V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Có một kiểu người: trời đất kính nể, dịch bệnh rời xa

(Sưu tầm)



Cổ ngữ Ấn Độ có câu: “trăm triệu hạt mưa rơi không có hạt nào rơi nhầm chỗ”, vạn sự trên đời đến và đi tất cả đều có nguyên do, và đương nhiên dịch bệnh cũng không nằm ngoại lệ … Nhìn lại lịch sử của nhân loại trong quá khứ, thật không khó để chúng ta bắt gặp những trường hợp miễn dịch đến lạ kỳ …

Trong đại nạn vẫn có người được cứu

Tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), khu vực Thành Đông của kinh thành xảy ra đại dịch. Dịch bệnh bùng phát và lây lan nhanh chóng. Có những gia đình chết hết toàn bộ nhân khẩu, có những con ngõ chỉ còn lại vài người sống sót. Mọi người đều cảm thấy kinh sợ, thân tâm đều run rẩy. Ai nấy đều tránh xa khu vực Thành Đông không một ai dám đi qua, thậm chí ngay cả những người thân thiết nhất cũng không dám đến thăm hỏi bệnh tình của bệnh nhân.

Con dâu gia đình họ Cố ở Thành Đông là Tiền thị - vợ của Hùng Lễ. Trước khi dịch bệnh hoành hành, cô có việc phải về nhà mẹ đẻ. Trong thời gian ở nhà mẹ đẻ, cô nghe nói bố mẹ chồng bị nhiễm bệnh dịch, sau đó lây sang các con. Cả nhà có tám người bệnh tình nghiêm trọng, nằm bẹp trên giường, chỉ biết phó mặc cho mệnh Trời. Tiền thị biết tin lập tức thu dọn hành lý để trở về ngay, tuy nhiên cha mẹ cô lại không đồng ý. Tiền thị nói với cha mẹ rằng: “người ta lấy vợ vốn là để phụng dưỡng cha mẹ, giờ đây, cha mẹ chồng bị bệnh nặng như thế mà con không về, vậy thì có khác gì loài cầm thú đâu ?”. Cha mẹ khuyên can thế nào đi nữa cũng không ngăn được, Tiền thị một mình lên đường về nhà chồng.

Người con dâu hiếu thuận đó đã nhanh chóng quay trở về nhà. Khi cô vừa bước vào nhà thì ông Cố bỗng nhiên nghe thấy tiếng quỷ nói: “chúng Thần đều bảo hộ cô con dâu hiếu thuận này trở về, chúng ta mau chóng trốn đi, nếu không sẽ bị trừng phạt không nhẹ đâu”. Thế là cha mẹ chồng cô và cả nhà đều thoát khỏi dịch bệnh.

Y học gia nghiên cứu bệnh dịch có thành tựu đời Thanh là Lưu Khuê (hiệu Tùng Phong) từng nói: “tà không thể xâm phạm chính được, hiếu có thể cảm động Trời, quả đúng là phương thuốc tốt loại trừ dịch bệnh”.

Nhà sử học Evagrius từng là nhân chứng cho bệnh dịch hạch Justinian, ông cũng đã từng viết như sau:

“Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh, nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm. Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước”.

Nhà sử học Procopius (500-565) người Byzantine cũng từng ghi chép rằng: “sau khi người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh dịch hạch mang tên ‘cái chết đen’, đột nhiên có triệu chứng bị sốt nhẹ, khi đó họ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ hay u linh”. Tông đồ John của hội thánh Ephesus cũng ghi chép tương tự: “trước tiên người bệnh gặp phải ảo giác, tiếp theo sẽ nhìn thấy u linh màu đen không có đầu, thân thể bắt đầu xuất hiện cục bướu lớn và mụn mủ màu đen sưng tấy lên, những người này đều chết ngay trong ngày hôm đó”.

Thứ mà người La Mã cổ đại gọi là u linh rất có thể là quỷ chốn âm gian mà người phương Đông nhắc đến. Vào những năm Càn Long, có một người gọi là Sư Đạo Nam ở vùng Triệu Châu, tỉnh Vân Nam đã viết một bài thơ vào thời kỳ bệnh dịch hạch hoành hành. Bài thơ có tên là “Thủ Tử Hành”, trong đó có mấy câu thơ miêu tả đại ý như sau: “khi phần Thần của nhân loại bị lấy mất đi thì người và quỷ là một, ban ngày gặp gỡ người phần nhiều là quỷ, lúc hoàng hôn gặp quỷ ngược lại nghi ngờ là người”.

Thiện lương chính là tấm bùa hộ mệnh tránh mọi tai ương …

Có thể có người cho rằng những người không bị lây nhiễm đó là do cơ thể họ có hệ thống miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh hơn người khác. Kỳ thực đó chính là sức mạnh của lòng thiện lương.

Hãng nội thất danh tiếng IKEA đến từ Thụy Điển từng làm qua một thí nghiệm. Họ đưa hai cây xanh tới khuôn viên một trường học ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và để ở đó với chế độ chăm sóc hai cây như nhau. Tiếp theo họ yêu cầu các em học sinh hàng ngày khen ngợi và thể hiện tình yêu thương với một chậu cây, còn một chậu cây còn lại thì buông những lời mắng chửi. Kết quả là sau ba mươi ngày, chậu cây bị mắng chửi đã héo úa mà chết, còn chậu cây được khen ngợi lại phát triển khoẻ mạnh.

Tiến sĩ Masaru Emoto - giám đốc viện Hado ở Tokyo(Nhật Bản)- trong cuốn sách của mình mang tên: THÔNG ĐIỆP CỦA NƯỚC, một trong những cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn, ông đã chứng minh thật thuyết phục giá trị của lời cầu nguyện. Masaru Emoto đã làm rất nhiều thí nghiệm quan sát tinh thể nước, trước và sau khi tiếp xúc với âm nhạc, từ ngữ, hình ảnh và lời cầu nguyện … Trước khi nghe lời cầu nguyện, tinh thể nước méo mó, bị khuyết, không có hình dáng cụ thể và xấu xí. Bất ngờ thay, tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông hoa tuyết với các cánh đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nó được nghe lời cầu nguyện.

Dịch bệnh nhìn trên bề mặt tuy là rất tự nhiên nhưng trên thực tế lại không hề ngẫu nhiên chút nào cả. Cổ nhân có câu: “Nhân sinh hữu mệnh, sinh tử tại Thiên”, con người ta sinh ra ở đời sống chết đều do định số, sức người khó đổi. Tuy nói là khó đổi nhưng không phải không thể, khi đi tìm hiểu chi tiết hơn nữa những người miễn dịch, người ta dễ dàng tìm thấy ở những người này một điểm chung nổi bật đó là những người này đều có một tâm hồn chân chính thiện lương, một tấm lòng hiếu thảo cảm động trời cao. Điều này hoàn toàn trùng hợp với câu nói xưa kia của cổ nhân: “làm người thiện lương dù phúc chưa báo, hoạ cũng đã rời xa”.

Có thể trong xã hội hiện nay, khi nhắc đến nhân quả, thiện lương, sẽ có người cho rằng đó là mê tín, là dị đoan. Tuy nhiên có khi nào bạn thử nghĩ: tin thì được gì, không tin sẽ mất gì ? Giả sử bạn tin vào sự tồn tại của nhân quả và quy luật thiện ác hữu báo, tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia để từ đó đối nhân xử thế bằng lòng cung kính, thiện lương, trung thực. Dẫu sau khi chết đi, thiên đường hay địa ngục có tồn tại hay không, thì trước mắt khi sinh thời bạn cũng đã nhận được lòng kính trọng, sự yêu mến của mọi người. Còn giả sử, bạn cho rằng linh hồn không tồn tại, thiên đường và địa ngục chỉ là trò hư ảo để rồi sống phóng túng theo dục vọng bản thân ... vậy thì chưa cần phải nhắm mắt xuôi tay, ngay lúc hiện thời bạn đã phải đối diện với sự ghét bỏ của mọi người. Và điều gì sẽ xảy ra khi bạn nhắm mắt xuôi tay, phát hiện rằng cái chết chỉ là sự khởi đầu cho một tương lai mới, thiên đường, địa ngục nó hoàn toàn tồn tại một cách chân thực. Thử hỏi lúc đó bạn sẽ phải mất những gì ? Ắt hẳn mọi sự hối hận đều đã muộn màng.

Có câu: “chỉ cần bạn lương thiện, trời xanh tự có an bài”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét