V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Hiểu rõ thêm về Phúc và Đức

(Tâm Tuệ)



Bản thân mỗi người được tồn tại trên đời, được hạnh phúc hay gặt hái được nhiều thành công hơn người khác ... tất cả đều do Phúc Đức mà ra. Phúc Đức càng nhiều thì vật chất càng đầy đủ, tinh thần càng thoải mãi và luôn đứng ở vị thế cao hơn những người khác. Phúc Đức là một lá chắn bảo vệ chủ nhân, là một siêu năng lực mang đến may mắn. Khi có biến cố, lập tức Phúc Đức phát huy sức mạnh của mình, hóa giải tai ương, mang đến sự bình an cho chủ nhân.

Phúc Đức (Phước Đức) được chia làm hai phần, Phúc và Đức.

Phúc sinh ra từ những hành động thiện lành, Phúc được tích lũy từ quá trình ăn ở của các bậc tiền bối có chung huyết thống với mọi người. Ông Bà, Cha Mẹ, tổ tông sẽ là người tạo ra phúc truyền lại cho con cháu, do đó mới gọi là hưởng phúc.

Còn Đức được sinh ra từ trong những ý niệm thiện lành. Phúc được tích lũy từ chính quá trình sống hằng ngày của bản thân mỗi người và được cộng dồn lại để chuyển phúc cho đời tiếp theo. Đức là do chính bản thân mỗi người tạo ra, vì thế người ta mới gọi là tích Đức.

Phần Phúc sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của một người trước 30 tuổi, và phần Đức sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống từ 30 tuổi cho đến lúc chết và đời con cháu tiếp theo. Độ tuổi là cột mốc quan trọng của đời người, độ tuổi này đánh dấu sự chín chắn, sự trưởng thành. Do đó tuổi trung niên người ta gọi là tuổi lập thân, là độ tuổi tôi phải có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình và không còn bị ảnh hưởng từ gia đình.

Có những người may mắn được sinh ra trong một gia đình có đạo đức, Ông Bà - Cha Mẹ là người thiện lương nên phần Phúc của người này rất nhiều. Vì thế, trước tuổi lập thân, người này sẽ vô cùng may mắn. Nhưng từ tuổi trung niên trở đi, cuộc đời và thân phận của người này sẽ phải chịu ảnh hưởng của phần Đức.

Trong quá trình sống trước đó, nếu người này tử tế, sống lương thiện thì phần đời còn lại cũng sẽ được thành công và yên bình, còn không thì bắt đầu từ giai đoạn này họ sẽ phải trả giá cho những gì mình đã làm. Người ta gọi đó là nghiệp chướng, nếu phần nghiệp chướng này quá nhiều, nó sẽ được truyền lại cho đời sau. Đó là lý do giải thích cho việc tại sao nhiều những người ăn ở bất lương nhưng vẫn có thể thành công trong cuộc sống. Có điều nếu những người này không biết tích Đức cho mình thì đến một lúc phần Phúc mất đi sẽ còn lại phần Nghiệp, lối sống có Đức thì phần Đức này sẽ hóa giải Nghiệp Chướng, còn không thì tai họa bắt đầu ập đến từ đây.

Nếu bạn cảm thấy bản thân kém may mắn do không được hưởng phần Phúc thì chúng ta vẫn còn lại phần Đức để tự cứu lấy chính mình. Phúc cũng như tiền, hưởng thụ nhiều sẽ cạn, sẽ hết, nhưng phần Đức thì không có giới hạn, bạn càng làm nhiều điều tốt, sống càng lương thiện thì Đức càng được tích trữ nhiều.

Cuộc đời một nửa là do Nghiệp quá khứ hình thành thân phận hôm nay, nhưng một nửa còn lại vẫn nằm trong tay chúng ta. Ông trời có đức hiếu sinh, không triệt đường sống của ai bao giờ, chỉ có chúng ta tự đẩy mình vào vực thẳm mà thôi. Phúc Đức là một dạng sức mạnh tâm linh, một dạng siêu năng lực bảo vệ mỗi người. Người hơn người một phần là do tài năng nhưng phần nhiều là do cách sống đã tạo ra Phúc Đức khiến người khác tôn trọng họ. Tiền bạc và địa vị khi chết sẽ không thể đem theo, nhưng Phúc Đức hay Nghiệp Chướng sẽ được truyền từ đời này qua đời khác.

Phúc Đức bị hao mòn khi tác tao Nghiệp bất thiện, và Nghiệp Chướng sẽ được hóa giải khi Phúc Đức được tích lũy. Mỗi người đều đang cầm trên tay một thanh gươm báu sử dụng vào việc tạo Phúc hay tạo Nghiệp, là do chúng ta quyết định bởi mọi việc chúng ta làm không chỉ ảnh hưởng đến mỗi mình mình mà còn ảnh hưởng tới rất nhiều người khác. Thân phận có tốt hay xấu ở nửa đời người còn lại là do chúng ta định đoạt. Chúng ta không thể chọn cách bắt đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét