V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


CÁI TÔI - điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh

- Sưu tầm

Bản ngã là “thế giới của cái tôi” và nó chẳng đời nào chấp nhận “thế giới chẳng phải tôi”, chính nơi đây là nguồn căn, cội rễ đã đưa đến đối kháng và mâu thuẫn, sự mâu thuẫn này là nguyên nhân tạo tác đại bi kịch của kiếp nhân sinh …

Thực chất của bản ngã là hay phóng chiếu “thế giới của nó” ra bên ngoài, hình ảnh mà nó cảm nhận được chỉ là sự phản chiếu chính nó lên trên thực tại ngoại giới. Do đó, thực tại mà nó cảm nhận chẳng qua là một thực tại “méo mó”, chưa bao giờ nó “trực nhận” một thực tại chính xác như ngoại giới “đang là”.

Chuyện ngụ ngôn kể rằng: “có một anh chàng nọ, một hôm bị mất đồ, kiếm mãi trong nhà mà chẳng thấy nên tâm trạng rất buồn rầu, anh sanh tâm nghi ngờ đủ thứ. Do tâm trạng không vui nên khi ra ngoài thấy những người hàng xóm của mình ai nấy đều có tướng ăn trộm hết. Bỗng một hôm, anh tình cờ tìm thấy món đồ mà mình tưởng đã mất, từ đó về sau, anh thấy hàng xóm của mình ai nấy cũng đều có tướng thiện lương cả …”

“Tình yêu bấy lâu ngủ say trong đáy tim vươn mình lên và gây bạo động”, đây là lúc “thế giới của cái tôi” xác lập hình ảnh “cái của nó” lên ngoại giới và thực thi “giấc mộng bá quyền”. Nói cách khác, bản ngã đã định vị được đối tượng nó yêu và rắp tâm đòi quyền chiếm hữu. Ngay đây điệp khúc tình yêu bắt đầu vang vọng trên mọi cung bậc, hạnh phúc lẫn khổ đau, vừa yêu vừa hận, nửa thích thú nửa nhàm chán, lúc đam mê lúc lại hờ hững, lúc muốn bỏ đi lúc lại quyến luyến chẳng rời, nửa như thân thương nửa như xa lạ, vừa đắm say vừa bất mãn, lúc muốn quên đi nhưng lại nhớ mãi ... Thế nên nhạc sĩ họ Trịnh đã than thở “tình ngỡ đã quên đi nhưng tình bỗng lại về, người ngỡ đã xa xăm nhưng người vẫn quanh đây …”

Trong tình yêu, “cái tôi” luôn chới với giữa “mộng” và “thực”, giữa “thế giới của cái tôi” và “thế giới chẳng phải tôi”, do bản chất của “cái tôi” luôn phóng chiếu ra bên ngoài tìm cầu chính “nó” (đặc tính ảo tưởng hóa cuộc đời) và thực tại ngoại giới lại là tấm gương phản chiếu “thế giới ảo giác của cái tôi” nhưng ngoại giới lại thuộc về “thế giới chẳng phải tôi”. Đó chính là điều nghiệt ngã nhất của kiếp nhân sinh. Do đó trong tình yêu, vừa đam mê lại vừa bất mãn, vừa yêu thương lại vừa đau khổ ... Những cơn sóng ảo giác nổi lên cuồn cuộn hòa quyện nơi biển thực tại mênh mông đã vùi dập cuốn phăng đi “cái tôi” nhỏ bé đáng tội nghiệp và suýt nữa nhấn chìm nó. Ngay đây cái tôi đã tự lừa dối chính nó, vì giữa mộng và thực luôn có khoảng cách, cái bên trong và cái bên ngoài có đời nào giống nhau đâu, ảo giác và hiện thực chẳng thể nào rung cảm trên cùng một tần số, “thế giới của cái tôi” có bao giờ chấp nhận “thế giới chẳng phải tôi”. Đó là sự đối kháng, mâu thuẫn giữa “cái tôi” và “cái chẳng phải tôi”, từ đây đã dẫn đến đại bi kịch của kiếp nhân sinh. Tình yêu muôn đời vẫn là cuộc chiến tranh kéo dài bất tận không đoạn kết, vì nơi đó không có kẻ thắng và người bại.

Chúng ta thường không nhận ra được “Cái Tôi cao” ở bản thân mình. Bởi:

- Chúng ta chỉ công nhận, lắng nghe, thấy vui khi được người khác nói về những cái tốt, thế mạnh của mình. Nhưng chúng ta lơ là, không suy nghĩ, thậm chí đôi khi là khó chịu khi nghe thấy những điểm yếu, khuyết điểm của mình.

- Chúng ta chỉ nhìn thấy những cái mình có mà không biết đến những gì mình còn khiếm khuyết. Nói cách khác là tự thỏa mãn với chính mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy kết quả mọi thứ mình làm tốt hơn người khác, không ai bằng mình.

- Chúng ta luôn nhìn thấy mọi thứ của mình là tốt nhất, và không ai có những thứ ấy tốt hơn mình.

- Chúng ta không thể lắng nghe được những điều người khác nói và suy ngẫm về nó.

- Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận (đón nhận) sự thay đổi, ngay cả khi biết nó đúng.

- Chúng ta không sẵn sàng nghiên cứu, học hỏi. Sự học hỏi ở đây, không chỉ là học hỏi kiến thức có liên quan đến công việc chuyên môn, mà là nhìn và học hỏi ở những người xung quanh, với những điều bản thân mình chưa có, không có.

Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Con người mưu cầu danh vọng, địa vị, tình yêu ... vì nghĩ những điều này mang lại cho họ hạnh phúc, nhưng cái tôi đã khiến họ trở nên cô đơn, trống vắng mặc dù sở hữu được trong tay những điều trên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét