V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Buông bỏ là một loại trí tuệ

- Mai Trà biên dịch



Chúng ta thường nói muốn buông bỏ, nhưng rốt cuộc là muốn buông bỏ điều gì chúng ta đã hiểu rõ chăng ? Trong cuộc đời, nếu biết buông bỏ những loại tâm dưới đây, bạn nhất định sẽ được bình thản và hạnh phúc.

1. BUÔNG BỎ TRANH LUẬN
Có rất nhiều người không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm mà luôn hy vọng mình vĩnh viễn đúng. Thực tình là đã không biết rằng, điều này là rất nguy hiểm trong các mối quan hệ với người khác. Ngoài ra nó còn đem lại cho chúng ta và cả người khác áp lực và sự thống khổ lớn. Vì vậy, lúc mà bạn muốn vùi đầu mình vào tranh luận đúng hay sai hãy hỏi lại mình xem làm như vậy có thực sự tốt không ? Nó thực sự đem lại lợi ích cho cả mình và người khác sao ?

2. BUÔNG BỎ HAM MUỐN KHỐNG CHẾ
Hãy buông bỏ ham muốn kiểm soát người bên cạnh của bạn. Bất luận họ là người yêu, đồng nghiệp, người thân, bạn bè hay chỉ là một người quen biết. Đồng thời hãy buông bỏ dục vọng muốn khống chế hoàn cảnh và sự vật, hãy để chúng được tự nhiên với trạng thái của mình. Như vậy, bạn có thể cảm nhận những điều tốt đẹp từ họ.

3. BUÔNG BỎ TRÁCH CỨ
Đừng đi trách cứ người khác, cũng đừng dựa vào cảm nhận của mình để đi oán trách người khác. Nếu chỉ biết trách cứ người khác, có thể bạn sẽ làm hại họ.

4. BUÔNG BỎ TÂM THÁI BI THƯƠNG, HỐI HẬN
Rất nhiều người thống khổ là bởi vì họ luôn nghĩ đến những điều xấu, tiêu cực đã xảy ra. Nếu một việc gì đó không đúng đắn hay mình đã làm sai, đã nhận thức được rồi thì hãy nhìn về phía trước để bước tiếp. Nếu chỉ ngồi đó mà hối hận thì bạn chỉ chìm trong sự giày vò đó mà thôi.

5. BUÔNG BỎ HẠN CUỘC BẢN THÂN
Việc gì là mình có thể làm, việc gì mình không thể làm ? Hãy buông bỏ suy nghĩ này bởi vì nó khiến bạn bị hạn chế trong một vòng cấm. Hãy mở rộng cách suy nghĩ ra, có thể bạn sẽ bay cao hơn những gì bạn tưởng tượng trong suy nghĩ.

6. BUÔNG BỎ TÍNH PHÀN NÀN
Buồn vui là do chính mình lựa chọn, đừng phàn nàn người khác. Trước khi phàn nàn người khác, tại sao bạn không nghĩ cách thay đổi chính mình. Thay đổi cách nhìn nhận của chính mình có thể khiến hoàn cảnh thay đổi, hãy suy nghĩ tích cực.

7. BUÔNG BỎ TÂM PHÊ BÌNH
Kỳ thực mỗi người chúng ta là khác nhau, đừng nên đi phê bình người khác, bởi vì tuy là khác nhau nhưng ai ai cũng mong muốn được vui vẻ, hy vọng được người khác yêu thương và thông cảm.

8. BUÔNG BỎ TÂM HƯ VINH
Đừng nên nói hay làm gì chỉ để lấy lòng người khác. Chỉ có khi bạn sống thật là chính mình bạn mới có thể thực sự khiến mọi người yêu quý.

9. BUÔNG BỎ TÂM PHÁN ĐOÁN TÙY TIỆN
Đừng tự đi định nghĩa những người và những sự việc mà bạn không liễu giải được. Có những điều thoạt nhìn bên ngoài rất kỳ dị không đẹp mắt nhưng những điều tốt đẹp bên trong đó có thể thay đổi hoàn toàn tâm tính của bạn.

10. BUÔNG BỎ CÁI CỚ
Phần lớn chúng ta đều tự hạn chế mình, cho đó là cái cớ để không cố gắng. Phải biết rằng 99% cái cớ đó đều là hư giả.

11. BUÔNG BỎ QUÁ KHỨ
Biết rằng điều này là rất khó nhưng bạn phải hiểu những gì ở hiện tại mới thực sự là điều bạn đang có. Đừng mê hoặc chính mình, cuộc đời là một hành trình tiến về phía trước chứ không phải là điểm kết thúc.

12. BUÔNG BỎ CHẤP TRƯỚC, CHẤP NHẤT
Chấp nhất là sự dính mắc của con người vào một thứ gì đó và sợ hãi mất đi nó. Buông bỏ chất nhất chính là bàng quan, buông bỏ hết thảy. Buông bỏ được chấp nhất con người sẽ trở nên bình thản vô cùng. Đây là một trạng thái siêu việt ngôn ngữ.

BUÔNG, là một loại trí tuệ của cuộc đời
BUÔNG, là một loại thản nhiên, không phải là vứt bỏ, bỏ cuộc.
BUÔNG, là một loại rộng lượng, một loại hiểu biết hoàn toàn.
… chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì, bạn mới nắm bắt được niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét