V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Thiền tâm
(Sưu tầm)
Buông mộng tưởng đảo điên
An trú vào hơi thở
Tâm yên cảnh cũng yên
Ngồi thiền như ngồi chơi
Tiếp xúc với mây trời
Buông cái tôi bé nhỏ
Thấy mình hiện muôn nơi
Danh ngôn (82)
- Thiệu Khang Tiết
Đức Phật nói: hại bốn người này mất ngay phúc báo trong đời
(Sưu tầm)
Nói một cách đơn giản, “nhân quả báo ứng” chính là làm thiện được quả báo thiện, còn làm các điều ác bị quả báo ác. “Luật nhân quả” chính là phương thức, qui tắc cùng định luật cố định của nhân quả báo ứng.
Còn nói rõ hơn, những hành vi thuộc ác chủ yếu là “thập ác và ngũ nghịch”, mỗi hành vi xấu ác, đều phải chịu ác báo tương xứng với hành vi đó. Vả lại, căn cứ vào những hành vi xấu ác nặng hay nhẹ mà có quả báo khác nhau. Làm mười điều ác, sau khi chết chắc chắn phải thọ khổ trong địa ngục, còn tạo ác nhẹ hơn, sau khi chết chuyển sinh thọ khổ trong loài ngạ quỉ, nếu tạo ác nhẹ hơn nữa, thọ khổ trong loài súc sinh. Sau khi thọ hết tất cả thống khổ trong các đường này rồi, sẽ được chuyển sinh trở lại làm người, và tiếp tục bị thọ các quả báo.
Đời người, ai cũng khó tránh khỏi việc va chạm và làm tổn thương người này người kia. Có đôi khi việc làm tổn thương người khác là một việc vô ý nhưng cũng có khi là vì tâm tính không tốt mà cố ý làm hại người ta. Thế nhưng, làm tổn thương họ, nếu nhẹ thì có thể bị hao tổn phúc đức của bản thân mình, nặng thì có thể bị quả báo ngay trong đời này. Hãy cùng xem bốn người mà vị lão hòa thượng khuyên đừng làm hại dưới đây là những ai nhé.
1. NGƯỜI CÓ ĐỨC LỚN
Người có đức lớn chính là người tốt, rất lương thiện, chân thật và nhẫn nhịn. Những người như vậy họ đã làm rất nhiều việc tốt, không phải chỉ đơn thuần là được mọi người xung quanh biết rõ mà cả thần linh cũng biết rõ “như trong lòng bàn tay.” Những âm đức của họ đều được thần linh lưu ghi lại. Nếu như bạn cố tình hay vô tình làm tổn hại, xúc phạm đến những người này thì ngay trong đời sống thực tế là bạn đã chiêu mời sự tức giận, phẫn nộ của rất nhiều người đã biết rõ người đó là tốt. Còn ở sâu thẳm bên trong là bạn đã đi ngược lại với thiên ý, khiến trời đất phẫn nộ mà bị báo ứng.
2. NGƯỜI MÀ MÌNH MANG ƠN
Ví dụ, cha mẹ là người có công ơn, đã sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Hay những người đã giúp đỡ chúng ta vượt qua kiếp nạn đều là người mà chúng ta mang ơn. Hãy ghi nhớ rằng, đối với những người này chúng ta nên tình nguyện nhận lấy sự tổn thương, đừng làm tổn hại hay xúc phạm họ. Bởi vì, ở sâu thẳm bên trong là chúng ta đã thiếu nợ họ rất rất nhiều. Về lý thiếu nợ là phải trả, cho nên nếu như lại làm tổn hại họ tức là chúng ta lại mắc thêm nợ với họ. Một khi báo ứng đến thì sẽ rất nhanh, hơn nữa còn vô cùng nghiêm trọng. Có khi sẽ khiến bạn chỉ trong một thời gian ngắn lâm vào hoàn cảnh “muôn đời muôn kiếp không đứng dậy được”.
3. NGƯỜI ĐỒNG CAM CỘNG KHỔ
Người đồng cam cộng khổ với mình phần lớn là vợ chồng, những người đã từng vì mình mà phải trả giá rất nhiều. Họ sẵn sàng một lòng một dạ chịu thiệt về bản thân để luôn ở bên khích lệ, giúp đỡ mình. Giống như người xưa đã dạy: “người vợ thuở bần hàn là không thể bỏ”.
4. NGƯỜI TU LUYỆN, TU HÀNH CHÂN CHÍNH
Trước đây, có một câu chuyện kể như thế này, có một người đàn ông vì gặp một sự việc buồn phiền nên đã uống rượu để “giải sầu”, sau khi uống rượu xong, ông ta đến một ngôi chùa trên núi thắp hương, vị hòa thượng trong chùa khuyên bảo ông ta mấy câu, nhưng ông ta mượn rượu để nổi nóng, nói lời lỗ mãng, không kiêng nể, “động tay động chân” và làm náo loạn cả chùa. Kết quả trên đường trở về, ông ta bị rơi xuống khe núi khiến bộ mặt gần như bị hủy hoại, trong đó nghiêm trọng nhất là tổn thương miệng. Cũng có thể có người cho rằng đây là một việc trùng hợp, không tin, nhưng xét về nghiệp thì việc nói những lời ác chính là một loại khẩu nghiệp và sẽ phải chịu báo ứng. Cho nên mọi người cần ghi nhớ rằng đừng làm tổn thương người tu luyện chân chính hay có lời nói, hành vi bất kính với Phật.
Con người không khổ, nhưng tự mình làm mình khổ. Nói như vậy đôi khi Phật tử thấy lạ, nhưng suy nghĩ kỹ sẽ nhận ra lời Phật dạy là đúng. Đức Phật dạy rằng nỗi khổ của con người phát xuất từ sự ham muốn, vì ham muốn không được nên khổ gọi là cầu bất đắc khổ. Vì vậy, Phật bảo chỉ cắt bỏ ham muốn, chúng ta sẽ hết khổ liền. Ham muốn cái gì ? Tất cả mọi người trên cuộc đời này thường ham muốn tiền tài, địa vị, danh vọng, là ba điều ham muốn căn bản nhất. Người có ham muốn như vậy thì dù địa vị cao tới đâu, hay tiền bạc có nhiều bao nhiêu cũng khổ. Cứ như vậy mà nỗi khổ tăng lên, không giảm được. Nếu cắt được ham muốn phần nào sẽ hết khổ phần đó. Như vậy, thấy cái quả thì sẽ biết được cái nhân gì mà mình đã làm. Thấy Phật được người cung kính, thử nghĩ xem Phật đã làm gì để được như vậy. Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô số kiếp thực hiện những việc làm của Thánh La-hán, của Bích-chi Phật, của Bồ-tát. Hoặc thấy người người kính trọng Bồ-tát Quan Âm, ta cũng muốn được như vậy, Phật dạy rằng tất yếu phải làm như Quan Âm mới được kính trọng, nếu không có việc làm nào giống Ngài mà muốn hưởng quả tốt đẹp như Ngài chỉ là nấu cát muốn thành cơm.
D.P.A (2)
- Trích: “NGHE CHUÔNG ĐẠI HỒNG”|Thích Nhất Hạnh
Ý lặng thân an miệng mỉm cười
Hơi thở nương chuông về chánh niệm
Vườn Tâm hoa Tuệ nở xinh tươi
Đủ nắng, đủ gió, đủ yêu thương
(Châm ngôn)
đủ gió chong chóng sẽ quay,
đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy.
Hãy dành thời giờ cho người thân yêu của mình khi có thể
(Sưu tầm)
- Được chứ, gì vậy ? - Người cha đáp.
- Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền ?
- Đó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy ?
- Con chỉ muốn biết một giờ Bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi mà, nói cho con nghe đi Bố - Cậu bé nài nỉ.
- Nếu con cần phải biết thì bố nói đây, Bố làm được 20 USD một giờ.
- Vậy hả Bố - cậu bé cúi mặt đáp - con có thể mượn bố 10 USD được không ?
Người cha nổi giận: “Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Bố phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu.”
Cậu bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại. Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều con trai mình vừa hỏi: “Tại sao nó lại dám hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ ?”
Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, anh nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với con. Có thể nó thật sự thiếu 10 USD để mua thứ gì đó, và thực ra nó đâu có thường hay xin tiền mình. Anh tiến về phía phòng con trai và mở cửa.
- Con đã ngủ chưa, con trai ? - Anh hỏi.
- Chưa Bố ạ, con vẫn còn thức.
- Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con. Hôm nay là một ngày dài và Bố đã trút sự bực mình lên con. Đây, 10 USD mà con đã hỏi - người cha nói.
Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên: “Ôi, cảm ơn Bố !”, rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn Bố nó.
- Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin Bố nữa ? - Người cha nói trong giận dữ.
- Bởi vì con không đủ … nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ … Bố ơi, bây giờ con có 20 USD, con có thể mua một giờ của Bố không ? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin Bố, con muốn được ăn tối cùng với Bố - cậu bé nói.
Người cha như chết lặng người. Anh vòng tay ôm lấy cậu con trai bé nhỏ và cầu xin sự tha thứ.
Đây chỉ là một lời nhắc nhở rất ngắn ngủi gửi đến cho tất cả những ai đang làm việc vất vả cho cuộc sống của mình. Chúng ta đừng để thời gian vuột mất khỏi bàn tay mà hãy dành thời gian cho những người thực sự quan trọng với chúng ta, những người gần gũi với chúng ta nhất. Hãy luôn nhớ chia sẻ giá trị một giờ của bạn cho tất cả những ai mà bạn yêu quý. Bởi, nếu ngày mai bạn chết đi, công ty nơi mà bạn đang làm việc sẽ dễ dàng thay thế người khác. Còn gia đình và bạn bè của chúng ta sẽ cảm thấy mất mát rất lớn trong suốt quãng đời còn lại. Hãy suy nghĩ về điều này bởi chúng ta luôn tự ép mình dành nhiều thời gian cho công việc hơn là gia đình. Tất nhiên trong cuộc sống phải có công việc, song - chúng ta nên làm những điều này trong khoảng thời gian cho phép.
Bạn thân mến, bạn nên biết và hiểu điều nào là quan trọng hơn. Triết lý nhân sinh nhà Phật có thuyết: “NHÂN - QUẢ” vô cùng ý nghĩa và đúng đắn, duyên vợ chồng, tình nghĩa cha và con đều là nhân duyên từ kiếp trước, kiếp này họ đến với chúng ta là do ta còn nợ họ ở kiếp trước nên chúng ta đừng bỏ rơi, lãng quên chúng.
Đừng (4)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Danh ngôn (81)
- Tuân Tử
Tuổi thơ
- Trịnh Bửu Hoài
Tuổi thơ tôi ngập gió đồng bằng
Mùi đất bùn theo vào giấc ngủ
Bên cạnh tôi những con người lam lũ
Nhưng hết sức chân thành
Tuổi thơ tôi đầy nắng vàng hanh
Mái tóc ngã màu hăng hăng mùi khét
Như những gốc rạ chờ ngày hóa kiếp
Để khói bay lên mơ ước tận trời
Tuổi thơ tôi tắm mãi một dòng trôi
Những giọt nước trong ngọt ngào ký ức
Có những đêm sông dài thao thức
Mang phù sa đi vào giấc mộng ruộng làng
Tuổi thơ tôi rực rỡ khóm hoa vàng
Bông điên điển lượn mình trên nước nổi
Những cánh mai xòe tay mừng tết mới
Tôi cũng xòe tay đón lộc của ông bà
Tuổi thơ tôi thoắt đã vời xa
Hình bóng cũ thời gian không xóa được
Tình bạn xưa bão giông chẳng thể nào đảo ngược
Phút êm đềm mang suốt cuộc đời thôi …
Cho tôi bát nước
- Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 34
- Trích: “Buddha’s Constant Companion, Ven Ananda”
- Tác giả: Ven. Weragoda Sarada Maha Thero, Cao Huy Thuần dịch
- Trích: “Buddha’s Constant Companion, Ven Ananda”
- Tác giả: Ven. Weragoda Sarada Maha Thero, Cao Huy Thuần dịch
Một ngày kia, tôn giả Ananda trở về tịnh xá sau khi đi khất thực. Ăn xong, Ngài cầm bát đi tìm nước uống. Bên đường, một cô thiếu nữ đang thả gàu trong giếng, Ngài bước đến gần, tay bưng bát không.
Prakirti (cô thiếu nữ):
- Thưa tôn giả, Ngài cần gì ạ ?
Ananda:
- Tôi xin cô bát nước.
Prakirti:
- Con là dân hạ tiện.
Ananda:
- Tôi chỉ cần nước uống thôi.
Prakirti:
- Con là dân hạ tiện. Không ai uống nước của con.
Ananda:
- Tôi chỉ xin nước uống cho hết khát thôi. Nước làm cho bất cứ ai đều hết khát cả, đâu có phân biệt đẳng cấp.
Prakirti:
- Con là con gái hạ tiện. Nước giếng thì trong, nhưng đối với người ở đẳng cấp trên, nước của con không sạch. Chẳng có ai ngoài đẳng cấp của con uống nước giếng này cả.
Ananda:
- Tôi có hề hỏi cô thuộc đẳng cấp nào đâu ? Tôi chỉ xin nước uống.
Prakirti:
- Chẳng lẽ Ngài không biết sao ? Trong xứ này có hai đẳng cấp, cấp trên và cấp dưới. Con là người cấp dưới.
Ananda:
- Tôi đâu cần biết đẳng cấp của cô. Tôi chỉ cần nước uống.
Prakirti:
- Làm sao con dâng nước cho Ngài được ? Con là con gái hạ tiện. Những người ở trong lâu đài đàng kia kìa, những người ấy thuộc cấp trên. Còn những người như con, chúng con không có được cả quyền nhìn họ. Họ không giẫm chân lên bóng của chúng con. Khi chúng con đến gần, họ tránh. Nếu họ thấy chúng con, họ phải rửa mặt với nước hương hoa, vừa rửa vừa nói: “Ta vừa thấy dân hạ tiện”. Vậy thì làm sao con dâng nước cho Ngài được ? Làm sao con đến gần Ngài để dâng nước ? Nếu bóng con trải trên người Ngài, Ngài cũng sẽ trở thành dân hạ tiện.
Ananda:
- Tôi không quan tâm gì đến đẳng cấp. Tôi chỉ biết rằng cô cũng là người như tôi. Tôi chưa bao giờ nghe nói đẳng cấp có thể tạo ra khác biệt giữa người này với người kia. Tôi không chấp nhận ý nghĩa ấy. Tất cả mọi người mà tôi thấy đều có hai tay, hai chân, hai mắt, một miệng, một khuôn mặt, một mũi. Mặt trời đâu có mọc ở phương Tây đối với người cấp dưới ? Các người này có bao giờ cảm nhận hạnh phúc hay khổ đau khác ai đâu ? Khi ăn, bụng họ cũng đầy. Họ khác chỗ nào ?
Prakirti:
- Bề ngoài không có gì khác lắm. Nhưng những người ở cấp trên nhờ được xứng đáng mà sinh vào cấp trên. Chúng con thì phạm tội, vì vậy chúng con sinh vào cấp dưới. Họ sinh ra từ miệng Brahma. Còn chúng con sinh ra từ bàn chân Brahma. Chúng con không có quyền học kinh Vệ Đà. Bởi vậy chúng con thấp kém mọi bề. Chúng con là dân hạ tiện.
Ananda:
- Thầy của tôi không dạy như thế. Cô nghe tôi đọc câu này: “No jaccà vasalo hoti – Na jaccà hoti bràhmano. Kammanà vasalo hoti – Kammanà hoti Bràhmano” - (Không ai sinh ra đã thành hạ tiện. Không ai sinh ra đã thành Bà-la-môn).
Sợ hãi và thẹn thùng, cô thiếu nữ ngó quanh. Tay run run, cô cúi xuống đưa gàu nước kề miệng bát rót bát nước đầy. Tôn giả Ananda cám ơn cô rồi mang bát nước đi. Cô thiếu nữ nhìn theo cho đến khi Ananda khuất dạng đàng xa.
Nhìn theo bóng Tôn giả, cô gái như còn nghe văng vẳng bên tai: “Xin cô bát nước”, “Xin cô bát nước”, “Xin cô bát nước”. Lời nói ngọt ngào làm sao. Lời nói dịu dàng làm sao. Người đâu mà đẹp thế. Chẳng lẽ không có giếng nước nào khác ở trong vùng này ? Chẳng lẽ chỉ có nước ở giếng này thôi ? Tại sao người ấy lại đến ngay mình xin nước ? Chẳng lẽ mình là người con gái duy nhất trong vùng này ? Mà có thật người ấy chỉ xin nước thôi, không cần quan tâm rằng mình là con gái hạ tiện ? Người ấy phải biết chứ. Trẻ con cũng biết mình là dân hạ tiện, nhìn áo quần mình bận là biết ngay. Người đẹp đẽ kia là ai vậy ? Từ đâu đến ? Cám ơn trời đưa người ấy đến lại giếng này. Nhờ người, tôi học được rằng tôi là người, là người thiếu nữ. Từ trước đến nay, tôi cứ nghĩ tôi là thú vật, là thiếu nữ thú vật. Ôi, gương mặt quyến rũ. Ôi, đôi mắt tràn ngập nhân từ. Ôi, dáng người thanh nhã, trẻ trung, sáng chói. Làm sao gặp lại người lần nữa bây giờ ? Làm sao nghe lại giọng nói ngọt ngào lần nữa ? Sống làm gì nếu không thấy lại người ? Ôi, giá như ngày nào cũng được dâng nước cho người. Ngày nào cũng được nói với người vài lời. Nếu người lại đến, nhất quyết tôi không để cho người đi. Tôi sẽ mang người về nhà và giữ người lại. Nếu tôi được ngắm người, tôi không cần ăn uống. “Xin cô bát nước”, “xin cô bát nước”, ôi lời nói khắc sâu vào tận đáy lòng.
Mẹ cô thiếu nữ hạ tiện:
- Prakirti ! Prakirti ! Mẹ gọi con nãy giờ sao không thấy ? Con gái tôi đi đâu rồi vậy ? Có chuyện gì xảy đến cho con ? Bộ con mọc rễ bên bờ giếng rồi hay sao vậy ? Lần nào đi lấy nước cũng thế, cứ trò chuyện sa đà với bạn bè thôi. Prakirti, Prakirti !
Prakirti:
- Mẹ ơi, con đây !
Người mẹ:
- Con đâu ?
Prakirti:
- Con đây, bên giếng !
Người mẹ:
- Đã trưa rồi. Đá đã nóng phỏng chân. Con gái nhà người ta đi múc nước đã về cả rồi, con còn la cà ở đấy làm gì vậy một mình ?
Prakirti:
- Mẹ ơi, giọng nói ngọt ngào quá mẹ ơi, “Xin cô bát nước !”
Người mẹ:
- Xin cô bát nước ? Ai xin con nước ?
Prakirti:
- Một người đàn ông trẻ đẹp vô ngần. Đầu cạo, mình khoác áo vàng, tay bưng bát nước. Một chàng thanh niên dáng dấp thư thái.
Người mẹ:
- Cạo đầu ? Làm sao một người đàn ông trẻ cạo đầu mà đẹp được ? Bộ con không biết họ cạo đầu để đuổi cái đẹp đi ?
Prakirti:
- Con không biết. Nhưng người đàn ông ấy đẹp vô ngần. Toàn thân người ấy sáng rực ánh vàng. Cặp mắt dịu dàng. Phong thái bình dị. Người ấy là hiện thân của nhân từ và bình dị.
Người mẹ:
- Người ấy có cùng đẳng cấp với mình không ?
Prakirti:
- Có. Người ấy nói cùng với con một đẳng cấp.
Người mẹ:
- Đẳng cấp gì ?
Prakirti:
- Đẳng cấp người.
Người mẹ:
- Chắc con giấu đẳng cấp của con khi nói chuyện chứ gì ? Bao nhiêu người hạ tiện ở vùng này không muốn lộ đẳng cấp của mình. Thái độ ấy thật là nhục nhã. Nếu ai cũng hãnh diện về đẳng cấp của mình, làm gì còn đẳng cấp thấp nữa. Con không nói cho người ấy biết con là con gái hạ tiện, phải không ?
Prakirti:
- Con nói con là hạ tiện. Nhưng người ấy không chịu nhận như vậy. Người ấy chỉ nhắc đi nhắc lại xin nước uống thôi. Người ấy nói một người trở thành Bà-la-môn hay hạ tiện không phải do sinh ra mà do hành động.
Người mẹ:
- Người ấy nói gì nữa ?
Prakirti:
- Người ấy nói đừng làm trái lại tự do mà ta vốn có như là người. Chối bỏ bản chất người của mình bằng cách nghĩ rằng mình có một bản chất riêng, bản chất riêng ấy là thấp, đáng khinh miệt và không thay đổi được, là tai hại còn hơn là giết bản chất thật của mình. Thiếu tự trọng là một hành động thấp hèn hơn cả hủy diệt bản chất. Người ấy nói như vậy. Mọi người sinh ra trên trái đất này đều là những con người tự do. Người ấy nói sau khi sinh ra như vậy, tự do bị thu hẹp lại vì những chướng ngại như chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo, ngôn ngữ, phong tục, cha mẹ, thầy giáo, giáo sĩ, tục lệ. Trong đầu con, con cứ nghĩ về con như là một người thấp hèn bị ràng buộc bởi tập tục xã hội. Con cứ nghĩ về con như là con chó hoang sục sạo tìm thức ăn thừa ngoài đường. Người ấy mang đến cho con ánh sáng. Con tưởng như sống một đời mới. Chỉ đến ngày hôm nay con mới học được rằng con là thành viên mới của xã hội loài người. Người ấy là ánh sáng. Người ấy là ánh sáng của con. “Xin cô bát nước”, “Xin cô bát nước” ... lời nói ngọt ngào làm sao.
Người mẹ:
- Người ấy không biết gì về đẳng cấp hạ tiện, nhưng con ơi, mẹ biết. Người ta sinh ra thế này hay thế nào là do nghiệp.
Prakirti:
- Vậy những người ở đẳng cấp cao đã làm gì mà được sinh ra như vậy ?
Người mẹ:
- Họ cũng vậy, đó là kết quả của nghiệp.
Prakirti:
- Dù thế nào chăng nữa, người ấy nói với con rằng người ta không trở thành cấp cao hay cấp thấp vì sinh ra như thế. Người ấy nói dù là vua, dù là Bà-la-môn, dù là tăng sĩ, nếu sát sinh, nếu trộm cắp, nếu tà dâm, nếu nói điều độc ác, nếu rượu chè say sưa, thì đều là dân hạ tiện.
Người mẹ:
- Đó là điều mẹ vừa nói với con, đó là kết quả của nghiệp.
Prakirti:
- Mẹ ơi, không phải bất cứ điều gì cũng xảy ra vì nghiệp. Mình là dân hạ tiện không phải vì nghiệp mà là vì xã hội. Con không muốn chấp nhận những chuyện vô nghĩa lý ấy. Người đàn ông trẻ xin con nước tên gì vậy, đó là điều con muốn biết. Người ấy làm gì, con chỉ muốn biết chuyện ấy thôi.
Người mẹ:
- Mẹ đã hỏi rồi. Người ấy tên là Ananda. Người ấy là đệ tử của Phật. Người ấy thuộc dòng dõi Thích Ca.
Prakirti:
- Người ấy làm gì ?
Người mẹ:
- Người ấy là một vị Tăng đã từ bỏ đời sống trần tục.
Prakirti:
- Mẹ ơi, người ấy tốt vô cùng. Con chẳng cần biết người ấy là ai. Con chỉ muốn được nhìn người ấy mãi hoài. Con không thể sống không có người ấy. Con cần có Ananda. Nếu con không có được người ấy con sẽ nhịn đói đến chết. Mẹ ơi, mẹ làm phù phép đi, mẹ dùng hết phù phép mà mẹ biết để mang Ananda đến lại với con. Nếu không, mẹ sẽ không bao giờ thấy lại con gái độc nhất của mẹ. Con sẽ nhịn đói cho đến khi mẹ mang Ananda đến cho con.
Người mẹ:
- Vua Kosala của chúng ta là người rất mộ Phật. Vua đến hầu Phật mỗi ngày. Nếu vua biết con yêu Ananda, vua sẽ đốt nhà con. Vua sẽ cấm dân hạ tiện chúng ta sống trong xứ này. Con làm hại mọi người trong đẳng cấp chúng ta.
Prakirti:
- Nếu vậy thì mẹ đọc thần chú đi. Mẹ đọc thần chú thì Ananda đến liền. Con mà không có Ananda thì con chết.
Người mẹ:
- Phật là người không còn dục vọng. Mà Ananda thì biết thần chú của Phật, Phật chú diệt hết mọi thần chú. Thôi được, mẹ thương con, mẹ đọc thần chú cho con.
Người mẹ đốt phân bò khô, cỏ khô, thêm củi vào cho lửa rực cháy. Bà ném hoa vào lửa, từng cánh, từng cánh, miệng đọc thần chú: “Amale, vimale, kunkume sumane, yena baddhasi vidyut icchaya devo varsati, vidyotati garjati, vismayan, Maharajasya , samabhi vardhayitum, devebhyo manushyebhyo gandhavebhyah shikigraha deva, visikhigraha grahadeva, Anandasyagamanaya, Samgamanaya, kramanaya, grahanaya juho svaha.”
Trong khi người mẹ hạ tiện đọc thần chú như vậy, tôn giả Ananda trong tịnh xá cảm thấy đầu óc bị rối loạn, Ngài rời tịnh xá và đi thẳng đến nhà mẹ con cô thiếu nữ hạ tiện. Thấy tôn giả từ xa đi đến, người mẹ bảo con gái sửa soạn giường gối. Ananda bước vào nhà, đứng lại, lặng yên. Ngài để ý thấy cô thiếu nữ Prakirti trang điểm đỏm dáng và hiểu thâm ý của người mẹ. Tôn giả biết mình đang gặp nạn. Ngài bèn nghĩ đến Đức Phật, và bằng ý nghĩ, Ngài cầu Phật hộ trì. Bằng tuệ nhãn, Đức Phật thấy Ananda đang gặp nạn, bèn đọc một câu chú:
“Sthi racyutith sunitih svastih sarva pranibhyah sarah prasannam nirdosham prashantam sarvatobhayam itayo yatra shamyanti sarva siddhasca yoninani etena satya vakyena svastyanandaya bhiksave”.
Thần chú của người mẹ tan biến. Tôn giả Ananda lấy lại được sáng suốt và trở về lại tịnh xá. Cô thiếu nữ Prakirti bảo mẹ làm cho Ananda quay lại, nhưng người mẹ trả lời rằng Phật chú dẹp tan mọi thần chú trên đời này. Bà nói với con gái, chắc Ananda đã đọc chú của Phật. Tôn giả Ananda thoát được phù phép của người mẹ, trở về tịnh xá, đảnh lễ Phật và cung kính đứng hầu bên cạnh. Phật nói với tôn giả: “Này, Ananda, con phải nghe và nhớ kinh Sadaksara Vidyà này. Đây là bài kinh sẽ hộ trì cho tăng, ni, thiện nam, tín nữ. Này Ananda, con phải nhớ, phải suy ngẫm”.
Đức Phật đọc:
“Andare pandare karande keyurerci haste svara grive Bandhumati, viramati, dhara vidha cilimile, vilodaya, visani loke visa cala golamati gandavile cili mile satiminmena yatha samvibhaketa golamati ganda vilayai svaha” - Ananda, người nào đọc kinh này, người ấy sẽ được tự do nếu bị hành hạ. Người ấy sẽ được giải phóng khỏi trừng phạt nếu có ai ra lệnh trừng phạt. Nếu người ấy khiếp sợ, người ấy sẽ được giải phóng khỏi khiếp sợ. Này Ananda, người nào được kinh này che chở sẽ không bao giờ bị một hành động gì vùi dập ngoài kết quả của nghiệp kiếp trước.
Tôn giả Ananda thoát khỏi phù phép của mẹ cô gái. Nhưng Prakirti, cô thiếu nữ hạ tiện, vẫn cứ yêu thầm Ngài. Một ngày kia, tôn giả đi khất thực, Prakirti đi theo. Ananda không đi khất thực nữa, quay về lại tịnh xá, bạch Phật. Cô thiếu nữ theo gót tôn giả đến tịnh xá, đứng tần ngần trước cổng. Đức Phật cho gọi cô vào.
Đức Phật:
- Có thật là con cứ theo đuổi Ananda ?
Prakirti:
- Bạch thế Tôn, dạ đúng, con có theo đuổi.
Đức Phật:
- Tại sao ?
Prakirti:
- Bạch Thế Tôn, để Ananda làm chồng của con.
Đức Phật:
- Song thân của con có bằng lòng như vậy không ?
Prakirti:
- Cha mẹ con chấp thuận.
Đức Phật:
- Vậy con mời song thân của con đến đây.
Prakirti đi về nhà, nói với cha mẹ rằng Đức Phật muốn gặp hai người. Rồi cô đi cùng cha mẹ đến tịnh xá.
Đức Phật:
- Con gái của hai vị nói muốn có Ananda làm chồng. Hai vị có đồng ý không ?
Cha mẹ cô thiếu nữ hạ tiện:
- Bạch Thế Tôn, chúng con đồng ý. Con gái chúng con nói rằng nó không sống được nếu không có tôn giả Ananda. Nó nói nó sẽ tự tử nếu không lấy được tôn giả.
Đức Phật:
- Được rồi, hai vị có thể đi về nhà, để Prakirti ở lại đây.
Cha mẹ cô thiếu nữ đảnh lễ Phật rồi lui ra.
Đức Phật:
- Trong thành Savatthi này con muốn bao nhiêu thanh niên cũng có, tại sao con chỉ thương yêu Ananda ?
Prakirti:
- Con thích chàng. Con yêu chàng. Lòng con sáng lên vì chàng. Con học được cách suy nghĩ tự do nhờ chàng. Nhờ chàng mà con hiểu rằng con là một người, thành viên của nhân loại. Chính chàng đã làm cho con biết con cũng có mọi ưu tiên, mọi quyền, mọi tự do mà bất cứ người nào cũng phải có. Trong lúc con bị xã hội ruồng rẫy, gạt bỏ xuống tận cùng hố rác, hành hạ với đòn roi của đẳng cáp, y như một con chó hoang, chàng là người duy nhất dạy cho con rằng con cũng là thành viên của chủng tộc loài người. Bởi vậy, chàng là ánh sáng của con. Chàng là cuộc đời mới của con. Con không thể sống được nếu không có chàng. Chỉ thấy chàng là mắt con gặp ân huệ. Giọng chàng ấm bên tai con. Chàng nhìn con dịu dàng, lời nói nhân từ của chàng khắc sâu vào tim con. Con phải có chàng.
Đức Phật:
- Được rồi, ta sẽ cho con Ananda, nhưng con phải theo lời ta nói.
Prakirti:
- Con làm bất cứ điều gì cũng được, nếu Thế Tôn cho con Ananda.
Đức Phật:
- Nếu con muốn Ananda, con cũng phải mặc áo như Ananda mặc. Ananda cạo đầu, con cũng phải cạo đầu. Ananda đắp y vàng, con cũng phải đắp y vàng. Nếu con làm những việc đó, con có thể có Ananda.
Prakirti:
- Bạch Thế Tôn, con sẽ chạy về nhà và sẽ trở lại đây sau khi làm những điều Thế Tôn bảo.
Prakirti chạy về nhà, kể lại sự việc cho mẹ nghe, người mẹ mắng cô. Prakirti khóc, cô nhịn đói.
Người mẹ:
- Con ơi, con điên rồi sao ? Con tuyệt thực đến khi chết sao con ?
Prakirti:
- Mẹ ơi, xin mẹ cạo đầu cho con. Mẹ không làm, con sẽ chết thôi.
Người mẹ:
- Con điên rồi, con ơi, người phụ nữ đẹp nhất là ở nơi đầu tóc. Cạo đầu rồi thì nhan sắc đâu nữa, con đui mù rồi sao, có gì làm người phụ nữ xấu xí hơn ? Nếu tóc con bị cắt, nếu đầu con bị gọt, con sẽ xấu xí như thế nào, trong thành Savitthi này có cô thiếu nữ nào đẹp bằng con đâu, mẹ sẽ tìm cho con một chàng trai xứng đáng. Đừng vội con ạ, kiên nhẫn thêm chút nữa. Còn nhan sắc gì nữa nơi người con gái bị gọt tóc, đừng điên con ơi !
Prakirti:
- Con không muốn bất cứ ai khác. Con chỉ muốn Ananda. Đối với con, chàng là tuyệt đẹp. mặt chàng sáng rực như vàng. Con thích quá cách chàng nhìn, giọng ngọt chàng nói, dáng uy nghi chàng đi. Trên trái đất này, con không muốn bất kỳ ai khác, ngoài chàng.
Người mẹ:
- Thôi được rồi, con ăn đi.
Prakirti:
- Con nhịn đói cho đến khi nào mẹ gọt tóc cho con.
Prakirti tuyệt thực cả mấy ngày sau đó. Mẹ cô quá sợ cô chết, phải cắt tóc cho con.
Người mẹ:
- Rồi đó, bây giờ con giống như ni cô. Chắc chắn ai cũng sẽ thất vọng về con. Đây là mưu chước của thầy của Ananda. Chẳng có ai trở về nhà sau khi bị Ngài ấy lừa, Ngài ấy có phép thôi miên.
Prakirti:
- Điều đó chẳng quan hệ gì. Con bất cần tất cả nếu được Ananda. Con bất cần nếu phải đi xin ngoài đường với chàng. Mẹ ơi, con chạy đến tịnh xá Jetavana đây.
Người mẹ:
- Con đi đi. Rồi xem việc gì xảy ra.
Cô thiếu nữ Prakirti đầu trọc đi đến tịnh xá Jetavana, mình đắp y vàng. Cô đảnh lễ Phật rồi chắp tay đứng hầu bên cạnh. Hàng trăm vị tăng, trong đó có Ananda, ngồi quanh Phật.
Prakirti:
- Kính lễ Đức Thế Tôn, con đã làm y như lời Thế Tôn đã dặn, xin Thế Tôn cho con Ananda.
Đức Phật:
- Tốt lắm, con bây giờ xứng đáng để nhận Ananda. Trước khi ta trao Ananda cho con, con hãy trả lời ta vài câu.
Prakirti:
- Xin Thế Tôn cứ hỏi.
Đức Phật:
- Cái gì nơi Ananda làm con yêu thích ? Dáng dấp, mặt mày, cặp mắt, cách nói, dáng đi … cái gì ?
Prakirti:
- Đối với con, mặt Ananda tươi tốt, mũi đẹp mắt dễ thương, tai mời gọi, giọng nói ngọt ngào, ý nghĩ đúng đắn, toàn thể dáng dấp đều quyến rũ. Như vậy đó, con yêu tất cả vẻ người của chàng.
Đức Phật:
- Con xem thân hình Ananda là đẹp. Nhưng nếu da Ananda bị thương, da đó chảy máu. Nếu không chữa lành, da đó sưng lên. Nó đau, mủ chảy ra. Cái mà con tả là đẹp, chỉ là bề ngoài con thấy, hạn chế nơi da bọc ngoài. Như vậy, vẻ đẹp hay vẻ quyến rũ chỉ là do cái nhìn bề ngoài da thịt. Nếu da của một người bị lột ra, chẳng ai thèm nhìn người đó nữa. Nếu cái gì ở bên trong thân thể bị lật ra bên ngoài, chó quạ sẽ đến tấn công, phải cầm gậy gộc đuổi đánh. Thân thể đó không phải làm bằng vàng bạc, ngọc ngà. Cũng không phải bằng đá quý, san hô. Thân thể đó làm bằng xương, da, gân, thịt, máu, nước bọt, phân …Thân thể đó không đáng giá gì cả khi con nhìn nó. Nếu con nhìn vào thực chất của nó, nó đáng ghê tởm. Người không có trí tưởng rằng nó đẹp, thực chất nó vô thường như bọt nước, như bong bóng, tan biến như tia chớp, huyền ảo như ảo thuật, như giấc mộng. Thân thể là phù du, bất trắc, giả dối, nó giống như chiếc bao chứa đầy đồ phế thải. Khi nó bệnh hoạn, ta trở thành kẻ thù của chính ta. Nếu ta nhịn ăn một ngày, nếu ta không tắm một ngày, nếu ta không súc miệng một ngày, ta sẽ thấy chính ta là đáng tởm, tất cả những gì ghê tởm ứa ra ngoài thân. Thân thể là nơi nương tựa của bệnh hoạn, của buồn bã, của sợ hãi, của nguy khốn. Không ai biết mình sẽ chết hôm nay hay ngày mai. Đồ phế thải của thân thể làm chính ta ghê tởm. Thân thể là nhà chứa của ghê tởm. Ta không thể đem thân này đi theo được. Ta không cho ai thân này được. Bộ xương này gồm 300 đốt, không kể răng. Các đốt xương nối kết với nhau nơi 180 khớp, 900 gân cột thịt lại. 900 mảnh thịt bám chặt vào gân. Toàn thể bộ xương được da bao quanh, cho nên ta không thấy gì bên trong. Da được đánh bóng nhờ lớp sợi tơ đan kết. Thân này có hàng triệu lỗ chân lông, đồ phế thải ứa ra ngoài thân như mỡ đọng quanh chảo. Đó là nơi trú ẩn của hàng triệu con trùng. Đó là nơi than khóc chọn làm chỗ ở. Đó là bị da chứa đồ phế thải với 9 lỗ thoát hơi. Khi hơi thở lìa khỏi thân này, ai cũng sợ hãi, không dám sờ lên. Hai ngày sau, nó bốc mùi thối với đồ phế thải rỉ ra. Thương cái xác chết này hay thương cái xác chết kia, nào có gì khác nhau ? Tình yêu là do ham muốn mà có. Ở đâu không còn ham muốn, ở đấy không còn đắm đuối. Ở đâu có tình yêu, ở đấy có buồn khổ. Từ ngày con bắt đầu yêu Ananda, con đã thực chứng bao nhiêu buồn khổ, khóc lóc, thở than, mất ăn, mất ngủ, suy nhược, hôn mê. Tất cả những điều đó đâu có phải là hạnh phúc. Bây giờ, con hãy suy nghĩ cho kỹ với trí tuệ của con, xem thử thân thể của Ananda có phải là cái gì đáng yêu không ?
Prakirti:
- Ôi, bạch Đấng Giác ngộ, con đã thấm sự thật qua lời giảng của Ngài rồi. Con đã thấy thực chất nơi thân thể mà Ngài tả. Lòng còn nhẹ hơn khi nghe Thế Tôn nói. Con thông suốt mọi lời Thế Tôn dạy.
Đức Phật:
- Nếu thật như vậy, ta sẽ thực hiện lời hứa trao Ananda cho con. Bây giờ con có thể đi về nhà với Ananda.
Prakirti:
- Ôi, bạch Đấng giác ngộ, con không cần Tôn giả Ananda nữa. Lời Thế Tôn đã chữa lành tâm bệnh của con, chữa lành điên cuồng của con. Con không phải là người thiếu nữ có thể hạ mình xuống để điên cuồng như vậy nữa. Tất cả cơn đam mê đã lìa khỏi tâm con rồi. Xin Thế Tôn rủ lòng thương xót thâu nhận con vào Ni đoàn của Ngài.
Đức Phật:
- Đoàn thể Tăng Ni của ta rộng như biển. Bao nhiêu sông đều chảy vào biển, trộn chung nước với nhau, chẳng còn phân biệt nước của sông này với nước của sông kia, tất cả chỉ còn một tên là biển. Cũng vậy, ta không phân biệt người thấp hay cao, chủng tộc, đẳng cấp, xứ sở, ai cũng vào đoàn thể Tăng Ni của ta được cả. Khi vào, tất cả những gì khác biệt trước đây đều tan biến, mọi người cùng sống với nhau như con chung một cha, mang tên chung là Phật tử. Bởi vậy, không có gì cản trở con gia nhập Ni đoàn.
Prakirti gia nhập Ni đoàn và trở thành A-la-hán. Tin đồn về Đức Phật thu nhận một cô gái hạ tiện vào Ni đoàn lan rộng ra khắp thành Savatthi. Giới tướng tá, Bà-la-môn, quý tộc, phú gia rúng động. Họ tự hỏi làm sao một phụ nữ hạ tiện, khi trở thành ni cô có thể đi vào nhà một người sinh ở cấp trên, làm sao một người sinh ở cấp trên có thể đến gần phụ nữ ấy, làm sao phụ nữ ấy có thể nhận thức ăn khất thực từ người sinh ở cấp cao. Họ đến thưa chuyện với vua Kosala, vua cùng với một đoàn tùy tùng gồm những người trong đẳng cấp thượng lưu, thân hành đến hỏi Phật. Đức Phật gọi Ni cô Prakirti, Tôn giả Ananda và tất cả Tăng Ni đến quanh Ngài, rồi Ngài hỏi vua và mọi người có muốn nghe kể chuyện kiếp trước của Prakirti không. Ai cũng muốn nghe. Đức Phật bèn kể:
- Thuở trước, bên bờ sông Hằng, có một vị tộc trưởng thuộc đẳng cấp hạ tiện tên là Trishanka. Vị ấy có một người con trai dung mạo thanh tú, thông minh, học hết kinh Vệ Đà. Khi thanh niên ấy đến tuổi lập gia đình, người cha đến cầu hôn con gái của một người Bà-la-môn, người con gái ấy tên là Prakirti. Người Bà-la-môn tức giận, cho rằng việc cầu hôn ấy là sỉ nhục. Người tộc trưởng hạ tiện đem hết lý lẽ ra để giải thích rằng phân biệt đẳng cấp như vậy là không đúng, bởi vì ai cũng là người cả. May sao, người cha Bà-la-môn ấy học rộng, hiểu nhiều, nên nghe giải thích như vậy thì chấp nhận, bằng lòng gả con gái. Cô thiếu nữ Prakirti xinh đẹp của người Bà-la-môn thượng cấp kia chính là kiếp trước của Ni cô Prakirti đang có mặt ở đây. Con trai của vị tộc trưởng hạ tiện là Ananda. Ta là người tộc trưởng hạ tiện Trishanka của kiếp trước.
Mọi người thích thú nghe chuyện. Vua Kosala và tùy tùng đảnh lễ Phật rồi ra về.
Đời chim phóng sinh
- Trịnh Bửu Hoài
Cuộc đời chim phóng sinh
Tuy không còn tung cánh
Ngút một cõi trời xanh
Chim vào lồng buồn bã
Đâu nghĩ có ngày ra
Thế mà chim được thả
Dù không thể bay xa
Chỉ một ngày trước miểu
Chim thoát chết mấy lần
Nhưng làm sao chim hiểu
Phức tạp của hồng trần
Người phóng sinh được phước
Kẻ bán chim được tiền
Chỉ mình chim suy kiệt
Dưới mái chùa thiêng liêng
Ai ngờ người lương thiện
Trở thành kẻ sát sinh
Tiếp tay nuôi tội ác
Bằng đời chim phóng sinh
Đừng (3)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Sao Mai đã mọc
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XVIII, Thích Nhất Hạnh
Chánh niệm đưa thân tâm và hơi thở trở về một mối. Chánh niệm sung mãn đưa tới một định lực hùng tráng. Sa-môn Gotama bắt đầu dọi ánh sáng quán chiếu vĩ đại ấy vào tự thân. Hồi lâu, ông bắt đầu thấy, trong giây phút hiện tại, sự có mặt của muôn loại chúng sanh ngay trong chính tự thân ông.
Tất cả các loại chúng sanh, từ khoáng, khí, hơi, sương cho đến rêu cỏ, thảo mộc, côn trùng, cầm thú và loài người đều có mặt, và có mặt một cách hiện thực ngay trong giờ phút hiện tại. Ông thấy sự có mặt của tất cả các loại chúng sanh ấy chính là sự có mặt của ông, không những trong hiện tại mà cũng là trong quá khứ và trong vị lai. Ông trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp quá khứ. Ông trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp hiện tại. Ông cũng trông thấy được tất cả những sinh diệt của mình trong các kiếp vị lai. Ông thấy được sự co giãn và thành hoại của muôn ngàn thế giới, muôn ngàn tinh cầu, với tất cả những nỗi niềm đau của từng sinh vật, trong ấy, loài thì do thai sinh ra, loài thì do trứng sinh ra, loài thì do sự tụ hợp biến hóa sinh ra, loài thì do sự chia cắt phân thân sinh ra. Ông thấy mỗi tế bào trong cơ thể ông chứa đựng được cả tam thiên đại thiên thế giới và cũng chứa đựng cả thời gian từ vô thỉ đến vô chung. Cái thấy ấy là túc mệnh minh. Ông chứng đạt được trí tuệ này vào cuối canh một.
Sa-môn Gotama tiếp tục đi sâu vào trên con đường khám phá. Ông thấy tuy vô lượng vô số thế giới từng co giãn, sinh diệt và thành hoại như thế, và tuy vô lượng vô số chúng sinh từng sinh diệt và thành hoại như thế trong vô lượng vô số kiếp, nhưng kỳ thực những co giãn, sinh diệt và thành hoại ấy chỉ là những biểu hiện bề ngoài, chưa từng đụng tới thực tướng của pháp giới, cũng như trên mặt biển cả tuy lúc nào cũng có hàng triệu đợt sóng lô nhô xuất hiện nhưng đại dương chưa bao giờ vì vậy mà có sinh diệt hay thành hoại. Sóng dường như có còn mất sinh diệt mà nước không hề có còn mất sinh diệt, và nếu sóng tự biết mình là nước thì sóng có thể vượt ra ngoài sự sinh diệt còn mất, đạt tới tâm trạng an ổn và đập tan mọi niềm sợ hãi. Cái thấy này đưa sa-môn Gotama vượt thoát lưới sinh tử. Ông bất giác mỉm cười. Nụ cười của ông nở như một bông hoa dù là trong đêm tối. Nụ cười đó như tỏa chiếu hào quang. Nụ cười ấy là hoa trái của một cái thấy vi diệu. Cái thấy ấy là lậu tận minh. Sa-môn Gotama đạt tới cái thấy ấy vào cuối canh hai.
Vừa lúc ấy có tiếng sấm nổ vang trời và những làn chớp giật tiếp nhau lóe lên như xé rách không gian. Tự hồi nào mây đen đã kéo đến che lấp hết trăng sao. Giờ đây với tiếng sấm nổ rền, mưa cũng bắt đầu rơi xuống xối xả. Mưa rơi ướt hết cả thân hình vị sa-môn đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Pippala, nhưng Siddhatta vẫn ngồi yên bất động. Ông thản nhiên tiếp tục công phu thiền quán. Tiếp tục rọi ánh sáng vào cõi tâm, ông thấy chúng sanh đang chịu đựng vô lượng khổ đau chỉ vì mỗi người mỗi loài không biết rằng mình đang cùng chung một thể tính với mọi người và mọi loài khác, và từ sự u mê đó đã làm phát sinh bao nhiêu phiền não làm rối loạn tâm hồn. Tham đắm, giận hờn kiêu căng, nghi ngờ, tật đố và sợ hãi ... những tâm niệm ấy đều phát sinh từ gốc vô minh. Nếu mỗi người biết tìm cách tĩnh tâm để nhìn lại, để quán chiếu sâu sắc vào lòng sự vật thì ai cũng có thể đạt tới sự hiểu biết, và sự hiểu biết này sẽ làm tiêu tán được mọi phiền não và làm phát sinh được sự chấp nhận và niềm tin yêu. Ông khám phá ra rằng hiểu biết và thương yêu là một và nếu không thể hiểu biết thì không thể thương yêu. Tính tình của một con người, dù ác độc đi mấy, cũng là do những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội tạo thành. Nếu hiểu được điều đó ta sẽ không oán ghét con người mà chỉ lo chuyển hóa những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội. Với một nhận thức như thế ta không còn oán hận mà chỉ có xót thương. Có xót thương ta mới ra tay hành động để chuyển hóa con người và chuyển hóa hoàn cảnh. Con đường mà Siddhatta tìm ra là con đường hiểu biết để xót thương và hành động. Muốn thương yêu phải hiểu biết.
Hiểu biết là chìa khóa của cánh cửa giải thoát. Mà muốn đạt tới hiểu biết, con người phải sống thức tỉnh trong từng giây từng phút, thức tỉnh để tiếp xúc, để nhận diện và để nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Cái nhìn ấy càng ngày sẽ càng sâu sắc, và khi nhìn sâu được vào lòng một hiện tượng thì hiện tượng đó sẽ phơi bày chân tướng trước mặt ta. Đó là bí quyết của chánh niệm. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), sự cố gắng đi về đường chính (chánh tinh tiến), và sử dụng đúng pháp những trạng thái thiền định về mục đích giải thoát (chánh định). Con đường này gọi là con đường thành đạo, là arymarga, là con đường cần được chỉ bày cho nhân gian. “Chánh niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát và giác ngộ”, sa-môn Siddhatta thì thầm.
Nhìn thấu vào tâm niệm của mọi loài chúng sanh. Siddhatta đã chứng được tha tâm minh. Đồng thời ông cũng đạt tới khả năng có thể thấy có thể nghe tất cả niềm vui nỗi khổ của mọi loài mà không cần đi tới tận chỗ. Cùng một lúc ông đạt tới thiên nhãn minh, thiên nhĩ minh và thần túc minh. Lúc ấy, trời đã cuối canh ba. Sấm sét đã im. Mây đen đã cuốn sạch, và trăng sao lại vằng vặc hiện ra trên bầu trời trong suốt.
Sa-môn Gotama có cảm giác một cái nhà tù thường giam hãm con người trong ngàn vạn kiếp đã vừa bị phá tung. Vô minh là người chủ ngục, vì sự u mê cho nên những vọng động (hành) đã gợn lên trong tâm thức cũng như mây đen đã giăng bủa trên bầu trời và che lấp cả trăng sao. Từ những vọng động của tâm thức mà phát sinh ra sự phân biệt tâm và vật, chủ thể và đối tượng, ta và người, có và không, còn và mất (danh sắc, lục nhập, xúc). Từ sự phân biệt ấy phát sinh sự tù túng (thọ, ái, thủ, hữu). Nhà tù được xây dựng kiên cố. Trong khổ đau (sinh lão bệnh tử), vô minh lại càng ngày càng sâu nặng, và bốn bức tường của cái nhà tù càng ngày càng thêm vững chắc, càng vùng vẫy, con người càng thấy những bức tường của nhà tù vững chắc. Chỉ có một cách mà thôi, đó là nắm lấy người chủ ngục và khám phá chân tướng nó. Người chủ ngục ấy là vô minh. Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo.
Một khi tên chủ ngục không còn thì ngục tù bị phá tung, và không bao giờ còn được xây dựng trở lại. Sa-môn mỉm cười, thì thầm:
- Này kẻ cai tù ơi, ta đã nhìn thấy ngươi. Từ bao nhiêu kiếp rồi, ngươi đã thiết lập bao nhiêu phen những nhà tù sanh tử. Bây giờ đây những bức tường đã bị phá vỡ, kèo cột đã bị đập nát. Ta đã nhìn rõ mặt mũi của ngươi rồi. Từ nay trở đi, ngươi không còn xây được một cái nhà tù nào nữa.
Nhìn lên, Siddhatta thấy sao Mai đã mọc ở chân trời, lấp lánh như một hạt kim cương lớn. Lâu nay ngồi dưới gốc Pippala, Siddhatta đã nhiều lần trông thấy ngôi sao này. Nhưng hôm nay sao Mai hiện ra như một ngôi sao mới, chói sáng và lấp lánh mừng vui như nụ cười giác ngộ. Siddhatta nhìn sững ngôi sao Mai rồi buột miệng lên tiếng: “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng, vậy mà trong ngàn muôn ức kiếp cứ để cho tự mình lặn ngụp trong biển sinh tử khổ đau. Thật là đáng thương”.
Siddhatta biết rằng đạo lớn đã được tìm ra, và hoài bão của ông đã đạt được. Tâm hồn an lạc, thư thái, ông nghĩ đến những năm lặn lội kiếm tìm với bao nhiêu gian truân và nhọc nhằn. Ông nghĩ tới cha, tới mẹ, tới dì, tới Yasodhara, tới Rahula và tới mọi bạn bè quen thuộc. Ông nhớ tới triều đình, tới kinh thành Kapilavatthu, tới dân, tới nước, tới những kẻ cùng khổ thiếu may mắn, và tới những đứa bé sống lây lất trong các xóm nghèo. Ông hứa sẽ tìm cách đem ánh sáng của con đường mới, soi tỏ đường đi nước bước của họ và dìu họ ra khỏi biển khổ. Tình thương nơi ông dào dạt hơn bao giờ hết bởi vì trí tuệ nơi ông bây giờ sáng tỏ hơn bao giờ hết.
Bóng tối đã tan. Nắng đã lên. Chim chóc đã bắt đầu ca hát. Nắng đã bắt đầu lọc qua những chiếc lá non. Nắng và lá đẹp một cách lạ kỳ. Sa-môn Gotama đứng dậy, rời chỗ ngồi, ông đi dần ra phía bờ sông. Trên bờ cỏ, các bông hoa đủ màu đã lấm tấm nở trong nắng mai. Nắng như reo mừng trên không gian, trên cành lá và trên mặt sông. Hình như bước tới đâu ông thấy hoa nở tới đó. Sầu đau không còn có mặt. Tất cả những mầu nhiệm của hiện hữu nối tiếp nhau hiển bày trước mắt ông. Tất cả hôm nay đều như đổi mới, đều như khác lạ. Nền trời xanh đối với ông cũng là mới lạ. Đám mây trắng đối với ông cũng là mới lạ. Vũ trụ mới tinh, và tự thân sa-môn Gotama cũng mới tinh.
Vừa lúc ấy thì Svastika chạy tới. Thấy chú bé chăn trâu, Siddhatta mỉm miệng cười, Svastika đứng dừng lại. Cậu bé nhìn ông chăm chăm, hai mắt như bỡ ngỡ và miệng há to. Nó quên cả chắp hai tay lên trán để chào. Siddhatta gọi:
- Svastika !
Chú bé giật mình, đáp:
- Dạ ! ( Rồi mới chắp tay chào.)
Nó tiến tới mấy bước nữa, ngừng lại, rồi lại đứng nhìn Siddhatta trân trân. Cuối cùng nó thẹn thùng nói:
- Thưa thầy, hôm nay con trông thầy rất khác lạ.
Vị sa-môn vẫy nó lại gần và ôm nó trong hai tay. Ông hỏi:
- Con thấy ta khác thế nào ?
Úp mặt vào Siddhatta, Svastika nói:
- Con không biết. Con chỉ biết là hôm nay thầy khác lắm. Con thấy thầy như một cái mặt trời.
Siddhatta xoa đầu cậu bé:
- Vậy hả con ? Con thấy thầy như là cái gì nữa ?
Svastika nhìn lên:
- Con thấy thầy như bông sen vừa nở. Con lại thấy thầy như ... như ... mặt trăng trên đỉnh núi Gayasisa.
Siddhatta nhìn vào mặt Svastika:
- Con là thi sĩ rồi đó. Nào, nói cho thầy nghe đi, tại sao hôm nay con đến thăm thầy sớm thế ? Trâu của con được thả ăn ở đâu ?
Svastika kể cho Siddhatta nghe là hôm nay cậu không phải thả trâu cho ăn, vì tất cả mấy con trâu lớn đều được đi cày ruộng. Chỉ có một con nghé thì được giữ tại chuồng. Hôm nay nó chỉ cần đi cắt cỏ cho trâu mà thôi. Hồi hôm nó và mấy em thức dậy vì tiếng sấm sét và vì mưa dột ướt cả mấy cái chõng tre. Mấy anh em đều phải trỗi dậy. Chưa bao giờ nó thấy có trận mưa lớn và sấm chớp nhiều như vậy. Cả bọn đều nghĩ đến Siddhatta và đứa nào cũng lo lắng cho Siddhatta. Chúng ngồi với nhau cho đến khi trời tạnh mưa mới đi ngủ lại, và khi trời mới sáng, Svastika đã chạy qua chuồng trâu để lấy quang gánh đi cắt cỏ. Nó muốn ra sớm để tìm xem Siddhatta có được an lành không, và khi ra tới bờ sông thì nó gặp Siddhatta.
Vị sa môn cầm tay Svastika:
- Ngày hôm nay là ngày vui nhất của thầy. Chưa bao giờ thầy vui như hôm nay. Nếu được thì chiều nay các con ghé lại cây Pippala chơi với thầy. Nhớ cho mấy đứa em của con đến với nhé. Bây giờ thì con hãy đi cắt cỏ cho đầy gánh đi.
Svastika sung sướng chạy đi, trong khi vị sa-môn tiếp tục đi từng bước một trên bờ sông ngập nắng.
Sa-môn Gotama tiếp tục đi sâu vào trên con đường khám phá. Ông thấy tuy vô lượng vô số thế giới từng co giãn, sinh diệt và thành hoại như thế, và tuy vô lượng vô số chúng sinh từng sinh diệt và thành hoại như thế trong vô lượng vô số kiếp, nhưng kỳ thực những co giãn, sinh diệt và thành hoại ấy chỉ là những biểu hiện bề ngoài, chưa từng đụng tới thực tướng của pháp giới, cũng như trên mặt biển cả tuy lúc nào cũng có hàng triệu đợt sóng lô nhô xuất hiện nhưng đại dương chưa bao giờ vì vậy mà có sinh diệt hay thành hoại. Sóng dường như có còn mất sinh diệt mà nước không hề có còn mất sinh diệt, và nếu sóng tự biết mình là nước thì sóng có thể vượt ra ngoài sự sinh diệt còn mất, đạt tới tâm trạng an ổn và đập tan mọi niềm sợ hãi. Cái thấy này đưa sa-môn Gotama vượt thoát lưới sinh tử. Ông bất giác mỉm cười. Nụ cười của ông nở như một bông hoa dù là trong đêm tối. Nụ cười đó như tỏa chiếu hào quang. Nụ cười ấy là hoa trái của một cái thấy vi diệu. Cái thấy ấy là lậu tận minh. Sa-môn Gotama đạt tới cái thấy ấy vào cuối canh hai.
Vừa lúc ấy có tiếng sấm nổ vang trời và những làn chớp giật tiếp nhau lóe lên như xé rách không gian. Tự hồi nào mây đen đã kéo đến che lấp hết trăng sao. Giờ đây với tiếng sấm nổ rền, mưa cũng bắt đầu rơi xuống xối xả. Mưa rơi ướt hết cả thân hình vị sa-môn đang ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây Pippala, nhưng Siddhatta vẫn ngồi yên bất động. Ông thản nhiên tiếp tục công phu thiền quán. Tiếp tục rọi ánh sáng vào cõi tâm, ông thấy chúng sanh đang chịu đựng vô lượng khổ đau chỉ vì mỗi người mỗi loài không biết rằng mình đang cùng chung một thể tính với mọi người và mọi loài khác, và từ sự u mê đó đã làm phát sinh bao nhiêu phiền não làm rối loạn tâm hồn. Tham đắm, giận hờn kiêu căng, nghi ngờ, tật đố và sợ hãi ... những tâm niệm ấy đều phát sinh từ gốc vô minh. Nếu mỗi người biết tìm cách tĩnh tâm để nhìn lại, để quán chiếu sâu sắc vào lòng sự vật thì ai cũng có thể đạt tới sự hiểu biết, và sự hiểu biết này sẽ làm tiêu tán được mọi phiền não và làm phát sinh được sự chấp nhận và niềm tin yêu. Ông khám phá ra rằng hiểu biết và thương yêu là một và nếu không thể hiểu biết thì không thể thương yêu. Tính tình của một con người, dù ác độc đi mấy, cũng là do những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội tạo thành. Nếu hiểu được điều đó ta sẽ không oán ghét con người mà chỉ lo chuyển hóa những điều kiện sinh lý, tâm lý và xã hội. Với một nhận thức như thế ta không còn oán hận mà chỉ có xót thương. Có xót thương ta mới ra tay hành động để chuyển hóa con người và chuyển hóa hoàn cảnh. Con đường mà Siddhatta tìm ra là con đường hiểu biết để xót thương và hành động. Muốn thương yêu phải hiểu biết.
Hiểu biết là chìa khóa của cánh cửa giải thoát. Mà muốn đạt tới hiểu biết, con người phải sống thức tỉnh trong từng giây từng phút, thức tỉnh để tiếp xúc, để nhận diện và để nhìn thấy những gì đang xảy ra trong ta và chung quanh ta. Cái nhìn ấy càng ngày sẽ càng sâu sắc, và khi nhìn sâu được vào lòng một hiện tượng thì hiện tượng đó sẽ phơi bày chân tướng trước mặt ta. Đó là bí quyết của chánh niệm. Có chánh niệm thì đời sống được soi sáng bởi cái nhìn chân thực (chánh kiến), suy tư chân thực (chánh tư duy), lời nói chân thực (chánh ngữ), hành động chân chính (chánh nghiệp), sự cố gắng đi về đường chính (chánh tinh tiến), và sử dụng đúng pháp những trạng thái thiền định về mục đích giải thoát (chánh định). Con đường này gọi là con đường thành đạo, là arymarga, là con đường cần được chỉ bày cho nhân gian. “Chánh niệm là con đường duy nhất để thực hiện giải thoát và giác ngộ”, sa-môn Siddhatta thì thầm.
Nhìn thấu vào tâm niệm của mọi loài chúng sanh. Siddhatta đã chứng được tha tâm minh. Đồng thời ông cũng đạt tới khả năng có thể thấy có thể nghe tất cả niềm vui nỗi khổ của mọi loài mà không cần đi tới tận chỗ. Cùng một lúc ông đạt tới thiên nhãn minh, thiên nhĩ minh và thần túc minh. Lúc ấy, trời đã cuối canh ba. Sấm sét đã im. Mây đen đã cuốn sạch, và trăng sao lại vằng vặc hiện ra trên bầu trời trong suốt.
Sa-môn Gotama có cảm giác một cái nhà tù thường giam hãm con người trong ngàn vạn kiếp đã vừa bị phá tung. Vô minh là người chủ ngục, vì sự u mê cho nên những vọng động (hành) đã gợn lên trong tâm thức cũng như mây đen đã giăng bủa trên bầu trời và che lấp cả trăng sao. Từ những vọng động của tâm thức mà phát sinh ra sự phân biệt tâm và vật, chủ thể và đối tượng, ta và người, có và không, còn và mất (danh sắc, lục nhập, xúc). Từ sự phân biệt ấy phát sinh sự tù túng (thọ, ái, thủ, hữu). Nhà tù được xây dựng kiên cố. Trong khổ đau (sinh lão bệnh tử), vô minh lại càng ngày càng sâu nặng, và bốn bức tường của cái nhà tù càng ngày càng thêm vững chắc, càng vùng vẫy, con người càng thấy những bức tường của nhà tù vững chắc. Chỉ có một cách mà thôi, đó là nắm lấy người chủ ngục và khám phá chân tướng nó. Người chủ ngục ấy là vô minh. Phương pháp giải trừ vô minh là con đường bát chánh đạo.
Một khi tên chủ ngục không còn thì ngục tù bị phá tung, và không bao giờ còn được xây dựng trở lại. Sa-môn mỉm cười, thì thầm:
- Này kẻ cai tù ơi, ta đã nhìn thấy ngươi. Từ bao nhiêu kiếp rồi, ngươi đã thiết lập bao nhiêu phen những nhà tù sanh tử. Bây giờ đây những bức tường đã bị phá vỡ, kèo cột đã bị đập nát. Ta đã nhìn rõ mặt mũi của ngươi rồi. Từ nay trở đi, ngươi không còn xây được một cái nhà tù nào nữa.
Nhìn lên, Siddhatta thấy sao Mai đã mọc ở chân trời, lấp lánh như một hạt kim cương lớn. Lâu nay ngồi dưới gốc Pippala, Siddhatta đã nhiều lần trông thấy ngôi sao này. Nhưng hôm nay sao Mai hiện ra như một ngôi sao mới, chói sáng và lấp lánh mừng vui như nụ cười giác ngộ. Siddhatta nhìn sững ngôi sao Mai rồi buột miệng lên tiếng: “Lạ thay, tất cả mọi chúng sanh đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng, vậy mà trong ngàn muôn ức kiếp cứ để cho tự mình lặn ngụp trong biển sinh tử khổ đau. Thật là đáng thương”.
Siddhatta biết rằng đạo lớn đã được tìm ra, và hoài bão của ông đã đạt được. Tâm hồn an lạc, thư thái, ông nghĩ đến những năm lặn lội kiếm tìm với bao nhiêu gian truân và nhọc nhằn. Ông nghĩ tới cha, tới mẹ, tới dì, tới Yasodhara, tới Rahula và tới mọi bạn bè quen thuộc. Ông nhớ tới triều đình, tới kinh thành Kapilavatthu, tới dân, tới nước, tới những kẻ cùng khổ thiếu may mắn, và tới những đứa bé sống lây lất trong các xóm nghèo. Ông hứa sẽ tìm cách đem ánh sáng của con đường mới, soi tỏ đường đi nước bước của họ và dìu họ ra khỏi biển khổ. Tình thương nơi ông dào dạt hơn bao giờ hết bởi vì trí tuệ nơi ông bây giờ sáng tỏ hơn bao giờ hết.
Bóng tối đã tan. Nắng đã lên. Chim chóc đã bắt đầu ca hát. Nắng đã bắt đầu lọc qua những chiếc lá non. Nắng và lá đẹp một cách lạ kỳ. Sa-môn Gotama đứng dậy, rời chỗ ngồi, ông đi dần ra phía bờ sông. Trên bờ cỏ, các bông hoa đủ màu đã lấm tấm nở trong nắng mai. Nắng như reo mừng trên không gian, trên cành lá và trên mặt sông. Hình như bước tới đâu ông thấy hoa nở tới đó. Sầu đau không còn có mặt. Tất cả những mầu nhiệm của hiện hữu nối tiếp nhau hiển bày trước mắt ông. Tất cả hôm nay đều như đổi mới, đều như khác lạ. Nền trời xanh đối với ông cũng là mới lạ. Đám mây trắng đối với ông cũng là mới lạ. Vũ trụ mới tinh, và tự thân sa-môn Gotama cũng mới tinh.
Vừa lúc ấy thì Svastika chạy tới. Thấy chú bé chăn trâu, Siddhatta mỉm miệng cười, Svastika đứng dừng lại. Cậu bé nhìn ông chăm chăm, hai mắt như bỡ ngỡ và miệng há to. Nó quên cả chắp hai tay lên trán để chào. Siddhatta gọi:
- Svastika !
Chú bé giật mình, đáp:
- Dạ ! ( Rồi mới chắp tay chào.)
Nó tiến tới mấy bước nữa, ngừng lại, rồi lại đứng nhìn Siddhatta trân trân. Cuối cùng nó thẹn thùng nói:
- Thưa thầy, hôm nay con trông thầy rất khác lạ.
Vị sa-môn vẫy nó lại gần và ôm nó trong hai tay. Ông hỏi:
- Con thấy ta khác thế nào ?
Úp mặt vào Siddhatta, Svastika nói:
- Con không biết. Con chỉ biết là hôm nay thầy khác lắm. Con thấy thầy như một cái mặt trời.
Siddhatta xoa đầu cậu bé:
- Vậy hả con ? Con thấy thầy như là cái gì nữa ?
Svastika nhìn lên:
- Con thấy thầy như bông sen vừa nở. Con lại thấy thầy như ... như ... mặt trăng trên đỉnh núi Gayasisa.
Siddhatta nhìn vào mặt Svastika:
- Con là thi sĩ rồi đó. Nào, nói cho thầy nghe đi, tại sao hôm nay con đến thăm thầy sớm thế ? Trâu của con được thả ăn ở đâu ?
Svastika kể cho Siddhatta nghe là hôm nay cậu không phải thả trâu cho ăn, vì tất cả mấy con trâu lớn đều được đi cày ruộng. Chỉ có một con nghé thì được giữ tại chuồng. Hôm nay nó chỉ cần đi cắt cỏ cho trâu mà thôi. Hồi hôm nó và mấy em thức dậy vì tiếng sấm sét và vì mưa dột ướt cả mấy cái chõng tre. Mấy anh em đều phải trỗi dậy. Chưa bao giờ nó thấy có trận mưa lớn và sấm chớp nhiều như vậy. Cả bọn đều nghĩ đến Siddhatta và đứa nào cũng lo lắng cho Siddhatta. Chúng ngồi với nhau cho đến khi trời tạnh mưa mới đi ngủ lại, và khi trời mới sáng, Svastika đã chạy qua chuồng trâu để lấy quang gánh đi cắt cỏ. Nó muốn ra sớm để tìm xem Siddhatta có được an lành không, và khi ra tới bờ sông thì nó gặp Siddhatta.
Vị sa môn cầm tay Svastika:
- Ngày hôm nay là ngày vui nhất của thầy. Chưa bao giờ thầy vui như hôm nay. Nếu được thì chiều nay các con ghé lại cây Pippala chơi với thầy. Nhớ cho mấy đứa em của con đến với nhé. Bây giờ thì con hãy đi cắt cỏ cho đầy gánh đi.
Svastika sung sướng chạy đi, trong khi vị sa-môn tiếp tục đi từng bước một trên bờ sông ngập nắng.
Tiễn bạn
- Trịnh Bửu Hoài
Ra đi đâu phải không về nữa
Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau
Mà chiều như rụng theo chân bước
Và nắng đường xa bỗng bạc màu
Ra đi còn hẹn ngày trở lại
Cứ ngoái đầu trông một nẻo quê
Hợp tan là lẽ đời dâu bể
Ly hương ôm mãi mộng quay về
Ra đi nào phải tan hình bóng
Mà quặn lòng đau đêm qua sông
Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
Ra đi hồn chở đầy cố xứ
Nặng oằn quê cũ một vầng trăng
Gió lạnh xứ người mau bạc tóc
Đêm dài ai uống rượu tri âm ...
Mà khói hoàng hôn cay mắt nhau
Mà chiều như rụng theo chân bước
Và nắng đường xa bỗng bạc màu
Ra đi còn hẹn ngày trở lại
Cứ ngoái đầu trông một nẻo quê
Hợp tan là lẽ đời dâu bể
Ly hương ôm mãi mộng quay về
Ra đi nào phải tan hình bóng
Mà quặn lòng đau đêm qua sông
Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
Ra đi hồn chở đầy cố xứ
Nặng oằn quê cũ một vầng trăng
Gió lạnh xứ người mau bạc tóc
Đêm dài ai uống rượu tri âm ...
14 điều răn của cổ nhân
- Tạp chí Hà Nội Ngàn Năm số 33, 34, 35, 36
1. KẺ THÙ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ CHÍNH MÌNH
Không có kẻ thù nào to lớn và nguy hiểm bằng chính bản thân ta.Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy. Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: “Cây nhiều hoa - Quả nặng quá, sẽ gãy cành. Rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc. Kẻ làm việc nước không hiền tài thì sẽ hại dân hại nước. Kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo”. Cho nên sách Kinh dạy rằng: “Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt”. Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân. Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: “Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi”.
2. THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ TỰ ĐẠI
Những thất bại lớn nhất của con người đều do tính tự cao tự đại sinh ra. Sách Cảnh Hành Lục cho rằng: “Sự tự mãn (tự cho mình đầy đủ) làm cho mình hư. Sự kiêu căng (tự cho mình giỏi) làm mình trở thành ngu”. Chuyện kể rằng có đứa con nhà giàu không coi ai ra gì, thích đứng trên cây tè xuống đầu người đi đường, ai cũng ngại nhà ấy mạnh tiền của chẳng dám nói gì. Một hôm có đoàn quan binh đi qua dưới gốc cây, tay kia tè ngay vào viên quan văn đi đầu, viên quan này gật gù khen giỏi, rồi đi tiếp. Lúc sau viên quan võ đi qua, tay kia vẫn tiếp tục tái diễn trò ấy, nhưng không ngờ viên quan võ nóng tính bèn rút kiếm ra chém phăng đầu đứa xấu chơi. Người đời thường cười tên ngu dốt và thán phục mưu sâu của viên quan văn, nhưng cái chết thì vẫn dành cho kẻ cao ngạo. Chẳng thế, những nước nông nghiệp vùng Đông Nam Á thường dùng biểu tượng cây lúa để đề cao tính khiêm nhường, khi cây mọc càng cao, càng trổ bông trĩu hạt chín vàng thì cây càng cúi thấp để tránh gió đồng ập đến. Lã Khôn thì rút ra bài học: “Khí kiêng nhất là hung hăng, Tâm kiêng nhất là hẹp hòi, Tài kiêng nhất là tự cao”, nếu không hiểu được những điều này thì sống trên đời chẳng mấy chốc sẽ thất bại.
3. NGU DỐT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ DỐI TRÁ
Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong bảy tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng - đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không ?
Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy. Sách Minh Tâm dạy rằng, độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch càng to lớn bấy nhiêu, mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu. Nhưng khi đã tự lừa dối cả bản thân mình, thì quá tội lỗi. Nhẹ nhất là tự huyễn hoặc khả năng, bản chất của cá nhân để yên lòng tồn tại. Nặng hơn tự cho mình là thiên tài, luôn cao giọng răn dạy cuộc đời. Nghiêm trọng nhất là tự cho mình cái quyền quyết định, hay phán xử tất cả mọi sự việc, mức độ này thường dẫn đến hành động oai hùng thái quá gây tổn hại đến tinh thần và tính mạng người khác. Thường thì người ta hay tự an ủi bằng những lý do không đúng sự thật về những điều xấu mình đã gây ra, cốt để yên tâm tạm thời còn phần lớn thời gian luôn cảm thấy bất an, nơm nớp. Nên Kinh Thư mới nhắc làm điều thành thật thì bụng yên ổn và mỗi ngày một hay, làm điều gian dối thì bụng băn khoăn và mỗi ngày một dở. Không tự lừa dối mình và mọi người cũng có nghĩa là phải chứng minh sự thật bằng mọi giá. Chuyện cổ kể rằng, có người thợ đào được hòn đá bên trong có ngọc đem dâng vua, vua không tin, kết tội nói dối nên chặt chân trái. Vua sau lên ngôi, người này cũng đem ngọc đến dâng và vua cũng bảo gian dối, chặt nốt chân phải. Đời vua sau nữa lên ngôi, người thợ đến chân núi khóc suốt ba ngày đêm đến chảy cả máu mắt, vua đến hỏi thì người thợ nói, khóc vì ngọc mà nhầm là đá, thật mà cho là dối, vua bèn sai đập hòn đá ra, thì quả có hòn ngọc bên trong.
4. BI AI LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ GHEN TỊ
Nỗi bi ai lớn nhất của con người chính là lòng đố kị. Tính ganh ghét và đố kị như một ngọn lứa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Với những ai điều chỉnh được bản thân hướng thiện thì sẽ chế ngự được ngọn lửa ấy và hóa nó thành khát vọng tốt đẹp ham muốn vươn lên, với những kẻ bản năng tầm thường thì ngọn lửa này sẽ thỏa sức cháy, thiêu rụi hết những gì gọi là nhân đức - giáo dục - văn hóa, biến người ta thành một con thú hoang lồng lộn cắn xé giành giật miếng mồi và kết cục lại bị chính ngọn lửa tham này đốt cháy thành tro bụi. Đúng là lòng tham thì hại mình, sướng miệng thì tổn thân. Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Thế mới biết, sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau. Có lẽ nên tra lại “Minh Tâm Bảo Giám” để ghi nhớ thêm một câu: “Miếng ăn sướng miệng, sẽ sinh ra bệnh tật. Việc làm thỏa chí, sẽ đưa tới tai vạ. Tranh hơn chạy tắt hay thành ác. Nói lỡ lời đâm ra tiếng đồn đại.” Cho nên, để bệnh rồi uống thuốc sao bằng tự ngừa trước bệnh tật ?
Nho giáo là một đạo học về cuộc sống có nội dung giản đơn chủ yếu thuận theo lẽ sống tự nhiên của khuôn khổ xã hội nhất định. Người có học Nho bao giờ cũng có chất nền nếp, giữ phép tắc, có lòng nhân đạo bác ái. Tuy nhiên, Nho giáo nhiều khi khó hiểu, rườm rà khiến cho người học khó theo kịp và không thể lấy mức nào để làm chuẩn mực. Chỉ có những tính chất trí tuệ và triết lý của Nho học là mang tính giáo dục lưu truyền phổ thông với tác dụng thực tiễn cao nhất, đặc biệt là về bản chất và phong cách sống của con người - đây là lĩnh vực mà cổ nhân đưa ra nhiều triết lý vô cùng sâu sắc.
5. SAI LẦM LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ ĐÁNH MẤT MÌNH
Sai lầm lớn nhất của con người là tự đánh mất mình. Ta chỉ là một cá thể nhỏ, một hạt cát trong vũ trụ bao la và trên hành tinh có bảy tỷ cá nhân khác, nhưng điểm khác biệt duy nhất khiến ta làm chủ được cuộc sống riêng không phải là cái tên khai sinh mà chính là sự khẳng định khác biệt với những người khác trong cá tính nhân cách, năng lực và tư duy phát triển vươn lên đa dạng. Ai cũng muốn tự khẳng định mình và càng muốn những người khác công nhận mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống theo phương châm hiện đại: giỏi một - biết nhiều. Nhưng cũng nhiều người đã không tự chứng minh được mình mà còn đánh mất luôn cả bản thân vì những tác động khách quan bất ngờ và chủ quan không may mắn. Thường thì khách quan bị cột vào việc mất phẩm chất hoặc danh dự như vì nghèo quá hóa liều. Nhưng Lã Khôn cho rằng: nghèo không xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu, hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét, già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở, chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai. Nhưng tội lỗi quả là sinh ra chỗ giàu sang vì sức mạnh của đồng tiền rất đáng kinh ngạc. Cho dù chưa phải là Tiên, Phật hay chân lý, nhưng đồng tiền cũng làm hắc nhân tâm, xét từ cổ chí kim thì người ngồi trên đống cát ai cũng có thể là quân tử hiền nhân, nhưng ngồi trên đống vàng thật khó thay, đã có ai là hiền nhân quân tử đâu ?
6. TỘI LỖI LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ BẤT HIẾU
Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu. Nếu như không có cha mẹ thì làm sao mình có thể hiện diện trên cõi đời này ? Tại sao lại có thể quên đi người đã sinh ra mình ? Những người con bất hiếu này chỉ nhìn thấy cái trước mắt và họ không hiểu được nguồn gốc và tình cảm của cha mẹ họ. Sau này, nếu con cháu họ đối xử cũng như vậy thì họ sẽ cảm nhận được thế nào là tội lỗi. Gieo nhân nào gặt quả nấy. “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ Mẹ kính Cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”, trong mỗi người Việt chúng ta, người được đi học tử tế đến những người vì hoàn cảnh khó khăn mà thất học, từ bé đều được nghe bốn câu ca dao đầy ý nghĩa này. Nó là bài học căn bản đầu tiên của mỗi con người.
7. ĐÁNG THƯƠNG LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ TỰ TI
Cuộc đời nhiều nỗi thương cảm xót xa nhưng có lẽ con người đáng thương nhất là tự ti. Đây là cách suy nghĩ, biểu hiện, hành động không đúng với bản chất và khả năng của mình. Biểu hiện tích cực của tự ti là thu nhỏ lại không va chạm, không bon chen, ngại đưa ý kiến, sợ phản đối trong mọi hoàn cảnh. Biểu hiện tiêu cực thì tệ hơn là luôn khúm núm, xun xoe, bợ đỡ, xu nịnh, tâng bốc ai đó để lấy chỗ dựa bởi mặc cảm, phải có bờ rào thì dây leo mới có chỗ dựa. Chuyện xưa kể có một tay nhà giàu nứt đố đổ vách được nhiều người trong làng tâng bốc, nịnh hót, nhưng anh nông dân nghèo rớt mồng tơi bên cạnh nhà lại dửng dưng, không cần biết. Tay nhà giàu gặng hỏi, anh nông dân trả lời, ông giàu kệ ông, tôi nghèo kệ tôi, cớ gì phải xu nịnh ? Tay nhà giàu hào phóng, nếu tôi cho anh ½ tài sản thì anh có nịnh tôi không ? Anh nông dân vẫn đáp, nếu thế hai bên ngang hàng nhau, cần gì nịnh ai ? Tay nhà giàu tức khí, nếu cho anh tất cả tài sản thì anh có nịnh tôi không ? Anh nông dân thản nhiên, lúc ấy ông phải xu nịnh tôi mới đúng.
Thực tế bây giờ cũng chứng minh rằng tiền bạc và địa vị tác động ghê gớm đến suy nghĩ tự ti, nếu ai không đủ cứng rắn để giải thoát khỏi nỗi ám ảnh này thật vô cùng đáng thương. Đường đời vốn không bao giờ bằng phẳng, chuyện vấp ngã hoặc trượt chân rất bình thường. Triết lý cho rằng mỗi lần ngã là một lần bớt dại. Điển tích thơ ca ngợi tài ứng khẩu của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương khi ngã cơ học vần giải thích kiểu triết học: Giơ tay với thử trời cao thấp - Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài ? Trong cuộc sống không đơn giản như thế, có những cú ngã vô hình tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần và làm suy sụp ý chí quyết tâm gượng dậy. Có thể nói từ vị trí ngã cho đến lúc đứng dậy được phải trải qua động tác trung gian là quỳ gối - khom lưng, đây cũng chính là thời điểm quan trọng nhất nếu không đủ bản lĩnh để vươn lên thì không những chẳng đáng khâm phục mà còn vĩnh viễn tình nguyện gia nhập đội ngũ những kẻ không tiên hóa được, chỉ đi bằng đầu gối. Bởi thế, Chu Hy mới dặn rằng, đời suy - đạo vi, lòng ham muốn loài người đầy rẫy, không phải người cương nghị thì đứng vững sao được ?
8. ĐÁNG KHÂM PHỤC NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ VƯƠN LÊN SAU KHI VẤP NGÃ
Có một câu châm ngôn sống dạy rằng, mất xiềng xích thì được tự do, mất tiền sẽ được kinh nghiệm, mất sức thì được sung sướng, nhưng đừng bao giờ mất hy vọng, mất hy vọng là mất tất cả. Đây đúng là chân lý thực dụng kiểu phương Tây nhưng có một ý chính trùng với người phương Đông. Sự mất mát lớn nhất của con người là tuyệt vọng. Không được tuyệt vọng tức là phải luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì hy vọng. Khi ta có hy vọng vào một con người, sự việc, hoàn cảnh nào đó, cũng đồng nghĩa với việc ta đặt trọn mềm tin vào đấy để có động lực sống, do đó sự phấn đấu vươn lên sẽ mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Tình cảm bị tuyệt vọng sẽ tạo nên trạng thái tâm lý dở khùng, hoang mang, không biết sắp xếp mọi mặt của cuộc sống ra sao. Nếu sự nghiệp bị tuyệt vọng sẽ gây ra sự phẫn uất, chây ì với bản thân, còn nếu tuyệt vọng với cả hai điều này thì dẫn đến kết cục bi thảm, một kẻ trắng tay thường tự kết thúc cuộc sống của mình rất nhanh. Vậy muốn giữ được hy vọng, không sa vào tuyệt vọng, thì mỗi con người phải có ý chí nghị lực như Vương Dương Minh nhận định, người không có ý chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trôi giạt lông bông, không ra thế nào cả.
9. TÀI SẢN LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ SỨC KHỎE
Các cụ xưa cũng nhấn mạnh rằng, tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Người bình thường không ai nghĩ đến sức khỏe của mình, chỉ khi nào bị tác động của bệnh tật hoặc tuổi già mới giật mình nghĩ lại, chủ yếu là cảm giác nuối tiếc. Bão Phác Tử nói, ai cũng muốn sống lâu mà không biết cách dưỡng sinh, ai cũng biết ăn uống quá độ thì ốm đau mà không biết giữ miệng, ai cũng biết tình dục quá độ thì khô héo mà không biết phòng thân. Mạnh Tử thì cho rằng, dưỡng sinh không gì hay bằng ít lòng ham muốn, say mê. Tư Mã Thiên cũng nhận xét, tinh thần dùng quá thời kiệt, hình thể làm quá thời mệt. Đúng là khi đã ốm đau bệnh tật rồi thì có tặng, biếu ham muốn cũng không còn cảm hứng đón nhận nữa. Tuân Sinh Tiên lại có ý sâu xa, muốn cho thân không có bệnh, trước hết phải để tâm không có bệnh. Nên ít sắc dục để nuôi tinh, ít ngôn ngữ để nuôi khí, ít tư lự để nuôi thần. Còn danh y Tuệ Tĩnh luôn nhắn nhủ, bế tinh - dưỡng khí - tồn thần - thanh tâm - quả dục - thủ chân - luyện hình (ý là: giữ tinh, dưỡng khí, bảo tồn thần, giữ cho lòng thanh thản, hạn chế dục vọng, giữ chân khí, luyện tập thân thể).
10. MÓN NỢ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ TÌNH CẢM
Trong cuộc sống còn nhiều mối liên quan, tác động đến nhau về cả vật chất và tinh thần, những món nợ tiền còn có thể trả được nhưng nợ tình thì khó khăn hơn nhiều, cho nên món nợ lớn nhất cuộc đời con người là tình cảm. Kinh Lễ đặt câu hỏi, thế nào là tình cảm con người ? Mừng - Giận - Thương - Sợ - Yêu - Ghét - Muốn, bảy loại tình cảm đó chẳng cần học ai cũng biết. Thế nhưng, bảy sắc tình đó chẳng phải mang đến đã cho con người ta mọi điều tốt đẹp, như sách Khuyết giới toàn thư nhận định, bể tình dục lấp mãi không đầy thành sầu khổ phá mãi không tan, vì vậy món nợ tình cảm ở đây cần hiểu là món nợ của thương yêu, quý mến, gia ân. Nếu có điều kiện, thời gian, hoàn cảnh cũng có thể trang trải tượng trưng để lưu lại chữ tình, nhưng cũng có nhiều tình thế khó xử không thể cân, đong, đo đếm được, đành để kiếp sau. Một tích cổ kể câu chuyện vua muốn thử tài trí tân Trạng Nguyên nên đưa ra tình huống khó xử, trên một con thuyền bị đắm có ba người là đức vua, thầy dạy và cha đẻ đều gặp nguy hiểm đến tính mạng, vậy sẽ cứu ai trước ? Nếu chủ định cứu một trong ba người thì Trạng Nguyên sẽ mắc một trong ba tội lớn bất trung, bất hiếu hoặc bất nghĩa. Nhưng Trạng trả lời nhanh và dứt khoát là, cứ nhảy xuống sông, quờ được ai trước thì cứu trước. Tuy cách ứng phó ngẫu nhiên rất thông minh nhưng giả thiết có chuyện này thật thì món nợ dưới sông với hai người còn lại biết bao giờ trả xong ? Chắc cũng khó khăn, trắc ẩn như chuyện của Trương Chi và Mỹ Châu: nợ tình chưa trả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.
11. LỄ VẬT LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ KHOAN DUNG
Thế giới có thể đại đồng về mặt lý thuyết, nhưng thực tế trên đời người không tránh khỏi va chạm, xích mích gây ân oán to nhỏ trên dưới, xa gần chằng chịt như dây leo không thể giũ bỏ triệt để được, vì thế tha thứ là báu vật của mọi quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Đức Thích Ca dạy: oán trả oán, oán ấy chồng chất, lấy ân trả oán, oán ấy tiêu tan. Sách luận ngữ cũng viết: kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Phương pháp luận của Lão Tử cụ thể hơn: với kẻ lành, lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành, vẫn lấy lành mà ở, với kẻ thành tín, lấy thành tín mà đãi, với kẻ không thành tín vẫn lấy thành tín mà đãi. Nghĩ kỹ thêm mới thấy, hai chữ khoan dung thốt ra nhẹ nhàng biết bao nhiêu mà thực hành lại nặng nề bấy nhiêu, bởi nếu lòng dạ hẹp hòi không chứa nổi hai chữ ấy. Cách tốt nhất là chủ động không nên lấy cái hay của mình mà trách cái không hay của người, không nên lấy cái sở trường của mình mà trách cái sở đoản của người. Khi trách người, thì đừng nên khoe mình. Tuy vậy, sách Minh Tâm Bảo Giám viết, ở đời chẳng việc gì khó, không xong việc là do lòng mình không chú trọng. Thà kết ơn làm nghĩa với nhiều người, chớ nên gây oán với một người. Nên nhịn những việc khó nhịn, tha thứ những người không sáng suốt. Lòng khoan dung không những cởi mọi ân oán tạo nên cách sống cao thượng, mà còn chính là nguồn phúc để lại cho đời sau, vì chứa vàng để lại cho con cháu chưa chắc đã giữ được, chứa sách để lại cho con cháu chưa chắc đã học được, cách để lại lâu dài cho con cháu không gì bằng chứa âm đức ở trong chỗ minh minh.
12. KHUYẾT ĐIỂM LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ KÉM HIỂU BIẾT
Khổng Tử là một bậc thầy của giáo dục. Ngài cho rằng có được học vấn không phải là việc một sớm một chiều, cần phải có nhiều năm thu lượm, tích lũy. Giành được học vấn như đắp hòn núi cao, từng sọt đất mà đắp ngày lại ngày bền bỉ mới thành núi, cho nên thành bại của học vấn trước hết là tự mình chế ngự được bản thân, phải biết cách tránh mọi diều cám dỗ trên đời vì nếu người đọc sách còn mơ tưởng an nhàn thì không thể coi là người học chân chính. Và nếu không hoặc có học không đúng đắn thì dẫn đến kém hiểu biết, đó chính là khiếm khuyết lớn nhất của con người, không gì bổ sung, thay thế được. Đại dương kiến thức thật mênh mông, vốn hiểu biết như giọt nước dưới ánh nắng mặt trời, long lanh đấy nhưng rồi sẽ bay hơi nhanh chóng, vì thế phải tranh thủ và tiếp nhận tích cực vốn tri thức, hiểu biết của cuộc sống, không nên phân biệt, cân nhắc cao thấp.
Khổng Tử dạy, ba người cùng đi, tất có một người làm thầy ta được. Khổng Phu Tử cũng viết: kẻ ngốc than phiền là mọi người không hiểu hắn, kẻ thông thái than phiền là mình không hiểu mọi người. Như vậy có nghĩa chỉ cần lắng nghe cũng có thể thu nạp được kiến thức rồi, và nguồn kiến thức như vậy vô cùng quan trọng. Như Vương Dương Minh nói, kiến thức là sự bắt nguồn của hành động, hành động là thành tựu của kiến thức. Sự học của thánh nhân chỉ có công phu là kiến thức và hành động không tách rời nhau. Vậy nên Trần My Công cho rằng: người ta sống trong một ngày, có được nghe một câu phải, trông thấy một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không uổng. Danh ngôn phương Đông cho rằng, Hoàng Kim cũng có giá của nó, nhưng kiến thức học được thì vô giá, và nếu như ruộng của bạn không được cày bừa thì kho vựa của bạn sẽ trống rỗng, nếu sách của bạn không được đọc thì con cháu bạn sẽ dốt nát. Như thế đủ thấy kiến thức còn hữu dụng đến bao đời.
13. AN ỦI LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ BỐ THÍ
Cuộc đời cũng còn có nhiều niềm vui và nỗi buồn, nhưng niềm vui lớn nhất của con người chính là làm phúc. Chúng ta nên chia sẻ cảnh ngộ, lòng thương cảm để giúp đỡ tinh thần hoặc vật chất cho mọi người. Làm được điều thiện cũng là một cách tích đức để lại cho con cháu, như Tử Thần ông nói: bình sinh làm điều lành thì trời ban thêm phúc cho mình, ví bằng ngây dại mà làm điều dữ thì phải mắc tai họa. Còn ý tưởng của Thái Thượng Công là: điều họa phúc vốn không có cửa ngõ, chỉ có ta mời nó đến thôi. Sự đền đáp việc lành dữ cũng như bóng với hình, chỉ tùy theo lòng người. Chuyện làm phúc cũng còn lấy kết quả, có thể người làm phúc không vui vẻ gì mà phải làm, cũng có khi người được làm phúc không thỏa mãn mà vẫn phải nhận, ấy là do phụ thuộc vào thái độ và cách thức thể hiện nữa. Làm phúc vì chân tâm thì cả hai bên cùng thoải mái, nhẹ lòng, hạnh phúc, còn nhón tay vì điều kiện hay mưu tính thì không hề có thiện ý, tất cả những điều này phần lớn do tâm tính, hoàn cảnh sống và địa vị xã hội tạo ra. Vì thế Đông Nhạc Thánh Đế viết rằng: phàm người có quyền thế, không nên cậy vào quyền thế của mình, người có phúc đức may mắn không nên tận hưởng hết cái phúc ấy, cũng như thấy kẻ nghèo hèn chớ có khinh miệt người ta quá mức. Một ngày mình làm điều thiện, phúc tuy chưa đến nhưng cái họa đã tự bỏ đi xa, một ngày làm điều ác, cái họa dẫu chưa đến nhưng cái phúc đã tự bỏ đi xa mình rồi. Người ở đời mà làm điều lành thì giống như cỏ trong vườn xuân, tuy không thấy lớn nhưng ngày một dày thêm, người làm điều ác giống như viên đá mài dao, không thấy hao mòn nhưng ngày càng khuyết dần.
14. PHÁ SẢN LỚN NHẤT CỦA ĐỜI NGƯỜI LÀ TUYỆT VỌNG
Nỗi đau đớn và dằn vặt trên đường đời cũng rất nhiều và đa dạng do những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ đau khổ lớn nhất là sự trống rỗng. Đó là một trạng thái vô cảm, không còn cảm nhận về buồn vui - sướng khổ - yêu ghét hay dở. Đời sống tinh thần lúc ấy không còn gì là ham muốn nữa, thật sự giống một hòn đá lăn, đám mây trôi, chứ chưa so sánh bằng thực vật động vật vì cây cỏ muông thú còn có cảm xúc riêng của mình. Người rơi vào trạng thái này thường bị hụt hẫng, thất vọng hoặc tan vỡ một dự tính quan trọng hay chịu một mất mát không gì bù đắp được. Cần phải hiểu rằng mưu tính sự việc là do con người, nhưng việc thành bại là do may rủi. Người muốn như vậy, mà trời lại không cho là như thế, do đó, đành phải chấp nhận cái đã có hay vốn có, thế mới là người hiểu cái đạo sống giữa cuộc đời: lý trí phải mạnh mẽ - hành động phải linh hoạt, như Gia Cát Khổng Minh nói cách trừ bỏ sự trống rỗng này, nên giữ chí thật cao xa, mến chuộng bậc hiền tài, dứt hẳn tình dục, phá tan sự ngưng trệ, khiến cho lòng mong muốn có chỗ tồn tại rõ ràng, có chỗ cảm động mà sinh ra thương mến. Giận lắm thì cũng nên duỗi, bỏ qua sự nhỏ nhặt. Rộng thăm dò học hỏi, trừ bỏ tính nghi ngờ bủn xỉn. Sao lại để tổn hại về sắc đẹp ? Sao lại lo buồn về việc không thành ? Nếu chí không mạnh mẽ, ý không ngoan cường khảng khái sẽ bị chìm đắm vào chỗ phàm tục, suốt đời bị trói buộc vào cõi vô hình.
○ ● ○
Dù sao đi nữa, tội lỗi đến đâu cũng cần phải giữ một chút nhân tính và lương tâm, chỉ có kẻ vô liêm sỉ nhất mới bán cả lương tâm và tâm hồn mình. Nên nhớ rằng: trước nghĩa rồi sau lợi là vinh, trước lợi rồi sau nghĩa là nhục. Vinh ấy thường thông, nhục ấy thường cùng. Kẻ thông ấy thường trị được người, kẻ cùng ấy thường bị người trị. Biết được những điều khuyên răn của cổ nhân để ứng xử trên đời và sống tốt, về lý thuyết thì dễ, nhưng sử dụng những lời khuyên này thế nào cho hữu ích chỉ phụ thuộc vào bản thân mỗi người, như sách Minh Tâm Bảo Giám dạy: ngàn vàng tốt chưa phải là quý, được lời nói hay của một người còn quý hơn ngàn vàng, vì ngàn vàng dễ được, lời hay khó tìm. Tìm ở người không bằng tìm ở mình, hay chịu nghe người không bằng hay suy xét. Biết việc ít thì phiền não cũng ít. Biết người nhiều thì chuyện phải trái cũng nhiều. Và như thế mới cần bàn đến những lời răn của cổ nhân …
Danh ngôn (80)
- Tô Đông Pha
Cát bụi cuộc đời
- Hà Sơn
số kiếp nhân sinh chỉ là cõi tạm trần gian
dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó
mai xa kiếp con người về với cát bụi mờ
… thì cũng đều đôi tay trắng
Đời là phù du,
ta sống hôm nay đâu biết về ngày mai sau
hãy dành cho nhau bao nhiêu niềm vui đang có
không ganh ghét hận thù, chẳng gian dối lọc lừa
… vì kiếp người sẽ vội qua
Người ơi hãy nhớ ta là cát bụi
Sẽ về cát bụi thì xin đừng toan tính thiệt hơn
Đời như thoáng mơ, được mất ta đâu ngờ
Hỏi ai có bao giờ không trở về cát bụi đâu
Cuộc đời là bao,
hãy mến thương nhau với bằng tất cả con tim
để rồi một mai khi ta lìa xa nhân thế
không lo lắng u buồn, chẳng nuối tiếc muộn phiền
… chuyện thế sự nơi trần ai
Biết tự tha thứ
- Theo VHPG số 64
- Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch
- Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch
Rumi viết: “Một cái nhìn sâu thẳm vào nội tâm sẽ làm phát khởi lên một nỗi đau lớn, nhưng nỗi đau ấy sẽ giúp ta bước ra được phía sau tấm màn che”. Mỗi khi chúng ta nhớ lại những việc nào mình đã làm mà gây khổ cho kẻ khác, ngay trong giây phút ấy, ta sẽ kinh nghiệm một nỗi đau. Và nỗi đau đó có thể trở thành một phương tiện giúp ta chuyển hóa. Khi ta có thể “bước ra được phía sau tấm màn che” của vọng tưởng, ta sẽ không còn cho mình là “xấu xa” nữa, và ta biết cởi mở đối với tự tánh khổ đau của mọi kinh nghiệm.
Mỗi khi tưởng nhớ lại những lần mình đã làm khổ kẻ khác, chắc chắn sẽ gây cho ta nhiiều khổ tâm. Tôi đã từng ngồi thiền chung với một người chồng đánh đập vợ mình tàn nhẫn mỗi khi nổi giận, với một người đàn ông chờ án tử hình vì đã vi phạm tội sát nhân trong một lần ăn cướp, hơn hai mươi năm về trước, và tôi cũng đã từng ngồi với những ký ức buồn đau của chính mình về những nỗi khổ tôi đã gây cho người khác. Không cần biết việc lớn hay nhỏ, hễ khi ta làm cho người khác khổ là ta cũng sẽ chịu một sự đớn đau.
Có thể ta nghĩ rằng, mỗi khi ta nhớ lại những lỗi lầm của mình rồi tự hành hạ và dày vò, thì đó cũng là một hình thức chuộc tội. Nhưng thật ra, chính tâm từ mới là một sự hối tội chân chính. Khi ta bị một mặc cảm tội lỗi chiếm ngự, nó sẽ làm cái tôi của mình trở nên vô cùng giới hạn và nhỏ bé, “đây mới là con người của tôi, một người đã có những hành động xấu xa này…”, và một khi cái tôi đã bị giới hạn, ta sẽ càng cảm thấy bị tự trừng phạt bởi những sự khổ đau, xa cách, cô đơn và vô vọng của mình. Ta cho là mình xứng đáng bị như vậy. Và khi nghe Đức Phật dạy, mỗi chúng sinh đều muốn sống hạnh phúc và đều có khả năng sống hạnh phúc, ta lại càng cảm thấy cô độc hơn.
Nhiều năm trước đây, trong một giờ ngồi thiền của một khóa tu, tôi thấy mình nhìn lại một quãng đời khó khăn trong cuộc sống của mình. Nhớ lại những việc làm xưa chẳng làm tôi vui sướng gì. Nhưng khi hiểu rằng hành động của tôi chỉ là một phần của những biến cố nối liền, liên tiếp theo nhau, tôi có thể nhìn lại mình với một ánh mắt hiểu biết hơn và tha thứ hơn. Tôi có thể thấy rõ rằng khi một việc này khởi lên, nó sẽ làm nền tảng cho một việc kế tiếp phát sinh theo.
Kinh Phật có dùng một ví dụ để diễn tả tính cách nối liền, nhân quả của những sự kiện xảy ra với nhau. Khi nước trong đại dương theo thủy triiều dâng lên cao, nước trong các con sông cũng sẽ dâng lên theo, khi nước sông dâng lên, nước trong các hồ lớn, kinh rạch cũng sẽ dâng lên. Khi nước trong đại dương theo thủy triều hạ xuống thấp, nước trong trăm con sông cũng sẽ hạ thấp, và nước trong hồ, kinh, rạch cũng thế. Sức hút của mặt trăng tác dụng lên khối lượng nước trên quả đất, trừ những trường hợp rất hiếm, khiến chúng chuyển động rất tương hợp với nhau. Khi một cái này phát khởi lên, sẽ khiến một cái kia có liên hệ với nó phát khởi lên theo. Bất cứ một sự kiện nào có mặt chắc chắn cũng sẽ bị điều kiện bởi một cái khác. Cũng thế, tất cả mọi yếu tố có liên hệ đến sự hiện hữu của ta – thân này, tâm này, thế giới bên trong, thế giới chung quanh ta – đều có một kết cấu rất mật thiết với nhau.
Trong khóa tu, tôi thấy được những sự kiện của đời mình, giống như sông và biển, chúng xảy ra theo một thứ tự rõ rệt. Tôi thấy mình đã cố gắng làm hết sức mình trong hoàn cảnh đang có mặt. Trong tình trạng ấy, với những điều kiện ấy, có lẽ tôi đã không thể nào làm gì khác hơn thế được. Vì một thái độ khác sẽ đòi hỏi một sự hiểu biết khác dựa trên những sự kiện và kinh nghiệm khác. Chúng ta không thể nào hốt lại nước đã đổ và chúng ta cũng không thể nào trốn tránh được hậu quả về hành động của mình. Nhưng thay vì tự oán trách hoặc là cứ ôm một mặc cảm hổ thẹn mãi, ta có thể thay đổi nó bằng cách tưới tẩm hạt giống xấu ấy bằng chánh niệm và tâm từ. Đó chính là nền tảng của sự tu tập.
Theo luật nhân quả,, thì cái tác ý đứng sau hành động mới là yếu tố chánh quyết định cho sự tốt, xấu của hạt giống ta gieo trồng trong mỗi giây phút. Một hạt giống, khi đủ điều kiện, đủ nhân duyên, nó sẽ nở hoa kết trái. Nhưng luật nhân quả không bao giờ vận chuyển một cách máy móc và cứng nhắc hết. Vì nếu thế thì chắc ta sẽ không bao giờ có thể làm gì để hay đổi được cuộc đời mình hết. Sẽ không có cách nào để ta chuyển hóa được khổ đau, cũng như sự tu tập sẽ chẳng đem lại cho ta một lợi ích gì.
Như thiên nhiên đã cho phép rất nhiều điều kiện khác nhau đóng góp vào sự chín muồi của một hạt giống, cũng thế, hạt giống chủ ý của ta không bao giờ hiện hữu cô lập. Quả trái của một hành động không phải chỉ tùy thuộc vào hạt giống của nó mà thôi, mà còn lệ thuộc vào tất cả những đặc điểm của miếng đất trong đó nó được gieo trồng. Vì chúng ta luôn thay đổi để ảnh hưởng sự sống của mình, nên miếng đất mà hạt giống ấy đang cắm rễ cũng sẽ biến đổi luôn. Và cũng vì thế, mục tiêu giải thoát và cơ hội chấm dứt khổ đau của ta là chuyện có thể thực hiện được.
Giả sử chúng ta đã lỡ có một hành động bất thiện hoặc gây hại cho ai, nhưng nếu biết trở lại sống trong chánh niệm và từ bi, ta sẽ có thể ảnh hưởng chuyển hóa được thửa vườn mà hạt giống xấu ấy được gieo trồng, và rồi tất cả sẽ được thay đổi. Đó cũng chính là một sự chuyển hóa mà ta có thể bắt đầu ngay trong giờ phút này. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách dùng chánh niệm và tâm từ nhìn sâu vào những khổ đau ta đã gây cho kẻ khác, cũng như nỗi đau của chính mình. Chúng ta hãy nhìn sâu vào những mặc cảm tội lỗi, những hổ thẹn, sợ hãi bằng một tâm hiểu biết và bao dung. Chúng ta thấy được sự khác biệt giữa việc cho rằng: “tôi là một người xấu xa” với lại “tôi đã làm một việc xấu và tôi rất hối tiếc về hành động đó”. Khi ta có thể kinh nghiệm được dòng sông cảm xúc của mình với sự tĩnh lặng, sáng tỏ và thương yêu – không phán xét và hẹp hòi – tâm ta sẽ trở thành một tấm gương trong vắt, phản chiếu được hết những gì đang có mặt. Trong tiến trình ấy, tấm gương tâm của ta cũng sẽ phản chiếu luôn được cả tự tánh của chính nó: tỏa chiếu, thanh tịnh và ngời sáng. Như Đức Phật dạy: “Chân tâm của ta bao giờ cũng trong sáng”.
Chúng ta sẽ tìm lại được cái khả năng tỉnh thức, biết yêu thương và bắt đầu lại của mình. Mặc dầu trong quá khứ có thể ta đã có những hành động bất thiện, nhưng ta vẫn biết rằng sự trong sáng, tĩnh lặng mới chính là bản chất thật sự của mình, chứ không phải là những tâm tham sân thường xúi giục ta đi gây hại cho kẻ khác. Thật ra, ta không cần phải làm gì mới có thể xứng đáng có được bản chất thanh tịnh ấy – vì nó là bản tánh tự nhiên của ta. Dẫu trong quá khứ ta có thể sống mà không hề biết đến nó, nhưng chân tánh ấy vẫn không bao giờ bị mất đi hay lu mờ một chút nào hết. Chúng ta có thể xem thường nó, chà đạp nó, nhưng bản tính thanh tịnh ấy không bao giờ thay đổi và vẫn chờ đợi ta một ngày khám phá lại.
Khi khổ đau giúp ta bước ra được “phía sau tấm màn che” của một ảo tưởng về sự chia cách, ta sẽ tiếp tục được sự sống trọn vẹn, trong đó có chính ta. Sự sống lúc nào cũng chấp nhận ta, nó chỉ chờ ta tự chấp nhận chính mình mà thôi. Tha thứ không có nghĩa là bỏ qua hết những gì ta đã làm, hoặc tưởng tượng rằng một ngày nào đó những nỗi đau trong ký ức rồi sẽ giản dị biến mất. Nó chỉ có nghĩa là ta ý thức được màn lưới chằng chịt nối liền của nhân duyên, của những điều kiện đã tạo nên hành động của mình. Và nhờ sự hiểu biết đó, ta sẽ biết thương mình và người khác hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)