- Theo Trithucvn
Có một lần, học trò của Khổng Tử là Tử Hạ được phái đến một địa phương của nước Lỗ để làm quan. Trước khi đi, Tử Hạ đến thăm hỏi Khổng Tử và thỉnh giáo ông về việc cai trị. Tử Hạ hỏi:
- Thưa thầy ! Con xin hỏi thầy, làm thế nào để cai quản tốt một địa phương ?
Khổng Tử trả lời:
- Chớ mong muốn mau chóng, chớ nhìn cái lợi nhỏ. Muốn mau chóng thì không đạt, nhìn lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
Câu nói của Khổng Tử chính là, khi làm một việc gì đừng một mực muốn mau chóng, đừng ham muốn cái lợi nhỏ. Làm việc mà cầu mau chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu. Người ham muốn cái lợi nhỏ thì sẽ không làm thành được sự nghiệp lớn.
Vì sao nói “dục tốc bất đạt” (nóng vội thì không thành công) ? Đó là bởi vì, khi người ta muốn làm một sự tình nào đó thật mau chóng thì cái tâm của người ta sẽ không yên và vội vã hơn. Do đó, họ dễ dàng bị rơi vào tình thế rối ren, hoảng loạn. Một khi tâm bị hoảng loạn thì sẽ khiến sự tình bị phức tạp hóa. Kết quả khiến cho sự tình không thành, thậm chí còn làm hỏng việc. Một người, tâm có thể trầm tĩnh thì mới nhìn được rõ vấn đề. Một khi thấu tỏ được vấn đề, họ sẽ từ trong rối ren mà gỡ được ra và khi ấy, sự tình phức tạp liền biến thành đơn giản.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta gặp phải những trường hợp “dục tốc bất đạt”, một người vội vã, nhìn bề ngoài thì tưởng như là làm việc nhanh, mất ít thời gian hơn, nhưng đến khi không đạt được kết quả thì mọi thời gian và công sức đều là phí hoài. Cho nên, khi gặp sự tình cần giải quyết, chúng ta cần tĩnh hạ tâm xuống, dùng tâm thái bình tĩnh ôn hòa để làm việc. Ở bề ngoài mà nhìn thì giống như mất nhiều thời gian hơn nhưng kỳ thực, thời gian hoàn thành lại ngắn hơn. Quan trọng hơn là sự tình được hoàn thành một cách tốt nhất, có kết quả tốt nhất.
Trên đời này, bởi vì vội vàng cuống quýt mà gặp phải thất bại, không biết là có bao nhiêu người ? Vào mùa đông năm Thuận Trị thứ 7, ở một bến đò, có một người đàn ông cùng một người hầu mang theo hành lý muốn đi vào thị trấn. Thị trấn ước chừng cách đó khoảng hai dặm đường, nhưng trời đã bắt đầu tối. Người đàn ông này lo lắng hỏi người chủ đò:
- Xin hỏi, liệu tôi còn kịp vào thị trấn trước khi cửa thành đóng không ?
Người chủ đò trả lời:
- Cứ bình tĩnh, cửa thành vẫn còn đang mở, vội vàng có khi cửa thành lại đóng mất rồi.
Người đàn ông nghe xong, tức giận vì cho rằng chủ đò đang giễu cợt mình nên bước đi ngay lập tức. Hai chủ tớ họ đi đến giữa đường thì người hầu đột nhiên bị ngã khiến cho đống sách bị văng trên mặt đường. Người hầu quá lo lắng, ngồi khóc, không đứng ngay lên được. Đến khi hai người họ sắp xếp rồi buộc được đống sách lại cẩn thận và lên đường, đến nơi thì cửa thành đã đóng lại rồi. Bấy giờ, người đàn ông kia mới ngẫm nghĩ: “câu nói của người chủ đò thật có tính triết lý !”
Trong cuốn “Hàn Phi Tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng” có ghi chép lại một câu chuyện của vua nước Tề là Tề Cảnh Công như sau:
Thời Xuân Thu, Tề Cảnh Công là một vị quân chủ nổi danh tài đức. Ông rất trọng dụng hiền tướng Yến Anh. Một hôm, Tề Cảnh Công đang đi ngao du bên ngoài thì đột nhiên có quân lính đến báo rằng tướng quốc Yến Anh bị bệnh nguy cấp. Tề Cảnh Công giật mình hoảng sợ, vội vã trở về xem bệnh tình của Yến Anh ra sao. Vì muốn mau chóng trở về, Tề Cảnh Công ra lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị một xe ngựa và người điều khiển xe ngựa tốt nhất để lên đường. Trên đường trở về thành, Tề Cảnh Công nóng vội như trong lòng đang có lửa đốt, xe ngựa mới đi mấy trăm bước ông đã bắt đầu than rằng người điều khiển xe ngựa đi quá chậm. Vì thế, ông tự cầm dây cương và chính mình điều khiển xe ngựa. Nhưng đi được mấy trăm bước, Tề Cảnh Công lại bắt đầu nổi trận lôi đình, chê rằng con ngựa ấy đi quá chậm chạp. Cuối cùng, ông nhảy xuống xe ngựa và chạy bộ, kết quả ông đã về muộn hơn một ngày so với xe ngựa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét