- Sưu tầm
Một hôm Tề An Công đến hỏi đạo Ngài Bạch Vân Nghĩa Đoan. Bạch Vân hỏi:
- Trâu đã thuần chưa ?
Công thưa:
- Đã thuần, đã thuần.
Bạch Vân bèn mắng cho một trận. Công mặt đổi sắc, đang ngồi bèn đứng dậy khoanh tay. Bạch Vân hỏi:
- Thuần chưa ?
Công im lặng.
Bạch Vân liền nói:
- Trâu ở trong núi đủ nước đủ cỏ, trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.
Lời bình:
Người tu ví như người chăn trâu, giữ gìn chớ cho ăn lúa mạ người. Lúc đầu nó còn hung hăng, sau lần lần thuần thục, khi thuần buông roi buông dây không phải chăn giữ mà nó vẫn không phạm lúa người. Người giữ tâm mình đúng mức thì không bị thinh sắc (cảnh) làm chuyển lay. Để trắc nghiệm trình độ, Thiền Sư đã hỏi người: “Trâu đã thuần chưa ?” tức tâm ông đã yên chưa ?
Ở đây Công thưa: “Đã thuần, đã thuần” tức tâm tôi đã yên rồi. Ngay đó Thiền Sư bèn mắng cho một trận. Đây là để nghiệm xem Công đã thiệt chưa, tâm đã thực yên chưa ? Tiếc thay Công chưa được yên thật sự, nên mặt mày biến sắc, trong lòng có vẻ không vui. Bạch Vân gạn lại: “Thuần chưa ?”, hỏi như vậy để đánh thức thực trạng trong tâm người, nhưng Công lại cố chấp, khoanh tay im lặng. Ngài tiếp: “Trâu ở núi đủ nước, đủ cỏ. Trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.”, khi tâm không duyên thì yên, có duyên đến thì bị động, mất đi cái an ổn, mà sân hận nổi dậy, khác nào trâu ra khỏi chuồng thì báng bổ quật Đông quật Tây.
Việc huân tu như vậy là chưa được thuần. Khi không duyên thì ngỡ mình đã thuần. Khi duyên đến, chạm duyên mới hay mình chưa. Người tu, tu không chỉ ở trong yên, mà phải ở ngay trong cái động mà vẫn yên, thế mới là thực. Công, khi không có bị mắng thì thì ngỡ mình là yên. Khi bị mắng thì nổi sân hết yên. Đây là chưa thật. Phải khi không có mắng, khi có mắng, mà vẫn yên thì cái yên đó mới là thực.
- Trâu đã thuần chưa ?
Công thưa:
- Đã thuần, đã thuần.
Bạch Vân bèn mắng cho một trận. Công mặt đổi sắc, đang ngồi bèn đứng dậy khoanh tay. Bạch Vân hỏi:
- Thuần chưa ?
Công im lặng.
Bạch Vân liền nói:
- Trâu ở trong núi đủ nước đủ cỏ, trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.
Lời bình:
Người tu ví như người chăn trâu, giữ gìn chớ cho ăn lúa mạ người. Lúc đầu nó còn hung hăng, sau lần lần thuần thục, khi thuần buông roi buông dây không phải chăn giữ mà nó vẫn không phạm lúa người. Người giữ tâm mình đúng mức thì không bị thinh sắc (cảnh) làm chuyển lay. Để trắc nghiệm trình độ, Thiền Sư đã hỏi người: “Trâu đã thuần chưa ?” tức tâm ông đã yên chưa ?
Ở đây Công thưa: “Đã thuần, đã thuần” tức tâm tôi đã yên rồi. Ngay đó Thiền Sư bèn mắng cho một trận. Đây là để nghiệm xem Công đã thiệt chưa, tâm đã thực yên chưa ? Tiếc thay Công chưa được yên thật sự, nên mặt mày biến sắc, trong lòng có vẻ không vui. Bạch Vân gạn lại: “Thuần chưa ?”, hỏi như vậy để đánh thức thực trạng trong tâm người, nhưng Công lại cố chấp, khoanh tay im lặng. Ngài tiếp: “Trâu ở núi đủ nước, đủ cỏ. Trâu ra khỏi núi chạm Đông chạm Tây.”, khi tâm không duyên thì yên, có duyên đến thì bị động, mất đi cái an ổn, mà sân hận nổi dậy, khác nào trâu ra khỏi chuồng thì báng bổ quật Đông quật Tây.
Việc huân tu như vậy là chưa được thuần. Khi không duyên thì ngỡ mình đã thuần. Khi duyên đến, chạm duyên mới hay mình chưa. Người tu, tu không chỉ ở trong yên, mà phải ở ngay trong cái động mà vẫn yên, thế mới là thực. Công, khi không có bị mắng thì thì ngỡ mình là yên. Khi bị mắng thì nổi sân hết yên. Đây là chưa thật. Phải khi không có mắng, khi có mắng, mà vẫn yên thì cái yên đó mới là thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét