- J. Stovall
V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|9|
- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường
- Vô Thường
“Gặp được người sâu sắc, được đi chung với họ một họ một đoạn, luôn là điều rất quý. Thấy lòng can đảm hơn khi đi ngang qua sự bình thản của họ. Nghe tâm bớt động hơn khi tránh xa được những điều thường thấy ở những kẻ nông nổi bình thường”.
Ai cũng có con đường, bỗng một ngày, thấy ngại đi ngang qua đó, sợ tâm mình lại động, và có con đường, đi đâu về, phải ngang qua đó mới chịu, để nghe lòng bình yên.
Đi qua cuộc đời này không phải chỉ là việc của đôi chân, nếu chỉ là việc của đôi chân, con đường nào cũng như nhau, đi cạnh ai cũng giống nhau.
Có những bão giông va vào nhau rồi lớn.
Có những bình yên nương vào nhau để tồn tại.
Ai cũng chất chứa trong lòng thật nhiều hạt giống bình yên và bão giông, chờ ngoại cảnh gọi đúng tên mà đứng dậy, như những hạt cỏ dại chờ mưa về nảy mầm …
Ai cũng phải đi qua rất nhiều người, dù muốn hay không, có thể họ sẽ quên mình, và mình cũng sẽ quên họ, nhưng không sao, ta chỉ đừng quên mất mình là ai.
Ai cũng có con đường, bỗng một ngày, thấy ngại đi ngang qua đó, sợ tâm mình lại động, và có con đường, đi đâu về, phải ngang qua đó mới chịu, để nghe lòng bình yên.
Đi qua cuộc đời này không phải chỉ là việc của đôi chân, nếu chỉ là việc của đôi chân, con đường nào cũng như nhau, đi cạnh ai cũng giống nhau.
Có những bão giông va vào nhau rồi lớn.
Có những bình yên nương vào nhau để tồn tại.
Ai cũng chất chứa trong lòng thật nhiều hạt giống bình yên và bão giông, chờ ngoại cảnh gọi đúng tên mà đứng dậy, như những hạt cỏ dại chờ mưa về nảy mầm …
Ai cũng phải đi qua rất nhiều người, dù muốn hay không, có thể họ sẽ quên mình, và mình cũng sẽ quên họ, nhưng không sao, ta chỉ đừng quên mất mình là ai.
D.P.A (35)
- Lời Phật dạy
Chấp trước một điều gì và khinh miệt những điều khác xem là thua kém, bậc trí giả gọi đấy là xiềng xích.
Solo journey
- Mandy Hale
╰▶ Có một số nơi trong cuộc sống chúng ta chỉ có thể đi một mình. Hãy tận hưởng vẻ đẹp của cuộc hành trình solo của mình.
Như thị nhân gian
- Thích Tánh Tuệ
Hay hoài dan díu níu ... dây dưa ?
Nụ cười Linh Thứu nghìn năm vẫn
Chỉ tại trần tâm cứ lững lờ
Gạn hỏi mùa thu mấy tuổi rồi
Lá vàng mấy độ lặng thầm rơi
Ai đi hun hút phương trời mộng
Sáu nẻo trầm luân có rã rời ?
Gạn hỏi dòng sông, chạnh nhớ nguồn
Với mây hiền hậu ngủ đầu non
Nghìn trùng lưu thủy sông còn nhớ
Hay cách xa, lòng quên sắt son ?
Gạn hỏi con đường chạy mãi đâu
Có nhớ nguyên lai thuở bắt đầu ?
Gót chân phiêu lãng mờ nhân ảnh
Cố quán nay chìm trong bể dâu
Gạn hỏi hoa Tường Vi trước sân
Nở, tàn sao dạ khách bâng khuâng
Có gã thi nhân lòng mê muội
Lưu lạc thiên thu với lục trần
Gạn hỏi từ đây chuyện tử sinh
Thắp hồn say mộng ... một câu Kinh
Hay là vẫn thói đời du tử
Ưa thú đau thương, kiếp gập ghềnh ?
Thôi, đừng gạn hỏi thêm chi nữa
Ai về, ai ở, chẳng ai trông
Nhân gian như thị từ muôn thuở
Kìa mảnh thuyền trôi giữa sắc, không
Vì sao đời đau thương ?
(Sưu tầm)
Không hoàn toàn đúng, nhưng cũng không hoàn toàn sai. Sống trên đời, ta cứ lo bình phẩm tốt xấu, phán xét người khác rồi bực dọc, chán ghét hay yêu thương. Nhưng nói cho cùng, toàn bộ đó chỉ là ta đã nhìn từ lăng kính của ta mà phán xét, mà bình phẩm. Vốn dĩ đâu có gì là tuyệt đối đâu. Sao ta phải vì người mà giận dữ hay vui vẻ ?
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” - cô vợ thốt lên - “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”.
Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn những lời bình phẩm ấy cứ thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân. Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa ! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ ?”. Người chồng đáp: “Không, sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy !”.
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu truyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”. Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ tha thứ, chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ sự khoan dung và tha thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân si giận hờn hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng. Kỳ thực, không phải là thế giới có vấn đề, hay người khác quá sai quấy, mà vấn đề nằm chính ngay nơi tâm ta. Khi nhìn đời bằng cái tâm có vấn đề, mang đầy những cảm xúc và thành kiến tiêu cực, thì chúng ta thấy ai cũng thành sai quấy, đụng chuyện gì cũng hóa tổn thương.
Chúng ta luôn có hai xu hướng: nhìn những thứ mình thích, những người mình thương với cặp mắt kính màu hồng, và ngược lại, nhìn những việc mình không muốn, những người mình không ưa bằng chiếc kính tiêu cực màu đen. Do thói quen phóng đại mọi ưu điểm của những người mình thích, họ trở nên quá lung linh, quá tuyệt vời trong cảm nhận của chúng ta. Mỗi lời họ nói, mỗi việc họ làm đều khiến chúng ta xem là chân lý, ngay cả lúc họ sai, chúng ta cũng khó lòng nhìn thấy và nhận ra cái sai của họ. Ví như những cặp đôi khi mới yêu nhau, thì riêng đối với họ, đối phương luôn đẹp đẽ, dễ thương và toàn ưu điểm. Nếu chẳng may phát hiện đối phương làm chuyện không tốt, thì chúng ta vẫn thừa khả năng và đủ lý lẽ để tự huyễn hoặc bản thân rằng họ không sai.
Hẳn nhiên, chính do cặp mắt kính màu hồng đã khiến cho cách nhìn của chúng ta hóa ra lệch lạc, chúng ta không thấy được mọi người đúng với bản chất chân thực như họ vốn là vậy. Để rồi khi sự yêu thích bên trong giảm dần theo năm tháng, thì hình tượng huyễn hoặc trong lòng cũng theo đó mà sụp đổ. Chúng ta sẽ nhìn thấy ở đối phương ngày càng nhiều lỗi lầm và khuyết điểm, chúng ta trở nên hoang mang đau khổ, đến nỗi hoài nghi ngay cả chính bản thân mình.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với những người bị chúng ta coi thường, chỉ trích. Chúng ta xé to những sai lầm của họ, đi rêu rao những khuyết điểm mà chúng ta cho rằng thật khó chấp nhận làm sao. Rồi đến một lúc nào đó những người mà trong tâm trí ta vẫn xem như kẻ thù, lại sẵn sàng giúp đỡ và tử tế, thì liệu chúng ta có thể xem như không chút hổ thẹn với lương tâm ?
Khi nói ra lỗi lầm ở người khác, chúng ta vô tình truyền sang người nghe những cảm xúc tiêu cực, bất an. Dòng tâm thức của chúng ta cũng trở nên lộn xộn, đầy những rắc rối y như câu chuyện mà mình đang kể. Theo đó, ấn tượng mà ta để lại trong lòng những người khác chỉ là những cảm giác tiêu cực, để rồi một cách rất tự nhiên, họ sẽ áp dụng đúng sự phê phán, soi xét đó trở lại cho ta.
Hai thái cực nói trên, kể cả việc phóng đại những điều mình thích và phản ứng kịch liệt với điều mình không ưa, tựu chung đều là những cách nhìn thế giới còn chưa đúng đắn. Nên chăng, chúng ta hãy dùng cặp mắt sáng suốt của trí tuệ, dùng tâm thái thiện lương để nhìn nhận cuộc đời. Thời gian đã khiến cho chúng ta mất đi cái nhìn trong sáng về thế giới, đánh mất những rung cảm hạnh phúc trước cuộc sống vốn đầy mầu nhiệm và bình an. Chúng ta không có thời gian dừng lại để lắng nghe bản thân và chăm sóc chính mình, mà cứ mải chạy rong ruổi theo những suy nghĩ đúng sai, phải quấy về cuộc đời và về người khác. Xét cho cùng, lỗi lầm dù của ai đi chăng nữa, vốn chẳng hề ảnh hưởng đến tư cách và phẩm chất của chúng ta, nó chắc chắn không làm cho chúng ta trở nên đẹp đẽ gì hơn khi phê phán người khác, mà chính thái độ tiêu cực, thói quen chỉ trích mới khiến chúng ta mắc lỗi với bản thân mình và trở nên xấu đi trong mắt của mọi người.
Tìm lỗi của người khác, là tự đem rác rưởi của họ về cất trong nhà. Mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nghiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác ?
Cuộc đời này ngắn lắm, mỗi phút chúng ta để tâm đến chuyện không tốt, thì mất đi một phút vui vẻ không thể lấy lại. Vậy chúng ta có còn muốn phí hoài cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của người khác ?
Đời ghét, thương, họa, phúc
Còn tùy theo cách nhìn
Thiên đường hay địa ngục
Khép mở từ con tim
(Thích Tánh Tuệ)
Nhiều khi giúp người chính là giúp mình
(Sưu tầm)
►Suy nghiệm:
Nhiều khi, giúp đỡ người khác cũng là đang giúp chính mình, bao dung với người khác lại là đang vun trồng cây uy đức cho mình về sau. Những câu nói như: “có đức mặc sức mà ăn”, “người lành trời dành phúc cho” ... tuy giản dị nhưng lại ẩn chứa nội hàm và trí tuệ sâu sắc của con người.
Sống với chính mình
(Sưu tầm)
Con người ta thường rất sợ cô đơn, một mình. Thế nhưng có những lúc một mình lại là lúc an bình và thanh thản nhất. Suy cho cùng thì chúng ta sinh ra một mình, chết đi cũng một mình, và có những nỗi niềm không thể diễn tả cùng ai, chỉ có một mình mình biết. Thế thì tại sao không tập làm quen sống một mình, hay nói cách khác, sống với chính mình ? Có thể vì chúng ta không biết “mình là ai” và cảm thấy bất an, sợ hãi trước sự bất minh ấy. Câu hỏi muôn thuở “ta từ đâu tới, và đi về đâu” không bao giờ có câu trả lời rõ ràng nhất định, mà phải mỗi người tự tìm ra cho mình.
Chính những lúc ở một mình, không bị cuốn theo những cảnh tượng xôn xao bên ngoài, ta mới có dịp để nhìn lại chính mình, hay nói đúng hơn, trở lại với tâm mình. Tâm ta lúc nào cũng ở đó, như ngôi nhà quen thuộc bị bỏ quên, hay như người bạn tri kỷ nhưng lại không bao giờ được biết đến.
Chính những lúc ở một mình, không bị cuốn theo những cảnh tượng xôn xao bên ngoài, ta mới có dịp để nhìn lại chính mình, hay nói đúng hơn, trở lại với tâm mình. Tâm ta lúc nào cũng ở đó, như ngôi nhà quen thuộc bị bỏ quên, hay như người bạn tri kỷ nhưng lại không bao giờ được biết đến.
Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|8|
- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường
- Vô Thường
Người đời …
- do cố chấp, do sân si không buông bỏ được những thứ nặng nề mà phải chìm nổi trầm luân.
- do không rộng rãi nên bế tắc giữa những hẹp hòi của cuộc đời.
- do còn tham nên mới bị lòng tham con người làm khổ.
- do lòng thương chưa đủ ấm nên còn phải co ro liêu xiêu giữa giá lạnh của con người.
Trên dòng sông sinh tử, tấp nập những con đò dọc ngang xuôi ngược. Có người vì sợ dòng sông sinh tử dậy sóng mà biến mình thành chiếc đò ngang, đi tắt ngang con sông, để mau vào đến bờ, sợ cuộc đời sóng gió, sợ cuộc đời nông sâu. Có người không giữ nổi tâm mình mà biến thành chiếc đò trôi xuôi, trôi theo dòng sinh tử, trôi theo dòng phù hoa, không biết ngày dừng lại, không biết nơi trở về. Có người vì thương những con đò còn trôi xuôi đó mà làm chiếc đò dọc, ngược xuôi giữa dòng sinh tử, đi về.
Sự nhẹ nhàng trong lòng là quan trọng, nhưng quan trọng hơn điều đó là biết cách buông bỏ những thứ nặng nề để lòng luôn được nhẹ nhàng.
Danh ngôn (124)
- Viktor Frankl
Pháp ngữ (27)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
“Ngừng oán trách” là một cách chiêu mời vận tốt
(Theo Trithucvn.net|An Hòa)
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp phải không ít người luôn mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè không hiểu mình, thậm chí trời mưa hay trời nắng cũng oán trách … Họ không biết được rằng, oán trách là một loại cảm xúc xấu nhất khiến mối quan hệ căng thẳng và mâu thuẫn trở nên kịch liệt hơn. Nó không chỉ khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi mà còn khiến người thân bạn bè dần dần xa lánh họ.
Mục sư người Mỹ – Will Bowen đã viết trong cuốn “A Complaint Free World” (Thế giới không có lời phàn nàn) rằng, những người phàn nàn quanh năm cuối cùng có thể bị cô lập và bị mọi người xung quanh xa lánh. Oán giận là một loại độc dược. Nó có thể làm giảm nhiệt huyết, phá hủy ý chí, hạ thấp địa vị, hủy hoại cả tâm và thân của con người. Cho nên, oán trách vận mệnh chi bằng hãy cải biến vận mệnh, oán trách cuộc sống chi bằng hãy cải thiện cuộc sống.
Trong “Thế giới không có lời phàn nàn” có một ví dụ thực như thế, một người vì “không oán trách” mà đã cải biến được vận mệnh của mình.
Tại một thành phố của nước Mỹ, có một vị khách trung niên bắt taxi đến sân bay. Sau khi lên xe, vị này phát hiện ra chiếc xe mà mình đang đi không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt mà bố trí trong xe cũng rất ngăn nắp, trang nhã. Tài xế ăn mặc rất chỉnh tề, lịch sự. Khi xe vừa chạy, ông ấy liền nhiệt tình hỏi hành khách xem độ ấm trong xe đã thích hợp chưa. Không lâu sau, ông lại hỏi hành khách muốn nghe nhạc hay radio. Hành khách lựa chọn nghe nhạc và một đoạn hành trình thoải mái của hai người bắt đầu.
Khi xe dừng trước một đèn đỏ, lái xe quay đầu lại và bảo cho vị khách biết trên xe có tờ báo buổi sáng và tạp chí định kỳ. Ngoài ra, phía trước còn có một tủ lạnh nhỏ, trong tủ lạnh có nước trái cây và cocacola, hành khách có thể tự lấy dùng, nếu muốn uống cà phê, bên cạnh cũng có bình thủy chứa cà phê nóng. Người tài xế mở lời: “tôi là một người dễ nói chuyện, nếu anh muốn nói chuyện phiếm thì tôi có thể nói cùng anh, nếu anh muốn nghỉ ngơi hoặc ngắm phong cảnh, tôi sẽ yên lặng lái xe, không quấy rầy anh”.
Sự phục vụ đặc biệt này khiến vị khách thực sự ngạc nhiên, anh không khỏi nhìn vị tài xế thắc mắc, khó hiểu. Vị khách cất lời hỏi: “từ bao giờ anh bắt đầu sự phục vụ này vậy ?”. Trầm mặc một lát, vị tài xế nói:
“Thực ra, khi mới bắt đầu, xe của tôi cũng không có cung cấp dịch vụ toàn diện như bây giờ, tôi cũng chỉ giống những người khác, hay phàn nàn, thường xuyên càu nhàu khách, phàn nàn chính phủ bất tài, phàn nàn tình hình giao thông không tốt, phàn nàn xăng quá đắt đỏ, phàn nàn con cái không nghe lời, phàn nàn vợ không hiền thục … cuộc sống mỗi ngày quả thực là ảm đạm. Nhưng một lần, tôi vô tình nghe được một cuộc đàm thoại về cuộc sống trong một tiết mục quảng cáo, đại ý là nếu bạn muốn thay đổi thế giới, thay đổi cuộc sống của bạn, đầu tiên hãy thay đổi chính mình. Nếu bạn cảm thấy luôn không vừa lòng thì tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo. Trái lại, nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn. Cho nên tôi tin rằng, nếu tôi muốn vui vẻ, phải thôi phàn nàn, phải thay đổi chính mình.
Từ thời khắc đó, tôi quyết định sẽ đối xử tử tế với mỗi hành khách của mình. Năm thứ nhất, tôi sửa sang xe trong ngoài sạch sẽ, trang trí mới hoàn toàn. Tôi luôn nở nụ cười với mỗi hành khách, kết quả là thu nhập năm đó của tôi tăng lên gấp đôi. Năm thứ hai, tôi dùng lòng chân thành của mình để quan tâm chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn của khách hàng. Đồng thời tôi cũng khoan dung và thăm hỏi khách hàng nhiều hơn. Thu nhập năm thứ hai của tôi tăng gấp đôi năm thứ nhất. Đến năm thứ ba, cũng chính là năm nay, tôi đã biến chiếc xe của mình thành một chiếc xe “năm sao” độc nhất này. Ngoài thu nhập tăng lên, hiện tại khách hàng mà tôi chở phần lớn đều là khách quen”.
Đến nơi, tài xế xuống xe, ra phía sau giúp hành khách mở cửa, cũng đưa một tấm danh thiếp đẹp, nói: “mong lần sau có thể tiếp tục phục vụ anh”. Kết quả, việc làm ăn của anh tài xế không hề bị ảnh hưởng khi nền kinh tế trở nên đình trệ. Anh đã thay đổi, không chỉ sáng tạo ra một nguồn thu nhập tốt, mà còn tạo nên một cuộc sống bình yên như vậy.
Cuộc đời là một chuyến lữ hành, mỗi chúng ta đều có cơ hội trở thành tài xế, nghênh đón những vị khách đi ngang qua đời ta. Có lẽ chúng ta sẽ không thể luôn gặp những vị khách hiền hòa, nhưng chúng ta có thể làm một người tài xế tốt bụng, dù không tránh được đoạn đường kẹt xe, nhưng có thể dùng tâm tình vui vẻ, cùng nhau hưởng thụ một đoạn hành trình hạnh phúc và ấm áp.
Hồi hướng
- Hòa Thượng Tịnh Không
Thanh thản trước cuộc thịnh suy
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương LIV, Thích Nhất Hạnh
Câu chuyện này được truyền ra trong xứ và còn truyền ra những xứ khác. Uy tín của Bụt và của giáo đoàn khất sĩ lên rất cao, ở đâu và lúc nào các vị khất sĩ cũng được nhìn bằng con mắt kính trọng. Uy thế của giáo đoàn còn lên cao hơn nữa khi mọi người thấy số trí thức và thanh niên từ các giáo phái từ bỏ giáo phái mình để theo Bụt càng ngày càng đông. Câu chuyện cư sĩ Upali thuộc giáo phái Nigantha bỏ giáo phái này để theo Bụt là một trong những đề tài được đàm luận sôi nổi nhất trong giới tôn giáo và triết học ở Magadha và ở Kosala.
Upali là một người cư sĩ giàu có và thông minh vào bậc nhất ở miền Bắc nước Magadha. Ông là người thí chủ lớn nhất của giáo phái Nigantha mà người lãnh đạo là giáo chủ Nataputta. Giáo phái này gồm toàn những du sĩ lõa hình, có rất đông quần chúng tín mộ.
Lúc ấy là mùa Xuân, Bụt cư trú trong vườn xoài Pavarika tại Nalanda, miền Bắc nước Magadha. Một hôm du sĩ lõa hình Digha Tappasi, một cao đệ của giáo chủ Nataputta, nhân đi khất thực ở Nalanda, đã ghé vào thăm Bụt để đàm luận về đạo lý. Bụt hỏi thăm và được vị du sĩ này cho biết rằng giáo phái Nigantha chỉ dùng danh từ tội báo (dandani) mà không dùng danh từ hành nghiệp (karmani). Được hỏi về bản chất của tội báo, Digha Tappasi cho biết là có ba loại: thân tội, khẩu tội, và ý tội. Được hỏi loại nào nặng nhất và căn bản nhất, du sĩ nói:
- Tội của thân là nặng nhất, và là căn bản nhất.
Bụt cho biết trong đạo lý của Người, ý nghiệp là quan trọng nhất, tại vì ý là căn bản, du sĩ Tappasi buộc Bụt phải lặp lại điều này ba lần để Bụt không thể chối cãi, và sau đó kiếu từ ra về. Gặp lại giáo chủ Nataputta, du sĩ kể lại những chi tiết của cuộc đàm thoại. Nataputta cười lớn và nói:
- Sa-môn Gotama đã lầm lẫn nghiêm trọng. Tội trong tâm ý và nơi lời nói chưa phải là tội lớn. Chính những tội do thân thể gây nên một cách cụ thể mới là quan trọng, và có ảnh hưởng lâu dài. Du sĩ Tappasi ! Thầy đã nắm được yếu chỉ của đạo pháp ta.
Trong buổi đàm đạo giữa Nataputta và Tappasi còn có mặt một số người cư sĩ, trong đó có vị trưởng giả trí thức Upali và các bạn của ông ta từ thành phố Balaka đến. Nghe tới đây, Upali xin tình nguyện đi thăm Bụt để nói cho Bụt biết là vị sa-môn này đã thấy sai khi cho rằng ý nghiệp có tính cách căn bản hơn thân nghiệp và khẩu nghiệp. Giáo chủ Nataputta rất muốn cho Upali đi, nhưng du sĩ Tappasi e ngại. Ông sợ Upali sẽ bị Bụt chinh phục, nhưng giáo chủ Nataputta có đức tin lớn nơi Upali. Ông nói:
- Đừng sợ cư sĩ Upali sẽ trở nên đệ tử của sa-môn Gotama. Sa-môn Gotama, trái lại có thể trở nên đệ tử của Upali cũng chưa biết chừng.
Du sĩ Tappasi cố ngăn nhưng không được. Upali đến thăm Bụt và cuộc đàm đạo giữa hai người rất là hào hùng. Đây là lần đầu tiên nhà trí thức này được gặp Bụt. Trong bảy ví dụ liên tiếp, Bụt chỉ cho Upali thấy ý tội là căn bản. Bụt biết các du sĩ lõa hình phái Nigantha là những người có trì giới không sát sinh và biết giữ gìn không giẫm đạp lên trên các loại côn trùng. Bụt khen ngợi điều này. Nhưng Người hỏi Upali:
- Nếu không cố ý mà giẫm đạp lên các loại côn trùng thì có phạm tội không ?
Upali trả lời:
- Giáo chủ Nataputta bảo rằng nếu không cố tình giết thì không phạm tội.
Bụt cười và nói:
- Như vậy thì giáo chủ Nataputta công nhận ý tội là căn bản rồi, nói thân tội là căn bản sao được nữa ?
Upali rất khâm phục đức độ và tuệ giác của Bụt. Ông thưa với Bụt là ngay từ đầu ông đã thấy giáo chủ giáo phái Nigantha là sai, nhưng ông vẫn cứ gạn hỏi để Bụt giảng giải thêm nữa. Nghe đến đâu, ông càng thấy sáng và cuối cùng ông lạy Bụt xin Bụt cho ông làm đệ tử. Bụt nói:
- Upali, hãy nghĩ cho thật kỹ. Một người trí thức có tầm vóc như ông không thể quyết định một cách vội vã được. Hãy suy nghĩ cho thật chín chắn.
Upali lại quý mến Bụt hơn vì câu nói vừa rồi của Bụt. Câu nói đó chứng tỏ Bụt không ham có thêm đệ tử, dù là một đệ tử có uy tín lớn trong giới nhân sĩ như ông. Không một vị giáo chủ nào khi nghe Upali xin vào đạo mà lại còn bảo Upali nên suy nghĩ cho chín chắn như vị sa-môn này. Upali nói:
- Thế Tôn, con đã suy nghĩ chín chắn lắm rồi. Xin Bụt cho con quay về nương tựa Bụt, nương tựa Pháp và nương tựa Tăng. Con rất mừng đã tìm thấy nền đạo lý chân chính, con rất mừng đã tìm thấy Bụt.
Bụt nói:
- Cư sĩ Upali, lâu nay ông là một trong những người bảo trì đắc lực nhất cho các thầy du sĩ phái Nigantha. Vậy đừng vì theo tôi mà chấm dứt việc cúng dường các thầy bên đó.
Upali bạch:
- Thế Tôn thật là cao cả. Thế Tôn thật là rộng lượng. Giáo chủ phái Nigantha không được như Thế Tôn đâu.
Nghe tin Upali đã theo Bụt, du sĩ Tappasi đến báo cho giáo chủ Nataputta. Vị này không tin, cả hai tìm tới nhà Upali và được chính Upali cho biết sự thực. Uy tín của Bụt và giáo đoàn khất sĩ lên cao, nền đạo lý mới đã chinh phục được lòng người trong hai nước lớn và trong các nước kế cận. Có nhiều vị khất sĩ tỏ vẻ vui mừng khi báo tin này về Savatthi lên Bụt. Bụt nói:
- Đáng mừng hay không là ở chỗ các thầy có tu học tinh tiến hay không. Chúng ta không nên vui buồn theo sự thịnh suy. Chúng ta phải học thái độ thản nhiên trước cái suy cũng như trước cái thịnh.
Một buổi sáng, trong khi Bụt và các thầy khất sĩ đang chuẩn bị lên đường đi khất thực thì có một toán cảnh sát vào tu viện Jetavana. Họ cho biết là được lệnh đi tìm một người đàn bà mất tích. Các thầy ai cũng ngạc nhiên, không biết tại sao đi tìm một người đàn bà mất tích mà lại tới tu viện nam giới vào một buổi sớm mai. Đại đức Bhaddiya hỏi người bị mất tích là ai. Cảnh sát bảo là nữ du sĩ Sundari. Sundari là một tiểu ni xinh đẹp của một giáo phái lớn có cơ sở ở Savatthi. Mấy tháng nay cô thường hay đến tu viện để nghe thuyết pháp. Nói là để học hỏi thêm về các tông giáo khác. Các thầy bảo với cảnh sát là hiện cô không có ở đây. Nhưng các vị cảnh sát bảo là đã được lệnh khám xét kỹ lưỡng. Sau một hồi tìm kiếm, họ phát giác tử thi của tiểu ni Sundari được chôn cất sơ sài trong đất tu viện, không xa tịnh thất của Bụt là mấy.
Không ai hiểu được tại sao cô Sundari chết và tại sao thi hài của cô lại bị chôn ở đất tu viện. Sau khi cảnh sát đưa xác Sundari đi, Bụt bảo các thầy cứ đi khất thực như thường lệ, người bảo:
- Quý vị hãy hết lòng an trú trong chánh niệm.
Ngày hôm đó, giáo phái của tiểu ni Sundari tổ chức rước thi hài cô đi ngang qua nhiều đường phố để tụng niệm. Thỉnh thoảng họ dừng lại để khóc kể. Quần chúng thấy thế xúm lại gần. Họ phân bua:
- Bà con cô bác có thấy không ? Xác của tiểu ni Sundari đó ! Họ chôn trong đất của tu viện Jetavana. Bà con nghĩ có chán ngán không ? Họ xưng là con cháu dòng họ Sakya, là những người tu theo phạm hạnh, họ nói từ bi hỷ xả, thế mà họ hãm hiếp người ta đến chết rồi chôn giấu người ta đi cho mất tích. Bà con cô bác nghĩ sao ?
Dân chúng ở Savatthi rất hoang mang. Ngay trong số những người đã được trực tiếp biết Bụt và các vị khất sĩ mà cũng có người cảm thấy niềm tin lung lay. Những người có niềm tin vững chãi nơi Bụt và nơi các vị khất sĩ thì nghĩ rằng đây là một vụ vu khống. Tuy nhiên, họ cũng đau khổ không kém. Các giáo phái chống đối Bụt nhân cơ hội này ráo riết tuyên truyền để triệt hạ uy tín của giáo đoàn khất sĩ. Đến đâu cũng nghe người ta bàn tán về vụ này. Các vị khất sĩ tới đâu cũng bị chất vấn ráo riết. Họ cố giữ thái độ trầm tĩnh và an trú trong chánh niệm như Bụt đã căn dặn, nhưng đối với các vị khất sĩ mới tu và còn non yếu, việc đương đầu với quần chúng trong vụ tiếng tăm này là một điều cực kỳ khó khăn. Họ cảm thấy tủi hổ. Nhiều khi họ không muốn đi vào thành phố để khất thực nữa. Bụt biết được tâm trạng của các vị khất sĩ này. Một buổi chiều tại giảng đường, Người nói:
- Những chuyện oan ức như thế này có thể xảy ra bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào. Quý vị khất sĩ đừng cảm thấy tủi hổ. Quý vị chỉ nên cảm thấy tủi hổ khi mình không sống đời sống phạm hạnh cho xứng đáng mà thôi. Nếu giới luật được nghiêm trì, nếu đời sống phạm hạnh không có tì vết, thì không việc gì các thầy phải tủi hổ. Dư luận phát sinh, dư luận tồn tại, rồi dư luận sẽ tiêu diệt. Ngày mai đi khất thực mà có người hỏi, quý vị cứ thẳng thắn trả lời: “người nào gây nhân thì người ấy sẽ chịu quả”. Và chỉ cần nói từng ấy thôi là đủ.
Nghe Bụt nói thế, các thầy cảm thấy được an ủi rất nhiều. Trong khi đó nữ cư sĩ Visakha rất khổ đau. Bà có đức tin trọn vẹn nơi Bụt và nơi giáo đoàn. Bà biết đây là một vụ vu khống để bôi nhọ Bụt và giáo đoàn khất sĩ. Ngay từ hôm nghe được tin này, bà lập tức đi tìm cư sĩ Sudatta. Hai người đàm luận rất lâu, và cuối cùng họ đồng ý là phải cho người đi bí mật dò la để tìm ra thủ phạm của vụ bôi nhọ. Cư sĩ Sudatta đề nghị phải có người giả trang đi thám thính ngay cả trong nội bộ giáo phái du sĩ của tiểu ni Sundari.
Hai người đến thăm thái tử Jeta để nhờ thái tử giúp một tay trong việc này. Chỉ trong vòng bảy hôm, thám tử đã tìm ra được thủ phạm giết người. Sau khi nhận tiền thù lao, hai tên giết người này đã đi ăn nhậu với nhau để chia nhau số tiền được thưởng. Trong cơn say họ đã cãi lộn với nhau và tiết lộ những điều bí mật. Cảnh sát hoàng gia đã được phái tới bắt họ. Các thủ phạm đã thú nhận tất cả tội lỗi và kể tên những vị lãnh đạo tôn giáo đã thuê họ giết cô Sundari và chôn giấu tử thi cô gần tịnh thất của Bụt.
Vua Pasenadi tới tu viện Jetavana thăm Bụt sau khi được báo cáo về tin này. Vua tỏ ý mừng cho Bụt và cho giáo đoàn vừa thoát được một tai nạn. Bụt cho vua biết là hận thù và ganh ghét có thể làm cho con người mù quáng, và xin vua giảm tội cho các phạm nhân. Người nói những vụ như thế này có thể xảy ra trong tương lai nếu con người không vượt thắng được hận thù và ganh ghét.
Chỉ trong vòng hai hôm sau là tất cả dân chúng trong thủ đô biết được sự thật về âm mưu bôi nhọ Bụt và giáo đoàn khất sĩ. Dân chúng thủ đô bắt đầu nhìn các vị khất sĩ trở lại bằng con mắt thán phục và nhiều kính nể.
Danh ngôn (123)
- Tào đại gia
Mấy làn hương Pháp
(Sưu tầm)
Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “đây là sữa bò”. Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng: “đây là dầu cải”. Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận: “đây là cái chai”. Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình. Nếu chúng ta mong cầu có thật nhiều danh lợi thì sẽ càng khó để sống một cuộc sống đích thực của chính mình.
- Con người có đôi mắt để nhìn thế gian vạn vật, nhìn người khác, nhưng lại không thấy chính mình, có thể thấy khuyết điểm của người khác nhưng lại không thấy khuyết điểm của mình, có thể thấy lòng tham của người khác nhưng lại không thấy sự nhỏ mọn của mình, có thể thấy cái xấu xa của người khác nhưng lại không thấy cái ngu dốt của mình.
- Khuyết điểm lớn nhất của con người đó là chỉ chăm chăm hướng ra bên ngoài mà không biết tự nhìn vào bên trong để tu sửa. Với người thường xuyên tu dưỡng bản thân ắt có nội tâm phong phú, người như vậy gặp phải đường cùng sẽ không dễ dàng mà bi lụy suy sụp.
- Nhân sinh vốn không phải một màu hồng. Ai ai cũng mong muốn cuộc sống được hoàn mỹ, nhưng những chuyện không như ý lại chiếm đến tám chín phần. Thái độ của bạn khi đối mặt với nghịch cảnh sẽ quyết định con đường mà bạn đi và cái đích mà bạn tới ...
Người đi vào cõi vô cùng
Trần gian mở cửa cho lòng mây bay
Chiêm bao lãng đãng tháng ngày
Quán đời rũ mộng, chiều nay ta về ...
(Thơ Thích Tánh Tuệ)
Hãy luôn tôn trọng mỗi người
(Sưu tầm)
Trong cuộc sống, những gì mà bạn nhìn thấy chỉ là một phần rất nhỏ của sự thật, những gì bạn chưa nhìn thấy như phần chìm của tảng băng trôi. Đôi khi, bạn nghĩ không ai biết bạn đang làm gì, nhưng kỳ thực họ đã nhìn thấu bạn là ai từ lâu rồi, nên bạn hãy cẩn trọng trong phát ngôn và hành động, bởi bạn không biết điều gì xảy ra khi bạn làm tổn thương họ. Hãy luôn làm đầy ngân hàng cảm xúc, hãy dùng sự chân thành, hoà hiếu, yêu thương của bạn để đối đãi với người.
Hãy sống đúng với con người bạn. Hãy luôn sống với cái tâm của mình để đối đãi với mọi người xung quanh, sống hết mình, làm hết trách nhiệm, đó cũng là cách cho mình một cuộc sống nhẹ nhàng nhất, vui vẻ nhất.
Pháp ngữ (26)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Không chấp trước thì mới là đạo tâm.
Life - how you react to it
- Charles R. Swindoll
╰▶ Cuộc đời, 10% là những gì xảy ra đến với chúng ta, và 90% là thái độ và cách chúng ta nhìn nhận sự việc.
Ba câu nói giúp đời người tránh được nhiều phiền muộn
(Theo Tri Thức Trẻ)
Con người sống trên đời không thể không giao tiếp, qua lại với người khác. Muốn sống sao cho vui vẻ, hạnh phúc, cần phải xử lý thật tốt mối quan hệ giữa mình và những người xung quanh. Thế nên, cần phải học cách quan sát ngôn quan sắc (quan sát chú ý đến lời nói, biểu cảm của đối phương), không chế giễu mỉa mai, chê bai, làm khó người khác, càng không nên tò mò những chuyện riêng tư của họ … Đó là những việc mà mỗi con người cần tu luyện cả đời.
Các mối quan hệ có tốt thế nào đi nữa, cũng vẫn rất cần đến sự tồn tại của cái gọi là tôn trọng chuyện riêng tư của nhau. Trong mọi mối quan hệ, chúng ta cần phải để cho đối phương có một không gian riêng tư cơ bản, tuyệt đối không nên vì một phút nông nổi mà phá hỏng sự nỗ lực cả đời. Để làm được điều đó, chỉ cần nhớ và làm được theo đúng ba câu nói: “Nhìn vào ưu điểm của người khác - Giúp đỡ khi người khác khó khăn - Ghi nhớ lòng tốt của người khác” là đủ.
1. Nhìn vào điểm mạnh của người khác
Núi có độ cao của núi, nước có độ sâu của nước, thế nên việc so sánh là thừa. Mỗi người đều có ưu điểm riêng của bản thân, vì vậy chúng ta cần phải biết học cách đánh giá cao điểm mạnh của người khác và học tập những ưu điểm của họ. Biển nạp trăm sông, có sự bao dung ắt sẽ trở nên lớn mạnh, nhìn xa trông rộng sẽ thấy được tương lại rộng mở. Giúp đỡ người khác nhiều hơn, ủng hộ người khác nhiều hơn, giúp họ đạt được mục tiêu, cả bạn và đối phương sẽ cùng có lợi. Trái lại những người đức không dày, khó có thể lòng bao dung rộng lớn, những người tài mọn, khó có tầm nhìn xa.
Người thượng đẳng khen ngợi lẫn nhau, người hạ đẳng tìm cách hạ bệ lẫn nhau. Khi bạn xem những người xung quanh mình là cỏ, bạn bị cỏ vây quanh, như vậy bạn sẽ là một cái “túi cỏ”. Khi bạn xem những người xung quanh mình là ngọc, bạn được ngọc bao quanh, bạn sẽ là một cái “chậu ngọc”. Sống trên đời, con người cần phải biết hoặc cần phải học để biết cách phóng đại ưu điểm của người khác, đánh giá cao điểm mạnh của người khác, như thế mới có thể cùng nhau hợp tác, cùng nhau ủng hộ để cùng có lợi.
2. Giúp đỡ người khác lúc khó khăn
Tích cực giúp đỡ và giúp đỡ hết sức có thể cho người khác, đó là điều bất cứ ai cũng nên làm trong cuộc sống này. Vì sao ? Vì con người, dù là ai đi chăng nữa cũng không thể biết trước được trong tương lai, mình sẽ cần phải nhờ đến sự giúp sức của bao nhiêu người. Hơn nữa, kết quả mà hành động lương thiện của bạn mang lại sẽ luôn kì diệu hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của bạn. Cái gọi là chân, thiện, mỹ trong nhân tính một khi được khơi sáng sẽ mang lại những giá trị vô cùng tốt đẹp. Thế nên, chúng ta hãy tin vào giá trị của lòng lương thiện, giá trị của cái đẹp ở đời. Cho dù không nhận được bất cứ báo đáp gì, thì khi giúp đỡ người khác, nội tâm chúng ta cũng đã nhận được cơ hội thăng hoa, đó mới thực sự là sự bù đắp lớn nhất mà con người nhận được.
Người có trí tuệ luôn biết rằng, giúp người chính là giúp mình, cùng mang lại thành tựu tốt đẹp cho nhau. Trong khi đó, những người ngu si chỉ biết đến sự so sánh, đố kỵ, so đi tính lại, lại chỉ gặp phải những điều không thuận, lại khiến lòng đố kỵ trong tâm mỗi lúc một lớn hơn. Trên đường đời thênh thang, hãy học cách tích cực cho đi, tích cực bỏ công sức ra vun vén, cống hiến mới có được sự báo đáp tốt đẹp.
3. Ghi nhớ lòng tốt của người khác
Ghi nhớ lòng tốt của người khác, nói cách khác chính là duy trì một tấm lòng biết ơn. Cảm ân là cội nguồn, là gốc rễ của tình yêu. Cảm ơn đến từng thứ mình có trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta có niềm vui của cái gọi là biết đủ. Những người có trái tim biết ơn thì cho dù ngước lên nhìn bầu trời đêm cũng tự nhiên xúc cảm, cảm động. Người biết cảm ơn và biết báo ơn mới là người giàu có nhất trên thế giới. Cảm ơn, tri ân là một thứ tình cảm tốt đẹp, là một kiểu tâm thái lành mạnh, là một dạng lương tri và là một nguồn động lực rất lớn.
Con người khi có lòng biết ơn, cuộc đời sẽ nhận được những điều thuận lợi, và bất cứ lúc nào, con người cũng tỏa ra thứ ánh sáng thuần khiết, thu hút. Mang trong mình tấm lòng biết ơn, bao dung vị tha với những người từng gây tổn thương cho mình, cuộc sống tự nhiên sẽ trở nên nhẹ nhàng, hoan lạc. Biết cảm ơn, hạnh phúc không cầu cũng sẽ tới.
D.P.A (33)
- Thiền sư Huệ Hải
Nhẫn nhục đệ nhất đạo
Tiên tu trừ ngã nhân
Sự lai vô sở thụ
Tức chân bồ đề thân
Tiên tu trừ ngã nhân
Sự lai vô sở thụ
Tức chân bồ đề thân
Cuộc sống nhìn từ ô cửa thiền|7|
- Lời kinh trong lòng bàn tay
- Vô Thường
- Vô Thường
Nghiệp vẫn thường được gọi là Nghiệp Nhân, Hạt Giống Nghiệp, hạt giống nảy mầm giữa cuộc đời nắng mưa.
Sau một năm ...
Trong thân cây lại có thêm một lớp vân. Lớp vân gỗ đó đậm nhạt theo mùa nắng mưa, những năm nắng nhiều, vân gỗ đậm, rắn rỏi hơn. Những người hiểu gỗ, nhìn vào từng đường vân gỗ sẽ thấy được từng mùa nắng mưa cây đã trải qua.
Trong thân gỗ hôm nay, vẫn có đó từng mùa nắng mưa của trăm nghìn năm trước.
Trong thành công hôm nay của mỗi người, vẫn còn đó một bước chân ngày xưa đã không bỏ cuộc.
Trong nỗi buồn hôm nay, vẫn còn đó một lời nói ác.
Trong sự bình thản hôm nay, vẫn còn đó nụ cười thật ấm ngày trước nhìn lại cuộc đời giá lạnh.
Bước chân là nghiệp, thân nghiệp.
Lời nói là nghiệp, khẩu nghiệp.
Suy nghĩ là nghiệp, ý nghiệp.
Trong hôm nay, vẫn còn đó những điều từ tiền kiếp. Trong chiếc lá hôm nay, vẫn còn trong đó một góc hạt giống từ thuở hồng hoang ...
Nghiệp còn được gọi là Nghiệp Đạo, Con Đường Nghiệp.
Trên con đường đời, người người chen lấn nhau, hôm nay đi trước, ngày mai bỏ lại phía sau. Trên con đường nghiệp, chỉ có thể đi một mình, và phải đi cho hết con đường mình đã vun đắp lên.
Trong giọt sương ngoài hiên sáng nay, có nước mắt người khóc người, của ngày xưa …
Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu
(Theo Đại Kỷ Nguyên)
Lương thiện không phải mềm yếu hay khờ khạo, nó chính là bản tính nguyên sơ của sinh mệnh con người. Vậy nên, nếu có lúc cuộc sống này bắt ta lựa chọn, đừng ngại ngùng khi lựa chọn trở thành người thiện lương.
- Ta chọn lương thiện không phải vì ta mềm yếu, mà bởi vì ta hiểu rằng lương thiện là bản tính nguyên sơ của mỗi con người “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Làm người thì không thể chọn con đường trở thành kẻ ác, người ác tất sẽ có báo ứng.
- Ta chọn nhường nhịn không có nghĩa là ta đang bị thụt lùi, mà vì ta hiểu rằng: “một sự nhịn, chín sự lành”, nhịn một chút sóng êm gió lặng, lùi một chút biển rộng trời cao.
- Ta chọn tha thứ không phải vì ta nhu nhược, mà bởi vì ta hiểu rằng tha thứ là một trong những đức tính tốt đẹp nhất trên đời, không bao giờ là sai cả.
- Ta lựa chọn tha thứ còn một nguyên nhân nữa, không phải vì ta không giữ vững lập trường, mà bởi vì ta hiểu rằng mọi chuyện không nên làm tận, làm tuyệt.
- Ta chọn “khờ khạo” không phải vì ta khờ khạo thật, mà bởi vì ta hiểu rằng, khi đối diện với hiểu lầm, oan ức, bất công, ... thì không nên so đo tính toán quá, cứ nở nụ cười mà lặng nhìn thế thái nhân tình. Đôi khi giả ngốc không phải là ngốc thật, mà chỉ là muốn dành cho đối phương thêm một cơ hội nữa.
- Ta chọn chân thành và nói lời thẳng thắn là bởi vì ta hiểu rằng, những lời nói dối, trái với lương tâm chỉ dùng để đối phó tình huống, trong khi thật lòng đối đãi, nói lời chân tình mới thật sự giải quyết tận gốc vấn đề và không có hậu hoạ về sau.
- Ta trân trọng nghĩa tình không phải vì ta quỵ lụy, mà bởi vì không nhất thiết phải vứt bỏ khoảng thời gian tốt đẹp giữa chúng ta.
Cuộc đời vốn dĩ có nhiều điều dù ta có muốn hay không, chúng vẫn tồn tại. Tuy nhiên, khi đối diện với cuộc đời thì bản tính của mình như thế nào mới là điều quan trọng nhất.
Vô thường
- Sưu tầm
Đá ngậm ngùi phủ lớp rêu xanh
Hắt hiu giọt nắng xuyên mành
Cành khô lá rụng, mỏng manh kiếp người
Nhìn thế sự, khóc cười ... điên đảo
Cứ mặc cho con tạo xoay vần
Dòng đời tựa áng phù vân
Chạy theo bóng ảo, khiến thân mệt nhoài
Lệ tuôn dài, bước chân rời rã
Còn lại gì, tất cả ... phù du
Đưa hồn vào cõi âm u
Con đường phía trước mây mù bủa giăng
Pháp ngữ (25)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
An trú trong hiện tại
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương LIII, Thích Nhất Hạnh
Nghe Bụt dạy xong kinh này, đại đức Sariputta đã nói với đại chúng rằng đây là một trong những kinh văn quan trọng vào bậc nhất, và đề nghị tất cả các vị khất sĩ và nữ khất sĩ ôn tụng kinh này cho thuộc lòng để mà hành trì theo. Ngay tối hôm ấy, đại đức Ananda trùng tuyên lại từng lời từng tiếng những điều Bụt dạy. Niệm Xứ là an trú trong chánh niệm. Theo phép tu này người hành giả ý thức được những gì đang xảy ra trong các lĩnh vực thân thể, cảm giác, tâm ý và đối tượng tâm ý mình. Ý thức ấy tức là chánh niệm. Bốn lĩnh vực ấy là bốn lĩnh vực quán niệm.
Trong lĩnh vực thứ nhất là thân thể, người hành giả quán niệm về hơi thở của mình, về bốn tư thế của thân thể mình là đi - đứng - nằm - ngồi, về những động tác của thân thể mình như đi tới - đi lui - nhìn - mặc áo - ăn - uống - đại tiểu tiện - nói chuyện - giặt áo, … về những bộ phận của cơ thể như tóc - lông - răng - gân - xương - thận - tủy - ruột - nước miếng - mồ hôi .v.v.v… về những yếu tố tạo nên cơ thể như nước - sức nóng - không khí - vật thể … và về sự tàn hoại của một tử thi từ khi nó trương phồng lên cho đến khi xương cốt tan thành tro bụi. Quán niệm về thân thể bằng cách phát khởi ý thức về những hiện tượng thuộc về thân thể. Ví dụ khi đang thở vào, hành giả biết là mình đang thở vào, khi đang thở ra, hành giả biết là mình đang thở ra, khi đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh, hành giả biết là mình đang thở vào và làm cho toàn thân an tịnh. Khi đi, hành giả biết là mình đi. Khi ngồi xuống, hành giả biết là mình đang ngồi xuống. Khi làm những động tác như mặc áo, uống nước, hành giả biết là mình đang mặc áo, uống nước .v.v.v… Như vậy công phu quán niệm về thân thể không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền mà phải được thực hiện suốt ngày, ngay cả những lúc đi khất thực, ăn cơm và rửa bát.
Trong lĩnh vực thứ hai là cảm giác, người hành giả quán niệm về những cảm giác đang phát sinh, tồn tại hoặc tàn hoại nơi mình, những cảm giác dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) và những cảm giác trung tính (xả thọ). Những cảm thọ ấy có thể có nguồn gốc sinh lý hay tâm lý. Quán niệm cảm giác bằng cách phát khởi ý thức về sự phát sinh, tồn tại và hoại diệt của những cảm giác ấy. Ví dụ khi đang bị nhức răng, hành giả biết là mình đang bị nhức răng, khi đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi, hành giả biết là mình đang sung sướng vì được một người khác khen ngợi. Hành giả còn quán chiếu để an tịnh hóa những cảm giác của mình và để thấy rõ nguồn gốc phát sinh của mọi cảm giác. Công phu quán niệm về cảm giác, do đó cũng không phải chỉ được thực hiện trong lúc ngồi thiền, trái lại, đây là một công phu được thực hiện suốt ngày.
Trong lĩnh vực thứ ba là tâm ý, người hành giả quán niệm về những trạng thái tâm ý đang có mặt. Khi có tham dục, biết là có tham dục, khi không có tham dục, biết là không có tham dục. Khi có giận hờn, lầm lạc, biết là có giận hờn hay lầm lạc, khi không có giận hờn hay lầm lạc thì biết không có giận hờn hay lầm lạc. Khi tâm ý tập trung hay tán loạn, thì biết là có tập trung hay tán loạn. Những lúc tâm ý mở rộng, khép kín, có giới hạn, cố định hay có giải thoát thì hành giả liền biết, không có thì cũng liền biết. Nói tóm lại, hành giả nhận diện và có ý thức về tất cả những trạng thái tâm ý có mặt trong giờ phút hiện tại.
Trong lĩnh vực thứ tư là đối tượng tâm ý, người hành giả quán niệm về năm trạng thái chướng ngại của giải thoát (tham đắm, giận hờn, hôn trầm, kích thích và nghi ngờ) mỗi khi chúng có mặt. Về năm yếu tố cấu tạo nên con người gọi là năm uẩn (thân thể, cảm giác, tri giác, tâm tư và nhận thức). Về sáu giác quan và đối tượng của chúng. Về bảy yếu tố giác ngộ (chánh niệm, trạch pháp, tinh tiến, hỷ lạc, khinh an, định và hành xả). Và về bốn sự thật là khổ đau, nguyên do của khổ đau, sự giải thoát khổ đau và con đường thực hiện giải thoát. Tất cả những thứ ấy đều là đối tượng của tâm ý. Vạn pháp đều bao hàm trong những đối tượng ấy.
Bụt chỉ dạy cặn kẽ về từng phép quán niệm trong cả bốn lĩnh vực. Người dạy tinh chuyên hành trì phép quán này trong bảy năm thì chắc chắn sẽ đạt được giải thoát. Người lại nói: có người có thể đạt tới giải thoát trong bảy tháng, hoặc nội trong bảy ngày, nhờ hành trì phép quán niệm này. Trong một buổi pháp đàm, đại đức Assaji cho biết đây không phải là lần đầu Bụt dạy về bốn phép lĩnh vực quán niệm. Người đã dạy nhiều lần phép này rồi, nhưng đây là lần đầu tiên người tổng hợp lại những gì người đã dạy về phép tu trong một bài giảng thật đầy đủ, thật cặn kẽ. Đại đức cũng đồng ý với đại đức Sariputta là kinh này cần được tất cả các vị khất sĩ học thuộc lòng để tụng đọc và hành trì.
Trở về tu viện Jetavana vào cuối xuân năm ấy, Bụt độ được một tên sát nhân nổi tiếng tên là Angulimala. Một buổi sáng đi vào thành Savatthi khất thực, Bụt có cảm tưởng đây là một thành phố chết. Ngoài đường không có bóng người qua lại. Hai bên đường không có nhà nào mở cửa. Đứng hồi lâu trước một căn nhà nơi đó Người đã từng được cúng dường, Bụt thấy cửa nhà hé mở, người gia chủ chạy ra mời Bụt vào. Vào tới nhà, người gia chủ khép cửa và cài then lại, người ấy mời Bụt ngồi, và đề nghị với Bụt ở lại thọ trai, đừng nên đi khất thực nữa:
- Bạch sa môn, đi ra đường hôm nay nguy hiểm lắm. Người ta cho biết tên sát nhân Angulimala đã xuất hiện trong thành phố. Nghe nói nó đã hạ sát rất nhiều người ở nhiều thành phố, và sau khi hạ sát, nó lại còn chặt ngón tay của người ta để xâu thành một tràng chuỗi và đeo nó vào cổ. Cũng vì vậy cho nên người ta đã đặt cho nó cái tên Angulimala. Con nghe đồn rằng nếu Angulimala giết được đủ một trăm người và có được một trăm lóng tay đeo vào cổ thì nó sẽ thành tựu được một quyền lực bùa chú ghê gớm lắm. Có một điều lạ là nó giết người mà không cướp giật của cải của bất cứ ai. Con nghe nói là vua Pasenadi đã cho điều động quân đội và cảnh sát bao vây và truy nã nó.
Bụt hỏi:
- Tại sao chỉ có một tên sát nhân mà chính quyền phải huy động cả binh đội và cảnh sát như thế ?
- Bạch sa môn Gotama, tên sát nhân này ghê gớm lắm. Võ nghệ nó rất cao cường, có khi ba bốn người đàn ông gặp nó giữa đường cũng không đủ sức đối địch lại nó. Một số bị nó hạ sát và số còn lại phải bỏ chạy tán loạn. Angulimala thường trú ẩn trong rừng Jalini. Lâu nay không ai dám đi qua rừng này cũng vì thế. Có lần một toán cảnh sát địa phương có trang bị đủ khí giới đã đi vào rừng để lùng bắt Angulimala. Toán này có đến hai mươi người, trong số đó chỉ có hai người sống sót trở về. Cũng vì vậy khi nghe tin nó xuất hiện trong thành phố, dân chúng đều kinh hoàng. Không ai buôn bán làm ăn gì được.
Bụt cám ơn vị gia chủ đã cho người biết về Angulimala và từ giã ra đi. Người này có ngăn cản Bụt nhưng không được. Bụt nói Bụt phải thực hành phép trì bát khất thực như mọi hôm, để giữ vững niềm tin của mọi người. Đang đi thong thả trong chánh niệm, Bụt bỗng nghe tiếng chân một người chạy đuổi theo ở phía sau. Bụt biết đó là Angulimala đang chạy theo mình, nhưng Bụt không hốt hoảng. Người vẫn đi từng bước chậm rãi, an nhiên, ý thức được điều gì đang xảy ra trong tâm ý và trong hoàn cảnh của mình, và Người nghe tiếng của Angulimala gọi người từ phía sau lưng vọng tới:
- Ông sa-môn ! Dừng lại !
Bụt không đứng lại. Bụt vẫn chậm rãi đi. Tiếng bước chân của Angulimala cho Bụt biết là Angulimala đã ngừng chạy mà chỉ còn rảo bước theo Bụt. Tuy đã năm mươi sáu tuổi nhưng thính giác và thị giác Bụt còn bén nhạy lắm và sức khỏe của Bụt vẫn đầy đủ. Trong tay Bụt chỉ có một chiếc bình bát mà thôi. Người mỉm cười nhớ lại ngày xưa trong các võ đường, khi còn là thái tử, người là võ sinh nhanh nhẹn nhất, và chưa ai chạm được vào Người. Bụt biết Angulimala đã đuổi kịp Người, và Angulimala thế nào cũng có đeo khí giới, nhưng Người vẫn ung dung bước. Angulimala đã rượt kịp Bụt và hiện đang đi ngang hàng với Bụt. Bụt nghe anh ta nói:
- Ta đã bảo ông dừng lại, tại sao ông cứ tiếp tục đi mà không chịu dừng ?
Bụt vừa đi vừa đáp:
- Angulimala, ta đã dừng lại từ lâu rồi, chỉ có anh mới chưa chịu dừng lại mà thôi.
Angulimala giật mình. Angulimala nín thinh không nói thêm gì được bởi vì anh ta quá ngạc nhiên. Ông sa-môn này nói cái gì lạ thế. Ông ta đã dừng lại đâu nào. Rõ ràng là chân ông ta vẫn còn bước đi, vậy mà ông ta lại nói rằng ông ta đã dừng lại. Ta phải hỏi cho ra mới được. Nghĩ như vậy, Angulimala phóng tới phía trước, đứng chận đường đi của Bụt. Bụt dừng lại. Người đưa mắt nhìn Angulimala. Mắt người chiếu sáng như những ngôi sao. Angulimala chưa bao giờ thấy ai trầm tĩnh như thế, uy nghiêm như thế và thản nhiên đến thế. Thường thường ai gặp Angulimala thì nếu không sợ hãi bỏ chạy cũng mất đi ít nhiều bình tĩnh. Vậy mà ông thầy tu này lại xem mình như một kẻ không ra gì. Hoặc giả ông ta chưa biết mình là ai cho nên ông ta không biết sợ chăng ? Không đúng, bởi vì ông ta đã gọi ngay tên Angulimala khi trả lời câu hỏi của mình. Vậy thì ông ta biết mình là ai rồi. Biết mình là một tên sát nhân ghê gớm, vậy mà vẫn giữ được sự điềm đạm, ung dung không hề tỏ một vẻ gì sợ hãi, lại còn nhìn mình bằng một con mắt thật hiền hòa. Angulimala cảm thấy mình không đối đầu được cái nhìn của Bụt. Anh ta cất tiếng hỏi:
- Sa môn, hồi nãy ông nói ông đã dừng lại rồi, trong khi chân ông vẫn bước, điều đó có nghĩa là sao ? Ông lại nói rằng tôi chưa chịu dừng lại, điều này có nghĩa là gì ? Ông nói cho tôi nghe đi.
Bụt bảo:
- Angulimala, những hành động có thể gây đau khổ cho các loài chúng sanh, ta đã dừng lại, và dừng lại tự lâu rồi. Ta đã học được hạnh bảo vệ sự sống, không những của con người mà còn của tất cả các loài sinh vật. Angulimala, trong các loài sinh vật, kể cả loài người, loài nào cũng muốn sống, sợ chết, vì vậy ta phải có lòng thương, đem tình thương ấy mà bảo vệ sự sống của muôn loài.
Angulimala la lớn như hét vào tai Bụt:
- Nhưng loài người có ai thương ta đâu, tại sao ta phải thương loài người ? Loài người là một loài độc ác, gian trá, phản bội, ta muốn tiêu diệt cho hết mới thỏa được niềm uất hận của ta.
Bụt dịu dàng:
- Angulimala, ta biết rằng anh đã từng khổ đau, và ta biết những kẻ đã làm khổ anh là những con người. Angulimala, con người quả có khi rất là độc ác. Ác độc vì si mê, vì hận thù, vì tham dục, vì ganh tị, nhưng lại có khi rất hiểu biết và rất từ bi. Anh đã từng gặp một vị khất sĩ nào chưa ? Vị khất sĩ nào cũng đã phát nguyện bảo vệ sự sống cho mọi người và mọi loài, vị khất sĩ nào cũng đã phát nguyện diệt trừ tham dục, hận thù và si mê. Ta biết có nhiều người không phải là khất sĩ, nhưng vẫn sống theo nếp sống hiểu biết và thương yêu đó. Angulimala ! Anh đừng vơ đũa cả nắm, ở đời có người ác, nhưng cũng có người hiền. Đạo lý của ta có công năng chuyển hóa kẻ ác ra kẻ hiền. Hận thù là con đường nên tránh. Anh đang đi trên con đường ấy. Nên dừng lại đi thôi. Hãy chọn con đường của tha thứ, của hiểu biết và của tình thương mà đi.
Angulimala bị thu hút trong giọng nói đầm ấm mà đầy tình thương của vị sa-môn. Gan ruột anh như bị ai xé nát và xát muối vào. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên mà anh cảm thấy ấm áp trong lòng. Người đang đứng trước mặt anh thật sự là vì thương anh mà nói. Nơi con người này quả không có hận thù, quả không có sợ hãi, không có sự khinh ghét. Người này đã có thể nhìn mình như nhìn một con người. Hay chính người này là sa-môn Gotama, là người mà thiên hạ đã ca tụng và tôn xưng là Bụt ? Chắc là đúng như vậy rồi. Chắc là hôm nay mình gặp người ấy rồi. Angulimala hỏi:
- Thầy có phải là sa-môn Gotama đó không ?
Bụt gật đầu. Angulimala nói:
- Rất tiếc, thầy gặp tôi quá muộn. Tôi đã đi quá xa trên con đường này rồi, bây giờ có muốn dừng lại cũng không được.
Bụt bảo:
- Đừng nói thế, Angulimala, làm một việc lành thì không bao giờ muộn cả.
- Việc lành gì đâu nào ?
- Dừng lại trên con đường hận thù và bạo động là việc lành lớn nhất trên tất cả các việc lành. Angulimala ! Biển khổ tuy mênh mông, nhưng quay đầu lại là tự khắc thấy được bờ bến.
- Sa môn Gotama ơi ! Bây giờ tôi có muốn quay đầu về cũng không còn kịp nữa. Người ta sẽ không để cho tôi yên.
Bụt đưa tay ra nắm lấy tay Angulimala. Người nói:
- Angulimala, ta sẽ bảo vệ cho anh, nếu anh phát nguyện cải tà quy chánh và từ nay siêng năng học đạo, sám hối lỗi lầm và bắt đầu làm những công việc phục vụ cho người. Ta thấy anh là kẻ thông minh, anh đã hiểu được điều ta muốn nói. Thế nào anh cũng thành công trong bước đường hướng thiện.
Angulimala quỳ xuống trước mặt Bụt. Anh đưa tay cởi lưỡi dao to bản đeo bên lưng, nâng nó lên trên hai tay rồi đặt nó xuống đất, rồi Angulimala sụp lạy sát đất dưới chân Bụt, ôm mặt mà khóc nức nở. Một hồi lâu, anh nói:
- Con xin nguyện từ đây hối cải, bỏ ác làm lành, quyết tâm theo Bụt để học hạnh từ bi. Cúi xin Bụt chấp nhận con làm đệ tử của người.
Vừa lúc ấy các đại đức Sariputta, Ananda, Upali, Kimbila và nhiều vị khất sĩ khác xuất hiện. Họ bao vây quanh Bụt và Angulimala. Thấy Bụt an lành và Angulimala đã quy y, mọi người đều lấy làm mừng rỡ. Bụt dạy Ananda:
- Ananda, hãy đưa cho ta một bộ y áo. Upali, đại đức hãy làm lễ xuống tóc cho Angulimala ngay tại đây. Sariputta, thầy hãy ghé vào nhà trước mặt mượn con dao cạo tóc.
Ngay tại chỗ, Angulimala được làm lễ thế phát, đọc ba lời quay về nương tựa, tiếp nhận các giới pháp do đại đức Upali trao truyền. Lễ thế phát cử hành xong, mọi người lập tức theo Bụt trở về tu viện Jetavana.
Trong mười hôm liên tiếp, Angulimala được đại đức Upali hướng dẫn về giới luật và đại đức Sariputta chỉ dạy về giáo lý và những phép thiền tọa, khất thực, thiền hành. Angulimala nỗ lực học hỏi và thực tập như chưa có ai từng học hỏi và thực tập như vậy. Nửa tháng sau, khi đến thăm Angulimala tại tăng xá, Bụt cũng phải ngạc nhiên. Angulimala đã hoàn toàn lột xác. Bây giờ đây Angulimala đã trở nên một vị khất sĩ có tướng tụng và dung mạo rất uy nghi và đẹp đẽ. Bây giờ trong tu viện ai cũng gọi Angulimala là đại đức Ahimsaka. Tên này vốn là tên thật của Angulimala ngày trước, có nghĩa là bất bạo động hay bất hại. Svastika nghĩ rằng danh hiệu này rất hạp với vị đại đức mới, bởi vì theo Svastika, ngoài Bụt không ai có vẻ hiền lành như thầy Ahimsaka bây giờ.
Sáng hôm sau, Bụt đi vào thành Savatthi khất thực với khoảng năm mươi vị khất sĩ, trong đó có đại đức Ahimsaka. Vừa đến cửa thành, Bụt gặp vua Pasenadi và các tướng lãnh đang điều động quân đội và cảnh sát. Quốc vương cũng đang mặc quân phục như các vị chỉ huy quân đội khác, lưng đeo trường kiếm, ngồi trên lưng ngựa. Thấy Bụt, vua xuống ngựa, tiến đến vái chào. Bụt hỏi:
- Đại vương ! Có biến cố gì mà đại vương và các vị tướng soái phải điều động quân đội để đánh dẹp ? Có nước láng giềng nào đang gây hấn ở biên giới chăng ?
Vua đáp:
- Thế Tôn ! Không có nước láng giềng nào định đến đánh chiếm Kosala cả. Trẫm điều động quân đội và cảnh sát là để vây bắt tên sát nhân Angulimala. Tên tướng cướp này ghê gớm lắm. Chưa có một lực lượng nào đã có thể vây bắt và trừng trị được nó. Trẫm được báo cáo là Angulimala đã xuất hiện tại thủ đô Savatthi từ hơn nửa tháng nay. Dân chúng thủ đô đang mất tinh thần mà các lực lượng cảnh sát vẫn chưa tìm ra được nó.
Bụt hỏi:
- Tên sát nhân Angulimala lợi hại đến thế sao ?
Vua đáp:
- Thế Tôn chưa biết, chứ Angulimala là một mối họa lớn cho mọi người. Trẫm phải tìm đủ cách để bắt giết cho được nó. Angulimala là một tên sát nhân vô cùng nguy hiểm.
Bụt hỏi:
- Nhưng giả dụ tên sát nhân đó cải tà quy chánh, phát nguyện suốt đời giữ giới không sát sinh, sống đời xuất gia đạm bạc, tôn trọng sự sống của muôn người và của mọi loài chúng sanh khác, thì bệ hạ có cần tìm bắt giết nó nữa không ?
- Thưa Thế Tôn ! Nếu Angulimala mà theo Bụt xuất gia, giữ giới bất sát, sống đời phạm hạnh thanh cao như các vị khất sĩ ở đây thì trẫm vui mừng xiết bao. Không những trẫm sẽ không bắt giết mà còn tới đảnh lễ và cúng dường y áo, thực phẩm và thuốc men cho, y như trẫm đã từng cúng dường Thế Tôn và các vị đại đức ở tu viện Jetavana vậy, nhưng chuyện này chắc chẳng bao giờ xảy ra đâu, bạch Thế Tôn !
Bụt đưa tay chỉ vào đại đức Ahimsaka đứng sát sau lưng người và nói với vua:
- Đại vương, đây là Angulimala đã được trao truyền giới pháp xuất gia và đã trở nên một vị khất sĩ sống đời phạm hạnh từ nửa tháng nay.
Quốc vương Pasenadi sợ dựng tóc gáy. Bụt nói:
- Đại vương đừng sợ, khất sĩ Angulimala bây giờ hiền hơn cục đất. Bây giờ mọi người gọi vị khất sĩ này là đại đức Ahimsaka.
Vua nhìn đại đức Ahimsaka trong một giây, và từ từ tiến tới trước mặt đại đức. Vua chắp tay xá thầy. Vua hỏi:
- Bạch đại đức, ngài xuất thân từ gia đình nào ? Thân phụ ngài tên gì ?
- Tâu đại vương, thân phụ tôi tên là Gagga, thân mẫu tôi tên là Mantan !
- Xin đại đức Gagga Mantanniputta nhận nơi đây niềm thành kính của trẫm và xin đại đức cho phép trẫm cúng dường ngài y áo, thực phẩm và thuốc men.
Đại đức Ahimsaka đáp lễ:
- Tâu đại vương, tôi đã có đủ ba y áo, thực phẩm thì mỗi ngày đều có thí chủ cúng dường trong giờ đi khất thực, còn thuốc men thì hiện giờ tôi không cần đến, xin tạ ơn đại vương.
Vua cúi đầu chào đại đức một lần nữa rồi trở về đứng trước mặt Bụt. Vua làm lễ Bụt và nói:
- Bạch đức Thế Tôn, đạo đức của người thật là mầu nhiệm. Thế Tôn dập tắt được những gì rất khó dập tắt, an ổn được những gì rất khó an ổn, điều phục được những gì rất khó điều phục. Những gì không giải quyết được bằng binh lực và bạo động, Thế Tôn đã giải quyết được bằng đức độ của Người. Trẫm xin ghi ơn đức Thế Tôn, bây giờ trẫm xin từ giã.
Vua từ giã Bụt và các vị khất sĩ. Ngay sáng hôm đó các đơn vị quân đội và cảnh sát được lệnh trở về vị trí cũ.
Danh ngôn (122)
- Tuân Tử
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình
( Charlie Chaplin|Minh Phan Lê dịch )
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi hiểu là có thể xúc phạm ai đó nhiều đến thế nào khi tôi cố ép những ham muốn của tôi lên người đó, dẫu tôi biết là không đúng lúc và người đó không sẵn sàng cho điều đó, và ngay cả khi người đó là chính tôi. Ngày hôm nay tôi gọi nó là “TÔN TRỌNG”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi ngưng thèm khát một cuộc đời khác, và tôi có thể thấy rằng mọi thứ quanh tôi đang mời gọi tôi phát triển. Ngày hôm nay tôi gọi đó là “TRƯỞNG THÀNH”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi hiểu rằng vào bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi đang ở đúng nơi, đúng lúc, và mọi thứ xảy ra đúng vào thời điểm của nó. Vì thế tôi có thể an yên. Ngày hôm nay tôi gọi đó là “TỰ TIN”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi ngừng lấy cắp thời gian của bản thân, và tôi thôi lập nên những dự án lớn lao cho tương lai sắp đến. Ngày hôm nay, tôi chỉ làm những gì mang đến cho mình niềm vui và hạnh phúc, những thứ tôi thích làm và khiến trái tim tôi hoan ca, và tôi làm những điều đó theo cách của mình và nhịp điệu của mình. Ngày hôm nay tôi gọi đó là “GIẢN ĐƠN”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi giải phóng mình khỏi bất kỳ điều gì không tốt cho sức khỏe bản thân – thức ăn, con người, sự việc, tình huống, và mọi thứ mà kéo tôi xuống hay khiến tôi xa rời mình. Đầu tiên, tôi gọi thái độ này là bản ngã lành mạnh. Ngày hôm nay tôi biết đó là “TÌNH YÊU CHO BẢN THÂN MÌNH”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi ngưng cố gắng luôn luôn đúng, và kể từ đó tôi ít sai hơn. Ngày hôm nay tôi phát hiện đó là “KHIÊM NHƯỜNG”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi từ chối tiếp tục sống trong quá khứ và lo lắng về tương lai. Giờ đây, tôi chỉ sống trong giây phút hiện tại, nơi mọi thứ đang diễn ra. Ngày hôm nay, tôi sống mỗi ngày, ngày này tiếp theo ngày trước, và tôi gọi nó là “TRÒN ĐẦY”.
Khi tôi bắt đầu yêu bản thân mình, tôi nhận ra rằng tâm trí tôi có thể làm phiền tôi và nó có thể khiến tôi phát ốm. Nhưng khi tôi kết nối với trái tim mình, tâm trí tôi có thể trở thành một đồng minh giá trị. Ngày hôm nay tôi gọi sự kết nối này là “SỰ THÔNG THÁI CỦA TRÁI TIM”.
Chúng ta không còn cần phải sợ những cãi cọ, những đối đầu và bất cứ vấn đề nào của chúng ta hay những người khác, kể cả những ngôi sao cũng còn va chạm, và nhờ chúng nổ tung, những thế giới mới được sinh ra. Ngày hôm nay tôi biết đó là “CUỘC SỐNG”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)