- Khuyết Danh
V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Danh ngôn (108)
Cõi lòng bao dung
- Hoàng Y Vũ
Thôi, tìm một chốn ta ngồi với ta
Ngày mai biết đến chăng là
Ngược xuôi gì cũng ... chẳng qua … bây giờ
Ta ngồi để dứt con mơ
Nụ cười lan tận bến bờ Giác hoa❞
- Thích Tánh Tuệ
Quan niệm “uống nhiều nước để thải độc” rất nguy hiểm
- Lương y Ngô Đức Vượng
● “UỐNG NƯỚC NHIỀU LÀ CHẾT” !
Nước là vấn đề cực kỳ quan trọng, vô cùng quan trọng. Không có nước không thể sống được. Mọi chu trình sinh hóa trong cơ thể chúng ta đều diễn ra trong môi trường nước. Cho nên, muốn biết một hành tinh xa xôi nào có sự sống hay không, không phải tìm cái gì xa xôi cả, chỉ cần xem ở đó có nước hay không. Nếu có nước, chắc chắn có sự sống. Nước quan trọng như vậy, nên người ta lợi dụng cái này quá nhiều. Cái gì cũng vậy thôi, có chừng mực của nó. Thuốc bổ quan trọng không ? Nhưng uống nhiều chết liền.
Thực ra nhu cầu con người không nhiều nước đến thế. Thứ nhất, bởi vì trong thức ăn của chúng ta đã có rất nhiều nước, trong cơm trên 70% là nước, trong rau trên 80% là nước, trong canh trên 90% là nước. Cho nên, ăn no là đủ nước rồi. Uống chỉ là bổ sung thêm thôi. Thứ hai, uống nước nhiều máu loãng ra, làm hàm lượng hồng cầu trong máu giảm đi. Vì vậy, nếu tim đập bình thường không đủ hồng cầu nuôi cơ thể, cho nên sẽ suy sụp. Vì vậy tim rất khôn ngoan, đập nhanh hơn để đủ hồng cầu nuôi cơ thể.
Tôi không cần dài dòng, tôi chỉ cần đặt tay vào mạch, người nào đập nhanh là uống nước nhiều. Uống nước nhiều, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi, cho nên các hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu chóng già, chóng chết. Giống như ta câu một con cá ở độ sâu 20m lên đây chết luôn. Vì sao vậy ? Vì nó ở nhiệt độ áp suất cao lên đây sẽ nổ bong bóng chết luôn. Khi ta uống nhiều nước vào, áp suất thẩm thấu trong máu giảm đi là nguy hiểm vô cùng.
● QUAN NIỆM “UỐNG NHIỀU NƯỚC ĐỂ THẢI ĐỘC” RẤT NGUY HIỂM
Thế rồi người ta còn quan niệm uống nước nhiều để tạo chênh lệch nồng độ để mà đào thải. Đây là một quan niệm cực kỳ sai. Tôi xin chứng minh, con tôm, con cua, con sò, con hến cần canxi để xây dựng cái vỏ của nó. Nhưng những con đó không thể gặm cả một cục canxi mà phải lấy canxi từ nước để xây dựng cái vỏ của nó. Hàm lượng canxi trong vỏ nó gấp hàng triệu lần hàm lượng canxi trong nước. Thế nhưng, canxi trong nước vẫn đi vào trong vỏ nó để cho vỏ nó lớn lên. Bằng chứng không thể cãi lại. Bởi vì cơ thể sống khác hẳn vật chất vô sinh. Cơ thể sống có khả năng vận chuyển chất ngược nồng độ từ thấp lên cao. Mồ hôi, nước tiểu ta là từ máu ra. Hàm lượng chất độc trong mồ hôi, nước tiểu cao hơn nhiều so với máu, nhưng mà các chất độc vẫn từ máu đi ra. Nó đi ngược chiều. Rồi vỏ trứng, canxi mà xây lên vỏ trứng là từ đâu mang đến, từ máu mang đến, hàm lượng canxi trong máu thấp hơn vỏ trứng hàng triệu triệu lần, nhưng mà canxi vẫn cứ đi từ máu vào cung cấp cho vỏ trứng đó. Thế rồi uống nước nhiều đi tiểu nhiều. Uống nước ít đi tiểu ít. Uống nước nhiều tiểu nhiều nhưng nước tiểu loãng. Uống nước ít tiểu ít nhưng nước tiểu đặc. Hàm lượng như nhau. Thậm chí uống nước nhiều không đào thải được, mà chỉ có đẩy nước thôi. Cho nên chết thận, bắt thận làm việc nhiều. Nguy hiểm vô cùng.
● MẬP MỜ NƯỚC TỰ DO và NƯỚC CẤU TRÚC
Rồi người ta lập luận trong cơ thể có gần 80% là nước, nên phải uống nước nhiều. Điều đó không hẳn đúng. Vì sao ? Tôi xin chứng minh, đúng là cơ thể chúng ta gần 80% là nước, nhưng 80% trong số nước đó là nằm trong nước cấu trúc, chỉ có 20% nước tự do.
Ta nói bị mất hơi nước, ta đi tiểu, ra mồ hôi là mất nước tự do, cho nên ta uống nước vào bổ sung cho phần nước tự do đó thôi, còn nước cấu trúc không ảnh hưởng. Bằng chứng rất đơn giản. Để một mớ rau hay cây rau, chậm tưới là héo ngay, đấy là mất nước tự do, nhưng để cái lá héo đó sấy, còn lâu nó mới khô. Người ta đã mập mờ chuyện này, không phân biệt nước tự do và nước cấu trúc, nước liên kết. Cho nên đã cá mè một lứa, đổ đồng là 80%, rất sai. Làm gì có chuyện đó.
Mà xin thưa rằng, cái mà chúng ta mất mồ hôi, mất hơi nước, uống vào là chỉ nằm trong 20% đó thôi, còn 80% nước cấu trúc không bao giờ mất - trừ những trường hợp đặc biệt. Ta cố tình uống nước, quảng cáo cho uống nước nhiều bằng cách nói ra bậy bạ như thế. Bằng chứng nữa là các động vật, con chó, con mèo, chúng ta có thấy nó uống nước nhiều đâu. Tôi ngày xưa chăn trâu, sáng sớm dắt trâu ra ngoài sớm để cho nó đi giải, tối về thúc nó đi vệ sinh để đi vào chuồng, một ngày nó uống một lần. Chó mèo uống ít lắm, mèo uống rất ít. Và động vật hoang dã nó uống ít hơn. Và những con vật nó uống ít như thế, đó chính là tiếng nói của tạo hóa, tiếng nói của thiên nhiên, mà thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất, khi tôi bí cái gì tôi đều hỏi cái này thiên nhiên xử lý ra sao. Và với uống nước, tôi hỏi thiên nhiên xử lý việc uống nước như thế nào đây. Các con vật uống rất ít, tại sao chúng ta uống nhiều nhỉ. Vô lý, vô lý đến cùng cực.
● “SỐNG TRÊN 100 TUỔI CŨNG KHÔNG CÓ CÔNG TRẠNG GÌ”
Cho nên, rất nhiều lần tôi đi thuyết trình ở các cơ quan về chuyện uống nước, thì cơ quan đó điện cho tôi là sau buổi nói chuyện của tôi, lượng nước uống của cơ quan giảm đi ⅓ . Tôi bảo là vẫn nhiều, giảm nữa, ít nhất là giảm đi ⅔ mới đạt.
Phân tích tác hại của việc uống nước nhiều tôi không yên tâm, tôi viết thêm cả mục hậu họa của việc uống nước nhiều. Uống nước nhiều đã làm suy giảm cả nòi giống này đi rồi. Và tôi kết luận hãy thương lấy trái tim của mình, nó đã vất vả làm việc từ trong bào thai ra, làm việc không được nghỉ ngơi một phút nào, thương lấy hai trái thận đã quá mệt mỏi mà uống nước ít đi. Tạo hóa ban cho loài người từng tế bào một đã có bộ gen quy định rằng con người có thể sống từ 120-140 tuổi mà chúng ta hầu hết chưa được một nửa đó đã chết rồi. Cho nên là, không biết tôi có sống được đến 100 tuổi không, nhưng mà tôi có sống trên 100 tuổi cũng không có công trạng gì hết, chẳng qua là tôi ít mắc tội hơn với tạo hóa với tổ tông thôi.
* Bài viết trích từ nội dung nói chuyện của Tiến sĩ, Lương y Ngô Đức Vượng với các Phật tử.
Đừng (26)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để thích nghi với những người không chịu nâng cao các tiêu chuẩn của họ. ╰▶ ĐỪNG ĐỂ NGƯỜI KHÁC KÉO BẠN XUỐNG VỊ TRÍ NGANG BẰNG VỚI HỌ
Ba lần thức dậy trời vẫn chưa sáng
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXXIX, Thích Nhất Hạnh
Sudatta là một thương gia rất giàu có. Chàng cư trú ơ thủ đô Savatthi nơi quốc vương Pasenadi trị vì. Cả vương quốc Kosala đều biết tiếng chàng, và Suddatta nổi tiếng là người biết che chở và bênh vực cho những kẻ nghèo khổ và cô độc. Chàng luôn luôn để ra một phần của gia sản mình để chu cấp cho những kẻ nghèo hèn và không có thân nhân. Công việc giúp đỡ người khốn khổ này chàng đã làm liên tục trong nhiều năm và chàng tìm được rất nhiều nguồn vui trong công việc ấy. Người đồng bào của chàng đã tặng cho chàng cái mỹ hiệu là Anathapindika, có nghĩa là “người cứu giúp cho kẻ khốn cùng và cô độc”, gọi là Cấp Cô Độc. Để có thể tiếp tục công việc cứu trợ những kẻ nghèo khổ, Suddatta phải tiếp tục nghề nghiệp của mình là một thương gia. Chàng hay qua lại nước Magadha để buôn bán và mỗi khi tới thủ đô Rajagaha, chàng thường cư trú tại nhà của người anh vợ của chàng, vốn cũng làm nghề buôn bán. Người anh vợ này rất quý mến chàng. Mỗi khi chàng đến, ông ta làm đủ mọi cách để giúp đỡ chàng và làm cho thời gian cư trú tại Rajagaha của chàng được dễ chịu. Ông săn sóc chàng từng li từng tí. Tuy nhiên, kỳ này Suddatta không được ông anh vợ đặc biệt chú ý tới như những kỳ trước. Ông bận rộn cắt đặt và sai phái những người ăn người ở trong nhà như là nhà sắp có đám giỗ hay đám cưới, và đối với chàng em rể giàu có, lần này ông chỉ chú ý và săn sóc một cách vừa phải thôi. Suddatta lấy làm lạ. Chàng hỏi thì người anh vợ nói không có đám giỗ mà cũng không có đám cưới nào cả. Cũng không phải là để rước hoàng gia về nhà thết đãi. Ông nói:
- Ngày mai, anh mời Bụt và các vị khất sĩ tới thọ trai.
Nghe nói đến tiếng Bụt, Suddatta ngạc nhiên. Chàng hỏi lại:
- Anh nói sao, ngày mai anh thỉnh “Bụt” hả ?
- Đúng rồi ngày mai anh thỉnh Bụt và các vị khất sĩ học trò của Người.
- “Bụt” ? nghĩa là “Người tỉnh thức” ?
- Đúng rồi. Bụt là người tỉnh thức. Đó là một bậc giác ngộ toàn vẹn. Đó là một con người thật mầu nhiệm và thật đẹp đẽ. Sáng mai, thế nào em cũng sẽ được gặp người.
Danh từ Bụt gây nên trong tâm tư Suddatta biết bao nhiêu nguồn cảm hứng. Chàng bắt ông anh vợ ngồi xuống và nói thêm cho chàng nghe về con người giác ngộ này. Ông anh vợ chàng kể rằng anh đã được trông thấy các vị khất sĩ học trò của Người đi khất thực, đã tìm hiểu về Bụt, đã tới nghe Bụt thuyết pháp tại tu viện Trúc Lâm và đã được người chấp nhận là đệ tử tại gia của người. Ông cũng kể là hồi đầu mùa an cư ông đã được Bụt cho phép dựng thêm những chiếc nhà nhỏ lợp lá làm chỗ che mưa nắng cho các vị khất sĩ. Trong một ngày, ông đã cho dựng luôn sáu mươi căn nhà như thế rải rác trong khuôn viên của tu viện Trúc Lâm.
Không biết vì một duyên cớ thâm sâu nào đó mà Suddatta đem lòng thương mến Bụt sau khi mới nghe nói đến danh hiệu của người. Suốt đêm đó Suddatta không ngủ yên giấc. Chàng cứ mong cho trời sáng để có thể đi viếng Bụt tại tu viện Trúc Lâm dù chàng biết hôm nay Bụt và giáo đoàn của người sẽ tới thọ trai tại nhà ông anh vợ. Ba lần chợt tỉnh trong đêm là ba lần chàng tưởng trời đã sáng, nhưng trời vẫn chưa sáng. Cuối cùng, Suddatta, chỗi dậy, trời chưa sáng, nhưng chàng nhất quyết ra tìm Bụt. Chàng mặc áo, mang giầy và mở cửa ra đi một mình. Trời khuya còn đầy sương và lạnh. Qua cổng Sivaka, chàng hướng về phía tu viện Trúc Lâm. Trời còn tối lắm, nhưng khi chàng vào tới cổng tu viện thì dáng cây dáng lá đã bắt đầu hiện rõ. Suddatta nóng lòng muốn gặp Bụt nhưng trong tâm còn e ngại. Chàng nói một mình để trấn tĩnh: “Suddatta, đừng e ngại”.
Lúc ấy Bụt đã thức, và Người đang đi thiền hành ngoài trời ngay phía trước mặt chàng mà chàng không biết. Bụt gọi: “Suddatta”, Suddatta giật mình. Tiếng gọi đến từ phía trước. Chàng ngửng nhìn lên thì thấy dáng một người đang đi tới. Linh tính báo cho chàng biết rằng đó là Bụt. Bụt đã gọi tên chàng. Chàng đang đi tới với Bụt và Bụt đang đi tới với chàng. Suddatta bước tới một bước nữa và chắp tay cúi đầu làm lễ Bụt. Bụt đỡ Suddatta dậy và cầm tay chàng đưa về tịnh thất của Người. Tới nơi chàng được Bụt mời ngồi. Chàng hỏi thăm Bụt có ngủ ngon không. Người nói người ngủ rất ngon. Suddatta tự giới thiệu mình và kể cho Bụt nghe chuyện chàng thức dậy ba lần trong đêm và cứ tưởng trời đã sáng. Chàng xin Bụt dạy cho chàng về đạo lý. Và Bụt bắt đầu giảng dạy cho chàng về trí tuệ và từ bi. Suddatta rất sung sướng. Chàng lạy xuống xin Bụt nhận chàng làm đệ tử. Bụt lặng yên chấp nhận. Chàng lại thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai tới thọ trai tại nhà người anh vợ của chàng. Bụt cười:
- Hôm nay thầy và các vị khất sĩ sẽ tới đây thọ trai rồi. Không lý ngày mai cũng tới đây nữa sao ?
Suddatta khẩn khoản:
- Ngày hôm nay là anh con thỉnh cầu Bụt. Ngày mai người thỉnh cầu Bụt và và các vị khất sĩ lại là con. Con tiếc không có nhà cửa riêng ở đây để có thể thỉnh cầu Bụt và các thầy. Xin Bụt từ bi chấp nhận cho con.
Bụt mỉm cười nhận lời Suddatta. Chàng sung sướng làm bái biệt Ngài. Trời đã sáng hẳn. Chàng phải về để giúp ông anh vợ chuẩn bị công cuộc đón tiếp Bụt và giáo đoàn. Trưa hôm ấy, tại nhà ông anh vợ, Suddatta lại được nghe Bụt thuyết pháp. Niềm hân hoan của chàng như không có bến có bờ. Tiễn Bụt và giáo đoàn về xong, Suddatta bắt đầu chuẩn bị lo lễ cúng dường ngày mai. Ông anh vợ hết sức giúp đỡ chàng. Ông nói:
- Suddatta, ở đây dượng là khách chứ không phải là chủ. Thôi để anh đứng ra đài thọ lễ cúng dường ngày mai cho.
Suddatta không chịu. Chàng muốn tự mình thiết lễ cúng dường. Chàng nhất quyết đài thọ mọi phí tổn, nhưng chàng bằng lòng để cho gia đình ông anh vợ tiếp tay với sự nấu nướng và dọn dẹp. Ngày mai, sau lễ cúng dường, Suddatta lại được nghe Bụt thuyết pháp. Lòng chàng nở ra như một đóa hoa. Sau khi Bụt đã nói xong pháp thoại, chàng quỳ xuống thỉnh nguyện:
- Lạy Bụt, hầu hết dân chúng nước Kosala chúng con chưa có cơ duyên tiếp đón Bụt và giáo đoàn tôn quý của người để được học hỏi về đạo lý tỉnh thức. Con cầu mong Bụt chấp nhận lời mời của con về cư trú và giảng dạy tại kinh đô Savathi trong một thời gian. Chúng con xin Bụt rủ lòng thương xót dân chúng của vương quốc Kosala.
Bụt nói với Suddatta là Người sẽ về đàm luận với các vị đệ tử lớn của Người về chuyện này và sẽ trả lời chàng sau. Sau đó Bụt và giáo đoàn trở về tu viện. Mấy hôm sau tới tu viện, Suddatta được Bụt cho biết là Người đã chấp nhận việc đi hoằng pháp tại vương quốc Kosala. Người hỏi Suddatta xem ở gần thủ đô Savathi có chỗ cư trú cho một giáo đoàn đông đảo không. Suddatta bạch rằng chàng sẽ lo liệu chu toàn về việc cư trú của giáo đoàn. Suddatta còn thỉnh Bụt cho phép một vị cao đệ của Bụt là đại đức Sariputta về thủ đô Savathi một lần với chàng để chuẩn bị cho công cuộc hoằng pháp của Bụt. Bụt hỏi ý Sariputta thì thầy bằng lòng.
Một tuần lễ sau đó, Suddatta tới tu viện từ giã Bụt cùng giáo đoàn, đồng thời rước đại đức Sariputta cùng lên đường về thủ đô. Hai người hướng về phương Bắc, vượt sông Hằng và đi lên thành Vesali. Tại Vesali, hai người được bà Ambapali rước về cư trú và nghỉ ngơi tại vườn Xoài trong hai hôm. Đại đức Sariputta có cho nữ phật tử Ambapali biết là Bụt cùng giáo đoàn sẽ mở một chuyến đi hoằng pháp tại vương quốc Kosala và cũng sẽ ghé qua thành phố Vesali này. Ambapali rất vui mừng. Bà hỏi thăm đại đức xem chừng nào Bụt sẽ ghé ngang qua để bà có thể chuẩn bị đón tiếp Bụt và giáo đoàn. Đại đức nói là trong khoảng sáu tháng. Bà tỏ ý rất hoan hỷ được tiếp đón thầy Sariputta và cư sĩ Suddatta. Bà ngõ lời khen ngợi vị trưởng giả trẻ tuổi này về công trình cứu tế xã hội của chàng và khuyến khích chàng trong công việc tổ chức chuyến đi hoằng pháp sắp đến của Bụt.
Từ giã Ambapali, hai người hướng về phía Tây Bắc, đi trên tả ngạn dòng sông Aciravati. Đây là lần đầu Suddatta đi bộ trên một quãng đường dài như thế. Chàng không thể dùng xe ngựa bởi vì chàng phải cùng đi bộ với đại đức Sariputta. Đến đâu chàng cũng báo tin là trong vòng sáu tháng Bụt và giáo đoàn sẽ đi qua và mọi người nên chuẩn bị để đón tiếp, “Bụt là một bậc tỉnh thức vừa xuất hiện trên cõi đời. Bà con cô bác hãy thành tâm chuẩn bị để đón tiếp Người và giáo đoàn cao quý của Người”.
Vương quốc Kosala là một nước hùng mạnh không kém gì vương quốc Magadha. Biên giới miền Nam của vương quốc là sông Hằng. Đất đai của vương quốc trải dài tới miền Bắc cho đến những ngọn đồi sát chân dãy Hy Mã Lạp Sơn. Dân chúng ở vương quốc Kosala không mấy ai là không nghe đến Suddatta. Ai cũng gọi chàng là trưởng giả Cấp Cô Độc, Anathapindika, người chu cấp cho những kẻ bần cùng và cô độc. Khi chàng mở lời ca tụng bậc giác ngộ, ai cũng tin ngay lời chàng. Ai cũng ước ao được thấy mặt Bụt và giáo đoàn của người. Đại đức Sariputta sáng nào cũng ghé vào các thôn xóm để khất thực, và Suddatta thường đi theo Người, Suddatta thường lấy cơ hội tiếp xúc này để nói cho đồng bào chàng nghe về Bụt và về giáo đoàn các vị khất sĩ.
Đi như thế được non một tháng thì hai người về tới Savathi. Đại đức Sariputta được Suddatta mời về nhà để cúng dường. Chàng ân cần giới thiệu đại đức với gia đình chàng và cầu xin đại đức thuyết pháp cho mọi người nghe. Thân phụ, thân mẫu và nội trợ của chàng đều xin phát nguyện thọ trì ba sự quay về nương tựa và năm giới. Nội trợ của Suddatta tên là Punnalakkhana, dáng người đoan trang và thùy mị. Nàng đã có bốn đứa con với Suddatta. Cả bốn đều còn nhỏ tuổi, ba đứa đầu là con gái và đứa chót là con trai. Đứa lớn tên là Subhadha chị, đứa kế tên là Subgadha em, đứa áp út tên là Sumagadha, cậu con trai tên là Rala.
Đại đức Sariputta bắt đầu đi hành hóa trong thủ đô Savathi. Buổi chiều và ban đêm, thầy về cư trú tại một khu rừng thưa gần bờ sông. Trong khi đó Suddatta đi tìm một nơi khả dĩ có thể làm chỗ cư trú thuận tiện cho Bụt và giáo đoàn trong chuyến hoằng pháp quan trọng sắp đến.
Dream - make it reality !
- Dr. Roopleen
╰▶ Nếu bạn có một giấc mơ, đừng chỉ ngồi đó. Tập hợp lòng can đảm để tin rằng bạn có thể thành công và không để lại một hòn đá nào để làm cho nó trở thành hiện thực.
Danh ngôn (107)
- Lão Tử
Cẩn ngôn
- Sưu tầm
Đừng gây phiền muộn cho người, cho ta
Những lời nói xấu buông ra
Như dòng thác chảy vớt mà được đâu
Như cơn mưa lạnh đêm sầu
Xoáy mòn bờ bãi, đục ngầu bóng đêm
Một câu nói tốt dịu êm
Như làn gió thoảng xoa mềm chùm hoa
Gieo mầm từ thiện vị tha
Là gieo ấm áp vui nhà ấm thân
Trước khi nói, nghĩ nhiều lần
Đừng gieo khẩu nghiệp trầm luân cõi đời
Có khi lời nói lỡ thôi
Miệng không kịp bụm, vành môi giật mình
Trái tim không thiếu nghĩa tình
Mà lời nói thốt vô minh xa vời
Ngàn lời xin lỗi người ơi
Xin buông hờn giận thả trôi muộn phiền
Trần gian giông bão triền miên
Lấy yêu thương để đắp miền giá đông
Công đức xây chùa, bố thí, chỉ bằng 1/16 công đức từ tâm
- Đạo giữa đời thường
Từ bi là một trong những tâm hạnh căn bản của nhà Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thấu đáo nghĩa của hai từ này. Nhiều người hiểu lầm từ bi với bi lụy, mềm yếu, nhu nhược, tùy thuận theo ý muốn của người khác … Tuy nhiên, từ bi theo lời Phật dạy có nghĩa khác xa. Từ là khiến cho chúng sinh vui. Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Người có lòng từ bi là người thương cảm trước cảnh khổ của người khác, nguyện hi sinh, làm mọi việc có ích để cứu đời, giúp người. Tâm từ bi trong nhà Phật là tình thương rộng lớn vô biên, không chỉ dành cho con người, loài vật, mà thương đến cả cỏ cây hoa lá, chúng sinh vô hình hay chúng sinh đang bị đọa đày trong địa ngục khổ đau.
Trái ngược với lòng từ bi là tâm luyến ái, vị kỷ (tình thương chỉ dành cho một hoặc hai người). Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, muốn biết mình có từ bi nhiều hay không thì hãy thử. Mỗi khi nghe đến một tai nạn giao thông hay những đại nạn động đất, sóng thần, hỏa hoạn, nói chung, trước chết chóc xảy ra, nếu ta không hề có chút tâm thương xót, không dành một phút mặc niệm nào để hồi hướng cho những người bất hạnh được siêu sinh thì ta biết hạt giống từ bi của mình đang bị ngủ quên.
“Lòng từ bi không có sự phân biệt. Đứng trước cái chết của một người thân thì khổ đau, trong khi trước cái chết của mấy chục ngàn người thì dửng dưng, như vậy là chưa khơi dậy được lòng từ bi cần có”. Trong Tạp A Hàm, đức Phật dạy: “Số người tu tập lòng từ bi ít như hòn đất trong tay. Số người không tu lòng từ bi nhiều như đất của đại địa này. Có người mang 300 chảo cơm bố thí ba lần sáng, trưa, chiều, công đức bố thí này không bằng một phần muôn ức của người rải lòng từ bi đến khắp cả chúng sinh dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn như người vắt sữa bò”.
Hay “Làm chùa, đúc chuông, hay làm việc xã hội … tất cả những công đức đó chỉ bằng một phần mười sáu của công đức thực tập lòng Từ. Cũng như nhìn lên trời chúng ta thấy trăng và sao, và nếu ánh sáng của tất cả các ngôi sao hợp lại không bằng ánh sáng của mặt trăng, thì tất cả các công đức khác góp lại cũng không bằng ánh sáng của từ quán”.
Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật đều nêu lên sức mạnh của lòng từ bi. Nếu siêng năng tu tập tâm từ, chúng ta sẽ được rất nhiều lợi ích. Cụ thể là 11 điều sau đây:
1. Ngủ ngon
2. Thức dậy thấy khỏe, nhẹ nhàng trong lòng (người có tâm từ, luôn bao dung, tha thứ thì ít bệnh hơn những người luôn cau có, cằn nhằn).
3. Ngủ không gặp ác mộng
4. Được gần gũi và thân cận với nhiều người
5. Được thân cận loài phi nhân và chim cá
6. Chư Thiên ủng hộ, bảo vệ
7. Không bị lửa, chất độc làm hại
8. Dễ đi vào thiền định
9. Nét mặt luôn trầm tĩnh
10. Lúc chết không mê mờ
11. Khi chết sinh vào cõi trời Phạm Thiên
Vậy làm thế nào để có thể chuyển hóa tâm nóng giận, thù hận thành tâm từ bi ?
Thời Đức Phật còn tại thế, một hôm khi đi khất thực (xin ăn), Tôn giả La Hầu La (con trai của Phật) bị trẻ nhỏ trong làng chửi mắng. Lúc này La Hầu La xuất hiện ý muốn hoàn tục, về nhà nối ngôi vua, sau đó sẽ dắt binh lính đến tàn sát làng này, đặc biệt là những đứa trẻ. Thấy được tâm niệm của La Hầu La, Đức Phật bèn trách và bắt con ngồi xuống, theo dõi hơi thở và từng niệm xấu ác của mình. Phật dạy, cứ mỗi ngày trước khi đi ngủ phải quán từ bi. Nghĩa là ngồi tĩnh tâm nhìn lại ngày hôm nay mình đã làm điều gì xấu ác ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi thấy lỗi phải thành tâm sám hối, tự hứa sẽ không tái phạm nữa. Đồng thời, rải tâm từ bi yêu thương của mình đến khắp tất cả chúng sinh, người quen, người lạ, người thương mình, thậm chí cả người ghét mình … Việc thực tập tâm từ bi sẽ khiến chúng ta luôn an vui, hạnh phúc, thành tựu được nhiều công đức lành.
Pháp ngữ (15)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Lắng tâm nhìn lại chính mình
- Thích Tánh Tuệ
Tâm hồn, thể xác cũng như mọi người
Lặng thầm tôi sống giữa đời
Chưa hề dệt mộng thành người hữu danh
Chỉ mong nhìn lại chính mình
Soi lòng trên mỗi tâm tình diễn ra
Cuộc đời quá đỗi bao la
Điều tôi muốn hiểu chính là ... tự tâm
Khi đi, lúc đứng, ngồi, nằm
Ra vào tiếp xúc âm thầm liễu tri
Nói nhiều, ngẫm có ích chi
“Đa ngôn, đa quá” thị phi càng nhiều
Tháng ngày còn lại bao nhiêu
Quay về suy gẫm những điều Phật răn
Lòng này có Phật, Pháp, Tăng
Thì xin nguyện dứt ngã nhân, muộn phiền
Một giờ an trú tâm thiền
Hơn nghìn năm sống đảo điên mê mờ
Xưa kia hướng ngoại hằng giờ
“Trong nhà có báu” lại thờ ơ quên
Nên đời cứ mãi chông chênh
Nên sầu với khổ không tên buộc mình
Hiểu người, ấy gọi Thông Minh
Hiểu mình, Trí Tuệ tự mình vượt qua
Vui đời ẩn dấu phong ba
Bình yên nội tại mới là phúc chân
Nhân gian vui khổ xoay vần
Bôn ba chi cũng ... phù vân cuối trời
Bây chừ gác lại chuyện đời
Chắp tay sen búp một lời “Tạ ơn”
Tạ từ, đốt nén trầm hương
Tôi về, xin gửi tình thương khắp cùng
Vết thời gian
。。。
Có khi nào con nhìn kỹ mặt Cha
Hay lặng ngắm Mẹ mình trong chốc lát
Để thấy rõ hai mái đầu nhuốm bạc
Vết thời gian của năm tháng tảo tần
Hay lặng ngắm Mẹ mình trong chốc lát
Để thấy rõ hai mái đầu nhuốm bạc
Vết thời gian của năm tháng tảo tần
Để có một cuộc sống tốt đẹp hơn
- Sưu tầm
1. Bạn sinh ra không phải để làm hài lòng tất cả mọi người. Vậy nên đừng quá bận tâm tới những gì người khác nói về bạn, hãy cứ là chính mình.
2. Nếu bạn muốn đạt được những thứ bạn chưa từng có, bạn phải làm những điều bạn chưa từng làm.
3. Nếu bạn tin rằng những đường chỉ tay nói lên số phận của bạn thì bạn cũng đừng quên rằng, chúng cũng chỉ nằm trong lòng bàn tay bạn mà thôi.
4. Cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai. Nó được gọi là ngày mai.
5. Toàn bộ đại dương cũng không thể làm đắm được một con tàu trừ khi nước ngập vào trong. Tương tự, toàn bộ những gì tiêu cực trên đời cũng không thể nào hạ gục được bạn trừ khi bạn cho phép nó thấm vào người mình.
6. Hãy học cách trân trọng những gì bạn đang có trước khi thời gian dạy cho bạn biết trân trọng những gì bạn đã từng có.
7. Chính trải nghiệm chứ không phải thứ gì khác, là thứ làm nên con người bạn.
8. Hãy ở bên người làm cho bạn cười, ngay cả khi bạn mệt mỏi, không vui.
9. Đừng vội vàng từ bỏ người mà bạn yêu thương, bởi tình yêu đâu phải ai cũng may mắn tìm được nhau.
10. “Hãy đếm số tuổi của bạn bằng số bạn bè, chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời của bạn bằng nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt.” – John Lennon
11. Không có ai hoàn hảo cả. Đó là lý do tại sao bút chì có cục gôm.
12. Thứ đắt giá nhất trên đời này là lòng tin. Để có được có khi cần rất nhiều thời gian, nhưng để đánh mất thì chỉ cần vài giây ngắn ngủi.
13. Một cái đầu đầy nỗi sợ hãi sẽ không còn chỗ trống cho những ước mơ.
14. Tiền xu luôn gây ra tiếng động, nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Bởi vậy, khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình khiêm tốn và ít nói đi.
15. Đôi khi bạn phải tự mình đứng dậy và bước tiếp, bởi không ai làm điều đó thay bạn đâu.
16. “Tôi không biết chìa khóa của thành công là gì, nhưng tôi biết chìa khóa của thất bại là cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người.” – Bill Cosby
17. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, (để gió cuốn đi)” – Trịnh Công Sơn
18. Mỗi ngày hãy sống như thể đó là ngày cuối cùng của bạn.
19. Khóc cũng sống, cười cũng sống. Tại sao ta không chọn nụ cười để sống ?
20. Thứ quý giá nhất đối với mỗi người không phải là tiền bạc hay địa vị,… mà chính là SỨC KHỎE. Bởi vậy, hãy quan tâm tới sức khỏe trước khi quá muộn, bạn nhé !
Đừng (25)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Khả năng thực hiện được ước mơ của bạn tỉ lệ thuận với khả năng bạn tự nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Khi trách cứ người khác vì những gì bạn đang trải qua, nghĩa là bạn đang chối bỏ trách nhiệm – bạn đang trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình. ╰▶ ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KHÁC VỀ CÁC RẮC RỐI CỦA BẠN
Phật dạy: biết chịu thiệt là cách tạo phúc 7 đời 7 kiếp
- Sưu tầm
KHÔNG CẦN PHẢI TỰ CHO MÌNH THÔNG MINH, bởi vì không có người thích người khác thông minh tuyệt đỉnh, và đặc biệt lại ghét người tự cho mình thông minh. Cho nên cần có thái độ khiêm tốn một cách thận trọng, dám tự mình thừa nhận mãi vẫn là người ngốc trước đấng tạo hóa thì sẽ tạo phúc.
THÀ RẰNG TỰ TIN, CŨNG CHỚ ĐỪNG MÙ QUÁNG BI QUAN, bởi vì tự tin là một chủng năng lực, cho dù bạn tự tin có chút mù quáng, cũng sẽ không ảnh hưởng đến đại cục, bạn có thể điều chỉnh tâm thái ngay trong thực tiễn, và tìm thấy vị trí thích đáng của mình. Nếu như đi sang tự ti mù quáng, tất nhiên bạn sẽ mất đi tất cả.
THÀ RẰNG MANG TIẾNG THUA, CŨNG KHÔNG CẦN CHỈ THẮNG KHÔNG THUA, đặc biệt là trên những tranh luận vô vị và không cần thiết, bởi vì đại đa số người chỉ muốn được thắng, không đành lòng chịu thua. Tốt nhất là cả hai bên đều cùng thắng.
THÀ RẰNG ĐƯỢC KHỎE MẠNH, CÒN HƠN ĐƯỢC CÔNG DANH LỢI LỘC, thà được khỏe mạnh, một khi gặp nguy hiểm bất trắc đến, vẫn còn giữ được tấm thân, bởi đơn giản, khỏe mạnh là vốn liếng quan trọng nhất của cuộc đời con người.
THÀ RẰNG VẤT VẢ, CŨNG CHỚ ĐỪNG HAM MUỐN HƯỞNG LẠC, ham muốn hưởng lạc là dễ dàng tiêu hao mài mòn ý chí và ăn mòn tinh thần nhất. Lao động vất vả cực khổ thích đáng có khả năng mài luyện ý chí và rèn luyện thân thể.
THÀ RẰNG CHỊU THIỆT, CŨNG KHÔNG CẦN CHIẾM CHÚT TIỆN NGHI NHỎ, bởi vì đại đa số người thích chiếm chút tiện nghi nhỏ mà không chịu nổi thiệt. Bạn cần tin rằng “chịu thiệt là phúc”. Đương nhiên cần đề phòng, phòng ngừa với kẻ lừa đảo. Trên một phần vạn cực nhỏ nếu có đang phải chịu lừa đảo, bạn cũng không cần phải canh cánh lo nghĩ. Hãy tin tưởng vào đấng tạo hóa của quy luật tự nhiên và quy luật xã hội nhất định sẽ trừng phạt họ thôi, không cần phải dùng tới bạn đi trừng phạt họ.
THÀ RẰNG KIÊN TRÌ, CŨNG KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUÊN LÝ TƯỞNG, lý tưởng là ngọn đèn hải đăng, kiên trì là một chủng lực lượng của nhân cách, “chỉ có kiên trì theo đuổi mới có thể sinh tồn”. Làm người đừng quá gian, ai cũng không ngốc.
Ôi, hạnh phúc !
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XXXVIII, Thích Nhất Hạnh
Trong thời gian Bụt ở ngoại thành Kapilavatthu, nhiều thanh niên trong hoàng tộc đã đến xin xuất gia với người, phần lớn là xuất thân từ những gia đình có từ ba người con trai trở lên. Sau khi Bụt rời Kapilavatthu được nửa tháng, có hai anh em ruột thuộc dòng họ Sakya cũng muốn đi xuất gia. Nhà của họ giàu lắm. Gia đình có tới ba cơ sở cư trú, một cho mùa Hè, một cho mùa Mưa, và một cho mùa Đông. Hai anh em tên là Mahanama và Anuruddha. Thấy nhiều bạn hữu của mình trong hoàng gia đã đi xuất gia với Bụt, Mahanama cũng muốn được đi xuất gia. Mahanama nghĩ trong gia đình có hai người con trai thì nên đi xuất gia một người thôi, chàng nhường quyền xuất gia cho em. Anuruddha đi tìm mẹ để xin phép. Bà mẹ nói:
- Mẹ chỉ có hai con là niềm vui của mẹ thôi. Nếu một đứa trong các con xuất gia thì mẹ buồn lắm.
Anuruddha thưa với mẹ là đã có nhiều thanh niên trong hoàng tộc xuất gia, và nếp sống xuất gia sẽ đem lại lợi lạc không phải chỉ cho người xuất gia mà cho cả gia đình và xã hội. Chàng đã được nghe Bụt giảng tại tu viện Nigrodha nhiều lần nên chàng giảng thuyết về đạo pháp rất hay. Cuối cùng bà mẹ nói:
- Nếu bạn của con là Baddhiya mà xuất gia, thì mẹ cũng cho con đi xuất gia.
Bà nói vậy vì bà nghĩ là Baddhiya chẳng bao giờ xuất gia đâu. Baddhiya là người trong hoàng gia, và chàng có chức vị rất cao, quyền hành và danh vọng rất lớn, khó có thể bỏ được tất cả để mà đi tu. Anuruddh nghe mẹ nói liền tìm tới Baddhiya. Baddhiya làm trấn thủ các tỉnh miền Bắc vương quốc. Dưới quyền chàng có nhiều đội binh. Dinh thự của chàng có lính gác bốn phía. Kẻ hầu người hạ tấp nập. Baddhiya tiếp Anuruddha như một thượng khách. Anuruddha bảo bạn:
- Tôi muốn đi xuất gia theo học với Bụt, nhưng tôi không xuất gia được, đó là tại vì anh.
Baddhiya cười:
- Tại sao vì tôi mà anh không đi xuất gia được ? Tôi cấm anh xuất gia hồi nào ? Tôi sẽ làm đủ mọi cách để anh được xuất gia.
Anuruddha kể lại đầu đuôi câu chuyện, rồi chàng nói:
- Anh vừa hứa với tôi là anh sẽ làm đủ mọi cách để tôi có thể đi xuất gia, mà cách duy nhất là anh cùng đi xuất gia với tôi.
Baddhiya thấy mình kẹt quá, không phải là chàng không hâm mộ Bụt và đạo lý tỉnh thức. Chàng cũng đã có ý định sau này sẽ đi xuất gia, nhưng không phải bây giờ. Chàng nói:
- Bảy năm nữa tôi sẽ đi xuất gia. Anh cứ đợi tôi.
- Bảy năm nữa thì lâu quá. Biết tôi có còn sống đến lúc ấy hay không ?
Baddhiya cười:
- Sao anh bi quan quá như vậy ? Nhưng thôi, nếu anh nóng lòng xuất gia thì anh đợi ba năm nữa vậy.
- Ba năm cũng còn lâu quá. Anuruddha nói:
- Thôi thì bảy tháng. Tôi còn phải sắp đặt công việc nhà cửa và trao trả quyền hành.
- Đã xuất gia thì cần gì phải sắp đặt lâu như thế. Xuất gia là từ bỏ hết để đi theo con đường xuất trần siêu thoát. Anh đợi lâu như thế lỡ ra anh đổi ý thì sao.
- Anh đã nói vậy thì bảy hôm nữa tôi sẽ đi với anh. Thôi anh về đi.
Anurudha mừng rỡ về báo mẹ và anh biết tin này. Bà mẹ không ngờ quan tổng trấn Baddhiya lại chịu bỏ chức tước và danh vọng một cách dễ dàng như vậy. Bà chợt thấy tầm cao siêu của đạo lý giải thoát, và bà bằng lòng cho con đi xuất gia.
Anuruddha rủ thêm được một số các bạn hữu nữa cùng đi xuất gia. Đó là Bhagu, Kimbila, Devadatta và Ananda. Cả thảy là sáu người, tất cả đều là các vương tử quý phái. Đúng ngày hẹn, họ gặp nhau tại nhà Devadatta rồi lên đường. Tất cả đều đã là những chàng trai thành niên, trừ Ananda ra, Ananda mới có mười tám tuổi, nhưng chàng đã được phép cha là thân vương Dronodanaraja cho phép đi theo anh.
Bảy vị vương tử đi bằng xe tứ mã cho đến khi họ tới một thị trấn nhỏ nằm sát biên giới Kosala. Họ cho xe trở về và cùng đi bộ tới biên giới. Họ biết Bụt và các vị khất sĩ tùy tùng đang cư trú ở Anupiya, cách biên giới không xa, Anurauddha đề nghị mọi người cởi bỏ hết những trang sức trên người và ăn mặc thật đơn giản trước khi vượt biên. Mọi người tán thành. Họ cởi những xâu chuỗi ngọc và những chiếc vòng bằng vàng bằng bạc ra và gói lại trong một cái áo. Họ định đi tìm một người nghèo để tặng tất cả những châu báu đó rồi sẽ tìm đường ra biên giới sau.
Vừa định đi vào trong thôn để kiếm một người nghèo thì họ thấy có một quán hớt tóc bên đường. Cái quán khá tồi tàn, người thợ hớt tóc là một chàng thanh niên trạc tuổi họ, mặt mày cũng khôi ngô, nhưng ăn mặc rách rưới nghèo nàn. Anuruddha ghé vào quán. Chàng hỏi tên người thợ hớt tóc. Anh ta nói anh tên là Upali. Chàng nói các vị vương tử muốn nhờ anh ta chỉ đường ra biên giới. Upali bằng lòng. Upali đưa các vương tử đến biên giới nước Kosala, Anh ta chào các vị vương tử để trở về. Anuruddha cám ơn Upali và trao cho Upali một chiếc áo cuốn tròn trong đó có đầy đồ trang sức châu báu. Chàng nói:
- Upali, chúng tôi muốn theo Bụt xuất gia. Chúng tôi không cần những thức trang sức châu báu này. Chúng tôi tặng lại anh. Từng ấy châu báu vàng bạc đủ để anh sống sung sướng suốt đời.
Các vương tử chào Upali và lên đường. Người thọ hớt tóc mở chiếc áo ra. Vàng ngọc làm anh ta lóe mắt. Anh ta không tin đây là sự thật. Anh thuộc về giai cấp hạ tiện trong xã hội. Cha ông của anh đời này sang đời khác đã sống cần cù lam lũ và chưa bao giờ có được một lạng vàng hay một chiếc cà rá. Bây giờ đây anh có một bọc châu báu trong tay. Bỗng nhiên anh cảm thấy lo sợ. Ôm một bọc châu báu trong người, anh cảm thấy anh mất hết sự an ổn và thảnh thơi. Anh có thể mất mạng như chơi nếu có người biết anh đang ôm cái gì trong tay. Upali suy nghĩ. Anh thấy các vương tử giàu sang đến thế, quyền hành nhiều như thế mà vẫn bỏ hết để đi xuất gia. Chắc chắn những người này đã nhận thấy nặng nề và nguy hiểm của giàu sang và của danh vọng. Anh chợt có ý liệng bỏ gói châu báu để đi theo các vị vương tử, tìm cầu an lạc và giải thoát.
Nghĩ như thế, anh làm ngay. Anh treo gói áo trên một cành cây gần đó, thầm nhủ rằng ai là người đầu tiên thấy được gói châu báu này thì gói châu báu này sẽ thuộc về người ấy. Treo gói áo lên cây xong, anh vượt biên và chạy theo các vị vương tử. Chỉ một giờ sau, Upali bắt kịp họ. Các vị vương tử ngạc nhiên thấy Upali chạy theo mình. Devadatta hỏi:
- Upali, anh chạy theo chúng chúng tôi làm chi ? Gói châu báu anh để đâu ?
Upali thở hổn hển một hồi, rồi kể lại câu chuyện. Chàng nói chàng đã treo gói áo lên một cành cây và nguyện tặng lại châu báu ấy cho người đầu tiên bắt gặp. Chàng nói chàng không cảm thấy an ổn với gói châu báu và xin được cùng các vị vương tử tìm tới Bụt để xuất gia.
Devadatta cười ha hả:
- Anh cũng muốn xuất gia như chúng tôi ? Anh là ...
Anuruddha ngắt lời Devadatta:
- Hay lắm, hay lắm. Chúng tôi rất hân hạnh được anh cùng đi với chúng tôi. Bụt có dạy rằng tăng đoàn như là biển cả, và người xuất gia như những con sông. Sông nào cũng chảy ra biển và cũng thành biển. Chúng ta tuy xuất thân từ những giai cấp khác nhau, nhưng khi đã gia nhập tăng đoàn thì chúng ta sẽ là anh em, không còn phân biệt giai cấp nữa.
Baddhiya tán thành ý kiến của Anuruddha. Chàng đưa tay nắm tay người thợ cạo Upali. Chàng giới thiệu chàng là quan tổng trấn từng tri nhậm các tỉnh miền Bắc của vương quốc, và chàng giới thiệu các vị vương tử khác với Upali. Upali cúi chào từng vị với một dáng điệu kính cẩn. Sau đó bảy người lại tiếp tục lên đường. Ngày hôm sau họ tới Anupiya. Họ hỏi thăm nơi cư trú của Bụt và tăng đoàn. Họ được biết Bụt và tăng đoàn hiện cư trú ở một khu rừng về phía Đông Nam cách thành phố chừng hai dặm. Bảy người tìm tới nơi này và được gặp Bụt. Baddhiya thay mặt cả nhóm trình lên Bụt ý nguyện của họ được theo Bụt xuất gia. Bụt lặng yên ưng thuận. Baddhiya nói:
- Chúng con xin Bụt cho Upali được xuất gia trước. Chúng con sẽ lạy Upali như là một vị sư huynh. Như vậy chúng con có thể trừ khử ý niệm phân biệt và kỳ thị có thể còn sót lại nơi chúng con.
Bụt khen ngợi cả bảy người. Bụt cho Upali làm lễ xuất gia trước, và sau đó làm lễ xuất gia cho sáu người: Baddhiya, Anuruddha, Bhagu, Kimbala, Devadatta và Ananda. Tuy mới có mười tám tuổi, Ananda cũng được xuất gia, nhưng chàng chỉ được thọ giới sa-di và học theo hạnh khất sĩ. Đúng hai mươi tuổi chàng mới được thọ giới khất sĩ. Chàng là người trẻ nhất trong tăng đoàn, trừ Rahula. Được gặp lại chú Ananda, Rahula mừng lắm. Ba hôm sau lễ thọ giới của bảy chàng, Bụt và các vị khất sĩ rời Anupiya, hướng về Vesali. Tại Vesali, Bụt nghỉ ở rừng Mahavana, Bụt lưu lại ba hôm ở đây. Trong thời gian ấy Bụt có thuyết pháp cho dân chúng, rồi Bụt lại lên đường. Đi lần hồi trên mươi hôm nữa, Bụt về tới tu viện Trúc Lâm ở Rajagaha.
Các đại đức Kassapa, Moggallana, và Kondanna thấy Bụt về rất hoan hỷ. Đại chúng trong tu viện đông gần sáu trăm vị, ai cũng tỏ vẻ vui mừng. Vua Bimbisara nghe Bụt đã về, lập tức tìm tới thăm Bụt. Không khí Trúc Lâm rất sống động và vui tươi. Mùa mưa đã gần tới, và các đại đức Kondanna và Kassapa đã chuẩn bị đầy đủ về mặt tổ chức để đại chúng có thể an cư tu học. Đây là mùa an cư thứ ba từ ngày Bụt thành đạo. Mùa thứ nhất Bụt ở vườn Nai, mùa thứ hai và mùa thứ ba Bụt ở tại Trúc Lâm. Đại đức Baddhiya, trước kia làm quan tổng trấn miền Bắc vương quốc Sakka, và là người trong hoàng tộc Sakya, tu học rất tinh tiến. Tại tu viện Trúc Lâm, ông học theo đại đức Kassapa, chỉ cư trú dưới gốc cây mà không ngủ trong am thất. Ông học tập rất chuyên cần và sử dụng phần lớn thì giờ của ông vào việc thực tập thiền quán. Một đêm kia trong lúc thực tập thiền tọa dưới một gốc cây, ông bỗng cảm nhận một niềm vui sướng mà chưa bao giờ ông từng biết tới trong thời gian còn ở nhà. Ông thốt lên:
- Ôi, hạnh phúc ! Ôi, hạnh phúc !
Lúc ấy trời đã về khuya. Có một vị khất sĩ ngồi thiền tọa cách ông không xa nghe được những tiếng ấy. Sáng hôm sau, vị này tới gặp Bụt. Ông thưa với Bụt:
- Thế Tôn, hồi khuya trong lúc thiền tập, con có nghe khất sĩ Baddhiya thốt lên hai tiếng “Ôi, hạnh phúc !”, con nghĩ là thầy Baddhiya không cảm thấy thoải mái với đời sống xuất gia. Có lẽ thầy ấy tiếc nuối những giàu sang và danh vọng khi còn là cư sĩ. Con xin trình bày để Thế Tôn biết, và để người định liệu.
Bụt gật đầu. Trưa hôm ấy sau khi tăng đoàn đã thọ trai, Bụt thuyết pháp cho đại chúng. Sau thời thuyết pháp, Bụt gọi đại đức Baddhiya ra trình diện. Đại chúng có mặt đầy đủ trong giờ này, không những các vị khất sĩ mà còn có những người đệ tử cư sĩ đã đến cúng dường và nghe pháp. Bụt hỏi:
- Baddhiya, hồi khuya trong lúc thiền tọa, thầy có thốt lên “Ôi, hạnh phúc ! Ôi, hạnh phúc”, có đúng như thế không ?
Đại đức Baddhiya chắp tay trả lời:
- Thế Tôn, hồi đêm quả thật con có thốt lên những tiếng đó.
- Tại sao, xin thầy hãy nói cho đại chúng cùng nghe.
- Thế Tôn, ngày trước làm tổng trấn, con sống trong giàu sang, phú quý và có nhiều quyền lực. Đi đâu con cũng có một đội binh theo hầu cận và bảo vệ. Dinh phủ của con luôn luôn có binh lính cánh gác ngày đêm, bên trong cũng như bên ngoài. Vậy mà lúc nào con cũng lo lắng, sợ hãi, cảm thấy thiếu an ninh. Bây giờ đây đi một mình trong rừng, ngồi một mình dưới cội cây trong đêm vắng, vậy mà con không hề có cảm tưởng nghi ngại và sợ hãi. Con cảm thấy có một niềm thảnh thơi và an lạc chưa bao giờ từng có. Thế Tôn, đời sống xuất gia thật là thoải mái đối với con, con không sợ ai, con không sợ mất gì, con không có gì để sợ mất, và con sống vui thú như một con nai trong rừng. Trong thiền định đêm qua con thấy được rất rõ niềm thảnh thơi vui thú đó, cho nên con đã buột miệng kêu lên hai lần: “Ôi, hạnh phúc ! Ôi, hạnh phúc !” làm kinh động đến Thế Tôn và các bạn tu của con. Con xin thành tâm sám hối.
Bụt ngợi khen Baddhiya trước mặt đại chúng. Người nói:
- Hay lắm, khất sĩ Baddhiya. Thầy đang đi những bước vững chãi trên con đường tự tại và vô úy. Niềm an lạc của thầy, cả chư thiên cũng biết ước ao, huống nữa là người đời.
Giữa mùa an cư năm ấy, Bụt có độ cho nhiều người xuất gia, trong số đó một nhân tài lỗi lạc, đó là Mahakassapa. Mahakassapa là con trai một thương gia giàu có vào bậc nhất ở vương quốc Magadha. Tên cha mẹ đặt của chàng là Pippali. Gia tài của vị thương gia này chỉ thua có công khố quốc gia mà thôi, trong nước không ai giàu có bằng ông ta. Mahakassapa đã thành hôn với một thiếu nữ sinh trưởng ở Vesali. Nàng tên là Bhadra Kapilani. Hai người đã sống với nhau được mười hai năm, nhưng cả hai đều có chí xuất trần, cả hai đều muốn tìm thầy học đạo. Một buổi sáng nọ khi thức giấc, Mahakassapa thấy vợ mình đang ngủ say và một cánh tay nàng buông thỏng từ trên giường xuống tới gần mặt đất. Trong khi đó có một con rắn độc đang trườn qua dưới gầm giường nàng. Mahakassapa nín thở, không dám động dậy. Khi con rắn đã bò ra khỏi nhà, chàng tức tốc chỗi dậy đánh thức nàng. Cả hai người cùng ngồi chiêm nghiệm về tính cách vô thường của cuộc đời. Vợ chàng khuyên chàng nên tức tốc đi tìm thầy học đạo. Nghe nói có Bụt hiện đang hướng dẫn đại chúng tu học tại Trúc Lâm gần thành Vương Xá, Mahakassapa liền vội vã đi tìm. Ngay khi mới trông thấy Bụt, chàng biết ngay đây là thầy của mình. Nói chuyện với Mahakassapa, Bụt nhận thấy đây là một con người lỗi lạc, hiếm có trên đời, Bụt nhận cho chàng xuất gia, Mahakassapa có trình bày với Bụt về trường hợp người bạn trăm năm của mình. Bụt bảo chàng cơ duyên chưa thuận lợi để có thể chấp nhận phụ nữ vào giáo đoàn. Người nói cần đợi thêm ít lâu nữa.
Sự chân thành
- Elvis Presley
Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.
Không muốn mắc bệnh đái tháo đường, hãy áp dụng tám bí quyết này trước
- Theo Lifetimes
Người nào có thói quen bảo vệ sức khỏe tốt, sinh hoạt lành mạnh điều độ, thì sở hữu sức khỏe tốt. Người có thói quen xấu, rất dễ mắc bệnh, sự khác biệt nằm ở chỗ bạn đang duy trì các phương pháp bảo vệ sức khỏe nào. Để phòng tránh bệnh tiểu đường, theo Giáo sư Điền Huệ, Khoa nội tiết Bệnh viện Giải Phóng Quân chia sẻ, có tám cách để phòng tránh bệnh tiểu đường, bất kỳ ai cũng nên áp dụng để phòng bệnh ngay từ khi bạn còn trẻ khỏe. Bởi căn bệnh này một khi đã mắc, là sẽ theo đuổi bạn suốt đời.
1. DUY TRÌ CÂN NẶNG HỢP LÝ
Giáo sư Huệ cho biết, bệnh tiểu đường có liên quan mật thiết đến chứng béo phì, thừa cân, rối loạn chuyển hóa. Vì vậy, hãy duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế để cho cơ thể nặng nề, đồ sộ, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao. Hãy lựa chọn các phương pháp mà bạn cảm thấy thuận tiện, như giảm ăn, tập thể dục, giảm chất béo, giảm mỡ bụng, tăng cơ bắp … Miễn sao cân nặng của bạn vừa đủ là được.
2. ĐI BỘ 30 PHÚT MỖI NGÀY
Một kiến nghị có tính bắt buộc đó là mỗi tuần bạn nên đi bộ khoảng 150 phút. Trừ một vài ngày nghỉ hoặc bận, tối thiểu bạn nên đi bộ 30 phút/ngày. Trong tất cả các môn thể dục thể thao, đi bộ được xem là lựa chọn số một vì sự đơn giản, tiện lợi, không tốn kém, ai cũng có thể làm được. Bạn có thể tự kiểm soát việc đi bộ, vừa nâng cao thể lực, vừa ổn định các khớp xương.
3. UỐNG CÀ PHÊ THÍCH HỢP
Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) phát hiện ra rằng uống cà phê làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ giải thích rằng cà phê có tác dụng lợi tiểu, có thể làm tỉnh táo tinh thần, giúp cơ thể đốt cháy một số nhiệt lượng nhất định, từ đó thúc đẩy sự trao đổi chất tốt hơn. Nhưng uống cà phê phải có sự điều độ, mỗi ngày không nên uống quá ba ly, nếu uống nhiều sẽ sinh nguy cơ thất thoát canxi, dẫn đến loãng xương. Bên cạnh đó, nên uống vào buổi sáng sẽ tốt hơn, giúp cơ thể có thể đào thải lượng nước dư thừa và tỉnh táo tinh thần nhanh hơn.
4. ĂN THỰC PHẨM NHIỀU CHẤT XƠ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cellulose có thể thúc đẩy nhu động ruột, có tác dụng hỗ trợ đào thải chất cặn bã, thúc đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, làm sạch đường ruột. Bên cạnh đó, chất xơ còn mang lại lợi ích cho bản thân chức năng đường ruột, điều tiết hormone, chuyển hóa lipid, chuyển hóa carbohydrate, giúp tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt.
5. TẬP THÓI QUEN HÍT THỞ SÂU
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao, thở sâu có thể giảm áp lực nhanh chóng. Giáo sư Huệ cho rằng, ngoài việc thở sâu, bạn có thể giảm căng thẳng tinh thần nếu tập yoga, từ đó điều chỉnh trạng thái cảm xúc, giảm sức đề kháng với insulin. Nhiều bệnh nhân có kinh nghiệm đã nói rằng, hễ lúc nào ngủ không ngon vào ban đêm, lượng đường trong máu vào sáng hôm sau chắc chắn sẽ tăng cao, đó là hậu quả của chứng rối loạn thần kinh giao cảm, gây ra tiểu đường.
6. ĐẢM BẢO GIẤC NGỦ ĐẦY ĐỦ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ cho biết, mỗi lứa tuổi khác nhau cần có thời gian ngủ khác nhau, trẻ em phải ngủ hơn 10 tiếng đồng hồ cho đến trước khi tuổi dậy thì, người trẻ ngủ 8 giờ, trung niên ít nhất cần ngủ đủ 6 giờ. Khi bạn có một giấc ngủ chất lượng kém, bạn cần tự điều chỉnh để có thể đảm bảo giấc ngủ tốt.
7. ĐỪNG SỐNG MỘT MÌNH
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người sống một mình có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Giáo sư Huệ cho biết, một cuộc sống gia đình bình thường luôn có lợi đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Những người sống một mình nếu kỷ luật tự giác kém, công việc và nghỉ ngơi thư giãn không cân bằng sẽ là cơ hội hình thành những thói quen xấu với xác suất cao. Vì vậy, nếu sống một mình, bạn phải thật sự có kỷ luật với bản thân, có nguyên tắc giữ gìn những thói quen lành mạnh.
8. NHỮNG NGƯỜI SAU 45 TUỔI CẦN KIỂM SOÁT LƯỢNG ĐƯỜNG TRONG MÁU
Các chuyên gia nói rằng, người trên 45 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là người béo phì, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường. Người có cholesterol, huyết áp cao, nên chú ý hơn đến việc kiểm tra và kiểm soát lượng đường trong máu. Hơn nữa, nếu đường huyết lúc đói có chỉ số hơn 5,6mmol/l thì bạn cần phải kiểm tra đường huyết sau ăn, để tránh rơi vào bẫy tiểu đường mà không biết.
► Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng phổ biến. Nhưng nhiều người chủ quan nghĩ rằng mình có thể không nằm trong số đó. Tám lời khuyên này bạn biết sớm không bao giờ thừa.
Nói với bạn bè
- Đỗ Duy Ngọc
Tranh giành chi chuyện tốt xấu hơn thua
Hồn lưu lạc thịt xương rồi sẽ mất
Nhựa còn đâu khi lá đã sang mùa
Rồi có lúc chúng ta cùng ngồi lại
Nhìn rõ nhau để nhớ buổi thiếu thời
Hãy làm sao ánh nhìn không e ngại
Cầm tay nhau và lòng rất thảnh thơi
Rồi có lúc chúng ta buồn vái lạy
Đốt nhang trầm khóc bạn hữu ra đi
Rơi nước mắt lúc xe tang sắp chạy
Sao giờ đây đối xử chẳng ra gì
Rồi có lúc ta trở về cát bụi
Nắm tro tàn cô lẻ giữa trần gian
Sao lại vẫn hao tâm ngồi cặm cụi
Viết những lời khiến bằng hữu tan hoang
Rồi tất cả chỉ vòng quay trống rỗng
Đến rồi đi quy luật của muôn đời
Sao không đến bằng đôi lời thơ mộng
Để cuối đời không tiếc cuộc rong chơi
Pháp ngữ (14)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Danh ngôn (105)
- Thái Công
Chớ cho mình là ở địa vị cao mà người là ở địa vị thấp.
Chớ ỷ mình là thông minh mà chê người là ngu.
Chớ ỷ mình gan dạ mà xem thường kẻ địch.
Tâm càng nóng vội thì việc càng khó tránh
- Theo Trithucvn
Có một lần, học trò của Khổng Tử là Tử Hạ được phái đến một địa phương của nước Lỗ để làm quan. Trước khi đi, Tử Hạ đến thăm hỏi Khổng Tử và thỉnh giáo ông về việc cai trị. Tử Hạ hỏi:
- Thưa thầy ! Con xin hỏi thầy, làm thế nào để cai quản tốt một địa phương ?
Khổng Tử trả lời:
- Chớ mong muốn mau chóng, chớ nhìn cái lợi nhỏ. Muốn mau chóng thì không đạt, nhìn lợi nhỏ thì việc lớn không thành.
Câu nói của Khổng Tử chính là, khi làm một việc gì đừng một mực muốn mau chóng, đừng ham muốn cái lợi nhỏ. Làm việc mà cầu mau chóng thì sẽ không thành công, không đạt được mục tiêu. Người ham muốn cái lợi nhỏ thì sẽ không làm thành được sự nghiệp lớn.
Vì sao nói “dục tốc bất đạt” (nóng vội thì không thành công) ? Đó là bởi vì, khi người ta muốn làm một sự tình nào đó thật mau chóng thì cái tâm của người ta sẽ không yên và vội vã hơn. Do đó, họ dễ dàng bị rơi vào tình thế rối ren, hoảng loạn. Một khi tâm bị hoảng loạn thì sẽ khiến sự tình bị phức tạp hóa. Kết quả khiến cho sự tình không thành, thậm chí còn làm hỏng việc. Một người, tâm có thể trầm tĩnh thì mới nhìn được rõ vấn đề. Một khi thấu tỏ được vấn đề, họ sẽ từ trong rối ren mà gỡ được ra và khi ấy, sự tình phức tạp liền biến thành đơn giản.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta gặp phải những trường hợp “dục tốc bất đạt”, một người vội vã, nhìn bề ngoài thì tưởng như là làm việc nhanh, mất ít thời gian hơn, nhưng đến khi không đạt được kết quả thì mọi thời gian và công sức đều là phí hoài. Cho nên, khi gặp sự tình cần giải quyết, chúng ta cần tĩnh hạ tâm xuống, dùng tâm thái bình tĩnh ôn hòa để làm việc. Ở bề ngoài mà nhìn thì giống như mất nhiều thời gian hơn nhưng kỳ thực, thời gian hoàn thành lại ngắn hơn. Quan trọng hơn là sự tình được hoàn thành một cách tốt nhất, có kết quả tốt nhất.
Trên đời này, bởi vì vội vàng cuống quýt mà gặp phải thất bại, không biết là có bao nhiêu người ? Vào mùa đông năm Thuận Trị thứ 7, ở một bến đò, có một người đàn ông cùng một người hầu mang theo hành lý muốn đi vào thị trấn. Thị trấn ước chừng cách đó khoảng hai dặm đường, nhưng trời đã bắt đầu tối. Người đàn ông này lo lắng hỏi người chủ đò:
- Xin hỏi, liệu tôi còn kịp vào thị trấn trước khi cửa thành đóng không ?
Người chủ đò trả lời:
- Cứ bình tĩnh, cửa thành vẫn còn đang mở, vội vàng có khi cửa thành lại đóng mất rồi.
Người đàn ông nghe xong, tức giận vì cho rằng chủ đò đang giễu cợt mình nên bước đi ngay lập tức. Hai chủ tớ họ đi đến giữa đường thì người hầu đột nhiên bị ngã khiến cho đống sách bị văng trên mặt đường. Người hầu quá lo lắng, ngồi khóc, không đứng ngay lên được. Đến khi hai người họ sắp xếp rồi buộc được đống sách lại cẩn thận và lên đường, đến nơi thì cửa thành đã đóng lại rồi. Bấy giờ, người đàn ông kia mới ngẫm nghĩ: “câu nói của người chủ đò thật có tính triết lý !”
Trong cuốn “Hàn Phi Tử: Ngoại trữ thuyết tả thượng” có ghi chép lại một câu chuyện của vua nước Tề là Tề Cảnh Công như sau:
Thời Xuân Thu, Tề Cảnh Công là một vị quân chủ nổi danh tài đức. Ông rất trọng dụng hiền tướng Yến Anh. Một hôm, Tề Cảnh Công đang đi ngao du bên ngoài thì đột nhiên có quân lính đến báo rằng tướng quốc Yến Anh bị bệnh nguy cấp. Tề Cảnh Công giật mình hoảng sợ, vội vã trở về xem bệnh tình của Yến Anh ra sao. Vì muốn mau chóng trở về, Tề Cảnh Công ra lệnh cho thuộc hạ chuẩn bị một xe ngựa và người điều khiển xe ngựa tốt nhất để lên đường. Trên đường trở về thành, Tề Cảnh Công nóng vội như trong lòng đang có lửa đốt, xe ngựa mới đi mấy trăm bước ông đã bắt đầu than rằng người điều khiển xe ngựa đi quá chậm. Vì thế, ông tự cầm dây cương và chính mình điều khiển xe ngựa. Nhưng đi được mấy trăm bước, Tề Cảnh Công lại bắt đầu nổi trận lôi đình, chê rằng con ngựa ấy đi quá chậm chạp. Cuối cùng, ông nhảy xuống xe ngựa và chạy bộ, kết quả ông đã về muộn hơn một ngày so với xe ngựa.
Đừng (24)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Bạn bè của bạn sẽ không cần bạn phải giải thích gì cả, còn với kẻ thù, thì dù bạn có giải thích bao nhiêu họ cũng chẳng tin đâu. Hãy cứ làm những gì mà thâm tâm bạn biết là đúng. ╰▶ ĐỪNG LÃNG PHÍ THỜI GIAN GIẢI THÍCH BẢN THÂN CHO NGƯỜI KHÁC
Sống thiền
- Sưu tầm và Tổng hợp
Hãy lau sàn nhà với đầy ắp sự tỉnh thức, với sự soi sáng của tỉnh thức. Hãy làm việc hoặc ngồi hoặc đi, một điều phải có là một chủ đề liên tục: làm cho ngày càng nhiều hơn những khoảnh khắc trong cuộc đời bạn được soi sáng bởi sự tỉnh thức. Hãy để cho ngọn nến của tỉnh thức được thắp lên trong từng giây phút, trong từng hành động. Hiệu quả tích lũy được chính là sự giác ngộ. Các hiệu ứng tích lũy đó, tất cả những khoảnh khắc đó cùng với nhau, tất cả những ngọn nến nhỏ đó cùng với nhau sẽ trở thành một nguồn sáng tuyệt vời. ( Sống thiền|Osho )
II. Thời gian chính là hơi thở trong hiện tại của ta. Bạn nói là bạn quá bận rộn để thực tập thiền. Bạn có thời gian để thở không ? Thiền chính là hơi thở. Tại sao bạn có thì giờ để thở mà lại không có thì giờ để thiền ? Hơi thở là thiết yếu cho đời sống. Nếu bạn thấy rằng tu tập Phật pháp là thiết yếu trong cuộc đời, bạn sẽ thấy hơi thở và tu tập Phật pháp là quan trọng như nhau.
Pháp không ở xa chúng ta, mà ở ngay nơi chúng ta. Pháp không phải là về những bậc thánh nhân trên thiên đàng hay những gì tương tự như vậy. Mà Pháp chỉ là về chúng ta, về những gì chúng ta đang làm, ngay bây giờ. Hãy tự quan sát mình. Đôi khi ta thấy vui, đôi khi thấy khổ, khi thấy thoải mái, khi lại thấy đau đớn … đó chính là Pháp vậy. Bạn có thấy được như vậy không ? ( Thiền sư Ajahn Chah )
III. Khi đi là trọn vẹn tỉnh thức biết rõ đang đi. Cũng vậy biết mình trong mọi hành động, trong mọi cảm giác, cảm xúc, trong mọi trạng thái hoặc thái độ nội tâm, trong mọi sự tương giao hoặc mối quan hệ với pháp. Biết lúc nào cần thận trọng chú tâm quan sát, lúc nào chỉ cần trở về trọn vẹn tỉnh thức. Lúc nào đối pháp tâm vẫn trong lành định tĩnh sáng suốt, lúc nào buông ra để tâm trở về với bản chất rỗng lặng trong sáng nơi chính nó. Đó là tất cả giới định tuệ tự tánh có sẵn, sẽ ứng ra tùy mọi trường hợp. Cho nên khi pháp đến thì tâm tự ứng, khi pháp đi thì tâm trở về rỗng lặng như hư không. Cụ thể như bây giờ nghe chuông báo đến giờ ăn sáng, hết giờ trà đạo, thì Thầy nhìn xuống xem dép ở đâu, đưa chân xuống, mang dép vào, đứng dậy đi … mỗi mỗi đều rõ ràng là tu chứ có tu gì nghiêm trọng quá đâu ! Chỉ cần nghiêm túc, không cần nghiêm trọng. ( Thiền sư Viên Minh )
IV. Thiền là một trong những nghệ thuật tuyệt vời trong cuộc sống. Có lẽ là tuyệt vời nhất và không ai có thể dạy cho bất cứ ai. Ðó là cái đẹp của Thiền. Tự nó không có kỹ thuật cho nên không có người thiện xảo. Khi bạn tìm hiểu về chính mình, nhìn vào chính mình, nhìn vào những bước đi của bạn, bạn ăn như thế nào, nói cái gì, ghét hay thương, ... nếu như bạn biết được tất cả những cái đó trong bạn mà không có sự phân biệt thì đó chính là một phần của Thiền. Do đó Thiền có thể xảy ra trong lúc bạn đang ngồi trên xe buýt hay đang đi trong cánh rừng rợp bóng mát, hoặc đang lắng nghe chim hót hay đang nhìn vào gương mặt vợ con bạn. Thật sự bạn muốn biết tại sao Thiền trở nên quan trọng như thế ! Nó không có sự khởi đầu cũng không có sự chấm dứt. Nó giống như giọt mưa, trong nó hàm chứa tất cả những sông hồ và biển cả. Hạt mưa ấy nuôi dưỡng trái đất và con người. Không có nó, trái đất sẽ trở nên sa mạc. Không có Thiền thì tâm sẽ trở thành khô cằn, một vùng đất hoang tàn. ( J. Krishnamurti )
V. Tất cả chúng ta đều có những thăng trầm trong cuộc sống. Điều quan trọng là phải nhìn chúng thật khách quan. Tôi sống cuộc đời mình trọn vẹn trong từng khoảnh khắc hiện tại. Không suy nghĩ quá nhiều và làm tâm mình rối tung lên. Chấp nhận cuộc sống như nó đang là và cũng sẵn sàng chết bất cứ giây phút nào. Người ta nói cuộc đời đầy khó khăn. Nó sẽ còn khó khăn hơn đối với những người không cần phải làm việc. Nhưng bạn vẫn có thể sống vui vẻ và học hỏi được rất nhiều từ cuộc đời ... ( Thiền Sư U.Jotika )
VI. Hãy hạnh phúc rằng mình đang có sự hay biết và chánh niệm, bởi vì tự thân điều đó đã là việc thiện rồi. Tâm không yên lặng - nó luôn luôn suy nghĩ. Bạn nên thấy hạnh phúc rằng mình thấy được tự nhiên như nó đang là và có khả năng nhận ra được điều đó. Biết tâm mình không tĩnh lặng khi nó không tĩnh lặng, đó là chánh kiến (sammā-ditthi). Hay biết rằng tâm đang suy nghĩ trong khi có suy nghĩ là chánh niệm. Nhưng rất nhiều lần bạn cứ muốn suy nghĩ ấy phải dừng lại bởi vì bạn cho rằng nó đang quấy rối bạn. Nhưng khi bạn tham muốn cố gắng làm cho nó tĩnh lặng, điều đó chỉ làm phức tạp thêm vấn đề và đem lại căng thẳng. ( Thiền sư Tejaniya )
VII. Trong sự sống thực tại không tồn tại một khả năng đặc biệt nào như một sở hữu vĩnh viễn có thể được sử dụng cũng như trở thành, trở nên điều gì đó. Chỉ là sự sống bình an, vô cầu, tâm sạch trơn không chứa chấp điều gì, một sự trống vắng hạnh phúc khác thường chưa từng thấy. Trạng thái khác thường rồi cũng qua đi. Thiền Đích Thực không tập trung tư tưởng nhưng chú ý toàn diện và triệt để. Tập trung là o ép, kiểm soát, buộc tâm trí phải quy về một điều đã được chọn lựa trong khi sự chú ý hoàn toàn của tâm trí lại nhận biết mọi diễn biến bình thường của nó một cách tự nhiên. ( J. Krishnamurti )
Pháp ngữ (13)
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Hãy cho nhau
- Tôn Nữ Hỷ Khương
Dễ đưa ta đến lìa xa cõi đời
Để kết thúc một kiếp người
Mong manh như hạt sương rơi đầu cành
Thế mà cứ mãi quẩn quanh
Ghét ghen, sân hận, tranh giành, hơn thua
Đang là bạn, hóa ra thù
Đang thân thiết, bỗng thờ ơ lạnh lùng
Cùng trong cõi tạm sống chung
Chơi vơi bể khổ - mênh mông đất trời
Hãy cho nhau những nụ cười
Hãy cho nhau trọn tình người - niềm vui
Hãy cho nhau vị ngọt bùi
Hãy cho nhau vạn ngàn lời yêu thương
Tròn câu hiếu đạo, cương thường ...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)