V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió

( Sưu tầm )



I. BAY

Gia đình Pilot đi du lịch trên một máy bay riêng. Trong lúc máy bay bay thì hai đứa con nhỏ cãi nhau: “gió thổi máy bay”, đứa em không chịu: “máy bay lướt gió”, người cha vừa lái máy bay vừa phải nghe hai đứa nhỏ cãi cọ mệt quá nên gặt số bay tự động (auto-pilot) trước khi đi restroom. Ông ta nói với hai con: “tự-động bay, tự-động bay” rồi nhắm mắt vờ ngủ. Người vợ (co-pilot) vừa mắt nhắm mắt mở, ngủ mơ màng, lo lắng hỏi: “ai bay, ai bay ?”, đứa con lớn chơi với cần lái trả lời: “máy bay, máy bay”, đứa nhỏ sợ hãi ú ớ la: “đừng bay, đừng bay” … ( Bài này đối với bài Phướng Rủ. Bay = Động )

II. DIỀU ĐỘNG

- Chú điệu này nói: gió thổi diều bay !

- Chú tiểu kia cãi: không phải thật như vậy, diều nương gió mà bay.

- Sư phụ nghe vậy nói: cả hai [đứa/thứ] ‘diều’ [dìu/dựa] nhau bay.
(Tương tự như bài Phướng Động nổi tiếng trong chuyện Lục Tổ nhưng được Việt hóa)

Lời bàn:

- Dùng phương tiện “động cơ bay” để:

Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió
Buông thuyền lúc khách đã sang sông

- Nếu không thì sẽ khó tự chủ để bị:

Gió thổi diều bay vút vút cao
Cánh chim chiều cũng dạt lao đao

- Rồi thì động lòng trần, lạc bước rong chơi:

Không gian gió thoảng đầy vườn vắng
Thoảng gót tiên nga nhẹ gót đào

III. TỰ BƠI, TỰ ĐỘ

Có một vị cư sĩ đang chờ đò sang sông, bờ bên kia, nhìn thấy một vị thiền sư đang chèo thuyền ngược dòng. Ngay khi ấy vị cư sĩ dùng thần công sư tử hống, gọi to rằng: “Thiền sư ! Độ khắp chúng sinh vô khổ ách. Con xin quá giang một quãng được không ?”

Thiền sư nói: “ta đang ngược dòng chèo khó khăn, không bờ bến để ghé, còn ông ở trên bờ bên ‘kia’ chờ qua bến bên ‘kia’, khác đường nhau vậy ông chẳng cần ta độ”.

Vị cư sĩ lập tức nhảy ùm xuống giữa dòng sông, nói rằng: “hiện tại con cũng ở trong dòng sông, con đáng được độ rồi nhé ?”

Thiền sư: “ta ở trong dòng sông, ông cũng ở trong cùng một dòng sông, ta chèo thuyền ngược dòng, còn ông đang lội thuận dòng, nhưng không có thuyền. Trong một khoảnh khắc thì không gian cách biệt – ta sẽ ở giang đầu, ông sẽ ở giang vỹ cùng bơi chèo trong cùng một dòng sông, nhưng cho dù có tương cố cũng bất tương kiến, cái tương đồng là ông cùng ta điều động (bơi/chèo) nhưng cái tương biệt là ông mệt ông có thể chìm còn ta mệt thì ta để cho thuyền trôi ‘ngược dòng’ (ngược lại với dòng mà thiền sư đang chèo, ngược dòng). Do đó, chẳng phải là ta có khả năng độ ai mà là do thuyền độ ta. Ông hãy tự độ, chẳng cần nhờ đến ta, hãy tự tin mau mau lội băng sông mà vượt qua bờ bên kia nhé”.

Lời bình:

Tu tại chùa là chèo ngược dòng, khó mà dễ. Ngược gió thì cuốn buồm hay thuận buồm xuôi gió.

Tu tại gia, tại chợ là bơi băng dòng, khó hơn.

Sống đời bình thường là lội thuận dòng, dễ mà khó bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét