- Thích Nhật Từ
V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Không ôm niềm uất hận
Tỉnh ngộ|P.3
- Những câu nói giúp bạn tỉnh ngộ
Tell yourself I love you
- Anonymous
╰▶▶▶ Vào cuối ngày, hãy nhẹ nhàng nói với chính mình: “Tôi yêu bạn, ngày hôm nay bạn đã làm tốt nhất mà bạn có thể, và thậm chí nếu bạn không hoàn thành được tất cả những kế hoạch đã đặt ra, tôi vẫn như thế, yêu bạn !”.
Nửa đời người tôi học được
(Sưu tầm và Tổng hợp)
- đúng và sai chỉ đơn giản là hai thái cực của con người đặt ra. Vậy nên không phán xét người khác đúng sai.
- công danh có thể làm mình tự hào nhưng nó không là mãi mãi.
- người đời có thể dè bỉu mình khi họ muốn và cũng có thể tâng bốc lên khi họ cần.
- tiền tài có thể là phương tiện làm mình hạnh phúc, nhưng khi nhắm mắt, thứ chúng ta mang theo được chỉ là những gì chúng ta đã cho đi.
- đời người là hữu hạn nên không cần phải chất chứa hận thù mà hãy chan hòa bằng tình yêu thương, sẻ chia.
- nếu cái cũ không đi thì cái mới không thể nào đến.
- có những việc mặc dù rất đau, có những người mặc dù rất thương, nhưng mình vẫn phải đành lòng bỏ xuống. Bởi vì, một vài người sẽ tự phá vỡ những gì quý giá họ đang có cho dù đang tốt đẹp như thế nào. Vậy nên, hãy chấp nhận. Đôi khi kết thúc lại khó hơn bắt đầu.
- những con sóng kéo nhau vào bờ rồi sẽ tan, nhưng người đời vẫn biết đến sự hiện diện của chúng. Vậy nên cứ làm những việc thiện nho nhỏ mỗi ngày.
Còn bạn, bạn đã học được những gì ?
Nghe Giáng Sinh về gần
- Thông Vi Vu
Nhà cao thênh thang nhưng cánh cửa cài then
Mênh mang nghe tiếng gió cuộn lên
Bâng khuâng gieo bước chân đá mềm
Tìm đâu ra một mái ấm qua đêm
Kìa nơi xa xa hang đá màu hoang tàn
Lần theo hơi sương thôi đến xin dừng chân
Rơm khô mong bớt chút lạnh thân
Đơn sơ một bức khăn trắng ngần
Vì đêm nay nghe Giáng Sinh về gần
Nửa đêm lung linh ngàn sao sáng
Trời băng giá, rộn rã vang cung nhạc triều thần
Cảm mến Chúa nhân lành
Thương mến gian trần
Ngài đã bước xuống trần gian
Niềm vui dâng lên dâng với cả tâm tình
Trải ra đơn sơ như bức khăn sạch tinh
Đêm nay con Chúa đã hạ sinh
Đem ơn cứu rỗi của thiên đình
Nào nhân gian ra đón vua hòa bình
Vạn pháp đang bốc cháy
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXVII, Thích Nhất Hạnh
Một hôm nọ, trời mưa tầm tã suốt đêm, và buổi sáng hôm sau, nước sông Neranjara tràn bờ, làm ngập lụt bao nhiêu ruộng vườn và nhà cửa trong vùng. Bao nhiêu thuyền bè địa phương đều được đem ra sử dụng để đi cứu người. Khu rừng nơi đạo sĩ Kassapa và năm trăm vị đệ tử đang hành đạo vì ở chỗ thấp nên cũng bị ngập lụt. Tuy vậy mọi người đều chạy kịp, không ai bị nước cuốn. Riêng vị sa-môn Gotama thì không ai thấy mặt. Đạo sĩ Kassapa dốc thúc nhiều chiếc ghe đi tìm. Cuối cùng người ta tìm thấy Bụt đang đứng trên một đỉnh đồi. Nước dâng rất mau và rút cũng rất mau.
Ngày hôm sau Bụt ôm bát đi khất thực trong xóm của những người cùng đinh. Người có ý muốn tìm thăm những gia đình và những đứa trẻ trong xóm. May mắn là không ai bị chết vì nạn lụt. Những người nghèo cho biết họ không có tài sản gì nhiều để mà mất mát. Các vị tu sĩ trong giáo đoàn của Kassapa đã khởi sự dựng lại hỏa viện bị cháy, các túp lều bị nước cuốn đi hoặc làm cho xiêu vẹo.
Một buổi chiều, Bụt cùng đạo sĩ Kassapa đứng bên bờ sông Ni Liên Thuyền. Hai người tiếp tục cuộc đàm đạo. Đạo sĩ Kassapa nói với Bụt:
- Hôm trước, sa-môn Gotama có nói về sự quán chiếu các dòng hiện tượng sắc thân, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức. Tôi đã thực tập và bắt đầu thấy rằng những cảm thọ và những tri giác của mình nói lên được giá trị của đời sống mình. Tôi cũng đã thấy được rằng không có một yếu tố nào thường tại trong năm dòng hiện tượng đó cả. Sa-môn Gotama nói rằng nhận thức về sự có mặt của tự ngã là một nhận thức sai lầm, điều này tôi thấy có thể là đúng, nhưng tôi vẫn chưa hiểu được rằng nếu tự ngã không có thì ta cần gì phải nhọc công tu tập ? Giải thoát cho ai, và ai là người được giải thoát ?
Bụt hỏi lại:
- Tôn giả Kassapa, Ngài có công nhận rằng khổ đau là một sự thật không ?
- Sa-môn Gotama, tôi công nhận khổ đau là một sự thật.
- Ngài có công nhận rằng nỗi khổ đau nào cũng có nguyên do, cũng như vạn hữu trong vũ trụ, vật nào cũng do nhân duyên kết hợp mà thành ?
- Tôi công nhận là những nguyên do của khổ đau có thật.
- Tôn giả Kassapa, khi những nguyên do của khổ đau có mặt thì khổ đau có mặt, vậy khi những nguyên do của khổ đau vắng mặt thì khổ đau có vắng mặt không ?
- Tôi công nhận là khi nguyên do khổ đau không còn thì khổ đau cũng không còn.
- Này tôn giả, nguyên do của khổ đau là vô minh, tức là nhận thức sai lầm về thực tại. Đời vô thường mà ta tưởng là thường, đó là vô minh. Thực tại không có tự ngã mà ta tưởng là có tự ngã, đó là vô minh. Từ vô minh, phát sinh ra tham vọng, giận hờn, sợ hãi, ganh ghét, và bao nhiêu đau khổ khác. Con đường giải thoát là con đường quán chiếu thực tại để thực chứng được tự tính vô thường, vô ngã và duyên sinh của vạn hữu. Con đường ấy là con đường diệt trừ vô minh. Vô minh diệt thì phiền não diệt và khổ đau diệt. Đó là giải thoát. Cần gì phải có tự ngã mới có giải thoát.
Uruvela Kassapa im lặng. Một lát sau, ông hỏi:
- Sa-môn Gotama, tôi biết những điều Ngài nói với ta là những điều Ngài thực chứng, chứ không phải chỉ là những suy tưởng của trí năng Ngài. Theo Ngài, thì quả giải thoát chỉ có thể do công phu quán chiếu đem lại. Vậy tất cả những lễ nghi, thờ phụng và lời khấn nguyện đều là hoàn toàn vô ích hay sao ?
Bụt chỉ tay sang bên kia sông. Đạo sĩ nhìn theo ngón tay người. Bụt nói:
- Tôn giả Kassapa, nếu có người đang đứng bên này sông mà muốn qua bên kia sông thì người ấy phải làm gì ?
- Người ấy phải lội qua sông, nếu mực nước sông rất thấp. Trong trường hợp nước đầy như hôm nay, người ấy phải dùng thuyền bè để chèo qua bên kia sông. Nếu bơi giỏi, người ấy cũng có thể bơi sang bên kia sông.
- Đúng rồi, tôn giả Kassapa, nhưng giả dụ có người muốn qua sông mà không muốn lội, không muốn bơi, cũng không muốn chèo, trái lại chỉ đứng bên sông này mà cầu khẩn bờ bên kia, hy vọng bờ bên kia sẽ qua tới bên này cho mình bước lên, thì tôn giả nghĩ sao ?
- Tôi sẽ nói rằng đó là một người không thực tế.
- Cũng như vậy thôi, tôn giả Kassapa ! Nếu không tu tập quán chiếu để diệt trừ vô minh, và các phiền não khác thì ta không đạt tới bến bờ giải thoát được, dù ta có tế lễ khẩn cầu suốt cả cuộc đời ta.
Đạo sĩ Kassapa bỗng nhiên sụp lạy dưới chân Bụt. Ông khóc nức nở. Ông nói:
- Sa-môn Gotama, con đã lầm lỡ hết hơn một nửa đời người. Giờ đây xin thầy chấp nhận con là đệ tử của thầy để con có cơ duyên học hỏi và tu tập con đường giải thoát.
Bụt nâng Kassapa dậy. Người nói:
- Tôi không ngần ngại gì mà không chấp nhận tôn giả, nhưng còn gần năm trăm vị đệ tử của Ngài thì Ngài tính sao ? Ai sẽ dắt dìu họ ?
Kassapa bạch:
- Xin sa-môn Gotama, xin thầy cho con có dịp tiếp xúc với họ sáng mai. Chiều mai con sẽ trình thầy quyết định của con.
Bụt nói:
- Các em bé trong làng Uruvela gọi tôi là Bụt.
Kassapa ngạc nhiên:
- Thưa thầy, chúng gọi thầy là Bụt ? Nghĩa là người Tỉnh Thức ? Hay, hay lắm. Chúng con sẽ gọi thầy là Bụt cho thân mật. vậy xin phép Bụt cho con về trước.
Sáng hôm sau, Bụt lại đi khất thực trong làng Uruvela. Khất thực xong, người đi đến bờ hồ để thọ trai và tĩnh cư cả ngày ở đó. Chiều hôm ấy đạo sĩ Kassapa lại ra tìm Bụt ở bờ hồ. Ông cho Bụt biết là tất cả gần năm trăm vị đệ tử của ông đều đồng lòng theo ông xuất gia tu học dưới sự hướng dẫn của Bụt.
Ngày hôm sau, theo gương Uruvela Kassapa, tất cả mọi người đều cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa. Họ liệng xuống sông Neranjara tất cả những cái búi tóc của họ cùng với tất cả những tượng thờ và dụng cụ tế lễ khác. Tất cả đều theo gương Kassapa quỳ dưới chân Bụt. Họ đọc:
- Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời.
- Con về nương tựa Pháp, con đường của tình thương và sự hiểu biết.
- Con về nương tựa Tăng, đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức.
Tiếng phát nguyện của năm trăm vị khất sĩ mới vang động cả khu rừng. Lễ xuất gia cho năm trăm người cử hành xong, Bụt thuyết giảng cho năm trăm vị khất sĩ mới về bốn sự thật mầu nhiệm và cách thức quán chiếu hơi thở, thân thể và tâm ý, rồi Bụt dạy cho phép khất thực và tĩnh cư. Ngay sau đó, các vị khất sĩ được lệnh phóng thích vào rừng tất cả những đàn thú vật mà họ đã chăn nuôi. Họ học theo Bụt, cầm bát đi theo người vào các thôn xóm để thực tập việc khất thực.
Chiều hôm ấy, Bụt triệu tập Kassapa và mười vị đã từng là đệ tử xuất sắc nhất của Kassapa lại. Người trao truyền cho họ những giáo lý căn bản của đạo tỉnh thức, và sau đó người còn chỉ bảo cho họ những nguyên tắc tổ chức và hướng dẫn tăng đoàn. Khất sĩ Kassapa tỏ ra là một lãnh tụ đồ chúng có tài. Bụt rất vui khi nhận thấy điều này. Người giao phó cho Kassapa việc phân phối và huấn luyện các vị khất sĩ trẻ tuổi, theo kinh nghiệm đã thu lượm được tại trung tâm tu học Vườn Nai ở Isipatana.
Ngày hôm sau, đạo sĩ Nadi Kassapa, người em trai thứ nhất của khất sĩ Uruvela Kassapa cùng một số các vị đệ tử tìm tới. Nadi Kassapa là lãnh tụ của ba trăm vị đệ tử tu theo đạo thờ Thần Lửa. Đạo tràng của họ về phía Bắc, cũng trên bờ sông Neranjara. Họ có vẻ hốt hoảng. Mới hôm qua đây, họ thấy trôi lều bều trên dòng sông hàng trăm cái búi tóc và rất nhiều dụng cụ thờ tự, và nghĩ rằng một tai nạn nào đó đã xảy ra cho trung tâm tu học Uruvela do đạo sĩ Uruvela Kassapa lãnh đạo. Họ tới vào giờ chư vị khất sĩ đi khất thực nên không gặp ai và vì vậy tỏ vẻ lo lắng, nhưng từ từ họ thấy các vị khất sĩ khất thực trở về. Hỏi thăm, họ mới biết là Uruvela Kassapa cùng năm trăm vị đệ tử đã xuất gia theo học với một vị sa-môn tên là Gotama thuộc dòng Sakya.
Một lát sau nữa thì Bụt và Uruvela Kassapa về tới. Thấy em, khất sĩ Kassapa rất vui mừng. Ông giới thiệu Nadi Kassapa với Bụt. rồi hai anh em đưa nhau ra rừng nói chuyện rất lâu. Cuối cùng, Nadi được anh thuyết phục và bằng lòng trở về đem ba trăm vị đệ tử đến quy y. Họ cũng đồng ý cho người đi mời người em út là Gaya Kassapa tới để thông báo những gì đã xảy ra và nếu bằng lòng, Gaya Kassapa cũng sẽ đem hai trăm vị đệ tử tới để cùng quy y và tu học dưới sự chỉ dẫn của Bụt. Ba anh em đã từng nổi tiếng là rất thương mến nhau. Hơn nữa họ là những người cùng một lý tưởng. Vì vậy chỉ trong một thời gian bảy hôm, tất cả ba người cùng chín trăm vị đệ tử đều đã cắt tóc, mặc áo ca-sa và trở nên những vị khất sĩ nghiêm chỉnh tu học theo quy chế của giáo đoàn do Bụt lãnh đạo.
Một hôm, sau giờ khất thực tất cả mọi người được lệnh đi về tụ họp trên đỉnh núi Tượng Đầu ở Gayasisa, cách đó không xa. Chín trăm vị khất sĩ ngồi thọ trai im lặng và trang nghiêm cùng với Bụt và ba anh em Kassapa. Buổi thọ trai chấm dứt, mọi người vây quanh Bụt. Nghiêm trang ngồi trên một tảng đá, Bụt cất tiếng dạy chín trăm vị khất sĩ:
“Này các vị khất sĩ, tất cả vạn pháp đều đang bốc cháy. Cái gì đang cháy. Sáu loại giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đang bốc cháy. Sáu loại đối tượng của giác quan là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp đang bốc cháy. Sáu loại nhận thức là cái thấy, cái nghe, cái ngửi, cái nếm, cái xúc chạm và cái suy tư cũng đang bốc cháy. Bốc cháy bằng thứ lửa nào. Bốc cháy bằng lửa tham dục, lửa hận thù, lửa ảo vọng. Tất cả đang bốc cháy theo với những cái khổ của sinh, già, bệnh chết, với đau thưong, phiền muộn, lo lắng, sợ hãi, và thất vọng.
Này các vị khất sĩ, mọi cảm thọ cũng đang bốc cháy, dù đó là khổ thọ, lạc thọ, hay xả thọ. Cảm thọ phát sinh từ những điều kiện giác quan, đối tượng và sự xúc chạm. Cảm thọ cũng đang bốc cháy vì ngọn lửa tham dục, hận thù, và ảo vọng. Cảm thọ cũng đang bốc cháy theo với những cái khổ của sinh, già, bệnh, chết, với đau thương phiền muộn, lo lắng, sợ hãi và thất vọng.
Này các vị khất sĩ, các vị đừng để tự bốc cháy theo ngọn lửa của tham dục, của hận thù và của ảo vọng. Các vị phải thấy được tính cách vô thường và duyên sinh của mọi pháp để đừng làm nô lệ cho dòng sinh diệt của giác quan, đối tượng và cảm thọ.”
Gần một ngàn vị khất sĩ ngồi nghe đều cảm thấy tâm thần rúng động khi nói về lửa. Họ rất hoan hỷ khi thấy mình đã tìm ra được con đường tu học mà công phu quán chiếu là động lực duy nhất đưa đến giải thoát. Niềm tin phát sinh trong tâm tư của mọi người. Trong ba tháng liên tiếp, Bụt cư trú tại Gaya để giáo huấn các vị khất sĩ. Giáo đoàn đạt tới nhiều kết quả lớn trên đường tu học. Ba anh em Kassapa đã trở thành những vị phụ tá rất đắc lực cho Bụt trong việc hướng dẫn và giáo huấn tăng đoàn.
Đừng (15)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Lập Đông
- Thơ Q.H.N.C
Màn sương trắng xóa ửng hồng bao la
Chân trời xa tít mờ xa
Sóng xô nước biếc ngút ngà thang mây
...
Sóng to gió thổi hây hây
Hành trình như tiễn chiều mây nắng tà
Đi tìm hạnh phúc phương xa
Loài chim lạc xứ quê nhà chẳng quên
Tỉnh ngộ|P.2
- Những câu nói giúp bạn tỉnh ngộ
Nhân tâm
- Fenelon
Muốn thành công, cần phải biết nghĩ cho người khác trước
- San San
- Dùng nhận thức của chính mình để đánh giá một sự việc, bởi mọi thứ trong thế giới này đều không hoàn hảo.
- Dùng tấm lòng của chính mình để thấu hiểu người khác, điều mà con người ngày nay đang thiếu.
- Dùng trái tim và mắt của mình đi soi người khác, thì những người này sẽ không đạt được điều họ muốn.
Chúng ta nhìn thấy một dây xích, mỗi người là một mắt xích trong đó. Tâm là một cây cái cân, lo người trước lo mình. Con người có sai lầm, mình cũng không hoàn hảo. Trách người có khuyết điểm, bản thân cũng có chỗ thiếu sót. Một mặt cứ ép người thái quá, sẽ không ép được người khác đi đến tuyệt lộ, mà sẽ làm cho chính mình không còn đường lui.
Mỗi ngày đều muốn xin chào sự soi xét. Mắt cứ nhìn chằm chằm người là không nên, sẽ không thể làm cho người khác mất mặt, mà lại để cho mặt mình trở nên bẩn thỉu. Tài năng của người là có hạn, trong lòng nên biết yêu mến tài năng và độ lượng. Một người biết tha thứ, là đến từ việc dụng tâm đối xử tử tế với người khác. Một người có hàm dưỡng, thể hiện ra từ sự viên dung trái tim người khác. Một người tu là thể hiện ở việc hoàn thiện tâm của chính mình.
Con mắt có thể bao dung người khác, mới có thể khiến người khác bao dung mình. Người hiểu được thế nào là tôn trọng người khác, thì năng lực của bản thân mới được người khác dùng đến. Dùng tâm hòa ái đối xử với mọi người sẽ giúp môi trường xung quanh luôn hòa ái. Không muốn mình phán xét người khác, thì không để tâm của mình vì người mà động. Mỗi người là một cá thể độc lập, nên tôn trọng sự lựa chọn của mọi người.
Làm người tâm rộng như biển, không sợ hãi sự phong ba bão táp. Tâm rộng có thể chấp nhận được rủi ro, biển rộng có thể bao quát một vùng rộng lớn. Nếu như người có tâm thanh tịnh, sẽ không nghi ngờ người khác vô căn cứ. Nếu người có ý chí như nước, sẽ không sợ những lời đồn đại. Nếu người mà tĩnh lặng như nước, thì sẽ không động trong sự hỗn loạn. Không tranh giành thiệt hơn, không phân biệt cao thấp, không sợ, không sợ.
Pháp ngữ (1)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chiều quê
- Nguyễn Văn Thái
Lững lờ sông biếc dập dìu tiếng thu
Bờ xa lắng vọng lời ru
Leng keng chuông gió phiêu du nỗi niềm
Trăng lên tưới mộng, giải phiền
Câu thơ trải lụa đường thiền tịnh tâm
Danh ngôn (95)
- Lão Tử
Memory of Love
- John Denver
╰▶▶▶ Có lẽ tình yêu cũng giống như một nơi nghỉ ngơi, một nơi trú ẩn từ cơn bão. Nó tồn tại để cung cấp cho bạn sự thoải mái, nó ở đó để giữ cho bạn ấm áp, và trong những lúc khó khăn khi bạn đang một mình nhất, bộ nhớ của tình yêu sẽ mang lại cho bạn về nhà.
Bài thơ quê hương, bài thơ ít được biết của Nguyễn Bính
- Hội nhà văn Hải Phòng|Nguyễn Đình Minh
Nguyễn Bính viết “BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG” vào tết Bính Ngọ (1966). Đọc nhiều bài thơ của ông, khá ngạc nhiên về sự dài hơi và phong cách kề cà diễn ra ở tác phẩm này. Phần lớn các thi phẩm của Nguyễn Bính đều rất ngắn gọn, đọc vào là bị hút hồn ngay. Bài thơ này rất dài, dàn trải, nhiều khổ vỏ ngôn ngữ không trùng, nhưng ý thơ lặp. Đọc nó, nhiều lúc cứ ngỡ không phải thơ ông. Có lẽ vì lý do đó mà không mấy ai biết thi sỹ Nguyễn Bính có bài thơ này giữa các bài thơ nổi tiếng cùng đề tài. Tuy vậy, ở thi phẩm lại có rất nhiều khổ thơ tuyệt vời đúng là Nguyễn Bính và chỉ Nguyễn Bính mà thôi.
Ấn tượng sâu đậm nhất là những dòng thơ mà Nguyễn Bính viết về mạch nguồn dân tộc, dường như ông gửi vào đó cả một vốn kiến thức dân gian và khát khao cái khí quyển dân gian nghìn đời ấy. Những khổ thơ này tràn ngập một thế giới cổ tích ca dao. Dường như trong mỗi câu thơ đều chất chứa một thứ “điển tích” nào đó. Vẫn là mạch dân gian chảy, ở đây là những áng ca dao đậm đà ý vị, là những câu tục ngữ sáng lên lý trí Việt, những bài đồng giao con trẻ đêm trăng. Thiên nhiên hòa quyện với cuộc sống con người. Và thiên nhiên như trang sách vĩnh cửu ghi lại trên mình, trong mình những câu chuyện nồng nàn tình yêu chung thủy. Không chỉ có mạch dân gian, hình ảnh dân tộc còn ngời sáng trong những áng văn thơ lấp lánh tình người trong đó.
Đọc bài thơ, so sánh với phong cách của Nguyễn Bính như nhận xét của Giáo sư Lê Đình Kỵ: “Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu, …” thì có gì chưa ổn. Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm Hoa, ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 (chiều 30 Tết) tại Hà Nội. Nguyễn Bính có những sự thay đổi trong cách viết sau vụ Nhân văn giai phẩm và báo Trăm Hoa của ông bị giải tán. Ở thời kỳ này ông vẫn có nhiều bài thơ rất hay. Trường hợp những tác phẩm như: “Bài thơ quê hương” rất hiểm gặp ở Nguyễn Bính. Tuy nhiên, đọc lại chúng ta vẫn tìm thấy trong đó những mảnh hồn của ông sáng lên, lấp lánh một thứ hồn Việt đậm sắc màu đồng quê, xao xác một bầu trời chuyện cổ, rì rầm một dòng sông ca dao trong tâm thức.
- - -
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
- Nguyễn Bính
- Nguồn: Báo Văn nghệ Nam Hà, tết Bính Ngọ (1966), trang 3
Trải nghìn dặm trời mây bạn tới
Thăm quê tôi, tôi rất đỗi vui mừng
Bạn nán lại cùng tôi thêm buổi nữa
Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương
… Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang …”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng
Quê hương tôi có múa xoè, hát đúm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có “Bình Ngô đại cáo”
Có Nguyễn Du và có một “Truyện Kiều”
Quê hương tôi có Trường Sơn một dải
Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang
Có Hà Nội có hồ Tây, hồ Kiếm
Chợ Đồng Xuân bày đủ mặt hàng
Quê hương tôi có sầu riêng, măng cụt
Lòng bưởi đào, lòng gấc đỏ như son
Có gạo tám xoan thổi nồi đồng điếu
Cam xã Đoài ai bóc cũng thơm ngon
Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu
Có thanh quế ngửi qua là khỏi bệnh
Có cây lim đóng cả một thân tàu
Quê hương tôi có những người con gái
“Một ngày hai bữa cơm đèn …”
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều, đều mượn cánh cò đưa
Khi có giặc những tre làng khắp nước
Đều xả thân làm ngọn mác, mũi chông
Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc
Thoắt vươn vai thành những anh hùng
Quê tôi đó - bạn ơi - là thế đó
Mà nghìn năm rặt những tiếng kêu thương
Sung sướng làm sao, bỗng một ngày có Đảng
Có Bác Hồ, làm sống lại quê hương
Đánh Nhật, đuổi Tây cứu dân, dựng nước
Hai mươi năm kể biết mấy công trình
Và từ đây, núi sông và cuộc sống
Và quê hương mới thực sự của minh
Cuộc đời mới con người cũng mới
Khắp bốn phương lộng lẫy ánh sao cờ
“Đoàn quân Việt Nam đi ... chung lòng cứu quốc …”
Đầu ngẩng cao từ cách mạng mùa thu
Những xiềng xích nghìn năm đều bẻ gãy
Những bài ca điệu múa lại vui tươi
Những trận khóc đêm dài không có nữa
Thành thị nông thôn rộn rã tiếng cười
Trong lũy tre xanh vui mùa hợp tác
Mái ngói nhô lên như những nụ hoa hồng
Chung ruộng, chung trâu, chung lòng, chung sức
Chung con đường gặt lấy ấm no chung
Trong xưởng máy tưng bừng như đám hội
Những chủ nhân là chính những công nhân
Tiếng máy reo chen tiếng cười tiếng hát
Chẳng còn đâu tiếng chủ thét, cai gầm
Những nhà thơ được tự do ca ngợi
Quê hương - Tổ quốc - Con người
Và đời sống khỏi túng, nghèo, đói, khổ
Khỏi bị ai khinh rẻ, dập vùi
Đời trước thường mơ chuyện tiên, chuyện Phật
Truyện thiên đường trong những cõi hư vô ...
Đời nay dựng thiên đường trên mặt đất
Dựng mùa xuân trong tất cả bốn mùa
Khi con người được tự do giải phóng
Đất rộng hơn mà trời cũng xanh hơn
Quả trên cành cũng thêm ngon, thêm ngọt
Hoa trong vườn cũng thêm sắc, thêm hương
Và ý nghĩa những ca dao, tục ngữ
Ngày càng thêm thắm thiết, ngọt ngào
Và “Truyện Kiều” mới có chân giá trị
Và Nguyễn Du mới thành đại thi hào
Thửa ruộng cũ cấy thêm mùa lúa mới
Khung trời quê mọc những nóc lò cao
Dây “cao thế” đã chăng dài khắp nẻo
(Xóm làng tôi điện sẽ át trăng sao)
Những gỗ tốt đã dựng câu lạc bộ
Gạo tám xoan thơm bếp lửa nhân dân
Những cô Tấm tự tay xây hạnh phúc
Chẳng phải gian nan hoá kiếp mấy lần
Và lớp lớp những anh hùng xuất hiện
Sức thanh niên, sức Phù Đổng là đây
Đẩy biển lùi ra, ngăn sông đứng lại
Khẩu súng trường cũng hạ nổi máy bay
Hội Diên Hồng thôn xã nào cũng mở
Chuyện “kháng chiến trường kỳ” ai cũng nhớ nhập tâm
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
Câu ấy giờ đây đã đúng cả trăm phần
Đảng cùng dân đã viết thêm lịch sử
Lửa Điện Biên sáng dậy cả trăm năm
Lửa Ấp Bắc, Chu Lai cũng bừng rực rỡ
Lửa chiến công đang chói lọi miền Nam
Khi có Đảng, có Bác Hồ lãnh đạo
Có truyền thống cha ông để lại tự bao đời
Thì đánh Mỹ nhất định là phải thắng
Chuyện ấy, quê tôi, thành chuyện dĩ nhiên rồi
. . .
Câu chuyện quê tôi, sơ sài mấy nét
Bạn trở về xin kể mọi người hay
Riêng phần tôi có thơ này tặng bạn
Tặng quê mình, nhân dịp tết năm nay
Hãy học cách cho trước khi muốn nhận
- Sưu tầm
Câu chuyện nhỏ dưới đây chính là một lát cắt nhỏ mà góc suy ngẫm muốn chia sẻ về triết lý cho và nhận trong cuộc sống này.
Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát. Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy một căn lều cũ, rách nát, không cửa sổ. Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở một góc tối, có một cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có một giọt nước nào chảy ra cả.
Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy một cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm, và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.
Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào một tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước. Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn, nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn ? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không ...
Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần … chẳng có gì xảy ra cả. Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa … nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.
Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”
Tỉnh ngộ|P.1
- Những câu nói giúp bạn tỉnh ngộ
Nước cũng đi lên như lửa
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXVI, Thích Nhất Hạnh
Chiều hôm sau bọn trẻ rủ nhau đến thăm Bụt, Sujata và Svastika đem theo các bạn rất đông. Các em của Svastika đều có mặt. Bọn trẻ được gặp Bụt vui mừng khôn xiết. Bụt kể cho chúng nghe sơ lược những gì đã xảy ra trong gần một năm qua, và Bụt hứa là khi Svastika hai mươi tuổi, Bụt sẽ cho cậu xuất gia để học đạo. Bụt nói vào tuổi ấy Svastika đã có thể theo Bụt vì lúc ấy các em của Svastika đã lớn cả rồi.
Bọn trẻ cho Bụt biết là gần nửa năm nay có một đoàn đạo sĩ Bà-la-môn khổ hạnh đến cư trú trong vùng. Họ đông lắm, có tới gần năm trăm người. Họ không cạo đầu như các vị sa-môn, tóc họ kết và bới trên đầu. Người đứng đầu tên Kassapa, rất được mọi người kính nể. Họ theo đạo thờ cúng Thần Lửa. Sáng hôm sau, Bụt tìm tới trú sở của đạo sĩ Kassapa. Giáo đoàn Bà-la-môn này cư trú ở bìa rừng phía bên kia sông. Họ sống trong những túp lều dựng bằng cành cây và lá cây. Áo của họ được làm bằng vỏ cây. Họ tiếp nhận các thức cúng dường của dân chúng từ các làng mạc trong vùng, nhưng họ không đi khất thực. Họ tự nấu nướng lấy.
Họ cũng chăn nuôi thú vật để ăn và cũng để cúng tế. Dừng chân bên một túp lều. Bụt nói chuyện với các đạo sĩ Bà-la-môn. Các vị này cho biết lãnh tụ của họ, tôn giả Kassapa, là một người tinh thông ba bộ kinh Vệ Đà, sống một cuộc đời đức hạnh và là người có tu có chứng. Tôn giả Kassapa có hai người em trai, người nào cũng là tu sĩ Bà-la-môn cùng tu trong một môn phái, tức là môn phái Bái Hỏa, thờ lửa như là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Người em trai lớn tên là Nadi Kassapa, lãnh đạo một giáo đoàn ba trăm vị đệ tử, cư trú và hành đạo trên bờ sông Neranjara, cách Uruvela chừng một ngày đường về hướng Bắc. Người em thứ hai tên Gaya Kassapa lãnh đạo một giáo đoàn gồm hai trăm đệ tử, cư trú và hành đạo tại Gaya. Tôn giả Kassapa, vì cư trú và hành đạo tại Uruvela nên được gọi là Uruvela Kassapa. Ông rất được hai người em mình tôn kính. Những buổi giảng đạo của ông được dân chúng địa phương đến tham dự rất đông.
Các đạo sĩ Bà-la-môn đưa Bụt đến yết kiến tôn giả Kassapa tại tịnh xá của ông. Tôn giả Kassapa tuổi đã lớn nhưng còn rất nhanh nhẹn và rắn rỏi. Thấy vị sa-môn còn trẻ mà đạo phong uy nghiêm, tôn giả đem lòng kính yêu ngay. Ông tiếp Bụt như một người thượng khách. Kassapa mời Bụt ngồi xuống trên một khúc cây cưa sẵn ngoài sân tịnh xá, và ông ngồi xuống khúc cây đối diện. Hai người đàm đạo hồi lâu. Kassapa rất đỗi ngạc nhiên khi thấy vị sa-môn ngồi trước mặt mình là một người lão thông ba bộ thánh thư Vệ Đà. Ông hoảng hốt thấy rằng có những tư tưởng trong Vệ Đà mà ông chưa nắm vững được. Vị sa-môn này đã chỉ cho ông thấy những chỗ uyên ảo nhất của các bộ Atharvaveda và Rigveda, những chỗ ông đã tưởng rằng ông hiểu mà thực ra ông chưa hiểu. Lạ hơn nữa là khi nói tới các môn tự vựng học, ngữ nguyên học, sử truyện, văn pháp học và mười tám pháp tế tự của đạo Bà-la-môn, không có điều gì mà vị sa-môn này không thông.
Trưa hôm ấy, Bụt nhận lời thọ trai với Uruvela Kassapa. Xếp áo ngoài lại thành bốn để trải thành tọa cụ trên bờ cỏ, Bụt ngồi đoạn nghiêm thọ trai trong im lặng. Kassapa thấy đạo phong uy nghiêm của người thì rất cảm phục. Ngồi bên vị khách sa-môn, ông cũng giữ sự im lặng đoan trang để thọ trai. Chiều hôm ấy, trong khi đàm đạo với Kassapa. Bụt hỏi:
- Này hiền giả, hiền giả hãy nói cho tôi biết tại sao thờ Thần Lửa lại có thể đem lại cho ta sự giải thoát ?
Tôn giả Uruvela Kassapa giữ im lặng một lát. Ông biết rằng đối với vị sa-môn có trí tuệ xuất chúng này, ông không thể trả lời một cách khinh xuất và dung thường được. Ông ta đã chinh phục được hàng trăm người theo môn phái ông, nhưng ông biết chinh phục được vị sa-môn này là một điều rất khó. Kassapa bắt đầu nói về lửa như là bản chất uyên nguyên của vũ trụ. Lửa có nguồn gốc từ Phạm Thiên, nghĩa là từ Brhama, vì vậy trong các hỏa viện, nghĩa là trong điện thờ chính của giáo phái Bái Hỏa, luôn luôn hình tượng của Phạm Thiên được đặt vào vị trí trung ương. Kinh Atharvaveda có nói về phép thờ Lửa. Lửa là sự sống. Nếu không có lửa thì không có sự sống. Lửa là ánh sáng, là hơi ấm, là nguồn năng lượng làm phát sinh ra cây cối, muông thú, và con người. Lửa phá tan bóng tối, phá tan sự lạnh lẽo, đem tới nguồn vui và sự sinh trưởng của vạn vật. Thức ăn nhờ lửa mà được tịnh hóa. Con người nhờ lửa mà trở về và hợp nhất được với thiên chủ Brhama vậy. Thần Lửa Agni cũng chỉ là một trong muôn ngàn biểu hiện như có hai cái đầu, một đầu biểu trưng cho lửa của nhật dụng và một đầu biểu trưng cho lửa của sự tế lễ và của sự trở về nguyên thể. Có tới bốn mươi bốn phép tế Lửa. Người đạo sĩ phái Bái Hỏa phải giữ giới, phải khổ hạnh và phải chuyên cần tu tập mới có đủ tư cách duy trì và làm sáng tỏ con đường giải thoát.
Đạo sĩ kịch liệt chống lại những tu sĩ Bà-la-môn thường lợi dụng giai cấp và địa vị mình để sống giàu sang và đắm mình trong dục lạc. Ông nói những vị Bà-la-môn đó đã xem công việc đọc kinh như một phương tiện giúp họ sống giàu có và như vậy là làm đánh mất giá trị của truyền thống đạo đức Bà-la-môn. Bụt hỏi:
- Tôn giả Kassapa, ngài nghĩ thế nào về những người cho rằng nước là bản chất uyên nguyên của sự sống, nước bắt nguồn từ Phạm Thiên, và nước có công năng tịnh hóa con người, giúp con người trở về hợp nhất với Phạm Thiên ?
Kassapa im lặng, ông nghĩ tới hàng trăm vạn người, ngay trong giờ khắc này, đang tắm mình trong nước sông Hằng và trong những dòng sông được xem là linh thiêng khác, mong rửa sạch được mọi tội lỗi và nghiệp chướng để sau này có thể trở về với Phạm Thiên. Một lát sau, ông nói:
- Sa môn Gotama, nước không thật sự giúp ta siêu thoát được. Nước đi xuống, trong khi lửa lại bốc lên. Khi ta chết, thân xác ta nhờ lửa mà bay lên thành khói ...
- Tôn giả Kassapa, Ngài nói như vậy e không đúng. Đám mây trắng đang bay trên trời kia cũng là nước đấy, và nước cũng có thể bay lên. Khói cũng chỉ là hơi nước. Cả hai thứ mây và khói đều sẽ phải trở lại. Vạn vật, như Ngài đã biết, luôn luôn luân chuyển tuần hoàn.
- Nhưng vạn vật có một nguyên ủy, và vạn vật có thể trở về nguyên ủy ấy.
- Tôn giả Kassapa, vạn vật nương nhau mà có mặt. Tôn giả hãy nhìn chiếc lá trong tay tôi đây. Đất, nước, hơi nóng, hạt mầm, thân cây, đám mây, mặt trời, thời gian, không gian, ... đều là những nhân duyên giúp cho chiếc lá này có mặt. Thiếu một trong những nhân duyên ấy thì chiếc lá không thành. Tất cả các loài đất đá, thảo mộc và cầm thú đều vâng theo luật duyên sinh ấy. Nguyên ủy của một vật là vạn vật. Tôn giả hãy quán sát kỹ xem. Có bao giờ một nhân mà đưa tới được quả đâu. Nhân quả là trùng trùng. Ý niệm về một nguyên nhân duy nhất và đầu tiên là một vọng tưởng so sự thiếu quán chiếu mà ra. Này tôn giả, chiếc lá tôi cầm trong tay đây là do tất cả các pháp trong vũ trụ hợp lại để tạo thành, trong đó có nhận thức của tôn giả.
Vị đạo sĩ Bà la môn im lặng. Trời đã tối. Đạo sĩ ngỏ ý mời Bụt ngủ lại trong túp lều của ông. Đây là lần thứ nhất vị lãnh đạo Kassapa mời một người khách ngủ lại trong túp lều của mình, vị sa-môn này đối với ông quả thật là một người khách đặc biệt. Ông muốn đem lòng tri kỷ của mình để tiếp đãi. Nhưng Bụt ngần ngại. Từ lâu, người đã ưa nghỉ đêm một mình. Bụt ngỏ ý muốn được nghỉ đêm trong hỏa viện. Vị đạo sĩ Bà-la-môn nói:
- Mấy hôm nay, có một con rắn lớn chui vào núp trong hỏa viện, đuổi thế nào cũng không đi. Sa-môn Gotama không nên nghỉ đêm trong ấy, có thể là nguy hiểm. Chính vì con rắn kia mà lâu nay chúng tôi phải lập tế đàn ngoài trời để hành lễ. Xin Ngài nghỉ đêm tại đây cho an toàn.
Bụt nói:
- Tôn giả an tâm. Tôi muốn được nghỉ đêm trong hỏa viện. Chắc cũng không sao.
Bụt nghĩ tới những tháng ngày ngồi tu ở các nơi núi rừng cao thẳm. Có khi thú dữ đi ruồng cả đêm mà không động tới người. Có khi đang ngồi tĩnh tọa người trông thấy những con rắn thật lớn bò ngang qua trước mặt. Bụt biết là nếu mình cẩn thận đừng làm cho các loài này hoảng sợ thì chúng sẽ không động tới mình. Thấy Bụt đã nhất quyết, Kassapa nói:
- Sa-môn Gotama đã muốn nghỉ đêm tại hỏa viện thì xin cứ tự tiện. Ngài muốn ở đó bao lâu cũng được.
Đêm ấy, Bụt nghỉ trong hỏa viện. Trên bàn thờ trung ương, lửa được nuôi bằng nhiều chiếc đèn, mỗi đèn có nhiều bấc. Góc bên trái chất nhiều khúc cây lớn, có lẽ là những khúc gỗ quí dùng để đốt lửa bên ngoài mỗi khi hành lễ. Bụt nghĩ nếu có một con rắn cư trú trong hỏa viện thì con rắn ấy có thể ẩn nấp trong đống gỗ. Người chọn góc đối diện, xếp áo ca-sa ngoài thành bốn, trải xuống làm tọa cụ và bắt đầu tĩnh tọa. Khi Bụt ngừng tĩnh tọa thì trời đã khuya. Dưới ánh đèn mờ, Bụt thấy một con rắn thiệt lớn nằm khoanh tròn giữa hỏa viện, trước mặt người. Bụt lên tiếng nhỏ nhẹ như là để tự nói với mình:
- Rắn ơi, con hãy đi ra ngoài rừng cho an ổn.
Giọng nói của Bụt chứa đầy tình thương và sự hiểu biết. Con rắn từ từ trườn đi, hướng về phía cửa, Bụt cũng ngã lưng xuống tọa cụ. Khi Bụt thức giấc thì ánh trăng khuya chênh chếch chiếu vào nơi người nằm. Trăng mười tám thật sáng. Bụt muốn đi ra ngoài rừng để thiền hành. Người ngồi dậy, cuốn áo, rũ bụi rồi khoác áo lên người và đi ra khỏi hỏa viện.
Vào lúc trời tang tảng sáng thì hỏa viện bốc cháy, không biết vì lý do gì. Các vị đệ tử của đạo sư Kassapa thấy lửa đều hoảng hốt la lớn. Mọi người chạy đi tìm bình xuống sông múc nước để tưới, nhưng tất cả mọi cố gắng đều vô hiệu. Nước thì ít, lửa thì nhiều. Cuối cùng hàng trăm người đều đứng ngẩn ra nhìn. Hỏa viện của họ bốc cháy dữ dội, không có cách gì cứu chữa nổi. Đại sĩ Uruvela Kassapa có mặt trong đám mấy trăm người ấy. Ông thương tiếc vị sa-môn đức hạnh và tài ba mà ông vừa mới được làm quen từ sáng ngày hôm qua. Nếu sa-môn Gotama nhận lời nghỉ đêm trong tịnh xá của mình thì bây giờ đâu đến nỗi này. Giữa lúc ấy thì Bụt xuất hiện. Đang đi thiền hành trên đồi cao, người trông thấy lửa, và người đã trở về. Thấy Bụt, đạo sĩ Kassapa mừng quá chạy lại và nắm lấy tay người.
- May quá, may quá, sa-môn Gotama vẫn an toàn, không sao cả. Tôi mừng lắm.
Bụt trao bình bát của mình cho một vị tu sĩ trẻ cầm giúp, rồi đặt tay lên vai vị đạo sĩ Bà-la-môn:
- Cám ơn tôn giả, tôi vẫn được an toàn.
Bụt biết hôm nay là ngày đạo sĩ Uruvela Kassapa thuyết pháp. Nghe nói trong số những người nghe pháp, ngoài năm trăm vị đệ tử tu sĩ, sẽ còn có gần một ngàn người từ các thôn xóm kéo tới. Giờ thuyết pháp được định vào buổi trưa, ngay sau giờ thọ trai. Biết rằng sự có mặt của mình trong buổi thuyết pháp sẽ làm cho vị lãnh đạo mất bớt vẻ thoải mái, sáng ấy Bụt mang bát đi vào thôn xóm để khất thực. Khất thực xong, người đi về phía hồ sen. Ngồi bên bờ sông, người thọ trai và ở lại đó. Đến xế chiều thì đạo sĩ Kassapa tìm tới, Kassapa đã đi tìm Bụt sau giờ thọ trai và thuyết pháp. Vị đạo sĩ nói:
- Sa-môn Gotama, hôm nay vào giờ ăn trưa chúng tôi chờ mãi không thấy Ngài. Chúng tôi đã dọn sẵn cơm để cúng dường. Tại sao Ngài không tới ?
Bụt nói với Kassapa là người muốn vắng mặt trong buổi thuyết pháp.
- Tại sao sa-môn Gotama lại muốn không có mặt trong buổi tôi thuyết pháp ?
Bụt mỉm cười rất nhẹ, và người không nói gì. Vị đạo sĩ Bà-la-môn cũng nín thinh. Ông thấy vị sa-môn này biết được sự suy tư của ông. Vị sa-môn thật vừa thông minh vừa tế nhị. Hai người ngồi bên bờ hồ để đàm đạo. Đạo sĩ Kassapa hỏi Bụt:
- Hôm qua sa-môn Gotama nói về sự có mặt của chiếc lá như là sự tập hợp của nhiều yếu tố nhân duyên. Ngài nói rằng con người cũng do sự tập hợp của nhân duyên mà có mặt. Vậy khi các nhân duyên tan rã, con người đi về đâu ?
Bụt nói:
- Đã từ lâu chúng ta bị kẹt vào ý niệm atman, nghĩa là ý niệm về một cái ta thường tại bất biến. Chúng ta đã quen nghĩ rằng khi thân xác ta tan rã, cái ngã ấy vẫn còn tồn tại và có thể trở về với nguồn gốc của nó là Phạm Thiên để mà cộng trú với Ngài. Này tôn giả Kassapa, đó là một sai lầm căn bản đã từng làm lạc lối biết bao nhiêu thế hệ. Tôn giả Kassapa nên biết, vạn pháp từ nhân duyên mà sinh và cũng do nhân duyên mà diệt. Cái này có mặt vì cái kia có mặt, cái này vắng mặt vì cái kia vắng mặt, cái này sinh ra vì cái kia sinh ra, cái này ẩn diệt khi cái kia ẩn diệt. Đó là đạo lý duyên sinh mầu nhiệm mà tôi đã khám phá được bằng thiền quán. Trong thực tại, không có một cái gì đồng nhất và bất biến, không có ngã, dù là đại ngã hay tiểu ngã. Này tôn giả Kassapa, Ngài đã từng quán chiếu về thân thể, cảm thọ, tri giác, tâm hành và nhận thức chưa ? Con người có mặt là do sự tập hợp và vận hành của năm uẩn ấy. Đó là những dòng biến chuyển liên tục, trong đó không có một yếu tố nào thường tại.
Đạo sĩ Kassapa im lặng hồi lâu. Một lát sau, ông hỏi:
- Như vậy người ta có thể nói sa-môn Gotama chủ trương thuyết hư vô không ?
Bụt mỉm cười lắc đầu:
- Không. Ý niệm về hư vô cũng là một loại tà kiến trong rừng tà kiến dày đặc. Ý niệm về hư vô cũng tai hại như ý niệm về một bản ngã đồng nhất và bất biến. Tôn giả Kassapa, Ngài hãy nhìn mặt hồ Anotatta đây, tôi không hề nói rằng nước hồ và những lá sen, hoa sen và gương sen trong hồ là hư vô, tôi chỉ nói rằng nước hồ, cũng như lá sen, hoa sen và gương sen đều là những hiện tượng do nhân duyên phối hợp và có mặt, và trong tư thể của chúng không hề có một thực thể bất biến và thường tại.
Kassapa ngừng lên nhìn vào mặt Bụt:
- Vậy nếu không có ngã, không có atman, thì cần gì phải tu hành để đạt tới giải thoát ? Giải thoát cho ai, và ai là người được giải thoát ?
Bụt nhìn vào mắt vị đạo sĩ Bà-la-môn. Cái nhìn của người sáng chói như những tia sáng mặt trời nhưng cũng cũng êm dịu như ánh trăng, và người nói, với một nụ cười:
- Tôn giả Kassapa hãy thử tự tìm lấy câu trả lời. Hôm khác, ta sẽ tiếp tục câu chuyện.
Hai người trở về trú sở. Uruvela Kassapa nhường tịnh xá của mình cho Bụt nghỉ đêm. Ông sang nghỉ đêm tại túp lều của một người đệ tử lớn. Bụt nhận thấy vị đạo sĩ Bà-la-môn này rất được các đệ tử quý mến, người nào cũng vâng lời tôn giả Kassapa một cách cung kính.
Đừng (14)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Tịnh tâm là hỷ xả
- Tịnh Nguyệt Vân
Tịnh tâm là hỷ xả
là buông bỏ tất cả
để thường sống an vui
và trọn vẹn bao la
Tịnh tâm là buông bỏ
tất cả mọi âu lo
để thường sống trọn vẹn
tuyệt vời như là gió
Tịnh tâm trong vô niệm
để luôn sống tỉnh điềm
và muôn thuở tươi mát
như hoa sen vô nhiễm
Tịnh tâm trong an lạc
cho đời luôn tươi mát
để thường giúp muôn loài
vui sống tròn vô tác
Vô tác là hồn nhiên
là vui sống thần tiên
để cho niềm hạnh phúc
muôn thuở thành miên viễn
Tịnh tâm trong chơn lý
để luôn sống hoan hỷ
và thường giúp muôn loài
vui sống cùng minh trí
Minh trí là trí sáng
muôn thuở đầy minh quang
nên thường giúp muôn loài
vui sống trọn bình an
Chơn lý vốn vô ngôn
nên vượt thoát dại khôn
để thường giúp muôn loài
luôn sáng suốt, ôn tồn
Vô niệm là chơn lý
nên muôn thuở từ bi
và thường giúp muôn loài
luôn sống tròn hoan hỷ
Vô niệm là vô ưu
như trăng sáng mùa thu
nên thường giúp muôn loài
thoát si mê, hận thù
Vô niệm là chơn lạclà buông bỏ tất cả
để thường sống an vui
và trọn vẹn bao la
Tịnh tâm là buông bỏ
tất cả mọi âu lo
để thường sống trọn vẹn
tuyệt vời như là gió
Tịnh tâm trong vô niệm
để luôn sống tỉnh điềm
và muôn thuở tươi mát
như hoa sen vô nhiễm
Tịnh tâm trong an lạc
cho đời luôn tươi mát
để thường giúp muôn loài
vui sống tròn vô tác
Vô tác là hồn nhiên
là vui sống thần tiên
để cho niềm hạnh phúc
muôn thuở thành miên viễn
Tịnh tâm trong chơn lý
để luôn sống hoan hỷ
và thường giúp muôn loài
vui sống cùng minh trí
Minh trí là trí sáng
muôn thuở đầy minh quang
nên thường giúp muôn loài
vui sống trọn bình an
Chơn lý vốn vô ngôn
nên vượt thoát dại khôn
để thường giúp muôn loài
luôn sáng suốt, ôn tồn
Vô niệm là chơn lý
nên muôn thuở từ bi
và thường giúp muôn loài
luôn sống tròn hoan hỷ
Vô niệm là vô ưu
như trăng sáng mùa thu
nên thường giúp muôn loài
thoát si mê, hận thù
là sống tròn tươi mát
nên thường giúp muôn loài
như Chư vị Bồ Tát
Nguyện thường luôn tịnh tâm
để sống tròn tươi thắm
và thường giúp muôn loài
vượt thoát bao mê lầm
Tịnh tâm trong thanh tịnh
trong nguồn sống tịnh minh
để thường giúp muôn loài
vui sống trọn an bình
Tịnh tâm trong trí huệ
muôn thuở vẫn tinh nhuệ
để thường giúp muôn loài
vượt thoát mọi si mê
Tịnh tâm trong chơn lạc
trong nguồn sống vô tác
để thường giúp muôn loài
luôn sống tròn tươi mát
Tam Bảo là nguồn sống
luôn mầu nhiệm, linh động
nên thường giúp muôn loài
vui sống tròn sạch trong
Nguyện Tam Bảo mười phương
thường soi sáng, chỉ đường
và thường giúp muôn loài
luôn sống tròn cao thượng
Nguyện Từ Phụ Di Đà
thường hộ niệm tất cả
và luôn giúp muôn loài
vui sống trọn an hòa
Nguyện ánh sáng minh trí
thường soi muôn lối đi
để thường giúp muôn loài
luôn sống tròn hoan hỷ
Nguyện bao công đức lành
giúp muôn loài vãng sanh
cõi Tây Phương Cực Lạc
muôn thuở vẫn cao thanh
Cảnh giới của trí tuệ
- Theo Secretchina|Mai Trà biên dịch
Cổ nhân giảng: “Lùi một bước biển rộng trời cao !” đây không phải là lời sáo rỗng dùng để an ủi những người bị thất ý, cũng không phải là điều mà các ẩn sĩ ôm giữ trong lòng để được nhẹ nhõm bản thân. Mà nó là một loại cảnh giới, một loại trí tuệ vượt xa cảnh giới của người bình thường.
Trương Lương sau khi lập công nhưng công lao không thuộc về mình đã lui về ở ẩn, an hưởng tuổi già, được sử sách lưu danh. Có biết bao người từ giã sự nghiệp khi đang ở trên đỉnh vinh quang, dong ruổi khắp thiên hạ, bảo toàn sinh mệnh … mà được lưu danh thiên cổ. “Lùi một bước” như vậy không hề mất đi thứ gì, trái lại còn tích lũy thêm, làm phong phú thêm cho sinh mệnh bản thân, gia tăng trí tuệ cho sinh mệnh.
Vào triều đại nhà Thanh những năm vua Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ – một chức quan cao cấp thời bấy giờ tên là Trương Anh rất công minh và hiểu biết. Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến. Trong thư kể rằng gia đình hiện đang vì ba thước đất làm tường mà phát sinh tranh chấp với gia đình hàng xóm. Sự việc kéo dài trong thời gian lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này. Nếu thắng được vụ này thì …
Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng bút viết một phong thư gửi về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ:
“Thiên lý tu thư chích vi tường, nhượng tha tam xích hựu hà phương ?
Vạn lý trường thành kim do tại, bất kiến đương niên Tần Thủy Hoàng”
(Tạm dịch nghĩa: Từ ngàn dặm gửi thư về chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước có sao đâu ? Vạn Lý Trường Thành còn ở đó mà Tần Thủy Hoàng nay đâu còn.)
Người nhà sau khi tiếp nhận lá thư, hiểu được ý mà ông muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường cho hàng xóm ba thước đất. Không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước. Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa” này được lưu truyền cho đến ngày nay.
Nội hàm của “lùi một bước” thật vô cùng phong phú. Ở mâu thuẫn trước mặt, lùi một bước có thể tránh cho mâu thuẫn trở nên gay gắt và khuyếch đại tình trạng của sự việc, còn có thể khiến bản thân tỉnh táo tĩnh hạ xuống, từ đó mà thấy rõ được ngọn nguồn của sự tình, khiến sự tình được hóa giải. Khi đối diện với lợi ích trước mặt, lùi một bước thì có thể nhảy xuất ra khỏi sự tranh đoạt, có thể bồi dưỡng đức hạnh nhân nghĩa của bản thân, cuối cùng không phải chịu tổn thất gì.
Trong cõi hồng trần ồn ã này, nếu chúng ta thời thời khắc khắc ghi nhớ “lùi một bước” thì hoàn cảnh khi xảy ra mâu thuẫn sẽ cải biến thành một trạng thái khác, một thế giới khác. Tranh tranh đấu đấu, cố chấp không buông tay, suy cho cùng cũng có được gì đâu ? Danh lợi, chết không mang theo được, chỉ có nghiệp lực là mang theo bên thân mà thôi.
Kỳ thực, “lùi” và “tiến” có thể viên dung, hỗ trợ lẫn nhau, giống như âm và dương, cương và nhu, động và tĩnh, trên và dưới, thành và bại. Chỉ có âm thì không sinh ra được, chỉ có dương thì không lớn lên được, cao ngạo thì sẽ có hối hận, chỉ biết tiến mà không biết lùi thì cuối cùng sẽ dẫn đến suy sụp, thương vong. Lùi một bước, nhìn xem tâm của mình vì sao mà bị kích động ? Lùi một bước, nhìn xem con đường đời của mình là đang hướng lên hay thụt lùi xuống ? Lùi một bước, suy ngẫm xem, rốt cuộc bản thân mình là sống vì điều gì ?
Người xưa nói: “sở dĩ không biết rõ chân núi là vì bản thân đang đứng ở trên núi”, “người trong cuộc mê, người bên ngoài rõ ràng minh bạch”. “Lùi một bước” là khiến bản thân mình đi ra khỏi núi, đứng ở ngoài cuộc, như thế mới có thể thấy rõ chân núi, lý trí hiểu rõ được sự tình mà làm thành được sự nghiệp, thấu hiểu được nhân sinh.
Cuộc đời qua mắt tôi
- HT. Thích Thanh Từ
Sinh hoạt thế gian mây
Thành công khối nước đá
Thất bại chùm bọt tan
Nhục-Vinh bong bóng nước
Thương-Ghét hạt sương mai
Khổ-Vui trong giấc mộng
Lành-Dữ bóng chim bay
Tháng ngày cái chớp mắt
Còn-Mất nước trăng lay
Chung cuộc cơn gió thoảng
Viên mãn bầu trời trong
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)