(Sưu tầm)
● Đạo lý xử thế của người tu
Nhớ kỹ một câu: “nghiêm khắc đối với bản thân, rộng rãi đối với người khác”, đối với chính mình yêu cầu nghiêm khắc, đối với lỗi sai của người khác khi trách cứ cũng không cần phải nghiêm khắc như là đối với bản thân mình. Xử thế cũng như vậy, đối với lãnh đạo cũng tốt, đối với đồng sự cũng tốt, đối với cấp dưới cũng tốt, hiềm hận giữa bạn và người tự nhiên theo tâm lượng của bạn mà ít đi.
● Năng lượng của tĩnh tại
Chúng ta thường nói, quy luật của vũ trụ là bất biến, con người trong cuộc sống thường quên đi sự tĩnh tại, trái lại còn cố hết sức đi làm tiêu hao chính mình, mà không suy nghĩ xem nguồn gốc con người từ đâu mà đến. Chính là từ trạng thái tĩnh mà sinh ra, từ không không mà đến. Vì sao mà con người ta bận rộn cả ngày đến đêm lại thấy buồn ngủ ? Chính bởi vì con người cần trạng thái tĩnh, đầu óc không nghỉ ngơi là không được.
Có đôi khi phải xử lý một chuyện phức tạp, khó khăn, không làm sao giải quyết được, vậy thì trước tiên phải buông tâm xuống, tĩnh tại lại, không suy nghĩ gì hết. Bỗng nhiên từ trong tư tưởng lại xuất ra một phương pháp có thể giải quyết vấn đề, đây chính là tác dụng của tĩnh. Nếu như bạn càng suy nghĩ thì càng làm cho đầu óc bị bức bách, các dây thần kinh đều căng lên, cuối cùng không chết cũng bị bệnh.
Thật hiếm khi tìm gặp
Bình an ở bên ngoài
An bình chỉ có thể
Gặp trong lòng ta thôi
(Thích Tánh Tuệ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét