V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Vạn vật, vạn sự đều là vô ngã, vô thường

- Thiên Ấn



Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sinh, nhân duyên ly biệt, hư vọng hữu diệt”, nghĩa là các nhân duyên nhóm hợp giả dối sinh, các nhân duyên chia rẽ thì giả dối hoại diệt. Vậy đủ biết tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng - tức “vô ngã”.

Nhân quả, luân hồi, khổ, không, vô thường, vô ngã,... đó là những thuật ngữ căn bản trong hệ thống giáo lý nhà Phật mà một người con Phật cần nắm được. Trong đó, “vô ngã” có lẽ cũng là một dấu chấm để dừng lại, một điểm sáng giúp ta soi rọi, thực tập và trải nghiệm. Cho nên mới nói: “vô ngã là con đường của nhận thức, vừa là con đường của cuộc cộng sinh”. Mỗi người con Phật cần hiểu rõ về nhận định trên, để đạt tới sự giác ngộ, giải thoát cho mình và người.

Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sinh, nhân duyên ly biệt, hư vọng hữu diệt”, nghĩa là các nhân duyên nhóm hợp giả dối sinh, các nhân duyên chia rẽ thì giả dối hoại diệt. Vậy đủ biết tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng - tức “vô ngã”.

Vạn vật trong vũ trụ đều theo định luật vô thường, không mãi ở yên một trạng thái nhất định nào mà luôn thay đổi từ trạng thái hình thành đến biến đổi rồi tan rã. Trong vô thường đều có nhân quả, có nghiệp báo, luân hồi. Vô là không, ngã là ta, tôi. Vậy, bản thể nhất định đã không, làm sao có tài sản của ta, vợ con của ta ? Vậy mà bao người mê lầm cho là có một thực thể, nên chấp vào những gì của ta rồi sinh ra ngã kiến. Không dừng lại đó, với thức phân biệt lại chấp vào những gì của pháp, ấy chính là chấp pháp. Nhưng thực chất không phải như vậy. Điển hình, con người được cấu tại từ một tổng thể của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Hay nói cách khác thân này gồm sắc pháp và tâm pháp. Nói theo Quy Sơn Cảnh Sách của Đại Viên Thiền sư là: “phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy, bẩm phụ mẫu chi vi thể, giả chúng duyên nhi cộng thành”.

Nghĩa là, nói đến sự thọ thân vì nghiệp lực, chưa ai tránh khỏi sự khổ lụy của hình hài. Thọ nhận từ tinh cha huyết mẹ, các duyên giả mà hợp thành. Cho nên, trong kinh Mi Tiên vấn đáp, đức vua Mi Lan Đà hỏi Tỳ-kheo Na Tiên: “Ngài có phải là Na Tiên không ?”, Tỳ-kheo Na Tiên đáp: “Cái thân của tôi đây, không phải là Na Tiên, do các duyên mà thành và vay mượn cái danh tạm gọi là Na Tiên chứ không phải là Na Tiên”. Ngoài ra điều giác ngộ thứ nhất của bậc đại nhân: “thế gian vô thường, quốc độ, nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, sinh diệt biến dị, hư ngụy vô chủ”. Từ con người - như hạt cát giữa sa mạc, nhìn rộng ra thế gian này, quốc độ kia cũng đều biến đổi không ngừng, đều là vay mượn các duyên, đều là hư ngụy cả. Không chủ thể nhất định, hợp rồi tan, đến rồi đi.

“Các pháp đều do duyên sinh
Lại cũng do duyên diệt
Thầy tôi là Đức Phật
Thường giảng dạy như vậy”

Vừa là lời Phật dạy, cũng vừa là câu nói mà ngài Xá-lợi-phất khi chưa theo Đức Phật đã được nghe qua từ Tỳ-kheo Mã Thắng - một trong năm anh em Kiều Trần Như mà từ đó thông suốt được sự thành hoại của vũ trụ nhân sinh, dẫn đến giác ngộ chân lý, chứng thành đạo quả.

Thấy được “duyên sinh” không đâu xa mà chính ở ngay nơi mình, ngay nơi hơi thở ra vào. Hơi thở ra mà không hít vào thì đã qua đời khác. Thân người tồn tại được nhờ vay mượn nhiều thứ bên ngoài. Vũ trụ này cũng thế. Tất cả rồi cũng có ngày tan rã. Thực tướng của thế gian là vậy.

Đức Phật ra đời vì đại sự nhân duyên “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến” - khai mở chỉ bày cho chúng sinh giác ngộ đi vào và sống được với tri kiến của Như Lai. Đức Thiện Thệ lập ra nhiều phương tiện pháp môn, nhằm mục đích giúp chúng sinh nương tựa tu tập để chuyển vọng thức phân biệt thành Đại Viên Cảnh Trí. Thấy biết đúng với nhận thức từ vô ngã, tức là đồng nghĩa với sống có trí tuệ.

Thiền sư Mục Châu có người đệ tử làm quan đại phu. Ngày kia người đệ tử đến muộn, sư hỏi vì sao, người đệ tử trả lời:

- Con xem người kia cưỡi ngựa đánh cầu.

- Người ta có mệt không ?

- Bạch thầy, mệt.

- Ngựa có mệt không ?

- Bạch thầy, mệt.

- Còn cây cột trụ kia cũng mệt chứ ?

Câu hỏi bất thần khiến quan đại phu khựng lại không biết trả lời. Đêm ấy về nhà ông thức suốt. Gần sáng ông chợt ngộ ra và vội chạy đến chỗ của Thiền sư. Thiền sư hỏi lại, ông trả lời: “Bạch thầy, mệt !”.

Câu chuyện trên ý muốn nói đến tính duyên khởi thông dung với vạn pháp mà nghiệp thức chúng sinh không thể nhận thấy.

“Nhất thiết tâm duy tâm, vạn pháp duy thức” - Thế giới xung quanh vốn ảnh hưởng được tạo ra bởi một cái tôi. Mọi ý thức của con người tác động vào thế giới đều phản hồi lại chính mình. Nếu không hiểu gì về lý duyên sinh, chỉ lo cấu xé, thâu gom, đấu tranh từ thế giới bên ngoài thì vô tình chúng ta lại là người tự phá hoại bản thân. Đau thương và bất hạnh càng nhiều. Chính vì đó, vì ta không thấy được sự tương quan của ta với môi trường - ảnh hưởng được tạo ra bởi thiện ác trong chính ta.

Xét về phương diện của luật tạng, ta thấy rõ hơn về đời sống sinh hoạt của các thầy Tỳ-kheo thời ấy. Đức Thế Tôn từ bi, lân mẫn đã chỉ dẫn cặn kẽ, không được phun khạc đàm dãi nơi đất trống, không được chặt phá, bứt bỏ cây tươi, nuôi rận trong ống tre .v.v.v... luôn yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Chỉ với nếp sống đơn giản và bình dị ấy, người tu sĩ Phật giáo cũng đã làm giàu làm đẹp cho quê hương, đem lại sự bình yên cho đất nước. Lòng từ vô lượng, trí tuệ vô biên trong Tăng đoàn chính là hiểu được lý duyên sinh của tinh thần vô ngã “trong mặt tôi có gương mặt anh”, mình vui người cũng vui, mình yêu thiên nhiên thì thiên nhiên cũng yêu mình, không xem thường lợi ích đóng góp của một pháp nào. Tất cả đều trùng trùng duyên khởi.

Thời đại văn minh hôm nay, nền công nghệ tiên tiến đưa đến cho con người một cuộc sống vật chất khá đầy đủ với nhiều tiện nghi trong cuộc sống. Cũng vì vật chất mà con người chạy theo tiền tài, danh vọng, địa vị,... không ngừng đưa bản ngã của mình lên cao, vì lợi nhuận cá nhân đã sản xuất những sản phẩm gây hại cho cộng đồng, công ty xí nghiệp, nhà máy mọc lên ngày càng nhiều đồng nghĩa với ô nhiễm môi trường từ chất thải công nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Trái đất ngày một nóng lên, tầng Ozon bị ảnh hưởng, những dòng sông đã thay màu, những cánh rừng thưa thớt, trơ trụi. Đó chính là hậu quả của tham sân si, của nhận thức quá thấp về mối quan hệ xã hội, không thấy được lý duyên sinh của tinh thần vô ngã.

Hiểu thuộc về trí óc. Thương thuộc về con tim. Khi Hiểu-Thương hòa điệu sẽ biểu hiện đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống. Vũ trụ hiện hữu với sự vận hành điều hòa giữa ngày - đêm, xuân - hạ - thu - đông. Nếu sự vận hành không điều hòa sẽ xảy ra thiên tai. Con người sống mà không hiểu về giáo lý vô ngã, lý trí và tình cảm không quân bình sẽ dẫn đến bất an, xung đột, khổ não.

Đạo Phật có mặt trên thế gian này đã trên 2500 lịch sử. Vô ngã là pháp ấn quan trọng trong Tam pháp ấn, không những xác định chánh pháp còn mang tính đặc thù của giáo lý. Sống với vô ngã tức là nhận thức đầu tiên không đâu xa ngay nơi thân tâm của mình. Quán chiếu, xét soi cho kỹ từng sát-na sinh diệt, thấy được bản chất vô thường, vay mượn của thân người để không làm tù nhân cho tham ái hay nô lệ cho dục vọng điên cuồng phát khởi từ tham, sân, si.

Dưới ánh sáng Phật pháp và lòng từ vô lượng, trí tuệ vô biên của Đức Thế Tôn, người con Phật chúng ta cô gắng quay về trui rèn giới – định – tuệ để mỗi ngày có được cái thấy biết của trí tuệ bát nhã. Từ đó “thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh,...”, tâm rỗng rang “vô quái ngại”, lý chân của vô ngã hiển bày, đem an lạc của tự thân hòa vào cõi đời ngũ trược ác thế, cho sen tâm tỏa ngàn hương dịu mát ...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét