V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Vì sao gọi là Xuân Di Lặc ?

( Giác Ngộ )



❝Vì sao gọi là Xuân Di Lặc ? Vì sao mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc ? Tượng Phật Di Lặc trông ngộ nghĩnh và không giống như các Đức Phật khác là tại sao ?❞

Mùa Xuân trong đạo Phật được gọi là xuân Di Lặc vì ngày bắt đầu năm mới là ngày lễ vía của Phật Di Lặc (mùng 1 Tết). Lễ Giao thừa đón mừng Xuân mới đồng thời cũng là lễ kỷ niệm Phật Di Lặc đản sinh. (Theo cố HT. Thích Thiện Siêu - Pháp Thoại Đầu Xuân). Mặt khác, Ngài Di Lặc là vị Phật đương lai tượng trưng cho hạnh hoan hỷ, vui vẻ, hỷ xả, bao dung và tha thứ. Đây cũng là ước nguyện đầu xuân của những người con Phật, nguyện cầu và mong ước một mùa xuân an vui, hạnh phúc.

Vì vậy, người con Phật mừng xuân, ngoài việc vui đón xuân mới, thông thường còn mang ý nghĩa kỷ niệm Phật Di Lặc đản sanh và nỗ lực tu học, chuyển hoá tự thân để luôn hoan hỷ, vui vẻ, tha thứ và bao dung như Ngài, nên gọi là xuân Di Lặc.

Vấn đề hình tượng Ngài Di Lặc, thực ra Ngài là vị Bồ-tát Nhất Sanh bổ xứ hiện đang trú tại nội viện của cung trời Đâu Suất. Ngài là một vị Phật đương lai, cố nhiên có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp như những vị Phật khác. Tượng Phật Di Lặc mà chúng ta đang thờ với cái bụng lớn, miệng cười và tay cầm một túi đãy lớn là phỏng theo một hóa thân của Ngài Di Lặc làm Bố Đại hòa thượng (vị Hòa thượng mang túi đãy lớn) ở Trung Quốc.

Sinh thời, không ai biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc. Mọi người chỉ biết một Bố Đại hoà thượng ăn mặc xuềnh xoàng, tay mang túi vải lớn, lúc nào cũng cười tươi, thường xuyên phân phát bánh kẹo và vui đùa với trẻ con. Ngài hành đạo tùy duyên, hoan hỷ và tự tại. Trước khi viên tịch, Ngài để lại một bài kệ:

“Di Lặc chơn Di Lặc
Thiên bách ức hoá thân
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân thường phất thức”
(Nghĩa là: Di Lặc đúng thật là Di Lặc đây, hoá thân trăm ngàn ức, thường chỉ dạy cho mọi người, mà mọi người không biết được.)

Lúc bấy giờ người ta mới biết Ngài là hoá thân của Phật Di Lặc và tạc tượng để thờ. Như vậy, tượng Phật Di Lặc mà chúng ta đang thờ hiện nay là hình tượng của Bố Đại hòa thượng, một hóa thân của Phật Di Lặc, do đó không giống với tượng của các đức Phật khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét