V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Ý nghĩa ngày Vu Lan

- Kiều Oanh

Hàng năm, người Tây Phương có ngày “Hiền Mẫu” vào tháng Năm và tháng Sáu có ngày “Hiền Phụ”, thì Việt Nam chúng ta có rằm Tháng Bảy, tức “Lễ Vu Lan” ...

“Lễ Vu Lan” là truyền thống của sự thờ cúng tổ tiên và lòng hiếu thảo trong đạo Phật, để ca ngợi tình yêu thương cao cả của Cha Mẹ đã dành cho con cái. Phật giáo đã dưa theo sự tích về lòng hiếu để của Thầy Mục Kiền Liên đối với Mẹ của ông, nên vào mỗi mùa “Lễ Vu Lan” sự tích Mục Kiền Liên luôn luôn được nhắc đến.

Một ngày nọ, trong lúc ngồi thiền, thì Mục Kiền Liên, một trong mười đệ tử chính yếu của Đức Phật, đã nhìn thấy người mẹ quá cố của mình đang bị tra tấn ở các cửa ngục, Bà bị trừng phạt vì những hành động tàn ác mà bà đã làm khi còn sống. Mục Kiền Liên thấy linh hồn mẹ mình đang ở dưới chín từng địa ngục, rất đói, khát, bị hành hạ, tra tấn về những hành động độc ác của bà trong suốt thời gian bà sống nơi dương trần, xót xa nhìn Mẹ trong cảnh khổ hình như thế, Mục Kiền Liên bèn dùng tất cả thần thông của mình, mang đến cho Me ít thức ăn, nhưng khi Bà bỏ món ăn vào miệng thì tất cả đều bị cháy thành tro.

Không đành lòng nhìn Mẹ như thế, ông trở về, đến thụ giáo Đức Phật nhờ Ngài hướng dẫn giúp Mẹ ông thoát khỏi khổ hình. Đức Phật khuyên Mục Kiền Liên triệu tập tất cả các phật tử và chư tăng, lập một dàn trai đàn đúng vào ngày Rằm Tháng Bảy âm lich, cầu nguyện ngày đêm cho Mẹ ông được thoát khỏi hỏa ngục.

Lời nguyện cầu đã được toại nguyện, không những cứu được linh hồn Mẹ của Mục Kiền Liên mà còn cứu được một số các linh hồn khác. Kể từ đó, người ta tin rằng “Lễ Vu Lan” là ngày các cửa ngục được mở cho các linh hồn được về nhà hay đi khất thực, cho nên vào ngày này, người ta hay bày cháo hoa (cháo trắng), thức ăn, hoa quả ra sân để cúng thí cho những linh hồn không gia cư.

Đa số người Việt Nam chúng ta đều tin tưởng tháng Bảy là tháng của những linh hồn được phóng sinh, và “Lễ Vu Lan” được các gia đình Phật Tử tổ chức rất long trọng, dâng đèn hoa, thực phẩm, có nhà còn đốt vàng mã, quần áo và các vật dụng khác bằng giấy cho thân nhân đã khuất và các cô hồn, không gia cư ... Cứ thế, trong tháng Bảy, mỗi gia đình có thể chọn một ngày, rồi làm một bữa tiệc nho nhỏ như một bữa giỗ để cúng tổ tiên và những người đã khuất, đồng thời cũng bày thức ăn, hương hoa trước nhà để đãi các vong linh đang vất vưởng ngoài đường.

Đây cũng không hẳn là truyền thống riêng của các Phật tử mà hình như mọi người đều tin rằng Vu Lan là ngày hiếu nghĩa, để mọi người bày tỏ lòng biết ơn và kính mến đối với cha mẹ của mình. Người Phật tử thường đi lễ Chùa, được cài một đóa hoa hồng trên áo, người nào còn cha mẹ thì cài hoa hồng đỏ, người nào cha mẹ đã quy tiên thì cài hoa trắng để tưởng nhớ đến mẹ cha.

Cũng trong dịp “Lễ Vu Lan”, ngoài việc lên Chùa cúng lễ, có người còn tìm mua những con vật bé nhỏ về thả như: chim, cá, ếch, .v.v.v... để phóng sinh cho chúng được tự do. Từ đó về sau, các Phật tử nhớ đến cha mẹ đã khuất núi thường cử hành lễ Vu Lan để cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn. Một Đại Lễ mang ý nghĩa cao cả, đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí.

Tóm lại, “Vu Lan” là một ngày Lễ lớn vào tháng Bảy âm lịch, lễ báo hiếu, và phóng sinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét