ở đâu ?

Đại đức Isidatta im lặng. Cư sĩ Citta vốn người thông minh. Ông ngờ rằng vị đại đức đang ngồi trước mặt mình là Isidatta. Ông hỏi:

- Có phải đại đức chính là đại đức Isidatta đó không ?

- Thưa phải, thầy Isidatta trả lời.

Cư sĩ Citta mừng rỡ:

- Vậy thì quý hóa và hân hạnh cho tôi biết mấy. Bạch đại đức Isidatta, vườn xoài và tệ xá tại Macchikasada rất mát mẻ và đầy đủ mọi tiện nghi. Tôi rất mong ước được đại đức đến viếng chúng tôi thường. Chúng tôi xin nguyện cúng dường đại đức tất cả những gì đại đức cần đến như thực phẩm, y áo, thuốc men và chỗ ở.

Thầy Isidatta im lặng. Sau đó các vị khất sĩ từ giã. Thầy Svastika nghe nói là sau đó, thầy Isidatta không bao giờ trở lại nhà cư sĩ Citta lần nào nữa. Và từ đó thầy cũng không còn được gặp lại thầy Isidatta. Hình ảnh thầy Isidatta sáng ngời trong tâm thầy. Svastika thấy thầy Isidatta không những thông minh mà còn rất khiêm nhượng nữa. Thầy không màng tới sự cung kính và cúng dường của người cư sĩ, dù là một vị đại cư sĩ như Citta. Thầy Svastika thầm nguyện sẽ học theo hạnh của thầy Isidatta và thầm hẹn là một hôm nào đó có dịp ghé về Avanti, thầy sẽ hỏi thăm để tìm gặp lại vị khất sĩ ấy.

Thầy Svastika biết Bụt rất thương yêu những thầy trẻ có chuyên tâm, có tuệ giác và có chí nguyện lợi tha. Bụt đã từng nói là Người trông cậy thật nhiều ở những vị này trong công trình bồi đắp và trao truyền đạo pháp cho các thế hệ tương lai. Tuy vậy, thầy thấy Bụt đã và đang đem lòng che chở cho tất cả các thầy trong giáo đoàn khất sĩ, và người rất kiên nhẫn trong việc giảng dạy và hóa độ. Có thầy tu không thành công, ra đời tới sáu lần mà đến khi hồi đầu, Bụt cũng cho phép trở lại giáo đoàn một lần nữa. Có những vị thiếu thông minh đến nỗi học hoài mà cũng không thuộc được mười sáu phép thở, vậy mà Người vẫn tiếp tục vỗ về và khuyến khích.

Hồi đó, tại tu viện Jetavana, có một thầy tên Bhaddali. Thầy Bhaddali có những khuyết điểm mà Bụt biết, nhưng người cố tình làm lơ để tạo cho thầy một cơ hội để chuyển hóa. Thầy không theo kịp đại chúng trong việc chấp tri những quy luật của tu viện. Phép tắc của tu viện có điều khoản là khi thọ trai, vị khất sĩ chỉ ngồi một lần cho đến khi ăn xong bữa cơm mà không được đứng dậy để lấy thêm thức ăn hoặc làm những việc khác. Đó gọi là phép nhất tọa thực. Tuy nhiên, thầy Bhaddali không làm như vậy được, và sống trong đại chúng, thầy thường gây ra những phiền nhiễu cho người khác. Bụt có gọi thầy lên nhiều lần và dạy thầy phép tự hỏi câu hỏi: “tôi phải làm gì để cho đại chúng hoan hỷ ?” mỗi sáng mai. Vậy mà mấy tháng sau, thầy vẫn chưa thành công. Trong đại chúng có những thầy không đủ kiên nhẫn và có khi nói nặng thầy. Biết vậy, có hôm Bụt dạy đại chúng:

- Các vị khất sĩ, mọi cá nhân trong tăng đoàn dù có những khuyết điểm trầm trọng, nhưng thế nào trong con người ấy vẫn còn lại một ít hạt giống của niềm tin và tình thương. Chúng ta phải cư xử với vị ấy như thế nào để những hạt giống của niềm tin và tình thương còn lại trong người ấy không bị hoàn toàn tiêu diệt. Ví dụ có một người kia vì bất hạnh mà mù một con mắt, và chỉ còn một con mắt. Bà con và những người thân thuộc của người này cố nhiên sẽ tìm cách giúp đỡ và bảo vệ con mắt còn lại kia, vì biết rằng con mắt kia mà mù nữa thì không còn gì là tương lai nữa. Vậy thì các vị khất sĩ, các vị hãy giúp bảo vệ những hạt giống đức tin và tình thương còn lại nơi người đồng đạo bằng cách đối xử dễ thương với người ấy.

Hôm ấy, thầy Svastika có mặt. Thầy rất cảm động vì thái độ và tình thương của Bụt. Thầy ngửng lên thì thấy thầy Ananda đưa tay lau nước mắt, thì ra thầy Ananda cũng cảm động như thầy. Bụt tuy là một người rất ngọt ngào, nhưng có khi người cũng rất nghiêm khắc và cũng từng sử dụng những lời quở trách rất thẳng thắn và rất quyết liệt. Người nào mà Bụt không độ được hoặc chưa độ được quả thật là người không có tương lai.

Một hôm, Svastika được chứng nghiệm một cuộc nói chuyện ngắn và rất hào hứng giữa Bụt và một vị điều mã sư, nghĩa là một người huấn luyện điều phục ngựa. Bụt hỏi vị điều mã sư:

- Ông điều phục ngựa như thế nào, xin nói cho chúng tôi nghe đi.

Vị điều mã sư:

- Thế Tôn, có nhiều loại ngựa. Có loại rất dễ, chỉ cần dùng biện pháp ngọt ngào. Có loại khó trị hơn phải dùng vừa biện pháp ngọt ngào vừa biện pháp mạnh. Có loài khó hơn, chỉ có thể dùng biện pháp mạnh.

Bụt cười và hỏi:

- Vậy khi gặp loại ngựa chứng mà cả ba biện pháp đều vô hiệu thì ông làm thế nào ?

- Bạch Thế Tôn, trong trường hợp ấy thì con phải hạ sát nó. Để nó sống chung trong bầy ngựa thì sẽ làm hư hỏng những con ngựa khác. Bạch đức Thế Tôn, Người điều phục các vị đệ tử như thế nào, xin cho con biết với.

Bụt cười:

- Thì tôi cũng làm tương tự như ông. Có những người chỉ cần ngọt ngào. Có những người vừa cần biện pháp ngọt ngào vừa cần biện pháp mạnh. Có những người chỉ có thể dùng biện pháp mạnh mới có thể trị nổi.

- Vậy trong trường hợp cả ba biện pháp đều vô hiệu thì đức Thế Tôn làm gì đối với người bất khả trị đó ?

Bụt nói:

- Thì tôi cũng làm như ông vậy, tôi giết người ấy đi.

Vị điều mã sư tròn xoe hai mắt:

- Sao ? Đức Thế Tôn giết người à ? Đức Thế Tôn dạy người ta giới bất sát …

Bụt nói:

- Tôi nói vậy thôi chứ đâu có giết người theo kiểu ông giết ngựa. Gặp trường hợp có người không thể sử dụng được một trong ba biện pháp trên thì tôi từ chối không chấp nhận vào giáo đoàn khất sĩ, không chấp nhận là học trò của tôi, thế thôi, nhưng đó cũng là điều bất hạnh lớn. Không được tu tập theo chính pháp trong tăng đoàn, đó là gì nếu không phải là sự đánh mất cái cơ hội muôn kiếp một lần ? Đó là gì nếu không phải là một cái chết của tâm linh. Nhưng đó không phải chỉ là cho người kia mà là một niềm đau cho cả tôi, vì tôi rất thương xót người đó, và tôi vẫn mong là một ngày kia người đó có thể hồi đầu.

Ngày xưa, thầy Svastika đã có dịp thấy và nghe Bụt quở trách và dạy dỗ thầy Rahula, và thầy cũng đã từng thấy Bụt trách dạy một vài thầy khác. Bây giờ thầy thấy được sau hành động quở trách và la dạy ấy cả một tình thương đằm thắm. Thầy Svastika biết Bụt rất thương thầy dù Bụt chưa nói ra điều đó thành lời, nhưng chỉ cần nhìn vào mắt người là thầy thấy rõ điều đó.

Đêm nay, đức Thế Tôn có khách. Thầy Ananda nhờ thầy Svastika đi đun nước nấu trà. Khách là một vị hiệp sĩ, dáng đi hiên ngang, lưng đeo trường kiếm. Ông cột ngựa ngoài cổng tu viện Jetavana, gươm bên yên ngựa và được thầy Sariputta hướng dẫn vào chiếc am tranh của Bụt. Người ông cao lớn, mắt ông sáng quắc và ông bước những bước dài, mắt sáng quắc nhìn về phía trước. Thầy Ananda cho thầy Svastika biết đó là hiệp sĩ Rohitassa.

Khi vào dâng trà, thầy Svastika thấy hiệp sĩ Rohitassa và thầy Sariputta đang ngồi đối diện Bụt trên những chiếc gỗ kê thấp, còn thầy Ananda thì đứng hầu sau lưng Bụt. Dâng trà cho Bụt, cho khách và cho hai thầy xong, thầy Svastika cũng đến đứng sau lưng Bụt bên cạnh thầy Ananda. Mọi người lặng thinh một lúc thật lâu sau khi uống trà. Đột nhiên, hiệp sĩ Rohitassa mở lời:

- Bạch đức Thế Tôn, có một cõi nào mà không có sinh, không có già, không có bịnh, và không có chết ? Có một cõi nào mà muôn loại không chịu luật sinh diệt ? Ta có thể di chuyển bằng cách nào để ra khỏi thế giới của sinh diệt mà đi tới thế giới không sinh diệt kia ?

Bụt trả lời:

- Này, Rohitassa, không thể nào ra khỏi thế giới sinh diệt bằng cách di chuyển, dù ta có đi mau cách mấy đi nữa, dù ta có đi mau hơn cả ánh sáng.

Nghe Bụt nói như thế, hiệp sĩ chắp hai tay lại:

- Lạy đức Thế Tôn, Người dạy rất chí lý. Quả thật ta không thể đi ra khỏi biên giới của thế giới của sinh diệt bằng cách di chuyển, dù bằng tốc độ nào. Con nhớ trong một kiếp trước con đã từng có thần thông và con đã có thể bay trong hư không với tốc độ của một mũi tên, con chỉ cần một bước là đã có thể từ bờ biển miền Đông sang tới bờ biển miền Tây. Con đã cố quyết vượt biên giới của thế giới sinh, lão, bệnh, tử, để đi sang một thế giới khác, một thế giới trong đó ta không còn bị khống chế bởi luật sinh diệt. Con đã đi suốt ngày như vậy, ngày này sang ngày khác, không dừng lại hoặc để ăn, hoặc để uống, hoặc để nghỉ ngơi, hoặc để ngủ, hoặc để đi đại tiện hay tiểu tiện … Con đã đi trên một trăm năm với tốc độ ấy nhưng con đã không đi tới đâu cả và rốt cuộc con đã chết dọc đường … Vi diệu thay, đúng sự thật thay là lời nói của đức Thế Tôn, quả thật ta không thể nào vượt được biên giới của cõi sinh tử bằng cách di chuyển, dù là di chuyển với tốc độ của ánh sáng.

Bụt dạy:

- Tuy vậy, ta không nói rằng cõi sinh tử này không thể vượt được. Này Rohitassa, ông có thể vượt khỏi cõi sinh tử này. Ta sẽ chỉ cho ông con đường để vượt thoát thế giới sinh tử. Này Rohitassa, chính trong tấm thân dài bảy thước của ông mà thế giới sinh tử được sinh khởi và cũng trong chính tấm thân dài bảy thước ấy mà ông có thể tìm thấy được sự chấm dứt của thế giới sinh tử. Hãy quán chiếu thân thể ông. Hãy quán chiếu thế giới sinh diệt ngay trong tấm thân bảy thước của ông. Quán chiếu để thấy được thực tướng vô thường, vô ngã, bất sinh và bất diệt của vạn pháp trong vũ trụ. Rồi ông sẽ thấy thế giới sinh diệt tan biến và thế giới của bất diệt bất sinh hiển lộ. Ông sẽ được giải thoát khỏi mọi khổ đau và sợ hãi. Để vượt khỏi thế giới của khổ đau và sinh diệt, ông không cần đi đâu hết. Ông chỉ cần ngồi lại và nhìn sâu vào tự tánh của thân thể ông.

Thầy Svastika thấy hai mắt của đại đức Sariputta sáng quắc như hai vì sao. Hiệp sĩ cũng lộ vẻ vui sướng một cách rõ rệt. Svastika cảm động không cùng, ai dè pháp Bụt mầu nhiệm đến thế và cũng hùng tráng đến thế. Thật như là một bản đại hùng ca. Chìa khóa của sự thành công nằm ngay trong lòng bàn tay của mình, thầy Svastika cảm thấy rõ ràng điều đó.

Pháp ngữ (42)

- Hòa Thượng Tuyên Hóa



Người tu nên dùng đức hạnh để cảm hóa kẻ khác, không nên dùng thế lực đàn áp người ta, đối với ai mình cũng nên nói lời nhã nhặn, đầy đạo lý, khiến họ tâm phục khẩu phục.

Live your life

- Life quotes

You were given this LIFE, because you are strong enough to LIVE it.

╰▶Bạn đã được trao CUỘC SỐNG này, bởi vì bạn đủ mạnh mẽ để SỐNG nó.



D.P.A (50)

• • •

Hãy ghi nhớ rằng, NIỀM TIN và HI VỌNG luôn là ngọn đuốc soi sáng mọi con đường tăm tối.



Thì thôi

(Thích Tánh Tuệ)



Thì thôi nắng đã bỏ ngày
Buồn chi em để hao gầy tháng năm
Thì thôi, chừ đã xa xăm
Trách chi, tình đã đan tâm phụ người

Không duyên không nợ trong đời
Bước qua dòng lệ ... lên đồi rong chơi
Dẫu buồn ... mưa vẫn cứ rơi
Hồn vô ưu giữa môi cười nắng lên

Thì thôi, chuyện cũ nên quên
Đa mang, đời chỉ riêng em giọt sầu
Thì thôi ... chớ lọ cưỡng cầu
Thăng trầm, tan hợp ... vốn màu hư hao

Dòng đời một giấc chiêm bao
Trăm năm ngó lại một màu khói sương
Yêu người, yêu phụ phàng luôn
Lay ta tỉnh mộng vô thường, đổi thay

Thì thôi gạt những đắng cay
Kiếp xưa tu vụng chưa đầy thiện duyên
Đâu ai mãi trách con thuyền
Bỏ mình sang bến truân chuyên một đời

Biết chăng đây cõi luân hồi
Hết vui rồi khổ, khổ rồi lại vui
Lòng vòng quanh quẩn tới lui
Tình chưa mỏi mệt ngược xuôi đường trần

Thì thôi, chớ có ngại ngần
Ngồi yên tĩnh lặng một lần nghe chuông
Tiếng này bỏ, giọt này buông
Trời quang mây tạnh ... tâm hồn nhẹ tênh

Thế gian vạn sự chẳng bền
Đời trăm nỗi khổ do mềm yếu thôi
Thôi thì về với đơn côi
Nhìn sen tâm nở bên trời ngát hương

Mừng cho ai biết chữ buông
Nẻo về hạnh phúc con đường tại tâm

Có ba loại thiện tri thức

(Sưu tầm)



- Bạn bè, một số quan hệ sẽ hạnh phúc, một số khác sẽ trở thành bài học. Dù thế nào thì bạn cũng đừng hối tiếc vì biết một người. Mỗi người bạn gặp đều dạy cho bạn một điều gì đó rất quan trọng.

- Đến lúc khó khăn, một số người sẽ rời bỏ bạn. Sẽ có rất nhiều người ở xung quanh bạn lúc thuận lợi, nhưng lúc bạn khó khăn, ai ở lại với bạn, giúp đỡ bạn thì mới thực sự là người bạn tốt của bạn.

- Một số người chỉ tử tế vì bản thân họ - kiểu người chỉ gọi điện khi họ cần gì đó hoặc chỉ tạt qua chơi khi có lợi cho họ.

- Có những người mà bạn càng ít giao du với họ thì cuộc sống của bạn càng tốt lên. Đừng trở thành “giờ nghỉ”, “thời gian rảnh”, hoặc “đôi khi” của ai đó. Nếu họ không thể có mặt vì bạn toàn bộ thời gian, nhất là khi bạn cần họ nhất, thì họ không xứng đáng với thời gian của bạn.

Trong Phật giáo có ba loại Thiện Tri Thức người Phật tử nên trân quý:

- Thứ nhất: ngoại hộ thiện tri thức (tức người bạn tốt giúp đỡ, hỗ trợ cho ta).

- Thứ hai: đồng hành thiện tri thức (là người bạn lành đồng lý tưởng luôn sánh bước cùng ta).

- Thứ ba: giáo thọ thiện tri thức (là bậc thầy hiền dạy dỗ ta mà có khi người ấy cũng là người bạn tốt của ta).

Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|31|

- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường



“Cỏ Kausa thơm nhẹ nhẹ, nhưng lá rất sắc bén. Với những kẻ vụng về vội vã không biết cách cầm sẽ bị đứt tay. Cuộc sống cũng giống nắm cỏ thơm Kausa, những kẻ vụng về không biết cách cầm giữ sẽ bị đứt tay”.

Cuộc sống này đẹp lắm, nhưng khắc nghiệt, như loài cỏ Kausa, hương thơm nhẹ nằm trong những chiếc lá sắc bén như lưỡi dao mỏng, những kẻ không biết cách cầm giữ sẽ bị đứt tay. Nhất định.

Người nghe gì trong nỗi buồn, khi nghe bước chân một người về chốn hư vô, không quay lại nữa ?

Người thấy gì khi trong cuộc chia ly, khi nhìn về con đường phía trước, rồi biết có một kẻ đã dừng lại ?

Người nghĩ gì về những tổn thương, khi quay lại nhìn, nhận ra, thời gian đã làm bạc phếch hết tuổi trẻ ?

Và, người biết gì về những vết thương trên tay của mình ?

Cuộc sống này đẹp lắm, nhưng khắc nghiệt. Thực ra, khắc nghiệt là do bởi cuộc sống này đẹp, để ai cũng muốn giữ lại gì đó cho mình, vết thương trên tay loài người bắt đầu từ đó.

Người ngủ an. Mai thức dậy, thấy lòng như lá non.

Ba bài thực tập về tình thương

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh
- Trích đoạn tác phẩm “Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy”



Bài thứ nhất, bài này đặt trọng tâm ở Bi và Xả

⒈ Mong sao cho thân tâm tôi được an lạc và nhẹ nhàng.
(May I be peaceful, happy and light in body and spirit.)

⒉ Mong sao cho tôi được sống an toàn không vướng vào tai nạn.
(May I be free from injury – May I live in safety.)

⒊ Mong sao cho trong tâm tôi không có giận hờn, phiền não, sợ hãi và lo lắng.
(May I be free from disturbance, fear, anxiety and worry.)

Bài thứ hai, bài này đặt trọng tâm ở Từ, Bi và Hỷ

⒈ Mong sao cho tôi biết nhìn tôi bằng con mắt hiểu biết và thương yêu.
(May I learn to look at myself with the eyes of nderstanding and love.)

⒉ Mong sao cho tôi nhận diện và tiếp xúc được với những hạt giống của niềm vui và hạnh phúc.
(May I be able to recognize and touch the seeds of joy and happiness in myself.)

⒊ Mong sao cho tôi nhận diện và thấy được cội nguồn của những giận hờn, tham đắm và si mê trong tôi.
(May I learn to identify and see the sources of anger, raving and delusion in myself.)

Bài thứ ba, bài này thực tập về cả Từ, Bi, Hỷ và Xả

⒈ Mong sao cho tôi biết nuôi dưỡng tôi mỗi ngày bằng những niềm vui.
(May I know how to nourish the seeds of joy in myself everyday.)

⒉ Mong sao cho tôi được sống mát mẻ, vững chắc, và thảnh thơi.
(May I be to live fresh, solid and free.)

⒊ Mong sao cho tôi không rơi vào thái độ dửng dưng và không kẹt vào hai mặt vướng mắc và ghét bỏ.
(May I be free from attachment and aversion but not be indifferent.)

CẢM ƠN ĐỜI MỖI SỚM MAI THỨC DẬY
TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG