(Sưu tầm)
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên dịp Tết theo năm sắc màu tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên. Dưới đây là cách bài trí mâm ngũ quả theo quan niệm từng miền.
Ngũ quả nghĩa là gồm có năm loại quả, với năm màu sắc khác nhau. Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo năm sắc màu đó để phối trí. Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau.
● Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có năm loại quả với năm màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh, bưởi (hoặc phật thủ), cam - quýt màu vàng, hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ, roi, mận, đào hoặc lê màu trắng, hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Người miền Bắc thường chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Trong khi người miền Trung và miền Nam thoải mái hơn khi không quan trọng chuyện chọn số quả lẻ hay chẵn mà chủ yếu chọn ý nghĩa của loại quả khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
● Miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài …
● Miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh dần như không thể không có trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết” … Mâm ngũ quả của người miền Nam thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.
Ngũ quả nghĩa là gồm có năm loại quả, với năm màu sắc khác nhau. Kim màu trắng, Mộc màu xanh, Thủy màu đen, Hỏa màu đỏ, Thổ màu vàng. Mâm ngũ quả thường theo năm sắc màu đó để phối trí. Tuy nhiên, trên thực tế, ở mỗi một vùng miền, người ta lại có những cách bày biện mâm ngũ quả khác nhau.
● Miền Bắc
Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có năm loại quả với năm màu khác nhau, cụ thể gồm chuối/táo màu xanh, bưởi (hoặc phật thủ), cam - quýt màu vàng, hồng hoặc táo tây, ớt màu đỏ, roi, mận, đào hoặc lê màu trắng, hồng xiêm hoặc nho đen, măng cụt, mận màu đen. Người miền Bắc thường chọn số quả lẻ khi bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chín vàng nổi bật. Những quả chín đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
● Miền Trung
Ở miền Trung, người dân không quá câu nệ hình thức của mâm ngũ quả mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Mặt khác, do chịu sự giao thoa văn hóa hai miền Bắc - Nam nên mâm ngũ quả của người miền Trung bày biện đủ chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài …
● Miền Nam
Nếu như người miền Bắc, nải chuối xanh dần như không thể không có trên mâm ngũ quả thì người miền Nam lại kiêng kỵ bày một số trái cây. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”, hay như trái lê đồng nghĩa với “lê lết” … Mâm ngũ quả của người miền Nam thường là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung, đọc chệch thành các tên “cầu vừa đủ xài” hoặc “cầu vừa đủ sung”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét