V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Thanh Minh

- Sưu tầm & Tổng hợp

Tiết Thanh Minh là ngày lễ thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhằm để báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ câu thơ trong Truyện Kiều - Nguyễn Du về Tiết Thanh Minh viết rằng: “Thanh Minh trong tiết tháng Ba|Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh ...”

Cứ vào khoảng tháng 3, có một tiết hậu gọi là tiết Thanh Minh. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa, Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Theo tục lệ, giai nhân, tài tử, đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh. Tảo mộ là đi thăm mộ tiền nhân, cỏ rậm thì phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia tiên.


I. NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT THANH MINH

● Tiết Thanh Minh là ngày nào ?

Tiết Thanh Minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Trên thực tế lịch Trung Quốc cổ đại là một loại âm dương lịch nên nếu giải thích theo thuật ngữ của lịch hiện đại ngày nay (lịch Gregory) thì nó được tính theo vị trí của Trái Đất trong chu kỳ chuyển động trên quỹ đạo của mình xung quanh Mặt Trời. Nếu tính điểm xuân phân là gốc (kinh độ Mặt Trời bằng 0°) thì điểm diễn ra hay bắt đầu tiết Thanh Minh là kinh độ Mặt Trời bằng 15°. Do vậy, tiết Thanh minh thực tế được tính theo cách tính của dương lịch hiện đại và nó thông thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5/4 khi kết thúc tiết Xuân Phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21/4 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Cốc Vũ bắt đầu.

● Tục tảo mộ

Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh Minh. Tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao thì tết này là một ngày quốc lễ. Còn ở các khu vực khác ở Đông Á thì không. Nói đến Tết Thanh Minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh Minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất.

● Ý nghĩa Tết Thanh Minh

Khu nghĩa địa trong ngày Thanh Minh thường trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Còn những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình. Thông thường, ngoài những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng, vì thế, những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương tỏ lòng thành kính. Thanh Minh tuy không phải là tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Quê hương, cội nguồn cũng chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta. Tiết Thanh Minh cũng là lúc trời bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.

II. VÌ SAO LỄ TẢO MỘ GẮN LIỀN VỚI THANH MINH ?

Cho đến nay chưa có ai trả lời rõ ràng về việc tập quán tảo mộ trong tiết Thanh Minh bắt đầu từ bao giờ. Có một số ý kiến cho rằng việc này có liên quan đến câu chuyện Giới Tử Thôi thời Xuân Thu bên Trung Quốc. Sách Tả Truyện hay cũng gọi là Tả Thị Xuân Thu chép rằng thời Tấn Văn Công (697–628 TCN) còn bôn ba vì bị mẹ kế hãm hại, có một số tùy tùng thân cận vẫn trung thành theo hầu. Một trong số những người ấy là Giới Tử Thôi. Một lần, Tấn Văn Công gặp cơn đói đến ngất đi tưởng chừng sắp chết. Để cứu mạng Tấn Văn Công, Giới Tử Thôi tự tay cắt thịt ở đùi mình và nấu một bát súp nóng dâng cho chủ nhân. Tấn Văn Công vô cùng cảm kích việc làm của Giới Tử Thôi và hứa sẽ báo đáp ông trong tương lai. Giới Tử Thôi khăng khăng không muốn nhận bất kỳ sự phong thưởng nào, mà chỉ muốn chủ nhân trở thành một vị vua anh minh sáng suốt cho nước nhà. Sau khi Tấn Văn Công thừa kế ngai vàng, ông đã tưởng thưởng cho nhiều người trung thành với mình nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Một thời gian sau nhớ ra, ông mới cho tìm kiếm người tùy tùng họ Giới nhưng không thấy. Sứ giả về báo rằng Giới Tử Thôi và mẹ đã đi vào sâu trong núi Kim sinh sống.

Vua đích thân đến núi để tìm nhưng Giới Tử Thôi vẫn không gặp. Một cận thần xúi nhà vua đốt núi để ép Giới Tử Thôi phải ra. Nhà vua theo lời cho châm lửa đốt núi. Ngọn lửa cháy trong ba ngày ba đêm nhưng Giới Tử Thôi vẫn không ra. Lửa tắt, vua và quần thần vào núi tìm thì thấy thi thể Giới Tử Thôi dưới gốc một cây liễu lớn. Bên cạnh thi thể còn một đoạn di cảo viết bằng máu trên mảnh vải đặt bên trong hốc cây. Trên đó viết một bài thơ nhắc lại chuyện hầu hạ nhà vua năm xưa và nói rằng không muốn trở thành một viên quan hầu cận vua mà chỉ muốn nhà vua luôn tự soi xét mình. Trong bài thơ 4 câu thì có đến 3 lần Giới Tử Thôi nhắc đến từ “thanh minh”. Tấn Văn Công rất cảm động khóc nấc thành tiếng sau đó cất mảnh di cảo vào túi tay áo và thề sẽ trở thành một vị vua sáng suốt. Phần thi thể Giới Tử Thôi được chôn cất ngay dưới chân cây liễu. Thương Giới Tử Thôi và để tưởng nhớ cái chết của ông, Tấn Văn Công ra lệnh hàng năm đến ngày 3/3 (ngày Giới Tử Thôi chết), thiên hạ không được đốt lửa hay hun khói. Từ đó mà thành ra ngày Tết Hàn Thực (nghĩa là ăn đồ nguội). Một năm sau, Tấn Văn Công và quần thần quay lại thăm mộ Giới Tử Thôi. Họ ngạc nhiên thấy cây liễu năm trước bị cháy một nửa mà nay lá xanh mơn mởn lại mọc thêm nhiều cành mới. Nó như là anh linh của Giới Tử Thôi đang khích lệ nhà vua giữ sự anh minh. Tấn Văn Công cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng bèn nhớ cụm từ “thanh minh” trong di cảo của Giới Tử Thôi mà đặt cho ngày này là ngày Thanh Minh.

Đây cũng chỉ là một giả thiết và chưa hẳn đã là nguồn gốc của từ “thanh minh” trong cái tên Tết Thanh Minh. Bởi lẽ như đã nói ở phần đầu, Thanh Minh là một tiết trong 24 tiết khí theo các tính lịch âm dương. Tuy nhiên, có lẽ việc gắn lễ tảo mộ vào dịp Tết Thanh Minh thì đã bắt nguồn từ câu chuyện vua Tấn Văn Công với Giới Tử Thôi. Ở Việt Nam, Tết Thanh Minh là một trong hai dịp chính mà các con cháu thăm viếng, chăm sóc mồ mả tổ tiên. Một dịp khác là dịp cuối năm, khi con cháu đến dọn cỏ thắp hương và “mời” anh linh người đã khuất về ăn Tết Nguyên Đán. Do vậy, Tết Thanh Minh cũng là một nét văn hóa thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét