(Sưu tầm)
- Ngài có phải tiên không ?
Phật bảo:
- Ta không phải tiên.
- Ngài có phải A Tu La không ?
- Ta không phải A Tu La.
- Ngài có phải Dạ Xoa không ?
- Ta không phải Dạ Xoa.
- Ngài có phải người không ?
- Ta không phải là người.
- Thế Ngài là gì ?
Phật bảo:
- Nếu tiên mà “sạch hết lậu hoặc” thì ta là tiên. Nếu A Tu La mà “sạch hết lậu hoặc” thì ta là A Tu La. Nếu Dạ Xoa mà “sạch hết lậu hoặc” thì ta là Dạ Xoa. Nếu người mà “sạch hết lậu hoặc” thì ta là người. Còn ta vì đã “sạch hết lậu hoặc” nên ta là Phật, là Thế Tôn.
► Lời bình:
Đại ý bài kinh trên Phật dạy, Phật tánh (tánh giác) vốn đồng, do mê ngộ mà có khác. Như tấm gương vốn trong sáng, do bụi nhơ mà các hình tướng không thể chiếu vào, nhưng tánh sáng của gương không mất. Phật tánh vào trong lục đạo, nhưng Phật tánh vẫn không đổi thay, một phen hết mê thì Phật tánh hiện. Qua lời giải thích của Phật ở văn kinh đã làm sáng tỏ ý này.
- Sở dĩ Tiên không phải là Phật vì còn lậu hoặc (còn mê đắm dục lạc cõi tiên). Nếu lậu hoặc sạch thì Tiên sẽ là Phật.
- A Tu La không phải là Phật vì còn lậu hoặc (nhiều sân hận ngang trái). Nếu sạch hết lậu hoặc A Tu La sẽ là Phật.
- Dạ Xoa chẳng phải là Phật vì còn tâm bỏn xẻn, keo kiệt (còn lậu hoặc). Nếu sạch hết lậu hoặc Dạ Xoa sẽ là Phật.
- Người không phải là Phật vì còn thiện ác xen lẫn nhau (còn lậu hoặc). Nếu sạch hết lậu hoặc người sẽ là Phật.
Như vậy Phật là bậc hoàn toàn giác ngộ dứt sạch hết tập nhân trong ba cõi nên gọi Ngài là bậc Thiên Nhân Sư hay cũng gọi là Thế Tôn. Trời, Người, A Tu La, hay Dạ Xoa mà hoàn toàn giác ngộ, dứt sạch tất cả lậu hoặc, tức cũng gọi là Phật chớ không ai khác. Thế nên nói, Phật là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành, ai ai cũng đều có thể là Phật, chỉ là giác hay mê, đã sạch lậu hoặc hay chưa sạch lậu hoặc. Vậy chúng ta muốn làm Phật hay không thì hãy xét lại nơi mình, khỏi phải cầu cạnh đâu xa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét