- Jean Jacque Rousseau
V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Danh ngôn (55)
Kỳ vọng của ông chài
- Quà tặng cuộc sống
Trường học giác ngộ
- Viên Minh
Mà thầy là nỗi ê chề đớn đau
Không ai tự biết mình đâu
Nếu chưa từng trải đớn đau nhiều bề
Trải qua những bước thăng trầm
Mới hay bậc trí giữ tâm làm đầu
An nhiên giữa cuộc bể dâu
Khổ đau nhẫn được, đạo mầu chẳng xa
Kính trọng
- Minh Niệm
Trong bất cứ liên hệ nào cũng cần có sự kính trọng. Bên này luôn thấy được giá trị của bên kia và bên kia luôn thấy được giá trị của bên này thì liên hệ đó sẽ giữ được thế cân đối và bền vững. Có những sự kính trọng bị miễn cưỡng trong những nguyên tắc ràng buộc như tuổi tác, vai vế, địa vị …Tuy nó có thể đem tới sự điều hợp trong chừng mực nào đó, nhưng lại không có tính chất nuôi dưỡng cho nhau. Một sự kính trọng phải xuất phát từ sự công nhận và nể phục của đối phương thì mới đích thực là sự kính trọng chân thành, nó có khả năng làm cho đôi bên có thêm niềm tin và dễ dàng gắn bó sâu sắc nếu muốn tiến xa hơn trong liên hệ tình cảm.
Cho nên càng kính trọng nhau thì càng dễ thương yêu nhau. Từ kính trọng đến thương yêu là khoảng cách rất ngắn. Mà sự thật khi bắt đầu có sự kính trọng là bắt đầu có cảm tình với nhau rồi. Cảm tình trong một giới hạn nhất định sẽ là sự khởi hành tốt đẹp cho bất kỳ mối quan hệ tình cảm nào. Và nếu duy trì được niềm kính trọng ấy trong suốt quá trình sống chung với nhau thì quan hệ đó sẽ nhẹ nhàng như mây, không phải nhọc nhằn vì phải gánh vác cho nhau quá nhiều. Vì nhờ kính trọng mà mỗi bên có ý thức giữ gìn phẩm chất của chính mình và không xâm lấn vào lãnh thổ đã qui định của đối phương. Ta không thể sống với một người không kính trọng mình, trong mắt của họ ta chẳng ra gì, trong trái tim họ ta chẳng có một chỗ đứng nào, họ đến với ta chỉ vì một sự lợi dụng hay một ràng buộc miễn cưỡng nào đó. Bởi lẽ kính trọng là nhu cầu rất lớn của con người.
Không được kính trọng ta rất dễ mất tự tin. Sống chung nhau mà cứ bị tưới tẩm mãi năng lượng thất kính nhau qua lời nói và hành động, thì sớm muộn gì ta cũng lạc mất phương hướng sống, không còn thiện chí muốn hoàn thiện mình, không thấy được cái hay cái đẹp của mình, thậm chí ta cũng không đủ sức để thu gọn những phản ứng tiêu cực bảo vệ cái tôi ích kỷ của mình, dễ dàng bị đồng hóa. Đây cũng là điều kiện rất con người. Cho nên khi thương yêu một người nào thì ta hãy luôn tự hỏi mình có đủ sự kính trọng đối với họ không ? Nếu không, thì ta sẽ khổ và sẽ làm cho người kia khổ.
Người xưa hay nói “kính nhi viễn chi”, ở cách xa nhau mới kính trọng nhau. Điều này cũng đúng, tại vì khi ở gần nhau thì ta rất dễ thấy những khuyết điểm của nhau rồi khinh thường nhau. Một phần do cái ước muốn được sống chung nhau đã được thỏa mãn, ta quá tin cuộc hội ngộ này sẽ bền vững mãi mãi, nên ta không còn cố gắng để giữ mãi hình ảnh đẹp trong mắt người kia nữa, trái lại ta tự làm xấu mình đi bằng những cách sống buông thả theo cảm tính của riêng mình mà không quan tâm tới cảm nhận của đối phương. Một phần do sự kính trọng không đủ lớn, nên chỉ vì một vài hành vi không dễ thương nhỏ nhặt hay trái ý là chạm tới lòng tự ái trong ta, làm ta mất ngay cái nhìn chân thật về những gì người kia đã có, về những gì mà ta đã từng công nhận và nể phục.
2. Xây dựng niềm kính trọng
Vậy nên muốn sống chung với nhau thì ta phải có những nghệ thuật để nuôi dưỡng và giữ gìn sự kính trọng nhau. Trước tiên ta phải biết rõ bên kia có kính trọng mình không ? Nếu thấy họ thương yêu hơn kính trọng thì ta hãy khoan quyết định sống chung, vì cái tình thương đó có thể là lòng thương hại hay chỉ là thứ cảm xúc hời hợt. Họ thương ta là vì họ có nhu cầu được thương chứ họ không chú trọng đến quyền lợi của ta. Tình thương đó tuy rất dễ mặn nồng nhưng lại thiếu tính keo sơn. Chỉ khi nào người kia kính trọng ta thì họ mới chịu trách nhiệm cho cuộc đời ta, họ sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì để cho ta có hạnh phúc, vì hạnh phúc của bên này cũng chính là hạnh phúc của bên kia.
Khi tình yêu lên cao ta ít xét nét đến vấn đề kính trọng nhau, chỉ khi nào về sống chung nhau thì cái nhu cầu đó mới hiện ra một cách rõ ràng. Không phải khi yêu là ta không có nhu cầu được kính trọng, nhưng vì cái cảm xúc được yêu mạnh mẽ quá, nó lấn áp hết lý trí, ta thấy bên kia yêu quý mình, nhớ thương mình, si mê mình, thì ta đã thỏa mãn rồi. Đến khi trở thành người của nhau, thay vì tiếp tục phấn đấu để nuôi dưỡng tình yêu cho nhau, thì ta lại bắt đầu quay đi tìm những nhu yếu khác mà ta cho đó là quan trọng hơn, như tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị trong xã hội, nên cái cảm xúc yêu đương ngày nào sẽ lắng dịu xuống và cái nhu cầu được kính trọng lại vọt lên cao.
Nhưng cũng thật trớ trêu, trong khi thương yêu ta đã lỡ đánh mất chính mình và đã để lại những hình ảnh rất tầm thường trong tâm trí người kia rồi, bởi niềm kính trọng thường dễ phập phều sau khi cơn bão tình đi ngang qua. Nói cách khác, trong tình yêu mà chất liệu si mê hay hệ lụy nhiều quá thì niềm kính trọng sẽ bị phá vỡ. Một khi niềm kính trọng bị phá vỡ thì càng thương yêu ta lại càng đuối sức, càng thấy tình yêu như cứ muốn nhảy ra khỏi tầm tay mình. Vì vậy trong liên hệ tình cảm, thì tiền bạc, quyền lực hay tài năng không thể tạo nên sự kính trọng chân thành, chỉ có khả năng làm chủ bản thân để cho đạo đức luôn tỏa sáng thì bên kia mới tình nguyện đi theo ta suốt đời. Nếu càng thương nhau mà càng thất kính nhau thì ta phải coi lại tình thương ấy, chắc chắn bản chất của nó không phải là tình thương chân thật, đó có thể là sự trá hình của sự hưởng thụ mà thôi.
Vậy ta phải làm gì để cho sự kính trọng luôn gắn liền với thương yêu ? Điều quan trọng nhất là ta phải biết kềm chế cảm xúc muốn được thương yêu của mình, phải biết tăng giảm một cách có ý thức, có trách nhiệm, không phải cứ dâng tặng hết tất cả là thành công đâu. Lẽ dĩ nhiên bên kia sẽ rất thích thú khi đón nhận tất cả những gì ta dâng tặng, nếu như họ cũng không có ý thức trách nhiệm trong mối liên hệ này. Nhưng sau khi ta đã cho họ hết rồi, ta không còn gì để họ rút tỉa nữa thì họ sẽ coi khinh và sẽ tìm cách đẩy ta ra thôi. Lỗi này ở nơi ta nhiều hơn, vì chính ta đã tập cho họ thói quen nghiện ngập cảm xúc, ta cứ tăng tốc cung cấp thức ăn cảm xúc mỗi ngày nên ta kiệt sức là phải. Bí quyết của tình cảm là luôn giữ tốc độ đều đặn và thỉnh thoảng tăng giảm một cách khôn ngoan.
Tăng giảm tốc độ tình cảm một cách khôn ngoan nghĩa là mình biết lúc nào thêm và lúc nào bớt một cách hợp lý. Khi người kia rơi vào tình cảnh khó khăn, tinh thần suy sụp và mất đi khả năng đứng vững trên đôi chân của mình thì lúc ấy ta sẵn sàng đưa cánh tay tới để chở che nâng đỡ. Còn khi người kia trở nên coi thường sự có mặt hay sự đóng góp của ta chỉ vì họ đang vướng kẹt vào một thứ đam mê nào đó, hay do thói quen bình thường hóa cảm xúc trong họ đang điều khiển, thì ta hãy thu gọn tình cảm của mình lại, tạo ra một khoảng cách cần thiết, xác định lại vị trí của mình một cách khéo léo và tinh tế đủ để bên kia thức tỉnh mà không bị hụt hẫng hay tổn thương.
3. Đừng vội yêu hết mình
Người trẻ bây giờ hay nói “yêu hết mình” để chứng tỏ tình yêu chân thật của họ, họ sẽ dâng trọn con người của họ cho bên kia. Đó là lời nói dối, nhiều khi chính họ cũng không biết mình đang nói dối. Vì trong chiều sâu trái tim họ vẫn muốn được thỏa mãn cảm xúc yêu đương hơn là vì cuộc đời của người kia. Họ có thể bỏ ra tất cả thời gian, năng lực, tiền bạc để chinh phục được đối tượng thương yêu, nhưng khi chiếm hữu được rồi thì họ lại mau chóng nhàm chán, coi thường và ruồng rẫy. Những kẻ yêu hết mình như vậy là những kẻ yêu bằng cảm xúc, yêu bằng con tim ham muốn nhiều hơn là chịu trách nhiệm, yêu như những cơn sốt chứ không phải là để thăng hoa giá trị tinh thần.
Ta nên nhớ tình yêu vốn là vô ngã (non-self), nó làm được từ vô số điều kiện khác nhau chứ không chỉ có cảm xúc yêu đương nồng cháy. Nếu suốt ngày ta cứ quấn vào nhau, không chịu tách rời nửa bước, thì sớm muộn gì tình yêu đó cũng bị lung lay và đổ vỡ. Vì càng quấn vào nhau thì càng tăng thêm cảm xúc thỏa mãn cho nhau, rồi nghiện ngập, rồi đòi hỏi. Nếu một bên không đủ đáp ứng thì bên còn lại sẽ kháng cự, sẽ bực tức, sẽ không chịu nổi và chán chường. Mà quấn vào nhau như vậy thì làm sao ta còn thời gian và năng lực để ít nhất giữ được sự cân đối của mình, ít nhất là giữ được những cái hay cái đẹp mà mình đang có. Huống chi trong tình yêu cũng cần tới khả năng sáng tạo và đột phá của đôi bên, nguồn sống cho bản thân còn không có thì làm sao có thể chia sẻ cho ai khác.
Như vậy, biết lúc nào cần trở về tiếp xúc với những giá trị mầu nhiệm trong đời sống, chăm sóc bản thân hay những mối quan hệ khác, để ta có thêm năng lượng tươi mát, vững chãi và thảnh thơi thì chính là ta đang nuôi dưỡng tình yêu đúng hướng. Đọc một trang sách hay, nấu một bữa ăn ngon, thân cận với những người có sức sống mạnh mẽ, bước ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên, ngắm những đứa bé nô đùa hồn nhiên, giúp đỡ những kẻ khó khăn bất hạnh, tham dự vào những sinh hoạt bổ ích của đoàn thể, ngồi yên để nhìn lại chính mình … đều là những chất liệu quý giá để cho cây tình yêu trổ hoa kết trái. Ta đừng dại khờ bắt người kia phải ngồi ở đó cho ta mãi thì họ sẽ mau chóng héo tàn, rồi tình yêu sẽ chết. Người kia sẽ thật sự khỏe nhẹ khi thấy ta tự biết lo cho bản thân mình, không bắt họ phải gánh vác quá nhiều. Họ sẽ biết ơn và kính trọng ta sâu sắc.
Ta phải luôn thấy rõ giới hạn của mình, có lúc ta cần đến nhau nhưng cũng có lúc ta cần trở về với chính mình. Trở về chính mình để sửa sang lại thân tâm, để ta luôn là nguồn năng lực dự trữ của người kia, để khi người kia cần đến thì ta có cái để hiến tặng. Muốn làm được điều này thì ta phải có đời sống bình an và hạnh phúc khá vững vàng trước khi sáp nhập với người khác, và trong khi chung sống với người khác ta cũng luôn nhớ nuôi dưỡng phẩm chất của riêng mình. Lúc nào thấy tổn thương vì bị thất kính, ta hãy mau chóng trở về chữa lành vết thương của mình trước, đừng khẩn trương truy cứu kẻ khác. Hãy tự hỏi ta đã làm gì khiến cho người kia không kính trọng ta nữa, coi chừng chính thái độ thương yêu bằng cảm xúc đã tố cáo sự yếu đuối và tính dựa dẫm trong ta.
Ta phải tập nói năng cho có chừng mực để người kia không dễ dàng phát hiện ra sơ hở của ta để ta có cơ hội hoàn thiện, và để họ luôn sẵn sàng chú ý lắng nghe mỗi khi ta mở lời. Bởi thói thường cái gì ít là quý, nhiều sẽ dễ đưa tới sự nhàm chán và coi nhẹ. Khi làm điều gì lợi ích cho kẻ khác, nhất là cho người ấy, ta hãy nên làm trong âm thầm lặng lẽ. Một khi phát hiện ra lòng nhiệt thành vô điều kiện của ta, thì niềm kính trọng chân thành trong họ sẽ phát sinh mạnh mẽ. Điều quan trọng nhất là phải luôn giữ được phong độ của mình, luôn giữ vững những điểm son mà người kia đã từng yêu quý và không ngừng chuyển hóa những yếu kém thường gây chướng ngại cho bên kia. Muốn có đủ sự tỉnh thức và thiện chí để làm như vậy, bắt buộc ta phải luôn có một năng lực mạnh mẽ dự trữ. Năng lực đó đến từ đời sống có luyện tập, đời sống tỉnh thức.
Kính trọng là nền tảng của đạo đức, là điều kiện không thể thiếu để thiết lập nền hòa bình của nhân loại. Vì khi kính trọng một người nào thì niềm kiêu hãnh tự hào trong ta sẽ suy yếu, ta thấy được sự tồn tại của mình có liên quan mật thiết đến sự có mặt của đối tượng kia, ta sẽ dùng sự tử tế và lòng chân thành để đối xử nhau mà không xâm hại. Cách đối xử đó là thuận theo nguyên tắc điều hợp của vũ trụ. Như vậy mỗi khi ta có thái độ khinh suất ai thì trước tiên ta hãy tự hỏi mình có đang kẹt vào một nhận thức sai lầm, một thành kiến, hay một nhu cầu nào đó mà không được thỏa mãn không ? Trường hợp biết được lỗi thuộc về người kia, thì ta cũng hãy tự nhắc mình đó chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể rất tuyệt vời của họ. Ta đừng bao giờ quên, chỉ có hành vi xấu xa chứ không bao giờ có con người xấu xa. Mà từ xấu xa đến đáng khinh miệt là khoảng cách rất lớn, nó tùy thuộc vào sự hiểu biết và dung lượng trái tim của mỗi người.
Kìa đóa hoa thơm ngát
Đang nở nụ cười xinh
Nhìn nhau trong cẩn trọng
Đẹp thay những ân tình
Chắp tay lạy Phật dược sư
- Hàn Châu
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Một nén hương thơm con xin dâng lên Người, Đức Phật Dược Sư
Mười hai nguyện lớn của Người, đem đến cho đời vạn niềm vui
Nhân gian bước qua bao la bể khổ, cho con bước qua bao bến mê đời
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Người đã xua tan bao nhiêu nỗi ưu phiền, khổ lụy đời con
Tìm lên cõi phúc trong đời, quỳ dưới chân Ngài nguyện thành tâm
Con xin phát nguyện nương thân cửa Phật, trăm năm sống vui trọn kiếp con người
Phật Dược Sư ...
Hào quang sáng ngời, hào quang sáng ngời soi đường chúng con vượt qua tăm tối
Phật Dược Sư ...
Bàn tay nhiệm mầu xoa dịu nỗi đau, nỗi đau tật bệnh
Xua tan lo buồn trầm luân thế gian
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Người đã khai tâm con tu thân - tu đời - tu đạo từ bi
Trầm hương tỏa ngát đất trời, quỳ dưới chân Ngài, Phật Dược Sư
Con xin chắp tay, con xin khấn nguyện cho con sống vui trọn kiếp con người
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Danh ngôn (54)
- Proveb Europe
Đừng sợ chịu thiệt thòi
- HT. Tịnh Không
Cảm ơn
- Thích Tánh Tuệ
Biết ngày xuân đến ấm nồng ban mai
Cảm ơn thất bại, đắng cay
Để cười mãn nguyện hôm nay công thành
Cảm ơn ... từ chối, đoạn đành
Để ta dấn bước thực hành, trải qua
Cảm ơn lời lẽ xót xa
Từ nay biết sẽ thốt ra những gì
Cảm ơn “tiếng bấc tiếng chì”
Hiểu lòng nhân thế, chẳng vì bận tâm
Cảm ơn ngày đó lạc lầm
Mà nay tránh khỏi hố hầm đọa sa
Cảm ơn hạnh phúc nở hoa
Hiểu thời gian khó bao là chắt chiu
Cảm ơn đau khổ, cô liêu
Khiến ta lắng lại học nhiều điều hay
Cảm ơn cuộc sống cuồng quay
Để trân quý một phút giây yên bình
Cảm ơn ai đã vô tình
Ngộ ra cảm giác khi mình vong ân
Cảm ơn kẻ oán, người thân
Cho ta thành tựu chữ Nhân, chữ Hòa
Cảm ơn Đạo lý Phật Đà
Giữa đời thuận nghịch vẫn là thong dong
Cảm ơn trời đất mênh mông
Ôi ! Sao nói trọn tiếng lòng “Cảm ơn !”
Tiền lẻ, câu chuyện về lòng trắc ẩn
- Quà tặng cuộc sống
Hugh và bác Bush hàng xóm đang ngồi trò chuyện trong quán cà phê thì một bà già rách rưới, gầy gò bước đến, cất giọng kể lể và xin bố thí. Bác Bush lấy mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho bà già ăn xin, bà già cảm ơn rối rít rồi bước đi. Hugh nói với bác Bush:
- Bác dễ mủi lòng quá, không phải họ nghèo khổ thật đâu, họ toàn bịa ra hoàn cảnh đáng thương để lừa chúng ta đấy bác ạ !
Bác Bush lắc đầu:
- Sao cháu lại nói thế, họ cũng phải cùng cực lắm thì mới phải đi xin bố thí như vậy. Đối với chúng ta thì chỉ là những đồng tiền lẻ thôi nhưng đối với họ là cả một vấn đề đấy cháu ạ !
- Không phải cháu tiếc mấy đồng tiền lẻ đâu mà là cháu đã từng bị lừa rồi. Hôm trước cháu vừa ăn trưa ra thì gặp một người đàn ông tàn tật, rên rỉ đói khát, cháu thương tình cho hết số tiền còn trong túi. Vậy mà khi nhớ ra là quên chiếc ô ở nhà hàng, cháu quay lại lấy thì thấy ông ta, đi đàng hoàng trên hai chân, tay cầm chai rượu đang nói oang oang với hai gã đi cùng rằng, chỉ cần tỏ vẻ đáng thương một chút là kiếm được tiền tha hồ uống rượu. Cháu bực mình lắm, từ lúc ấy cháu chẳng tin bất cứ một người ăn mày nào cả - Hugh nói giọng rất bất bình.
Bác Bush nhẹ nhàng cười bảo:
- Cũng có thể có những người như cháu vừa kể nhưng không phải tất cả những người đi ăn xin đều như vậy. Khi giúp đỡ người khác, cháu đã làm được một việc thiện, điều ấy đáng giá hơn sự hoài nghi bị lừa dối. Nếu chỉ sợ bị lừa dối mà cháu không giúp đỡ người khác thì cháu cũng chỉ giữ lại cho mình những đồng tiền lẻ và cũng từ đó cháu sẽ cạn dần đi lòng trắc ẩn đối với nỗi khổ hay sự khó khăn của con người. Đó mới là điều đáng sợ cháu ạ !
Hugh suy nghĩ rất nghiêm túc về những lời bác Bush nói, tuy vẫn chưa thực sự lấy lại lòng tin, nhưng chiều hôm sau khi đi làm về gặp một người ăn mày trước cửa xin của bố thí để cho đứa con bệnh tật ở nhà, Hugh đã rút tiền cho ông ta. Tối ấy khi đang đi dạo thì trời mưa, Hugh chạy vào hiên một căn nhà bỏ hoang gần đó để trú, vô tình nhìn vào trong, dưới ánh đèn leo lét, một cô bé ốm yếu đang nằm dưới tấm nệm cũ, người đàn ông anh vừa cho tiền lúc chiều đang xúc từng thìa súp cho cô bé. Vừa xúc động người đàn ông vừa kể với cô bé rằng, ông đã gặp được người tốt cho tiền để mua đồ ăn cho cô bé tối nay. Hugh thực sự xúc động, giờ anh đã hiểu ra những lời bác Bush nói:
“Đúng là mất đi lòng trắc ẩn và cảm thông đối với nỗi khổ của người khác mới là điều đáng sợ nhất.”
Quả báo từ trong tâm
- Quà tặng cuộc sống
“Kẻ làm điều ác thì khắc nhận quả báo từ trong tâm.”
Cát bụi đường bay(1 - 9)
- Thơ Hàn Long Ẩn
- Đoản khúc 1 - 9
- Đoản khúc 1 - 9
Tàn thu buốt lạnh gió lay
Lên non còn nhớ mộng ngày ta xưa
Cánh chim phiêu bạt bao mùa
Chợt nghe vọng tiếng gió lùa sang sông
2.
Ai kia khoác áo nâu sồng
Bờ kinh còn dấu nụ hồng áo hoa
Trăng kia xuống cõi Ta Bà
Dạo chơi quên cả đêm qua ngày về
3.
Xưa em cột mái tóc thề
Sương khuya đọng ướt đề huề gió đưa
Sáng nay quét lá sân chùa
Chuyện ngày xưa đã theo mùa thu đi
4.
Mây che suối tóc thầm thì
Đá vàng khe dựng dã quì trổ bông
Bàn tay chắp đóa sen hồng
Tặng người gieo hạt từ tâm vào đời
5.
Nước ra biển cả mù khơi
Hỏi thăm gió bấc bên trời buồn chăng ?
Đố ai thấu hiểu nỗi lòng
Đố ai đếm được mấy dòng lệ sa
6.
Ngày em khoác áo thêu hoa
Câu thơ rớt giữa hằng sa giọt buồn
Đêm về nghe vẳng tiếng chuông
Thềm khuya bóng nguyệt gió luồn khóm tre
7.
Rủ nhau nhặt lá Bồ Đề
Bỏ quên tiền kiếp lời thề non xanh
Tha hương khuất bóng thị thành
Đa mang cũng bởi mấy nhành tơ vương
8.
Vó câu giẫm nát tà dương
Cũng không dứt nỗi đoạn trường yến oanh
Thì thôi xin một chữ tình
Trăm năm vẹn giữ bên ghềnh nước xuôi
9.
Nhớ ai vàng phố mây trời
Chiều cầm sáo trúc ra đồi ngân nga
Bên trời cánh nhạn về qua
Ngoảnh đôi mắt ngó buồn ta tần ngần
Cảnh mộng
- Trích: “Gặp lại chốn hồng trần sâu nhất” - Bạch Lạc Mai
- Chương I - Chỉ vừa gặp gỡ đã quen nhau
- Chương I - Chỉ vừa gặp gỡ đã quen nhau
Đêm qua, tôi mơ thấy mình đã đi Tây Tạng, ở một tu viện không biết tên, nhìn thấy một cây bối lá rụng đầy. Có sư sãi khoác cà sa màu đỏ thẫm cúi đầu gấp gáp đi lại, làm thảm lá trên mặt đất thoáng xao động. Cung điện trùng điệp trong gió lạnh hiu hắt tỏa ra một nỗi cô độc cách biệt với đời, tựa hồ ở đây từng có một tai họa lớn, giờ đây chim chóc bay hết, không người làm chủ. Trên lâu đài vắng vẻ, chỉ có một chú tiểu ngồi nghiêm trang, hai tay chắp trước ngực, chú tiểu trông rất đỗi bình yên vô sự, thế gới hỗn loạn không quấy nhiễu được cảnh giới thanh tịnh của chú. Tôi nhìn thấy trong mắt chú vẻ hiền lành và thương xót, tôn trọng vạn vật. Ký ức trôi thật xa, chỉ một chiếc lá rụng, liền khiến tôi thức tỉnh.
Chú tiểu có lẽ là Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 nổi tiếng trong lịch sử, Tsangyang Gyatso. Bất kể ba trăm năm trước hay ba trăm năm sau, cái tên này đều như một vì sao lấp lánh, hào quang chiếu rọi trên thân mỗi người, nhưng lại xa xăm không tài nào với tới. Tôi là cô gái bình thường nhất chốn hồng trần, định sẵn không thể cùng Ngài kết duyên, khi đọc thơ Ngài, sẽ ngẫu nhiên ảo tưởng, có lẽ một kiếp nào đó, tôi là cành cây ngọn cỏ được Ngài đoái thương, là chú cá đỏ được Ngài phóng sinh. Nghĩ như vậy, sau khi tỉnh mộng không đến nỗi quá hụt hẫng, không đến nỗi gió bụi vô chủ.
Trong mơ luôn có quê cũ không về được, tỉnh lại vẫn sẽ tràn đầy khát vọng nóng bỏng và ảo tưởng tình sâu đối với miền đất ấy. Phật viết kinh thư không chữ trên mình mỗi người, chỉ đợi người có duyên đọc hiểu. Phật đặt ra câu đố thâm sâu cho mỗi miền đất, chỉ đợi người có duyên suy đoán. Đều nói lịch sử đã trở thành quá khứ, bánh xe thời gian nghiền chúng vụn nát tan tành, chúng ta không cần thêm sương trên tuyết nữa. Chúng ta luôn cho rằng lịch sử ngàn năm có những bí mật tìm hiểu mãi chẳng hết, nhưng lại không biết rằng, năm tháng cũng sẽ mài giũa nó càng ngày càng mỏng. Dù không thể tùy ý sửa đổi, nhưng thông qua chắp vá của nhiều người khác nhau, chuyện cũ ủ kín lâu ngày cũng dần dần mất đi mùi vị năm xưa.
Đều nói, người có duyên có thể nhìn thấy kiếp trước kiếp này của mình trong hồ thánh ở Tây Tạng, có thể lập lời thề ước vĩnh hằng trên núi tuyết. Giờ đây, chúng ta lại đến mảnh đất thần bí này, chứng kiến những quá khứ rối ren của Phật giáo Tạng truyền. Năm 1644, vó sắt của Bát Kỳ(1) sau nhiều năm hăng hái chiến đấu đã đạt được mong muốn mở toang tường thành cuối cùng của vương triều Đại Minh, quân Thanh vốn quen nhìn đại mạc hào hùng, cuối cùng cũng được hưởng thụ sông núi ôn nhu của phương Nam. Sau khi vua Thuận Trị(2) trẻ tuổi lên ngôi, liền phái người đi Tây Tạng mời Đạt Lai Lạt Ma đến Bắc Kinh(3). Nhưng sau khi nhận được lời mời của triều Thanh, Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso chỉ dâng tặng lễ vật và hỏi thăm sức khỏe vua Thuận Trị, chứ không dự định lên đường vào kinh theo lời mời. Sau đó vương triều Thanh lại liên tiếp ba lần phái người chuyên trách vào Tây Tạng, nồng nhiệt mời Đạt Lai thứ 5 đến thăm nội địa(4). Còn Đạt Lai thứ 5 một trong ba lần đó thoái thác, nói với quan viên triều Thanh đến Tây Tạng mời Ngài rằng: “Ta nay không đi, nhưng ta ắt sẽ đi.”
Năm 1645, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 xây dựng lại cung Potala, Ngài hy vọng gửi gắm mộng tưởng cao xa thần kỳ của mình vào tòa cung điện huy hoàng rộng lớn này. Năm xưa vua Tây Tạng Songtsan Gampo vì công chúa Văn Thành của Đại Đường xây cung Potala đẹp đẽ đường hoàng này, hàm ý nó là tượng trưng cho vương giả chí tôn. Nó khí thế hiên ngang đứng sừng sững trên Hồng Sơn, chim ưng bay qua, vạn vật thế gian đều phải cúi đầu xưng thần với nó. Lobsang Gyatso yêu thích tòa cung điện thâm sâu mà tịch mịch này, nơi đây có thể chứa đựng mọi cảnh tượng gió mây của thế gian, cũng có thể khiến Ngài đứng trên đỉnh cao của thế giới, một mình thưởng thức hiển hách và mênh mang của cõi Phật. Năm 1648, Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso dời trung tâm chính quyền về cung Potala. Từ đó cung Potala trở thành nơi ở và nơi tiến hành các hoạt động tôn giáo chính trị của Đạt Lai Lạt Ma các đời.
Vì giữ lời hứa, tháng Giêng năm 1652, Đạt Lai thứ 5 được quan viên triều Thanh đi cùng, dẫn dắt tùy tùng ba ngàn người, khởi hành từ Tây Tạng, đến thăm nội địa. Hành trình lần này mất thời gian gần một năm, sau khi đến Bắc Kinh, vua Thuận Trị và Đạt Lai thứ 5 gặp nhau ở bãi săn bắn Nam Uyển. Vua Thuận Trị niềm nở tiếp đãi Lobsang Gyatso, đồng thời ngay hôm đó lệnh cho Bộ Hội(5) trích cúng dường chín mươi ngàn lượng bạc. Khi Đạt Lai thứ 5 lưu lại Bắc Kinh, luôn ở tại chùa Tây Hoàng mà Đại Thanh xây riêng cho Ngài ngoài cửa An Định, hưởng đối đãi trọng hậu của khách quý tối cao.
Có lẽ là từ nhỏ sinh trưởng nơi đất tuyết hoang nguyên, quen nhìn trời xanh bao la trống trải, quen với thảo nguyên bò cừu đầy đàn, phú quý và phồn hoa của kinh đô không hề khiến Lobsang Gyatso quá đỗi lưu luyến. Tình cảm của Ngài đối với cung Potala hơn hẳn Tử Cấm Thành(6), Ngài nhớ làn nước xanh trong của hồ thánh, nhớ tư thế một chú chim ưng chao liệng, còn cả những con dân đất Tạng phủ phục dưới chân Ngài.
Chỉ lưu lại Bắc Kinh hai tháng, Đạt Lai thứ 5 bèn lấy lý do: “Nơi này thủy thổ không hợp, nhiều bệnh, mà tùy tùng cũng bệnh”, đề nghị vua Thuận Trị cho phép trở về Tây Tạng. Vua Thuận Trị lập tức chuẩn tấu, ban tặng lễ vật quý giá, lệnh vương công đại thần mở tiệc tiễn đưa Ngài. Tháng 5 năm đó, khi Đạt Lai thứ 5 đến Đại Cát (7), vua Thuận Trị phái quan viên mang theo sách vàng viết bằng bốn thứ tiếng Mãn, Mông, Tạng, Hán và ấn vàng đuổi theo đến Đại Cát, chính thức sắc phong Đạt Lai thứ 5 là “Tây Thiên Đại Thiện Tự Tại Phật Sở Lĩnh Thiên Hạ Thích Giáo Phổ Thông Ngõa Xích Lạt Đát Lạt Đạt Lai Lạt Ma”(8). Có sự ủng hộ đắc lực của vương triều Đại Thanh, Đạt Lai thứ 5 từ đó củng cố được địa vị chính trị tôn giáo ở Tây Tạng.
Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso vào ở trong cung Potala, dùng vàng bạc từ nội địa mang về, xây dựng mới mười ba tu viện Hoàng Giáo tại Tiền Tạng và Hậu Tạng(9), gọi là Hoàng Giáo thập tam lâm. Ngài trở thành lãnh tụ chính trị tôn giáo vĩ đại nhất của Tây Tạng, được muôn người lễ bái, mặt trời soi sáng. Chúng ta không thể phủ nhận, Lobsang Gyatso thật sự có duyên với Thiền Phật, nếu không Ngài làm sao có thể từ một con em nhà giàu bình thường, nhập vai Lạt Ma dễ dàng như thế ? Ngài trổ hết tài năng trong Phật giáo Tạng truyền loạn lạc, khiến bầu trời lịch sử vần vũ gió cát, từ đây trong sáng không bụi.
Đến những năm cuối đời, Đạt Lai thứ 5 đã không mấy hỏi han chính sự, Ngài vì muốn chuyên tâm viết kinh sách, ủy nhiệm tất cả chính vụ cho Đệ Ba Sangye Gyatso(10) chủ trì. Vào năm Khang Hy (11) thứ 18 (năm 1679), Sangye Gyatso được Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 bổ nhiệm làm Đệ Ba, Sangye Gyatso trẻ tuổi gánh vác ủy thác to lớn của Đạt Lai thứ 5, dồi dào sức sống tham gia vào chính vụ của Tây Tạng. Thế nhưng nơi có người thì vĩnh viễn có phân tranh, cục diện bề ngoài tưởng như gió yên sóng lặng, kỳ thực là ngấm ngầm nổi sóng. Sangye Gyatso tiếp nhận chức vụ Đệ Ba, có nghĩa y sẽ đảm đương tất cả trọng trách quản lý chính vụ Tây Tạng, bất kể vinh nhục, đều không oán không hối.
Năm 1682, Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Lobsang Gyatso 66 tuổi qua đời vì bệnh tật ở cung Potala. Nhưng Sangye Gyatso vì ổn định cục thế, quyết định giữ kín không phát tang, lợi dụng danh nghĩa của Đạt Lai thứ 5 tiếp tục nắm giữ chính quyền. Trong bóng tối, y lại âm thầm tra xét, tìm kiếm tung tích linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5. Vị linh đồng này chính là Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso, trước khi chưa chào đời, đã định sẵn cả đời thân bất do kỷ. Có lẽ Ngài không giống Đạt Lai thứ 5, có một trái tim có thể cùng thiên hạ tranh đoạt, có thể đặt mình trên mây, nhìn xuống muôn dân. Nhưng vận mệnh trao cho họ vai trò giống nhau, Phật sống. Sự viên tịch của một vị Phật sống, chẳng qua là chuyển dời linh hồn, hóa thân làm người với một thể xác khác mà thôi. Linh hồn của họ cứ như vậy đời đời tiếp nối, lưu truyền mãi mãi.
Trên thực tế, chuyển thế nào chỉ có Phật sống, nếu mỗi một người đều tìm kiếm kiếp trước của mình thì sẽ lại trải qua một quá trình ra sao ? Chúng ta đều là người bình thường, do đó sự sống hay cái chết của chúng ta đều chẳng có gì là kỳ lạ. Mỗi một sinh mệnh đến hoặc đi, đều như bụi cát, rơi xuống dòng sông dài của năm tháng mênh mang, không ai có thể tìm kiếm ai. Chúng ta kiên trì truy tìm ván bài của kiếp trước, đến cuối cùng lật bài ra, lại phát hiện lá bài ấy không hẳn là của mình. Dùng sự cố chấp cả đời để đổi lại nuối tiếc dường ấy, rốt cuộc có xứng đáng hay không ?
Dù một đời huy hoàng hay ảm đạm, vào ngày chết đi đều sẽ tan tành như mây khói. Sự qua đời của Đạt Lai thứ 5 Lobsang Gyatso khiến tôi nhớ đến giấc mơ đêm qua, lá bối rơi đầy, đến cuối cùng cũng chẳng để lại vết tích. Muôn ngàn phong cảnh trên thế gian, chỉ cần một trận gió đã thổi tan hết rồi. Không hiểu chúng ta còn chìm đắm chốn hồng trần, vui không thấy mệt, lưu luyến điều gì ? Tranh đoạt thứ gì ? Không quên được chuyện gì ?
---
(1) Bát Kỳ: là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh sau này. Đặc trưng của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cớ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản mà theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám “Kỳ”, đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự, vừa mang tính chất quân sự.
(2) Thuận Trị (1638-1661): vị Hoàng Đế thứ 3 của nhà Thanh, tên húy là Phúc Lâm, miếu hiệu Thanh Thế Tổ.
(3) Bắc Kinh: thủ đô của Trung Quốc, trung tâm chính trị của quốc gia trong phần lớn thời gian suốt bảy thế kỷ qua.
(4) Nội địa: vùng đất cách biên cương hoặc duyên hải tương đối xa.
(5) Bộ Hội: tên gọi của một cơ quan hành chính thời kì phong kiến tại một số quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam … tương đương với Bộ Tài Chính ngày nay.
(6) Tử Cấm Thành (Cố Cung) nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh. Diện tích 720.000 m2 gồm 800 cung và 8886 phòng, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
(7) Đại Cát: nay là huyện Lương Thành, Nội Mông Cổ.
(8) Thích Giáo: Phật Giáo.
Phổ Thông: thông hiểu tất cả kiến thức Phật học
Ngõa Xích Lạt Đát Lạt: dịch âm tiếng Phạn, nghĩa là Kim Cương Thủ
(9) Hậu Tạng: Địa khu Shigatse
(10) Sangye Gyatso (Tang Kết Gia Thố, 1653-1705): nhà chính trị, học giả của Tây Tạng. Giữ chức Đệ Ba trong một thời gian dài từ 1679 đến 1705.
(11) Khang Hy (1654-1722): vị Hoàng Đế thứ 4 của nhà Thanh, trị vì từ năm 1661 đến năm 1722, tên húy là Huyền Diệp, miếu hiệu Thanh Thánh Tổ. Ông là vị hoàng đế tài ba, người đã thiết lập sự thịnh trị dài lâu trên 130 năm của nhà Thanh sau một loạt binh lửa can qua.
Không có gì tự đến đâu con
- Thơ CuongDC
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu phải một nắng hai sương
Không có gì tự đến dẫu bình thường
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ
Dẫu bây giờ Cha Mẹ đôi khi
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chìu
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình
Nhớ nghe con … !!!
Danh ngôn (53)
- Khổng Tử
Công trùm thiên hạ vẫn giữ nhún nhường.
Sức mạnh chấn động đời vẫn giữ như nhát sợ.
Giàu có bốn biển vẫn giữ khiêm cung.
Hạnh phúc thật sự
- Thích Nhật Từ
Hạnh phúc không có mặt trong thiên đàng tưởng tượng
Không ở nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con sang
Hạnh phúc không phải là những gì mơ ước được
Hay niềm vui trong khoái lạc xác hồn
Hạnh phúc có mặt khi tâm an bình thật sự
Khi tình thương trang trải khắp gần xa
Khi hận thù cởi bỏ khỏi tâm ta
Ngay cuộc sống khổ đau nhận được nguồn giải thoát
Không ở nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con sang
Hạnh phúc không phải là những gì mơ ước được
Hay niềm vui trong khoái lạc xác hồn
Hạnh phúc có mặt khi tâm an bình thật sự
Khi tình thương trang trải khắp gần xa
Khi hận thù cởi bỏ khỏi tâm ta
Ngay cuộc sống khổ đau nhận được nguồn giải thoát
Hai đứa bé sinh đôi
- Nguồn: Phật giáo cố sự đại toàn
- Diệu Hạnh & Giao Trinh dịch
- Diệu Hạnh & Giao Trinh dịch
Trong một ngôi làng ở ngoài thành Xá Vệ, có khoảng chừng sáu, bảy chục ngôi nhà tụ lại, trong số ấy có nhà một cặp vợ chồng rất nghèo khổ, người chồng phải đi làm thuê cho người khác kiếm ăn.
Sau đó người vợ sinh đôi được hai đứa bé trai, tướng mạo đoan chính không ai bì kịp. Hai vợ chồng thương yêu hai đứa bé vô cùng, đặt tên cho một đứa là Song Đức, đứa kia là Song Phước.
Một hôm, người chồng đi chăn trâu chưa về còn người vợ thì lên núi nhặt củi khô, để hai đứa bé nằm trên giường. Hai đứa bé ở nhà một mình, cùng nhau than vắn thở dài, một đứa nói:
- Phải chi lúc đầu thời còn tu hành mình đừng phát những ý tưởng ngu si, mà cho rằng đời sống có thể kéo dài, thì có phải bây giờ khỏi bị đọa vào con đường sinh tử luân hồi không. Huynh coi, sinh trong cái gia đình nghèo hèn như thế này, ngủ thì ngủ trong rơm rạ, ăn thì ăn rau cải thô thiển, chỉ có thể miễn cưỡng giữ thân mạng, không biết sau này làm sao mà sống qua ngày đây ?
Đứa kia nói:
- Hồi trước lầm lỡ có một chút, không chịu tinh tấn tu hành, hôm nay mới gặp khổ nạn, đó là tự mình bê trễ thì tự mình chịu lấy. Bây giờ chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt, chứ còn gì để nói năng nữa ?
Hai đứa bé đang cùng nhau tâm sự nói ra những phiền não trong lòng thì cha mẹ chúng về tới và nghe thấy hết. Hai đứa bé mới sinh sắp đầy tháng mà đã biết nói chuyện làm cho họ sửng sốt, nghi rằng đây là quỷ quái sinh vào nhà họ, nên bàn với nhau là nên đem hai đứa bé ấy giết đi. Người cha lập tức ra ngoài đi nhặt củi, người mẹ bèn hỏi:
- Ông tính làm gì vậy ?
Chồng bà trả lời:
- Tôi muốn đem chúng đi thiêu để dứt tuyệt hậu hoạn.
Người vợ nghe thế trong lòng sầu muộn, tìm đủ cách ngăn chặn chồng lại. Ngày hôm sau, hai vợ chồng cùng đi ra ngoài, Song Đức và Song Phước lại thở than với nhau như hôm trước. Thấy thế hai vợ chồng bèn quyết tâm trừ khử chúng đi, nên cùng mang củi về nhà chất thành một đống, sửa soạn ném con vào lửa để không bị phiền não về sau.
Đức Phật có thiên nhãn nên biết được việc này, bèn hiện thân trong làng, hào quang chiếu cả ngàn dặm, núi, sông, cây, rừng, tất cả đều phủ lên ánh sáng hoàng kim. Đức Phật đến trước nhà hai đứa bé sinh đôi, đứa bé thấy hào quang của Ngài, bèn quơ tay múa chân tỏ vẻ hết sức mừng rỡ. Cha mẹ chúng thấy thế rất đỗi kinh ngạc, mỗi người ôm một đứa bé đến trước Đức Phật thỉnh ý:
- Thế Tôn ! Hai đứa bé này sinh ra chưa đầy tháng mà đã biết mở miệng nói chuyện, thật là không sao hiểu nổi. Thế Tôn ! Chúng con phải làm sao với chúng nó đây ? Xin Ngài từ bi chỉ dạy cho chúng con.
Đức Phật thấy hai đứa bé tỏ lộ sự hân hoan khôn cùng của mình khi thấy được kim dung của Ngài thì mỉm cười, miệng phóng ra ánh sáng năm màu mà nói:
- Hai đứa bé này không phải là yêu quái đầu thai, mà là hai đứa bé rất có phước đức.
Và Đức Phật kể cho họ nghe nhân duyên quá khứ như sau:
- Lúc Đức Phật Ca Diếp còn tại thế, thì hai đứa bé này đã là sa môn. Hai đứa bé lúc nhỏ đã chơi thân với nhau, tâm đầu ý hợp nên cùng nhau xuất gia học đạo. Hai người tu hành rất chuyên cần tinh tiến, thì ngay cái sát na sắp chứng đạo, đột nhiên tà kiến khởi dậy, vì thế mà bị đọa lạc không thể giải thoát được. Họ trầm luân trong bể khổ sanh tử thật lâu, đời nào kiếp nào cũng sinh ra làm anh em sinh đôi. Sinh ra lần này, do bởi đã từng cúng dường Như Lai và nghiệp tội cũng vừa hết, nên phải được độ hóa. Hôm nay ta đặc biệt đến đây để độ hai người này.
Hai vợ chồng nghe lai lịch hai đứa bé xong, mừng rỡ vô hạn, tự nguyện sẽ hết lòng nuôi dạy chúng cho đến lớn khôn.
Đức Phật đến cứu hai đứa bé này là vì chúng đã từng có quan hệ phúc đức với Ngài. Vì thế, dầu tu không chứng quả được trong một đời, nhưng phúc đức của người tu hành không hề mất, tai ương sẽ tự nhiên biến thành cát tường.
Sau đó người vợ sinh đôi được hai đứa bé trai, tướng mạo đoan chính không ai bì kịp. Hai vợ chồng thương yêu hai đứa bé vô cùng, đặt tên cho một đứa là Song Đức, đứa kia là Song Phước.
Một hôm, người chồng đi chăn trâu chưa về còn người vợ thì lên núi nhặt củi khô, để hai đứa bé nằm trên giường. Hai đứa bé ở nhà một mình, cùng nhau than vắn thở dài, một đứa nói:
Đứa kia nói:
- Hồi trước lầm lỡ có một chút, không chịu tinh tấn tu hành, hôm nay mới gặp khổ nạn, đó là tự mình bê trễ thì tự mình chịu lấy. Bây giờ chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt, chứ còn gì để nói năng nữa ?
Hai đứa bé đang cùng nhau tâm sự nói ra những phiền não trong lòng thì cha mẹ chúng về tới và nghe thấy hết. Hai đứa bé mới sinh sắp đầy tháng mà đã biết nói chuyện làm cho họ sửng sốt, nghi rằng đây là quỷ quái sinh vào nhà họ, nên bàn với nhau là nên đem hai đứa bé ấy giết đi. Người cha lập tức ra ngoài đi nhặt củi, người mẹ bèn hỏi:
- Ông tính làm gì vậy ?
Chồng bà trả lời:
- Tôi muốn đem chúng đi thiêu để dứt tuyệt hậu hoạn.
Người vợ nghe thế trong lòng sầu muộn, tìm đủ cách ngăn chặn chồng lại. Ngày hôm sau, hai vợ chồng cùng đi ra ngoài, Song Đức và Song Phước lại thở than với nhau như hôm trước. Thấy thế hai vợ chồng bèn quyết tâm trừ khử chúng đi, nên cùng mang củi về nhà chất thành một đống, sửa soạn ném con vào lửa để không bị phiền não về sau.
Đức Phật có thiên nhãn nên biết được việc này, bèn hiện thân trong làng, hào quang chiếu cả ngàn dặm, núi, sông, cây, rừng, tất cả đều phủ lên ánh sáng hoàng kim. Đức Phật đến trước nhà hai đứa bé sinh đôi, đứa bé thấy hào quang của Ngài, bèn quơ tay múa chân tỏ vẻ hết sức mừng rỡ. Cha mẹ chúng thấy thế rất đỗi kinh ngạc, mỗi người ôm một đứa bé đến trước Đức Phật thỉnh ý:
- Thế Tôn ! Hai đứa bé này sinh ra chưa đầy tháng mà đã biết mở miệng nói chuyện, thật là không sao hiểu nổi. Thế Tôn ! Chúng con phải làm sao với chúng nó đây ? Xin Ngài từ bi chỉ dạy cho chúng con.
Đức Phật thấy hai đứa bé tỏ lộ sự hân hoan khôn cùng của mình khi thấy được kim dung của Ngài thì mỉm cười, miệng phóng ra ánh sáng năm màu mà nói:
- Hai đứa bé này không phải là yêu quái đầu thai, mà là hai đứa bé rất có phước đức.
Và Đức Phật kể cho họ nghe nhân duyên quá khứ như sau:
- Lúc Đức Phật Ca Diếp còn tại thế, thì hai đứa bé này đã là sa môn. Hai đứa bé lúc nhỏ đã chơi thân với nhau, tâm đầu ý hợp nên cùng nhau xuất gia học đạo. Hai người tu hành rất chuyên cần tinh tiến, thì ngay cái sát na sắp chứng đạo, đột nhiên tà kiến khởi dậy, vì thế mà bị đọa lạc không thể giải thoát được. Họ trầm luân trong bể khổ sanh tử thật lâu, đời nào kiếp nào cũng sinh ra làm anh em sinh đôi. Sinh ra lần này, do bởi đã từng cúng dường Như Lai và nghiệp tội cũng vừa hết, nên phải được độ hóa. Hôm nay ta đặc biệt đến đây để độ hai người này.
Hai vợ chồng nghe lai lịch hai đứa bé xong, mừng rỡ vô hạn, tự nguyện sẽ hết lòng nuôi dạy chúng cho đến lớn khôn.
Đức Phật đến cứu hai đứa bé này là vì chúng đã từng có quan hệ phúc đức với Ngài. Vì thế, dầu tu không chứng quả được trong một đời, nhưng phúc đức của người tu hành không hề mất, tai ương sẽ tự nhiên biến thành cát tường.
Về dưới bóng Từ Bi
- Thích Tánh Tuệ
Nghe miền tâm thức viễn ly não phiền
Cõi lòng nở đóa bình yên
Giọt sương tan giữa chân nguyên cội nguồn
Biết đời vui ẩn dấu buồn
Biết hân hoan đã vô thường một bên
Nguyện từ nay dứt lãng quên
Sống đời tỉnh thức thắp đèn tuệ tri
Con về rũ áo mê si
Nhìn con ánh mắt lưu ly Phật cười
Thắp vạn nén hương không bằng đồ tể buông dao
- Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times
Cách đây rất lâu có một đôi vợ chồng già, một đời thắp hương bái Phật, tuyên giảng điều thiện, tàn hương thắp cho chư Phật, Bồ Tát tích góp lại đã được một bao tải. Hai vợ chồng tuổi tác ngày cao nên thương lượng với nhau rằng: “Chúng ta thành tâm đến như vậy, tàn hương đã được một bao tải rồi, vậy giờ hãy đi sang Tây Thiên gặp Phật Tổ, vác theo bao tàn hương để bày tỏ lòng thành, nhất định có thể gặp được”.
Thế là hai vợ chồng thu dọn nhà cửa, mang theo tàn hương xuất phát. Đi được vài ngày, hai vợ chồng nhìn thấy một anh đồ tể đang chuẩn bị giết mổ heo, hai vợ chồng liền nói với anh rằng:
- Anh giết mổ heo là không tốt, sẽ tạo nghiệp sát sinh.
Anh đồ tể nhìn họ rồi mới cất lời hỏi:
- Ông làm cái gì vậy, trong túi đựng gì thế kia.
Hai vợ chồng nói:
- Chúng tôi là tín đồ của Phật, cả đời thắp hương cho Phật, tàn hương đã được cả một bao tải rồi, vậy nên chúng tôi muốn đem theo tàn hương này để đi gặp Phật Tổ.
Đồ tể vừa nghe xong liền vứt bỏ dao, hai tay cung kính hợp thập nói:
- Gặp được Phật Tổ thì tốt quá, cầu xin ông bà hãy dẫn tôi đi cùng, tôi cũng muốn được gặp Phật Tổ.
Hai vợ chồng già nói:
- Cậu muốn đi gặp Phật Tổ, nhưng Phật Tổ không nhất định là muốn gặp cậu đâu, vì cậu là người giết mổ heo mà.
Anh đồ tể van xin, nói:
- Tôi sẽ không giết mổ heo nữa, tôi chỉ muốn được thấy Phật Tổ thôi, tôi không sợ gian nan vất vả, tôi có thể vác bao tàn hương giúp ông bà, chỉ cần ông bà chịu dẫn tôi đi cùng, thì có sai tôi làm gì cũng được.
Hai vợ chồng bàn với nhau một lúc, rồi nói:
- Vậy thì cậu hãy vác bao tàn hương giúp chúng tôi vậy, dù sao đến lúc đó, nếu Phật Tổ không chịu thu nhận cậu, thì cậu cũng đừng oán trách chúng tôi.
Anh đồ tể nói:
- Tôi đã thành tâm hướng thiện rồi, ông bà là những người đại thiện đã tín phụng Phật cả đời rồi, chỉ cần đi theo ông bà thì nhất định sẽ gặp được Phật Tổ.
Thế là ba người cùng tiếp tục đi về hướng Tây. Đi mãi đi mãi, cuối cùng ba người họ đã đến được chân trời, một con sông lớn chắn ngay đường đi. Nghe người ta nói phía bên kia bờ sông chính là thế giới thiên quốc, qua sông là có thể gặp được Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, nhưng con sông này ngay cả lông ngỗng cũng đều không nổi lên được, không biết được là nó rộng bao nhiêu, và sâu bao nhiêu, dùng cái gì để qua sông đây ? Ba người bắt đầu quỳ xuống, thắp hương cầu nguyện, xin Bồ Tát chỉ đường dẫn lối. Một hồi lâu, trên không xuất hiện hào quang sáng chói, Bồ Tát hiện ra nói rằng:
- Các ngươi thành tâm hướng Phật, Phật Tổ đều biết hết cả.
Bồ Tát vung nhẹ bàn tay, một trái cà lấp lánh ánh vàng kim từ trên không trung rơi xuống trước mặt ba người, lại nói:
- Ai có thể nấu chín quả cà này, Phật sẽ độ người đó đến thế giới thiên quốc của người, hưởng trọn phúc lành.
Nói xong, Bồ Tát liền biến mất, ba người bái lạy rồi cầm quả cà lên tay xem thử, trong lòng lập tức nguội lạnh một nửa, quả cà làm bằng vàng ròng, sao lại có thể nấu chín được chứ ? Hai vợ chồng già vừa khóc vừa nói:
- Vàng tất nhiên là rất có giá trị nhưng làm sao mà nấu chín được đây, mà không nấu chín thì lại không gặp được Phật Tổ … Chúng tôi cả đời thắp hương bái Phật, tích đức hành thiện, lại còn dầm mưa dãi nắng, ăn gió nằm sương không quản nghìn dặm xa xôi đến đây, lẽ nào chỉ vì một quả cà bằng vàng hay sao ?
Hai vợ chồng khóc lóc mỗi lúc một thương tâm, lúc này anh đồ tể đứng dậy an ủi rằng:
- Hai lão nhân gia đừng khóc nữa, nếu Bồ Tát đã bảo chúng ta nấu chín thì nhất định là có thể nấu chín được, chúng ta hãy mau mau bắt nồi lên, rồi kiếm thêm nhiều củi để nấu đi.
Hai vợ chồng vừa nghe qua, thấy cũng có lý: “cũng đúng đấy chứ, nếu Bồ Tát đã nói vậy rồi thì chúng ta hãy cùng nhau nấu đi” - thế là ba người bắt đầu nhặt củi nấu quả cà này, lần nấu này chính là ba ngày hai đêm, không ngừng nhặt củi thêm nước, nhặt củi thêm lửa, ba người đều mệt đến không còn chút sức lực nào nữa. Đến đêm thứ ba, thấy quả cà vẫn chưa chín, lúc này hai vợ chồng già bắt đầu nản lòng, oán trách rằng:
- Chúng tôi biết bao năm nay, bái Phật tín Phật, Phật nếu không gặp chúng tôi thì hãy trực tiếp bảo chúng tôi trở về là được rồi, cớ sao lại giễu cợt chúng tôi như thế ? Quả cà bằng vàng sao lại có thể nấu chín được chứ ?
Nói xong, hai người quay sang anh đồ tể, bảo rằng:
- Tôi thấy quả cà này chẳng thể không nấu chín được đâu, chúng tôi cũng không làm nổi nữa rồi, chúng tôi phải nghỉ ngơi rồi trở về đường cũ đây.
Anh đổ tể vừa cho thêm nước vừa nói:
- Có thể nấu chín được mà, có thể nấu chín được mà, cần phải tiếp tục kiên trì, có lẽ một lát sau sẽ được thì sao.
Hai vợ chồng cười nhạt một cái, rồi tức giận nói:
- Vậy thì cậu nấu một mình đi, chúng tôi đã sống đến từng tuổi này rồi vẫn chưa từng nghe nói ai có thể đem vàng nấu chín bao giờ, nếu cậu nấu chín thì cậu đi gặp Phật Tổ đi, còn chúng tôi thì không được. Chúng tôi đã tích cóp một bao tải tàn hương, vậy mà lại không bằng một tên đồ tể giết mổ heo như cậu hay sao ? Chúng tôi đều không nấu chín được, còn cậu nấu chín được sao, thật là không biết tự lượng sức mình.
Anh đồ tể không chút dao động, nói:
- Bồ Tát đã nói là nấu chín được thì nhất định có thể, tôi nhất định có thể nấu chín quả cà này, rồi anh tiếp tục cố gắng cho thêm củi vào.
Hai vợ chồng già dần dần ngủ say mất, khi trời vừa sáng, anh đồ tể lớn tiếng kêu lên:
- Mau đến xem này, mau đến xem này, quả cà đã chín rồi này, lần này có thể gặp được Phật Tổ rồi.
Hai vợ chồng bò dậy đến xem thử, quả cà bằng vàng quả nhiên đã chín mềm rồi, nhìn thấy bộ dạng vui mừng của anh đồ tể, hai vợ chồng vừa tức vừa oán hận lại vừa tiếc nuối, cầm lấy quả cà liền ném thẳng xuống sông, căm tức nói rằng:
- Một bao tải tàn hương của chúng tôi mà còn không gặp được Phật Tổ, đồ tể còn muốn gặp Phật tổ sao ? Quả cà không còn nữa, xem ngươi lấy gì để đi gặp.
Anh đồ tể vừa nhìn thấy quả cà bị ném xuống sông, kêu lớn một tiếng: “Mau vớt lấy quả cà !”, một đầu lao xuống lòng sông sâu không thấy đáy, hai vợ chồng già kinh ngạc đến ngây người trước hành động của anh đồ tể, vì quả cà mà ngay cả tính mạng anh cũng không cần, dám lao xuống sông. Hai người quan sát rất lâu cũng không thấy anh đồ tể nổi lên, nên khẳng định là anh đã bị chết đuối rồi, họ đang suy nghĩ như thế, bỗng nghe thấy trên không trung, nhạc trời réo rắt, Bồ Tát hiện thân chỉ tay về phía con sông, nước sông lập tức tản ra, lại thấy anh đồ tể trong nháy mắt biến thành kim thân Đại La Hán, Pháp tướng trang nghiêm, theo sau Bồ Tát, chân cưỡi trên áng mây lành mà đi.
Một bao tàn hương không bằng đồ tể buông dao chính là như thế, THIỆN tâm ngoài phó xuất còn phải trải qua thử thách để thấy rõ CHÂN tâm, chí thành chí thiện mới gặp được Phật vậy.
Cát bụi
- Thiện Minh
Năm tháng qua rồi, có nhạt phai
Tuổi xuân đằm thắm nét trang đài
Nắng vàng đêm đến đâu còn rực
Mây trắng chiều về phải lượn bay
Vũ trụ xoay vần, ngày tháng hết
Phù sinh đổi chác, đến nơi này
Trần gian dạo bước, thôi đành nhé
Cát bụi quay về, chẳng kể … ai
Trần thế là nơi chỗ tạm nương
Cũng như quán trọ ở ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương
Tuổi xuân đằm thắm nét trang đài
Nắng vàng đêm đến đâu còn rực
Mây trắng chiều về phải lượn bay
Vũ trụ xoay vần, ngày tháng hết
Phù sinh đổi chác, đến nơi này
Trần gian dạo bước, thôi đành nhé
Cát bụi quay về, chẳng kể … ai
Trần thế là nơi chỗ tạm nương
Cũng như quán trọ ở ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương
Bát sữa cứu mạng
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương V, Thích Nhất Hạnh
Từ hôm ấy về sau, mỗi ngày Svastika đều có ghé vào rừng thăm Siddhatta. Những hôm nào cắt được đầy gánh cỏ thì Svastika ghé vào và ăn trưa với Siddhatta. Nắng càng gay gắt thì cỏ càng ít đi vì vậy có hôm Svastika phải đợi đến xế chiều mới vào thăm vị sa môn trong rừng được. Có khi Svastika vào rừng thì gặp lúc Siddhatta đang ngồi thiền tọa.
Những lúc ấy cậu bé chỉ ngồi ngắm Siddhatta một hồi rồi lặng lẽ đi ra khỏi rừng, sợ làm phiền nhiễu đến công phu thiền tập của thầy. Chỉ khi nào vào rừng mà gặp Siddhatta đang đi kinh hành thì Svastika mới dám đến gần để được truyện trò chốc lát.
Năm bảy hôm một lần, Svastika cùng gặp Sujata trong rừng. Hôm nào chị Sujata cũng đem dâng cho Siddhatta một nắm cơm và một ít thức ăn, hoặc muối mè, hoặc đậu phụng, hoặc nước sốt cà-ri, có hôm chị đem theo cả sữa hoặc đề hồ hoặc được phèn. Hai chị em đã từng có dịp nói chuyện nhiều lần ở cửa rừng, bên cạnh những con trâu ăn cỏ. Có khi Sujata đi với cô em gái tên là Supriya, trạc chín mười tuổi. Svastika nghĩ thầm là một hôm nào đó nó cũng sẽ đưa các em nó vào rừng để thăm Siddhatta. Nó sẽ ẵm con Bhima. Bala sẽ dắt tay thằng Rupak. Thế nào chúng nó cũng lội qua sông được ở khúc sông cạn nhất gần đó.
Sujata đã kể lại cho Svastika nghe những gì mà chị ấy biết về vị sa môn tên Siddhatta. Chị ấy đã làm quen với Siddhatta mấy tháng nay rồi, và từ hôm ấy đến nay mỗi ngày chị đều có đem cơm cúng dường Siddhatta vào khoảng trước giờ ngọ. Cái hôm đầu tiên mà chị Sujata được gặp Siddhatta là một ngày rằm. Nghe lời mẹ, chị Sujata mặc sari mới màu hồng, bưng một mâm đồng đầy thức cúng vào cửa rừng để cúng các thần linh. Trên mâm có bánh, có sữa, có đề hồ, có mật. Đó là vào khoảng giữa trời trưa. Trời nắng chang chang. Mới tới bờ sông, Sujata thấy một người nằm sóng soài dưới nắng. Sujata đặt mâm xuống bên bờ cỏ và chạy tới quan sát. Người này còn thoi thóp thở. Ông ta ốm lắm, chỉ còn da bọc xương. Hai mắt ông ta nhắm nghiền. Má ông ta hóp hẳn lại như người đã lâu ngày thiếu ăn. Tóc và râu của ông ta ra dài, chắc đã lâu ngày rồi không cạo. Nhìn cách phục sức của ông ta, Sujata biết đây là một ông thầy tu núi. Vốn là một cô bé thông minh, Sujata biết rằng ông này té xỉu vì đói quá. Cô bé liền cúi xuống lấy bình sữa rót đầy vào một cái bát nhỏ đem theo. Rồi cô kê bát sữa vào môi người kia và đổ xuống từng giọt. Ban đầu người ấy không đáp ứng. Nhưng sau đó đôi môi động đậy và người ấy há miệng ra. Sujata kê hẳn bát sữa vào miệng người ấy và đổ sữa vào từ từ. Người ấy bắt đầu uống. Chẳng mấy chốc bát sữa đã cạn.
Sujata ngồi xuống một bên bờ cỏ để đợi phản ứng. Người kia từ từ ngồi dậy, mở mắt. Thấy Sujata, người ấy mỉm cười. Ông kéo chiếc khăn choàng lại trên vai, ngồi xếp bằng lại trên bờ cỏ, trong tư thế hoa sen, thân hình rất thẳng, và bắt đầu thở. Thế ngồi của ông rất vững và rất đẹp. Tưởng đây là một vị thần linh của rừng núi hiện ra để thử mình, cô bé chắp hai tay để lại xuống, nhưng người ấy đã đưa một bàn tay ra ngăn lại. Sujata còn ngẩn ngơ thì người ấy lên tiếng nhỏ nhẹ bảo cô:
- Con rót thêm cho ta một ít sữa nữa.
Sung sướng, Sujata rót sữa đầy bát dâng lên. Người ấy tiếp lấy và uống cạn. Sữa thật là mầu nhiệm. Trong chưa đầy một khắc đồng hồ, sức khoẻ người ấy hình như đã được phục hồi. Mắt người đó thật sáng. Nụ cười người đó thật hiền. Sujata hỏi thăm về duyên cớ tại sao người ấy ngất xỉu giữa đường. Người ấy nói:
- Ta tu ở trong rừng này. Vì tu khổ hạnh lâu ngày nên thân thể ta yếu mòn. Hôm nay ta đã quyết định xuống xóm để hoá trai, nhưng đi đến đây thì kiệt sức. May mà con đến kịp để cứu ta.
Ngồi trên bờ sông, người ấy kể cho Sujata nghe sơ lược về cuộc đời tu hành của ông. Nhờ đó mà Sujata biết được rằng vị sa môn mà mình đã cứu thoát chết tên là Siddhatta, con của một vị quốc vương đang trị vì ở nước Ca-tỳ-la-vệ, Sujata ngồi nghe rất chăm chú, Siddhatta nói với cô bé:
- Ta đã thấy rằng kềm chế xác thân không phải là con đường có thể giúp con người đạt Đạo. Thân thể không phải chỉ là một dụng cụ. Thân thể là đền thờ của tâm linh, thân thể là chiếc thuyền vượt biển. Vì vậy ta đã từ bỏ con đường kềm chế xác thân bằng sự đói khát và bằng sự chịu đựng. Ta đã quyết định mỗi ngày sẽ xuống xóm để hoá trai vào giờ ngọ.
Sujata chắp tay:
- Nếu thầy cho phép thì mỗi ngày con sẽ đem dâng cúng thực phẩm cho thầy. Thầy cứ ở trong rừng mà hành đạo, đừng xuống xóm để khỏi mất thì giờ. Nhà con cũng gần đây thôi, và ba mẹ con cũng sẽ bằng lòng cho con mỗi ngày đem cơm dâng cúng cho thầy.
Siddhatta im lặng. Một lát sau, ông nói:
- Ta vui lòng nhận cơm cúng dường của con mỗi ngày. Nhưng ta cũng muốn thỉnh thoảng đi vào xóm để khất thực và tiếp xúc với bà con trong xóm. Hôm nào con đưa ta tới nhà con nhé. Ta muốn làm quen với ba và mẹ của con. Ta cũng muốn gặp các em bé khác trong xóm.
Sujata mừng rỡ. Cô bé chắp tay bái tạ. Cô rất vui khi nghĩ đến lúc được vị sa môn này ghé lại nhà và thăm ba mẹ của cô. Cô không nghĩ rằng cúng dường cho vị sa môn này là tốn kém. Gia đình cô ta là một trong những gia đình khá giả nhất ở Uruvela. Nhưng Sujata không muốn nói điều ấy ra. Cô nghĩ đây là một ông thầy tu núi rất quan trọng gấp mấy lần cúng dường các vị thần núi thần rừng. Sau này mà Siddhatta tìm được Đạo thì cuộc đời sẽ được vơi bớt bao nhiêu là nỗi khổ …
Siddhatta đã chỉ cho Sujata rặng núi Dangsiri nơi có những hang động mà Siddhatta đã từng cư trú để hành đạo. Rồi ông nói:
- Bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ không cư trú ở đó nữa. Bên bờ sông, có một khu rừng rất mát và có một cây pippala thật sum xuê. Ngồi dưới gốc cây ta có thể thấy được cả dòng sông. Ta đã chọn nơi ấy để tu hành. Mai mốt khi con đem theo thức ăn cúng dường cho ta, con sẽ đem tới đấy. Để ta đưa con đi xem qua chỗ ấy cho biết.
Rồi ông đưa Sujata vào thăm khu rừng êm mát bên bờ sông Neranjara. Ông chỉ cho cô bé xem gốc cây pippala mà ông thường ngồi để thiền định. Sujata ngắm thân cây rồi ngửng lên nhìn cành lá. Cây lớn quá. Cây che mát cả một vùng khác rộng. Đây là một loại cây đa, lá lớn bằng bàn tay Sujata. Lá cây giống như trái tim và có những cái đuôi thật dài. Sujata nghe tiếng chim hót ríu rít. Nơi đây quả là một nơi thanh tịnh và êm mát. Sujata cũng đã có lần tới đây với ba mẹ cô để dâng cúng phẩm vật cho thần linh.
- Vậy đây là nhà mới của thầy, có phải thế không ?
Sujata nhìn Siddhatta với hai mắt to và tròn lấp láy. Mỗi ngày con sẽ vào đây thăm thầy. Siddhatta gật đầu. Ông đưa tiễn Sujatara tới cửa rừng, rồi trở về gốc cây ngồi thiền tọa. Từ hôm đó, ngày nào Sujata cũng mang cơm hoặc bánh vào cúng dường vị sa môn, trước khi mặt trời đứng bóng. Có khi cô bé mang theo cả sữa, hoặc đề hồ. Có khi Siddhatta cầm bát tự mình đi vào làng khất thực. Ông đã gặp được cha mẹ của Sujata, và biết rằng cha của Sujata là vị hương cả trong làng. Sujata cũng đưa cho ông đi và gặp những đứa trẻ khác mà cô bé quen ở trong xóm. Cô cũng đưa ông ta tới nhà người thợ cạo và nhờ người này cạo sạch tóc và râu cho vị sa môn. Sức khỏe của Siddhatta phục hồi thật mau chóng. Siddhatta cũng cho cô bé thí chủ biết rằng công phu thiền quán của người đang mang lại nhiều hoa trái quan trọng. Cho đến một hôm, Sujata được gặp Svastika.
Hôm ấy Sujata đến sớm và đã được Siddhatta nói cho nghe về cuộc gặp gỡ với Svastika chiều hôm trước. Sujata vừa mới ngỏ ý muốn được gặp Svastika thì Svastika đã hiện ra trong rừng. Sau này có dịp gặp Svastika, Sujata đã hỏi thăm về các em của Svastika. Và Sujata cũng đã cùng với Purna tới nhà Svastika chơi. Purna là con hầu mới của Sujata. Con hầu cũ, tên là Radha, đã bị bệnh thương hàn chết cách đây hai tháng. Trong những lần thăm viếng sau này, Sujata đã đem cho các em của Svastika một ít áo quần cũ nhưng lại rất tốt. Và Sujata đã ẵm bé Bhima trước sự ngạc nhiên của con hầu Purna. Sujata dặn Purna đừng mách cho ba mẹ cô biết là cô đã ẵm trong tay một em bé ngoại cấp.
Một bữa trưa hôm nọ, bọn trẻ rủ nhau vào thăm Siddhatta khá đông. Các em của Svastika đều có mặt. Sujata rủ theo Balagupta, Vijayasena, Ulluvillike và Jatilika. Bốn người này đều là bạn gái của Sujata. Sujata cũng mời được chị họ là Nandabala cùng đi. Chị Nandabala đã mười sáu tuổi. Anh Nalaka năm nay đã mười bốn. Còn Subash mới chín tuổi. Mười một đứa ngồi thành một vòng cung trước mặt Siddhatta.
Hôm ấy ngoài ngoài thức ăn đem theo để cúng dường vị sa môn, bọn trẻ còn đem theo thức ăn trưa của chúng. Sau khi dâng cơm cho Siddhatta, bọn trẻ cũng mở thức ăn của mình ra ăn trong yên lặng. Bala và Rupka đã được anh dặn dò và huấn luyện kỹ càng rồi cho nên chúng ngồi ăn thật nghiêm trang. Bé Bhimba mở to mắt nhìn mọi người, chưa bao giờ bé thấy nhiều người như thế. Bé ngồi thật ngoan trong lòng Svastika và không hề khóc.
Hôm ấy Svastika đã cúng dường một ôm cỏ mới cho Siddhatta. Hôm ấy Svastika cũng đã nhờ đứa bạn chăn trâu của nó là thằng Gavampati coi trâu dùm trong giấc trưa. Ngoài ruộng trời đã nắng gắt lắm nhưng trong rừng bọn trẻ đang cùng với vị sa môn ngồi trong bóng cây im mát. Cây pippala này lớn quá, cành lá xoè ra che mát cả một vùng lớn bằng cả mười mấy căn nhà. Bọn nhỏ chia sớt thức ăn cho nhau. Rupka và bé Bala hôm nay được ăn bánh chappati với nước xốt cà-ri. Chúng cũng được ăn cơm trắng chấm muối đậu phụng và muối mè. Sujata và Balagupta đã đem đủ nước uống cho mọi người. Không khí ở đây thật lặng lẽ, nhưng niềm vui ở đây thật lớn lao.
Hôm ấy theo lời của Sujata thỉnh cầu, Siddhatta đã kể cho bọn trẻ nghe về cuộc đời của mình. Bọn trẻ đã ngồi nghe say mê từ đầu đến cuối.
Năm bảy hôm một lần, Svastika cùng gặp Sujata trong rừng. Hôm nào chị Sujata cũng đem dâng cho Siddhatta một nắm cơm và một ít thức ăn, hoặc muối mè, hoặc đậu phụng, hoặc nước sốt cà-ri, có hôm chị đem theo cả sữa hoặc đề hồ hoặc được phèn. Hai chị em đã từng có dịp nói chuyện nhiều lần ở cửa rừng, bên cạnh những con trâu ăn cỏ. Có khi Sujata đi với cô em gái tên là Supriya, trạc chín mười tuổi. Svastika nghĩ thầm là một hôm nào đó nó cũng sẽ đưa các em nó vào rừng để thăm Siddhatta. Nó sẽ ẵm con Bhima. Bala sẽ dắt tay thằng Rupak. Thế nào chúng nó cũng lội qua sông được ở khúc sông cạn nhất gần đó.
Sujata đã kể lại cho Svastika nghe những gì mà chị ấy biết về vị sa môn tên Siddhatta. Chị ấy đã làm quen với Siddhatta mấy tháng nay rồi, và từ hôm ấy đến nay mỗi ngày chị đều có đem cơm cúng dường Siddhatta vào khoảng trước giờ ngọ. Cái hôm đầu tiên mà chị Sujata được gặp Siddhatta là một ngày rằm. Nghe lời mẹ, chị Sujata mặc sari mới màu hồng, bưng một mâm đồng đầy thức cúng vào cửa rừng để cúng các thần linh. Trên mâm có bánh, có sữa, có đề hồ, có mật. Đó là vào khoảng giữa trời trưa. Trời nắng chang chang. Mới tới bờ sông, Sujata thấy một người nằm sóng soài dưới nắng. Sujata đặt mâm xuống bên bờ cỏ và chạy tới quan sát. Người này còn thoi thóp thở. Ông ta ốm lắm, chỉ còn da bọc xương. Hai mắt ông ta nhắm nghiền. Má ông ta hóp hẳn lại như người đã lâu ngày thiếu ăn. Tóc và râu của ông ta ra dài, chắc đã lâu ngày rồi không cạo. Nhìn cách phục sức của ông ta, Sujata biết đây là một ông thầy tu núi. Vốn là một cô bé thông minh, Sujata biết rằng ông này té xỉu vì đói quá. Cô bé liền cúi xuống lấy bình sữa rót đầy vào một cái bát nhỏ đem theo. Rồi cô kê bát sữa vào môi người kia và đổ xuống từng giọt. Ban đầu người ấy không đáp ứng. Nhưng sau đó đôi môi động đậy và người ấy há miệng ra. Sujata kê hẳn bát sữa vào miệng người ấy và đổ sữa vào từ từ. Người ấy bắt đầu uống. Chẳng mấy chốc bát sữa đã cạn.
Sujata ngồi xuống một bên bờ cỏ để đợi phản ứng. Người kia từ từ ngồi dậy, mở mắt. Thấy Sujata, người ấy mỉm cười. Ông kéo chiếc khăn choàng lại trên vai, ngồi xếp bằng lại trên bờ cỏ, trong tư thế hoa sen, thân hình rất thẳng, và bắt đầu thở. Thế ngồi của ông rất vững và rất đẹp. Tưởng đây là một vị thần linh của rừng núi hiện ra để thử mình, cô bé chắp hai tay để lại xuống, nhưng người ấy đã đưa một bàn tay ra ngăn lại. Sujata còn ngẩn ngơ thì người ấy lên tiếng nhỏ nhẹ bảo cô:
- Con rót thêm cho ta một ít sữa nữa.
Sung sướng, Sujata rót sữa đầy bát dâng lên. Người ấy tiếp lấy và uống cạn. Sữa thật là mầu nhiệm. Trong chưa đầy một khắc đồng hồ, sức khoẻ người ấy hình như đã được phục hồi. Mắt người đó thật sáng. Nụ cười người đó thật hiền. Sujata hỏi thăm về duyên cớ tại sao người ấy ngất xỉu giữa đường. Người ấy nói:
- Ta tu ở trong rừng này. Vì tu khổ hạnh lâu ngày nên thân thể ta yếu mòn. Hôm nay ta đã quyết định xuống xóm để hoá trai, nhưng đi đến đây thì kiệt sức. May mà con đến kịp để cứu ta.
Ngồi trên bờ sông, người ấy kể cho Sujata nghe sơ lược về cuộc đời tu hành của ông. Nhờ đó mà Sujata biết được rằng vị sa môn mà mình đã cứu thoát chết tên là Siddhatta, con của một vị quốc vương đang trị vì ở nước Ca-tỳ-la-vệ, Sujata ngồi nghe rất chăm chú, Siddhatta nói với cô bé:
- Ta đã thấy rằng kềm chế xác thân không phải là con đường có thể giúp con người đạt Đạo. Thân thể không phải chỉ là một dụng cụ. Thân thể là đền thờ của tâm linh, thân thể là chiếc thuyền vượt biển. Vì vậy ta đã từ bỏ con đường kềm chế xác thân bằng sự đói khát và bằng sự chịu đựng. Ta đã quyết định mỗi ngày sẽ xuống xóm để hoá trai vào giờ ngọ.
Sujata chắp tay:
- Nếu thầy cho phép thì mỗi ngày con sẽ đem dâng cúng thực phẩm cho thầy. Thầy cứ ở trong rừng mà hành đạo, đừng xuống xóm để khỏi mất thì giờ. Nhà con cũng gần đây thôi, và ba mẹ con cũng sẽ bằng lòng cho con mỗi ngày đem cơm dâng cúng cho thầy.
Siddhatta im lặng. Một lát sau, ông nói:
- Ta vui lòng nhận cơm cúng dường của con mỗi ngày. Nhưng ta cũng muốn thỉnh thoảng đi vào xóm để khất thực và tiếp xúc với bà con trong xóm. Hôm nào con đưa ta tới nhà con nhé. Ta muốn làm quen với ba và mẹ của con. Ta cũng muốn gặp các em bé khác trong xóm.
Sujata mừng rỡ. Cô bé chắp tay bái tạ. Cô rất vui khi nghĩ đến lúc được vị sa môn này ghé lại nhà và thăm ba mẹ của cô. Cô không nghĩ rằng cúng dường cho vị sa môn này là tốn kém. Gia đình cô ta là một trong những gia đình khá giả nhất ở Uruvela. Nhưng Sujata không muốn nói điều ấy ra. Cô nghĩ đây là một ông thầy tu núi rất quan trọng gấp mấy lần cúng dường các vị thần núi thần rừng. Sau này mà Siddhatta tìm được Đạo thì cuộc đời sẽ được vơi bớt bao nhiêu là nỗi khổ …
Siddhatta đã chỉ cho Sujata rặng núi Dangsiri nơi có những hang động mà Siddhatta đã từng cư trú để hành đạo. Rồi ông nói:
- Bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ không cư trú ở đó nữa. Bên bờ sông, có một khu rừng rất mát và có một cây pippala thật sum xuê. Ngồi dưới gốc cây ta có thể thấy được cả dòng sông. Ta đã chọn nơi ấy để tu hành. Mai mốt khi con đem theo thức ăn cúng dường cho ta, con sẽ đem tới đấy. Để ta đưa con đi xem qua chỗ ấy cho biết.
Rồi ông đưa Sujata vào thăm khu rừng êm mát bên bờ sông Neranjara. Ông chỉ cho cô bé xem gốc cây pippala mà ông thường ngồi để thiền định. Sujata ngắm thân cây rồi ngửng lên nhìn cành lá. Cây lớn quá. Cây che mát cả một vùng khác rộng. Đây là một loại cây đa, lá lớn bằng bàn tay Sujata. Lá cây giống như trái tim và có những cái đuôi thật dài. Sujata nghe tiếng chim hót ríu rít. Nơi đây quả là một nơi thanh tịnh và êm mát. Sujata cũng đã có lần tới đây với ba mẹ cô để dâng cúng phẩm vật cho thần linh.
- Vậy đây là nhà mới của thầy, có phải thế không ?
Sujata nhìn Siddhatta với hai mắt to và tròn lấp láy. Mỗi ngày con sẽ vào đây thăm thầy. Siddhatta gật đầu. Ông đưa tiễn Sujatara tới cửa rừng, rồi trở về gốc cây ngồi thiền tọa. Từ hôm đó, ngày nào Sujata cũng mang cơm hoặc bánh vào cúng dường vị sa môn, trước khi mặt trời đứng bóng. Có khi cô bé mang theo cả sữa, hoặc đề hồ. Có khi Siddhatta cầm bát tự mình đi vào làng khất thực. Ông đã gặp được cha mẹ của Sujata, và biết rằng cha của Sujata là vị hương cả trong làng. Sujata cũng đưa cho ông đi và gặp những đứa trẻ khác mà cô bé quen ở trong xóm. Cô cũng đưa ông ta tới nhà người thợ cạo và nhờ người này cạo sạch tóc và râu cho vị sa môn. Sức khỏe của Siddhatta phục hồi thật mau chóng. Siddhatta cũng cho cô bé thí chủ biết rằng công phu thiền quán của người đang mang lại nhiều hoa trái quan trọng. Cho đến một hôm, Sujata được gặp Svastika.
Hôm ấy Sujata đến sớm và đã được Siddhatta nói cho nghe về cuộc gặp gỡ với Svastika chiều hôm trước. Sujata vừa mới ngỏ ý muốn được gặp Svastika thì Svastika đã hiện ra trong rừng. Sau này có dịp gặp Svastika, Sujata đã hỏi thăm về các em của Svastika. Và Sujata cũng đã cùng với Purna tới nhà Svastika chơi. Purna là con hầu mới của Sujata. Con hầu cũ, tên là Radha, đã bị bệnh thương hàn chết cách đây hai tháng. Trong những lần thăm viếng sau này, Sujata đã đem cho các em của Svastika một ít áo quần cũ nhưng lại rất tốt. Và Sujata đã ẵm bé Bhima trước sự ngạc nhiên của con hầu Purna. Sujata dặn Purna đừng mách cho ba mẹ cô biết là cô đã ẵm trong tay một em bé ngoại cấp.
Một bữa trưa hôm nọ, bọn trẻ rủ nhau vào thăm Siddhatta khá đông. Các em của Svastika đều có mặt. Sujata rủ theo Balagupta, Vijayasena, Ulluvillike và Jatilika. Bốn người này đều là bạn gái của Sujata. Sujata cũng mời được chị họ là Nandabala cùng đi. Chị Nandabala đã mười sáu tuổi. Anh Nalaka năm nay đã mười bốn. Còn Subash mới chín tuổi. Mười một đứa ngồi thành một vòng cung trước mặt Siddhatta.
Hôm ấy ngoài ngoài thức ăn đem theo để cúng dường vị sa môn, bọn trẻ còn đem theo thức ăn trưa của chúng. Sau khi dâng cơm cho Siddhatta, bọn trẻ cũng mở thức ăn của mình ra ăn trong yên lặng. Bala và Rupka đã được anh dặn dò và huấn luyện kỹ càng rồi cho nên chúng ngồi ăn thật nghiêm trang. Bé Bhimba mở to mắt nhìn mọi người, chưa bao giờ bé thấy nhiều người như thế. Bé ngồi thật ngoan trong lòng Svastika và không hề khóc.
Hôm ấy Svastika đã cúng dường một ôm cỏ mới cho Siddhatta. Hôm ấy Svastika cũng đã nhờ đứa bạn chăn trâu của nó là thằng Gavampati coi trâu dùm trong giấc trưa. Ngoài ruộng trời đã nắng gắt lắm nhưng trong rừng bọn trẻ đang cùng với vị sa môn ngồi trong bóng cây im mát. Cây pippala này lớn quá, cành lá xoè ra che mát cả một vùng lớn bằng cả mười mấy căn nhà. Bọn nhỏ chia sớt thức ăn cho nhau. Rupka và bé Bala hôm nay được ăn bánh chappati với nước xốt cà-ri. Chúng cũng được ăn cơm trắng chấm muối đậu phụng và muối mè. Sujata và Balagupta đã đem đủ nước uống cho mọi người. Không khí ở đây thật lặng lẽ, nhưng niềm vui ở đây thật lớn lao.
Hôm ấy theo lời của Sujata thỉnh cầu, Siddhatta đã kể cho bọn trẻ nghe về cuộc đời của mình. Bọn trẻ đã ngồi nghe say mê từ đầu đến cuối.
“Có tiền là phước báo, dùng tiền là trí huệ”
- HT. Tịnh Không
Trên thực tế xét từ lúc tu nhân mà nói thì trí huệ quan trọng hơn phước báo, vì người có trí huệ sẽ chẳng tạo tội nghiệp và giảm bớt những lỗi lầm của mình đến mức thấp nhất, người chẳng có trí huệ khi tạo tội nghiệp còn tưởng là mình đang tu phước. Trước mắt chúng ta có thể nhìn thấy rất nhiều trường hợp này, họ thiệt là có tiền và cũng phát tâm nhưng những gì họ tạo tác đều là tội nghiệp, chẳng phải tu phước, lại cứ tưởng mình đang tu phước, chuyện này thiệt là rất đáng tiếc.
“Ba cái sàng”
- Theo NTD TV
- Mai Trà biên dịch
- Mai Trà biên dịch
Có một lần, một người bạn của Socrates vội vàng chạy tới tìm anh ta, cậu bạn này vừa thở vừa cao hứng nói:
- Mình nói với cậu chuyện này, đảm bảo là ngoài sức tưởng tượng của cậu.
- Chờ chút ! - Socrates vội vã ngăn cậu ta lại và nói, những lời mà cậu định nói với mình, cậu đã dùng ba “cái sàng” để lọc qua chưa ?
Anh bạn của Socrates với vẻ mặt không hiểu, lặng im và lắc đầu. Socrates nói:
- Lúc mà cậu muốn nói cho người khác một việc gì đó, ít nhất cũng nên dùng ba “cái sàng” lọc qua một lượt. Cái thứ nhất gọi là CHÂN THẬT, cậu phải xem xem chuyện mà cậu muốn nói cho người khác có đúng sự thật không ?
Anh bạn tiếp lời:
- Mình là nghe được trên đường đi tới đây, mọi người đều nói như vậy chứ mình cũng không biết là có đúng sự thật không.
Socrates lại nói tiếp:
- Vậy thì nên dùng “cái sàng” thứ hai của cậu để kiểm tra đi, nếu như nó không phải là sự thật, thì ít nhất cũng là có THIỆN Ý chứ ? Chuyện mà cậu muốn kể với mình có phải là có thiện ý không ?
Anh bạn nghĩ nghĩ một chút rồi nói:
- Không có, thậm chí còn ngược lại nữa - người bạn này nói xong dường như anh ta cảm thấy chút xấu hổ liền cúi mặt xuống đất.
Socrates không ngần ngại mà nói tiếp:
- Vậy thì chúng ta lại dùng cái sàng thứ ba xem thử xem, việc mà cậu vội vã để nói cho mình biết có phải là việc QUAN TRỌNG không ?
- Cũng không phải là quan trọng !
- Một việc không quan trọng mà lại không xuất ra từ thiện ý, hơn nữa cậu còn không biết có phải là sự thật không, thế thì cậu cần gì phải nói ra ? Nói ra cũng chỉ tạo thành phức tạp cho hai người chúng ta mà thôi.
Socrates cũng từng nói: “Đừng nghe và tin vào lời nói của những người bàn luận thị phi hay là người gièm pha, phỉ báng. Bởi vì lời mà họ nói cho bạn không phải là xuất từ thiện ý, họ đã vạch trần việc riêng tư của người khác thì đương nhiên cũng sẽ làm như vậy với bạn.”
Vì vậy, mọi người trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy dùng ba cái sàng để lọc một lượt, không làm người đầu tiên đưa đẩy thị phi thì đương nhiên cũng đừng để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.
Quét lá
- Thơ Quang Minh
Lá rơi nắng dọi sân chùa vẫn yên
Bình minh cây kiểng đẹp duyên
Đâu đâu cũng đẹp như tiên cõi trần
Lìa cành lá đổ đầy sân
Lá rơi mặc lá sáng ngần chiếu soi
Sư Ông đang đứng trông coi
Lá vàng héo úa rụng rơi mặt hồ
Chắp tay thành kính Nam Mô
Vạn lời tán tụng hữu vô ngại gì
Mắt nhìn Thánh tượng Đại Bi
Quán Âm Bồ Tát bất nghì ứng thân
Trở về thực tại quét sân
Lá rơi mặc lá sáng ngần chiếu soi
Biết đủ thì an lành ...
- Tịnh Minh soạn
Thấy Ti-xa thường thiền hành và khất thực quanh quẩn trong làng, các Sa-môn một hôm đến thưa với Đức Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, sư Ni-ga-ma Ti-xa lúc nào cũng bận bịu, vướng víu với bà con thân tộc, không bao giờ lên Xá-vệ kinh hành khất thực, cho dù trưởng giả Cấp Cô Độc và quốc vương Ba-tư-nặc cúng dường rất nhiều lễ vật, không đâu sánh bằng.
Nghe vậy, Đức Thế Tôn cho mời Ti-xa đến, hỏi:
- Nghe nói thầy ngày ngày quanh quẩn, lịu bịu với bà con xóm làng, không bao giờ lên thành hóa duyên truyền đạo, khất thực thiền hành, có đúng vậy không ?
- Bạch Thế Tôn, không phải con nặng lòng gắn bó với bà con thân tộc. Con chỉ nhận vật thực của họ vừa đủ mỗi ngày một bữa cho con. Dù ngon hay dở, con vẫn nhiếp tâm thọ dụng, tán thán và chú nguyện công đức của đàn na thí chủ. Bạch Thế Tôn, con nghĩ như vậy là đủ lắm rồi. Mình chẳng lao động sản xuất ra của cải vật chất mà ngửa tay đón nhận lễ vật cúng dường quá nhiều thì e rằng không hợp, con sợ lắm !
Biết rõ tánh hạnh của Ti-xa, Đức Thế Tôn mỉm cười, ca ngợi:
- Lành thay, lành thay, Sa-môn ! Ta rất vui là có được một môn đệ như vậy. Này Ti-xa, cần kiệm là bản chất và tập quán của ta đó.
Rồi, theo yêu cầu của đại chúng, Đức Thế Tôn kể một truyện tích như sau:
Ngày xưa có một bầy két nhiều đến hàng mấy ngàn con sinh sống tại một cánh rừng toàn cây vả trong rặng Hy Mã Lạp Sơn trên bờ sông Hằng. Gặp mùa hạn hán, cây cỏ khô cằn, hoa quả tàn rụi, sông ngòi cạn kiệt. Không còn trái cây để ăn, bầy két mỗi lúc một lâm vào tình trạng nguy kịch. Bấy giờ con két đầu đàn không chê ngon dở, hợp khẩu hay không, nó gặp thứ gì ăn được thì ăn, hoặc lá chồi khô héo, hoặc vỏ rễ cứng giòn, ăn xong xuống sông Hằng uống nước rồi bay lên cành cây thong dong ca hót, vui vẻ hài lòng với nếp sống hiện tại của mình. Thấy rõ nguyên nhân và phẩm hạnh tri túc của con két đầu đàn, Đế Thích quyết định thử nghiệm bằng cách vận dụng thần thông xô ngã các cây, chỉ còn trơ vơ những gốc rễ khẳng khiu, nứt nẻ lởm chởm. Mỗi khi gió lộng, hơi nóng bốc lên, bụi bay mù mịt, két đầu đàn vẫn ung dung tự tại, thư thả trong lòng, mổ rỉa một vài mẩu rễ cây nho nhỏ rồi xuống sông uống nước, lên cành líu lo, mặc cho gió gào, nắng gắt. Thấy phong thái tự nhiên, tâm hồn an lạc của con két, Đế Thích tự nhủ: “Ta sẽ đến gặp két để thấy rõ hơn tình thân hữu, và làm cho cánh rừng vả đâm chồi nảy lộc, đơm hoa kết trái trở lại”. Đế Thích cải dạng thành một con ngỗng trời xinh đẹp bay đến đậu trên một gốc cây, rồi tỏ vẻ thân thiện bắt chuyện với két.
Két này:
Có nhiều cây xanh lá
Với trái ngọt đầy cành
Sao két vẫn an phận
Với gốc rễ vây quanh
Két đáp:
Ta vốn thích an lành
Thuận theo từng tình cảnh
Tri túc và chánh hạnh
Cho trọn vẹn ngày xanh
Im lặng trong giây lát, Đức Thế Tôn mỉm cười, nói:
- Này các thầy Tỳ-kheo, Đế Thích bấy giờ là A-nan, còn con két đầu đàn chính là ta vậy. Các thầy thấy đấy, biết đủ là bản chất và tập quán của ta đó. Và cũng chả có gì xa lạ, Ni-ga-ma-va-xi Ti-xa (Nigamavàsi Tissa), luôn luôn an lạc và biết đủ, đã từng là con trai của ta nên đã nhận ta làm Thầy. Một Sa-môn như thế thì nhứt định phải đạt đến Niết Bàn.
Ngài đọc kệ:
Tỳ-kheo thích tinh cần
Sợ hãi nhìn phóng dật
Ắt không bị thối thất
Nhất định gần Niết Bàn
Danh ngôn (52)
- Khổng Tử
Tâm phụng sự
- Thích Pháp Trí
Mỗi một chúng ta là một yếu tố tạo nên xã hội, vì thế tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống cần có sự hợp tác, nượng tựa nhau, giúp đỡ nhau cũng như học hỏi lẫn nhau. Cũng thế, đời sống tăng đoàn xưa cũng như nay được xem là một mẫu hình tổ chức hoàn thiện và chuẩn mực nhất. Vì sao vậy ? Bởi vì trong tổ chức ấy, tinh thần sống tập thể cũng như nhân phẩm đạo đức của mỗi hành giả được phát huy và tăng trưởng trên nền tảng phạm hạnh của bậc xuất trần. Một trong những phẩm chất cao quý đó chính là tinh thần phụng sự.
Danh ngôn Tây Phương có câu: “Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi, mục đích của đời là trưởng thành, bản tính của đời là thay đổi, thách thức của đời là vượt qua, tinh túy của đời là quan tâm, cơ hội của đời là phụng sự, bí mật của đời là dám làm, hương vị của đời là giúp đỡ, vẻ đẹp của đời là cho đi”. Vậy phụng sự là gì ? Tại sao cơ hội của cuộc đời không phải là một yếu tố nào khác, mà chính là phụng sự ? Phụng sự là làm lợi ích cho người khác, trợ duyên cho hạnh phúc của người khác, đem lại niềm vui cho tất cả mọi người với tâm không phân biệt, không vì danh lợi, không vì lời khen hay sự ca tụng tán thán, không vì một điều gì đó nô lệ cho cái tôi bản ngã của chính mình.
Trong cuộc sống xã hội nói chung, trong đời sống tăng đoàn nói riêng, nếu ai ai cũng có tâm phụng sự thì mọi công việc, mọi hoạt động tập thể đều được hoàn thiện một cách nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất có thể. Bởi vì một hành giả có tâm phụng sự thì không có sự ganh ghét, đố kỵ hay tự cầu an cho bản thân. Người phụng sự không lựa chọn việc nhẹ nhàng cho mình mà tránh né việc cực khổ khó khăn để dành cho người khác. Nói đến đây, chúng ta nghĩ đến một ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai ?”. Vì vậy có thể nói, tâm phụng sự là một yếu tố quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc gia đình, nó cũng như tạo nên sự gắn kết giữa người với người trong một xã hội. Mọi người nếu biết sống vì nhau, nương tựa nhau sẽ tạo thành một sự đoàn kết mạnh mẽ, không có thế lực nào có thể phá vỡ được.
Qua đó chúng ta thấy được rằng, đối với cuộc sống thế gian, tâm phụng sự không thể thiếu, thì đối với hành giả xuất gia chúng ta, tâm phụng sự càng phải được phát huy và đề cao hơn nữa. Tại sao vậy ? Bởi vì lý tưởng cho đời sống phạm hạnh của chúng ta là : “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” hay “Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật”. Cho nên, nếu hành giả không có tâm phụng sự thì sẽ đi ngược lại với hạnh nguyện và con đường của mình đã chọn. Như ngài A Nan đã từng phát lời thệ nguyện trước Đức Phật:
“Đem thân tâm phụng sự các cõi
Đó mới gọi là báo Phật ân
Xin Thế Tôn lân mẫn chứng minh
Đời năm trược thề xin vào trước
Chúng sanh một người chưa thành Phật
Nguyện nơi đây không nhận quả Niết Bàn”
Cũng như lời phát nguyện của ngài Địa Tạng Bồ Tát: “Địa ngục vị không thề bất thành Phật” nghĩa là khi nào trong địa ngục không còn chúng sanh chịu khổ thì ngài mới thành Phật. Mỗi hành giả xuất gia chúng ta không có thể phát khởi đại nguyện như ngài A Nan hay ngài Địa Tạng Bồ Tát, nhưng ít ra, chúng ta phải có tâm phụng sự cho Tam Bảo cũng như phụng sự cho chúng sanh tùy theo khả năng có được của mình. Đối với thầy tổ, huynh đệ, pháp lữ, chúng ta sống với tâm phụng sự nghĩa là đã và đang hoàn thiện chính bản thân mình.
Đôi khi, cuộc sống chỉ cho ta duy nhất một cơ hội để được yêu thương, được quan tâm, được học hỏi, được làm những gì mình muốn. Một khi chúng ta để cho cơ hội trôi qua thì khó mà có dịp quay trở lại. Cũng thế, mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một cơ hội được phụng sự Tam Bảo, phụng sự cha mẹ, phụng sự thầy tổ, huynh đệ, pháp lữ cũng như phụng sự chúng sanh. Do vậy, chúng ta hãy trân trọng cơ hội đó mà từng ngày, từng giờ thực hành tâm phụng sự vì lợi ích cho mọi người và lợi ích cho toàn thể.
Hành giả xuất gia là những người: “Hành Như Lai xứ, tác Như Lai sự”, là những người sống nếp sống đạo đức mô phạm cho chúng sanh. Chúng ta luôn lấy sự nghiệp hoằng pháp làm nhiệm vụ của mình, lấy tinh thần lợi sanh làm hoài bão. Nhưng cho dù là hoằng pháp hay lợi sanh, chúng ta cũng phải lấy tinh thần của T M PHỤNG SỰ làm nền tảng. Muốn làm người dẫn đường thì trước tiên bản thân chúng ta phải là người phụng sự, như danh ngôn Tây phương có nói:
“Chúng ta phải im lặng trước khi có thể lắng nghe
Chúng ta phải lắng nghe trước khi có thể học hỏi
Chúng ta phải học hỏi trước khi có thể chuẩn bị
Chúng ta phải chuẩn bị trước khi có thể phụng sự
Chúng ta phải phụng sự trước khi có thể dẫn đường”
Vạn vật tương duyên
- Thích Nhật Từ
Ánh dương giăng nhờ mây thoát vòm trời
Cuộc sống đạo phải khởi đi từ bể khổ
Biến đau thương thành an lạc muôn nơi
Trời sẽ sáng sau những cơn mưa tạnh
Ánh bình minh sau những buổi hoàng hôn
Đời an lạc trong đêm trường mê vọng
Vươn tâm lên thoát khỏi cõi bụi hồng
Chim thiên nga trúng tên
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương IV, Thích Nhất Hạnh
Ngày hôm sau, Svastika thả trâu bên bờ sông và bắt đầu cắt cỏ ngay từ buổi sáng. Đến trưa nó đã cắt cỏ xong và nhét đầy cứng hai cái giỏ. Để gánh cỏ bên này sông, Svastika lùa trâu sang bên kia sông. Bên kia sông chỉ có rừng mà không có ruộng lúa, thành ra Svastika thường cho trâu ăn bên ấy để có chút thì giờ ngả lưng trên đám cỏ non bên bờ sông gió mát. Nó chỉ đem theo chiếc liềm. Chiếc liềm đối với nó rất quý giá vì đó là phương tiện sinh sống của nó.
Qua bên kia sông, Svastika giở nắm cơm mà Bala đã gói cho nó từ hồi sáng trong một tờ lá chuối. Vừa định bốc cơm ăn thì nó nhớ đến vị sa môn trong rừng. Nó nhớ đến Siddhatta. “Mình có thể đem cơm này chia sẻ với người ấy. Người ấy chắc là sẽ không chê cơm của mình là hèn mọn đâu” - nghĩ như thế, Svastika gói nắm cơm trở lại. Nó lùa đàn trâu về ăn phía cửa rừng. Rồi nó theo lối cũ, tìm về chốn gặp gỡ chiều qua.
Từ xa, nó đã thấy dáng của Siddhatta, ngồi dưới gốc cây đại thọ pippala. Nhưng Siddhatta không ngồi một mình. Trước mặt Siddhatta còn có một người khác. Đó là một cô bé trạc tuổi Svastika, ăn mặc rất tươm tất. Cô bé vận sari màu trắng đang ngồi nhìn Svastika ăn cơm. Svastika dừng lại. Nhưng Svastika đã ngửng lên, và đã trông thấy Svastika.
- Svastika ! Người ấy vừa gọi vừa đưa tay vẫy ra hiệu cho nó lại gần. Cô bé cũng nhìn ra. Svastika nhận ra cô bé này. Nó chưa biết tên cô bé nhưng đã gặp cô bé một vài lần trên đường làng. Svastika bước tới gần. Cô bé ngồi xích ra một bên. Siddhatta chỉ một chỗ ngồi trước mặt và ra hiệu cho Svastika ngồi xuống. Trước mặt Siddhatta, có một mảnh lá chuối tươi. Trên mảnh lá chuối là một nắm cơm và một ít muối mè. Siddhatta chỉ mới bẻ nắm cơm ra làm hai chứ chưa bắt đầu ăn.
- Em ăn cơm chưa ? Siddhatta nhìn Svastika.
- Thưa chú, con chưa ăn.
- Vậy chúng ta cùng ăn cơm với nhau cho vui được không ?
Nói xong Siddhatta trao cho Svastika một nắm cơm. Svastika cung kính chắp tay nhưng không nhận. Nó đưa nắm cơm của nó ra:
- Con cũng có đem cơm theo đây.
Rồi nó mở gói cơm. Cơm của Svastika là cơm gạo đỏ không trắng trẻo như cơm của Siddhatta. Với lại nó không có muối mè. Nó chỉ vài hạt muối trắng. Siddhatta mỉm cười nhìn hai đứa trẻ:
- Vậy chúng ta gom lại và cùng ăn chung được không ?
Nói xong Siddhatta lấy một nửa nắm cơm hẩm của Svastika và ăn ngon lành. Svastika hơi bỡ ngỡ, nhưng thấy Siddhatta ăn cơm rất tự nhiên nó cũng đưa cơm lên ăn.
- Cơm của chú dẻo, mềm và thơm lắm, nó nói.
- Đó là cơm của Sujata đem cho, Siddhatta vừa nói vừa nhìn cô bé.
À thì ra cô bé này tên Sujata. Svastika nhìn kỹ lại. Cô bé này lớn hơn mình, có lẽ lớn hơn một hoặc hai tuổi. Hai mắt cô ta to đen lay láy. Svastika ngừng nhai, nói:
- Em có gặp chị một vài lần trên đường làng. Em không biết chị tên Sujata.
Sujata nói:
- Chị là con gái ông hương cả làng Uruvela. Còn em, có phải em là Svastika không ? Thầy Siddhatta vừa kể chuyện em cho chị nghe xong. Này Svastika, em đừng kêu thầy Siddhatta là “chú” nữa. Thầy là sa-môn mà, mình kêu thầy bằng thầy thì đúng hơn.
- Dạ.
Siddhatta ngừng nhai nhìn hai đứa trẻ mỉm cười.
- Như vậy là ta khỏi giới thiệu hai con với nhau. Này các con, thầy thường ăn cơm trong im lặng. Những hạt cơm và những hạt mè mà các con đem đến quý giá vô cùng. Ta muốn ăn cơm trong im lặng để thấy được giá trị của những hạt ấy. Sujata, chắc con ít có dịp được ăn cơm gạo đỏ. Có thể là con đã ăn cơm rồi, nhưng con nên ăn một miếng cơm gạo đỏ của Svastika đem đến. Ngon lắm đó con. Bây giờ chúng ta nên im lặng mà ăn. Xong bữa cơm thầy sẽ nói chuyện cho hai con nghe.
Siddhatta bẻ một miếng cơm từ nắm cơm của Svastika và trao cho Sujata. Cô bé chắp tay thành búp sen, kính cẩn nhận lấy. Ba người lặng lẽ ngồi ăn cơm trong cảnh rừng trưa u tịch. Sau khi cơm và muối mè đã hết, Sujata thu lượm các mảnh lá chuối lại. Cô lấy bình nước trong để bên cạnh, rót vào một cái bát bằng đá duy nhất mà cô đem theo và dâng lên. Siddhatta tiếp nhận bát nước và trịnh trọng đưa mời Svastika. Svastika vội nói:
- Con xin mời chú, à quên ... mời thầy uống trước.
Siddhatta nhìn nó, ôn tồn nói:
- Con uống trước. Thầy muốn con uống trước. Và ông nâng bát lên bằng cả hai tay.
Svastika hơi luống cuống nhưng không còn cách nào từ chối. Nó chắp tay lại, đón lấy bát nước và đưa lên uống một mạch cạn chén, rồi trao bát lại cho Siddhatta, cũng bằng hai tay. Siddhatta chìa bát ra để Sujata rót bát thứ hai. Khi bát nước đã đầy ông nâng lên với dáng điệu cung kính và thong thả uống từng ngụm nhỏ. Uống xong bát nước, Siddhatta lại chìa bát ra để Sujata rót cho bát thứ ba. Bát này Siddhatta đưa lên mời Sujata. Sujata đặt bình nước xuống trước mặt. Cô chắp hai tay và nhận lấy bát nước. Hồi nãy đến giờ mắt Sujata không ngừng quan sát hai người. Bây giờ cô mới nâng bát nước lên và uống từng ngụm nhỏ giống như Siddhatta vừa uống. Sujata ý thức rằng đây là lần đầu tiên cô đã uống nước từ một cái bát mà một người thuộc hạng ngoại cấp đã uống. Siddhatta là thầy mình. Ông đã uống thì tại sao mình lại không uống ? Tuy nhiên, cô bé không hề có cảm tưởng mình bị ô nhiễm. Bất giác cô đưa tay trái của cô ra, và sờ vào đầu tóc của cậu bé chăn trâu ngồi bên cạnh.
Cử chỉ rất bất ngờ, khiến cho Svastika không tránh kịp, Sujata đã chạm được vào đầu Svastika. Tay phải cô bé vẫn còn nâng bát nước. Sujata thu tay trái lại. Với hai tay cô nâng bát lên và uống hết nước trong chiếc bát. Cuối cùng cô bưng bát đặt xuống gốc cây, và nhìn hai người, mỉm cười. Siddhatta gật đầu:
- Các con đã hiểu được lời ta nói. Con người sinh ra không có giai cấp. Nước mắt của người nào cũng mặn, máu của người nào cũng đỏ. Chia người ra thành giai cấp để mà kỳ thị lẫn nhau đó là một điều sai lầm. Thầy đã thấy được điều đó trong khi thầy thiền quán.
Sujata trang nghiêm:
- Chúng con là học trò của thầy và chúng con tin lời thầy dạy. Nhưng ở đời hình như không có ai nghĩ như thầy hết. Ai cũng tin rằng những người sudra và những người ngoại cấp đã được sinh ra từ bàn chân của chúa trời Phạm Thiên. Kinh điểm cũng nói như vậy. Có ai dám nghĩ khác hơn đâu.
- Thầy biết. Nhưng sự thật là sự thật, dù không có ai tin theo. Một điều sai lầm mà được hàng triệu người tin theo thì cũng là một điều sai lầm. Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể sống theo sự thật.
Để thầy kể chuyện này cho các con nghe. Hồi đó thầy mới có chín tuổi. Một hôm thầy đang chơi thơ thẩn một mình ở trong vườn thì có một con chim thiên nga từ trên trời rơi xuống, ngay trước mặt thầy. Con chim có vẻ đau đớn lắm. Nó quằn quại trên mặt đất. Thầy chạy tới ôm nó lên, và thấy có một mũi tên cắm sâu vào cánh nó. Thầy cầm mũi tên trong tay, ngậm miệng lại, và rút mạnh mũi tên ra. Con chim run bắn lên, và máu rỉ ra ướt đỏ cả cánh chim. Thầy vội lấy ngón tay cái ấn lên trên vết thương cho máu ngưng chảy. Ôm con chim trong tay, thầy chạy vào nhà trong đi tìm cô cung nữ Sundari. Thầy nhờ cô đi hái một nắm lá dâu nhai nhỏ và rịt lên vết thương của con chim. Con chim run rẩy. Hình như nó bị lạnh. Thầy cởi chiếc áo lông cừu ra, bọc chim vào cho chim ấm, và đặt chim gần lò sưởi.
Siddhatta ngưng lại, nhìn Svastika:
- Svastika, ta chưa nói cho con biết là hồi đó ta là hoàng thái tử, con vua Suddhodana ở thành Kapilavatthu. Điều này Sujata đã biết rồi.
Thầy đang định đi kiếm cơm nguội cho chim ăn thì Devadatta đẩy cửa chạy vào, Devadatta là em chú bác của ta, hồi đó tám tuổi. Tay Devadatta còn cầm cung và tên. Devadatta hỏi:
- Siddhatta, anh có thấy một con chim trắng rơi xuống đâu đây không ?
Ta chưa kịp trả lời thì Devadatta đã nhìn thấy con chim để gần lò sưởi ngự. Nó định chạy tới giành lấy con chim. Ta vội ngăn nó lại:
- Em không được lấy con chim. Con chim này là của anh.
Devadattakhông chịu:
- Con chim ấy là của em. Chính em bắn nó rơi xuống.
Lúc đó ta đứng chận trước mặt Devadatta, cương quyết không cho nó rờ tới con chim. Ta nói:
- Con chim này bị thương. Anh cứu nó. Anh che chở cho nó. Nó cần anh, chứ nó không cần em.
Devadatta là một đứa em cũng cứng đầu lắm, nó có chịu thua đâu. Nó lại là một đứa trẻ thông minh. Nó lý luận:
- Này nhé, anh nghe đây. Con chim này, khi nó còn bay trên trời, thì nó không thuộc về ai cả. Em bắn nó rơi xuống, thì lý đương nhiên nó thuộc về em.
Nghe nói như thế, thầy tức lắm. Lý luận của nó có vẻ vững chãi đanh thép, nhưng thầy thấy nó có một cái gì sai sai ở trong ấy mà không biết đích xác là sai ở chỗ nào. Thầy thấy nghẹn cả họng, và rất muốn thụi nó một cái thật mạnh vào vai, nhưng thầy đã không làm thế, thầy cũng không biết tại sao. Bỗng nhiên thầy tìm thấy được cách trả lời Devadatta. Thầy nói:
- Em cũng nghe anh nói đây. Thói thường, những kẻ thương yêu nhau mới ở chung với nhau, còn những kẻ ghét bỏ nhau thì không bao giờ sống chung với nhau. Em có ý dữ muốn bắn giết con chim, như vậy em và con chim là những kẻ thù ghét nhau, làm sao con chim có thể ở chung với em được. Trong khi đó, anh cứu con chim, anh rịt vết thương cho nó, anh sưởi ấm cho nó, và anh đang đi kiếm thức ăn cho nó ăn ... vậy thì anh và con chim là những kẻ biết yêu thương nhau, anh và con chim có thể ở chung với nhau ... Như anh đã nói, con chim nó cần anh, chứ nó không cần em.
Sujata vỗ hai tay lại với nhau kêu đốp đốp:
- Thầy nói đúng lắm ! Thầy nói đúng lắm !
Siddhatta quay sang nhìn Svastika:
- Còn con, con thấy lý luận của thầy thế nào ?
Svastika ngẫm nghĩ. Một lát sau nó nói:
- Con ... con cũng thấy thầy có lý. Nhưng con nghĩ rằng ở đời ít ai chịu chấp nhận cái lý ấy. Phần đông người ta theo lý luận của Devadatta hơn.
Siddhatta gật đầu:
- Con nói đúng. Người đời phần lớn đều hùa theo lý luận của Devadatta. Để thầy kể tiếp cho các con nghe. Cuộc tranh chấp giữa thầy và Devadatta không đi đến đâu, vì vậy sau đó được đưa ra giữa những người lớn. Hôm đó có buổi họp trong chiều. Thầy thì ôm con chim, còn Devadatta thì ôm cung tên, cả hai chạy ùa vào nhờ các quan phán xử. Lúc ấy phụ vương của thầy đang ngồi ở giữa buổi chầu. Cuộc đàm luận việc nước phải được tạm ngừng lại. Các quan nghe xong lý luận của Devadatta, thì nghe đến lý luận của thầy. Họ bàn tán phân vân, rất lâu, rất lâu, và chẳng đi đến kết quả gì cả. Số người theo phe Devadatta rất đông. Giữa lúc ấy thì phụ vương của thầy ngứa cổ. Ông ho lên mấy tiếng. Lập tức các quan đều im lặng. Ai cũng nhìn vua. Và sau đó, buồn cười chưa, mội người đều nghĩ lý luận của thầy đúng hơn, và nên giao con chim cho thầy giữ. Devadatta tức lắm.
Thầy được con chim, nhưng cũng không thấy vui mấy. Bởi vì tuy còn nhỏ tuổi, thầy cũng dư sức để biết rằng sự thắng cuộc của thầy không được vẻ vang. Người ta vì nể phụ vương thầy mà cho thầy thắng cuộc chứ không phải vì họ thấy lý luận của thầy là đúng.
- Buồn quá thầy nhỉ, Sujata buộc miệng.
- Buồn thật. Nhưng lúc đó nghĩ đến sự an toàn của con chim, thầy cũng cảm thấy được an ủi ít nhiều. Nếu không thì con chim đã bị đưa xuống nhà bếp để làm thịt rồi.
- Ở đời, ít người biết nhìn bằng con mắt thương yêu. Vì vậy họ ác độc với nhau, họ không tha thứ cho nhau. Hồi ấy tuy mới có chín tuổi, thầy đã thấy được điều đó. Những kẻ yếu đuối và đứng ở cô thế thường thường là dễ bị bắt nạt và làm hại. Lý luận của thầy hồi đó, bây giờ thầy vẫn thấy có giá trị. Đó là lý luận của tình thương yêu và sự hiểu biết. Đó là sự thật có thể làm vơi bớt nỗi khổ của mọi loài. Dù số đông không công nhận thì đó vẫn là sự thật. Cho nên thầy đã dặn các con, các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể đứng về phía sự thật mà bảo vệ sự thật.
- Còn con chim, sau đó nó ra sao, hả thầy ? Sujata hỏi.
- Thầy nuôi con chim được bốn ngày. Khi thấy vết thương nơi cánh của nó đã lành hẳn, thầy đã thả nó ra. Thầy đã dặn nó bay thật xa để đừng bị Devadatta bắn rơi một lần nữa.
Siddhatta nhìn hai đứa trẻ ngồi trước mặt mình. Cả hai đứa đang ngồi trầm ngâm, không nói năng gì. Ông lên tiếng:
- Sujata, đã đến lúc con phải về nhà kẻo mẹ con đợi. Svastika, con đi chăm sóc đàn trâu của con đi. Và nếu chưa cắt đủ cỏ thì con hãy cắt. Ôm cỏ mà con cho thầy hôm qua, thầy đã trải làm nệm ngồi, tốt lắm. Đêm qua và sáng hôm nay thầy ngồi thiền rất thành công và thầy đã đạt tới nhiều cái thấy quan trọng. Công đức của con không phải là nhỏ. Chừng nào thầy đạt được đạo quả viên mãn, thầy sẽ đem dạy cho các con. Đến giờ thầy thiền tọa rồi.
Svastika nhìn xuống. Quả thật ôm cỏ đã được Siddhatta trải làm nệm ngồi. Các lá cỏ đã cuốn tròn lại nhưng chắc chắn là cỏ còn mềm. Cậu bé nghĩ là cứ ba hôm một lần, cậu có thể dâng cho thầy một ôm cỏ mới. Cậu đứng dậy cùng với Sujata, cậu chắp tay bái chào Siddhatta.
Sujata về nhà, còn Svastika thì lùa trâu về lại bờ sông cho trâu ăn cỏ.
Qua bên kia sông, Svastika giở nắm cơm mà Bala đã gói cho nó từ hồi sáng trong một tờ lá chuối. Vừa định bốc cơm ăn thì nó nhớ đến vị sa môn trong rừng. Nó nhớ đến Siddhatta. “Mình có thể đem cơm này chia sẻ với người ấy. Người ấy chắc là sẽ không chê cơm của mình là hèn mọn đâu” - nghĩ như thế, Svastika gói nắm cơm trở lại. Nó lùa đàn trâu về ăn phía cửa rừng. Rồi nó theo lối cũ, tìm về chốn gặp gỡ chiều qua.
Từ xa, nó đã thấy dáng của Siddhatta, ngồi dưới gốc cây đại thọ pippala. Nhưng Siddhatta không ngồi một mình. Trước mặt Siddhatta còn có một người khác. Đó là một cô bé trạc tuổi Svastika, ăn mặc rất tươm tất. Cô bé vận sari màu trắng đang ngồi nhìn Svastika ăn cơm. Svastika dừng lại. Nhưng Svastika đã ngửng lên, và đã trông thấy Svastika.
- Svastika ! Người ấy vừa gọi vừa đưa tay vẫy ra hiệu cho nó lại gần. Cô bé cũng nhìn ra. Svastika nhận ra cô bé này. Nó chưa biết tên cô bé nhưng đã gặp cô bé một vài lần trên đường làng. Svastika bước tới gần. Cô bé ngồi xích ra một bên. Siddhatta chỉ một chỗ ngồi trước mặt và ra hiệu cho Svastika ngồi xuống. Trước mặt Siddhatta, có một mảnh lá chuối tươi. Trên mảnh lá chuối là một nắm cơm và một ít muối mè. Siddhatta chỉ mới bẻ nắm cơm ra làm hai chứ chưa bắt đầu ăn.
- Em ăn cơm chưa ? Siddhatta nhìn Svastika.
- Thưa chú, con chưa ăn.
- Vậy chúng ta cùng ăn cơm với nhau cho vui được không ?
Nói xong Siddhatta trao cho Svastika một nắm cơm. Svastika cung kính chắp tay nhưng không nhận. Nó đưa nắm cơm của nó ra:
- Con cũng có đem cơm theo đây.
Rồi nó mở gói cơm. Cơm của Svastika là cơm gạo đỏ không trắng trẻo như cơm của Siddhatta. Với lại nó không có muối mè. Nó chỉ vài hạt muối trắng. Siddhatta mỉm cười nhìn hai đứa trẻ:
- Vậy chúng ta gom lại và cùng ăn chung được không ?
Nói xong Siddhatta lấy một nửa nắm cơm hẩm của Svastika và ăn ngon lành. Svastika hơi bỡ ngỡ, nhưng thấy Siddhatta ăn cơm rất tự nhiên nó cũng đưa cơm lên ăn.
- Cơm của chú dẻo, mềm và thơm lắm, nó nói.
- Đó là cơm của Sujata đem cho, Siddhatta vừa nói vừa nhìn cô bé.
À thì ra cô bé này tên Sujata. Svastika nhìn kỹ lại. Cô bé này lớn hơn mình, có lẽ lớn hơn một hoặc hai tuổi. Hai mắt cô ta to đen lay láy. Svastika ngừng nhai, nói:
- Em có gặp chị một vài lần trên đường làng. Em không biết chị tên Sujata.
Sujata nói:
- Chị là con gái ông hương cả làng Uruvela. Còn em, có phải em là Svastika không ? Thầy Siddhatta vừa kể chuyện em cho chị nghe xong. Này Svastika, em đừng kêu thầy Siddhatta là “chú” nữa. Thầy là sa-môn mà, mình kêu thầy bằng thầy thì đúng hơn.
- Dạ.
Siddhatta ngừng nhai nhìn hai đứa trẻ mỉm cười.
- Như vậy là ta khỏi giới thiệu hai con với nhau. Này các con, thầy thường ăn cơm trong im lặng. Những hạt cơm và những hạt mè mà các con đem đến quý giá vô cùng. Ta muốn ăn cơm trong im lặng để thấy được giá trị của những hạt ấy. Sujata, chắc con ít có dịp được ăn cơm gạo đỏ. Có thể là con đã ăn cơm rồi, nhưng con nên ăn một miếng cơm gạo đỏ của Svastika đem đến. Ngon lắm đó con. Bây giờ chúng ta nên im lặng mà ăn. Xong bữa cơm thầy sẽ nói chuyện cho hai con nghe.
Siddhatta bẻ một miếng cơm từ nắm cơm của Svastika và trao cho Sujata. Cô bé chắp tay thành búp sen, kính cẩn nhận lấy. Ba người lặng lẽ ngồi ăn cơm trong cảnh rừng trưa u tịch. Sau khi cơm và muối mè đã hết, Sujata thu lượm các mảnh lá chuối lại. Cô lấy bình nước trong để bên cạnh, rót vào một cái bát bằng đá duy nhất mà cô đem theo và dâng lên. Siddhatta tiếp nhận bát nước và trịnh trọng đưa mời Svastika. Svastika vội nói:
- Con xin mời chú, à quên ... mời thầy uống trước.
Siddhatta nhìn nó, ôn tồn nói:
- Con uống trước. Thầy muốn con uống trước. Và ông nâng bát lên bằng cả hai tay.
Svastika hơi luống cuống nhưng không còn cách nào từ chối. Nó chắp tay lại, đón lấy bát nước và đưa lên uống một mạch cạn chén, rồi trao bát lại cho Siddhatta, cũng bằng hai tay. Siddhatta chìa bát ra để Sujata rót bát thứ hai. Khi bát nước đã đầy ông nâng lên với dáng điệu cung kính và thong thả uống từng ngụm nhỏ. Uống xong bát nước, Siddhatta lại chìa bát ra để Sujata rót cho bát thứ ba. Bát này Siddhatta đưa lên mời Sujata. Sujata đặt bình nước xuống trước mặt. Cô chắp hai tay và nhận lấy bát nước. Hồi nãy đến giờ mắt Sujata không ngừng quan sát hai người. Bây giờ cô mới nâng bát nước lên và uống từng ngụm nhỏ giống như Siddhatta vừa uống. Sujata ý thức rằng đây là lần đầu tiên cô đã uống nước từ một cái bát mà một người thuộc hạng ngoại cấp đã uống. Siddhatta là thầy mình. Ông đã uống thì tại sao mình lại không uống ? Tuy nhiên, cô bé không hề có cảm tưởng mình bị ô nhiễm. Bất giác cô đưa tay trái của cô ra, và sờ vào đầu tóc của cậu bé chăn trâu ngồi bên cạnh.
Cử chỉ rất bất ngờ, khiến cho Svastika không tránh kịp, Sujata đã chạm được vào đầu Svastika. Tay phải cô bé vẫn còn nâng bát nước. Sujata thu tay trái lại. Với hai tay cô nâng bát lên và uống hết nước trong chiếc bát. Cuối cùng cô bưng bát đặt xuống gốc cây, và nhìn hai người, mỉm cười. Siddhatta gật đầu:
- Các con đã hiểu được lời ta nói. Con người sinh ra không có giai cấp. Nước mắt của người nào cũng mặn, máu của người nào cũng đỏ. Chia người ra thành giai cấp để mà kỳ thị lẫn nhau đó là một điều sai lầm. Thầy đã thấy được điều đó trong khi thầy thiền quán.
Sujata trang nghiêm:
- Chúng con là học trò của thầy và chúng con tin lời thầy dạy. Nhưng ở đời hình như không có ai nghĩ như thầy hết. Ai cũng tin rằng những người sudra và những người ngoại cấp đã được sinh ra từ bàn chân của chúa trời Phạm Thiên. Kinh điểm cũng nói như vậy. Có ai dám nghĩ khác hơn đâu.
- Thầy biết. Nhưng sự thật là sự thật, dù không có ai tin theo. Một điều sai lầm mà được hàng triệu người tin theo thì cũng là một điều sai lầm. Các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể sống theo sự thật.
Để thầy kể chuyện này cho các con nghe. Hồi đó thầy mới có chín tuổi. Một hôm thầy đang chơi thơ thẩn một mình ở trong vườn thì có một con chim thiên nga từ trên trời rơi xuống, ngay trước mặt thầy. Con chim có vẻ đau đớn lắm. Nó quằn quại trên mặt đất. Thầy chạy tới ôm nó lên, và thấy có một mũi tên cắm sâu vào cánh nó. Thầy cầm mũi tên trong tay, ngậm miệng lại, và rút mạnh mũi tên ra. Con chim run bắn lên, và máu rỉ ra ướt đỏ cả cánh chim. Thầy vội lấy ngón tay cái ấn lên trên vết thương cho máu ngưng chảy. Ôm con chim trong tay, thầy chạy vào nhà trong đi tìm cô cung nữ Sundari. Thầy nhờ cô đi hái một nắm lá dâu nhai nhỏ và rịt lên vết thương của con chim. Con chim run rẩy. Hình như nó bị lạnh. Thầy cởi chiếc áo lông cừu ra, bọc chim vào cho chim ấm, và đặt chim gần lò sưởi.
Siddhatta ngưng lại, nhìn Svastika:
- Svastika, ta chưa nói cho con biết là hồi đó ta là hoàng thái tử, con vua Suddhodana ở thành Kapilavatthu. Điều này Sujata đã biết rồi.
Thầy đang định đi kiếm cơm nguội cho chim ăn thì Devadatta đẩy cửa chạy vào, Devadatta là em chú bác của ta, hồi đó tám tuổi. Tay Devadatta còn cầm cung và tên. Devadatta hỏi:
- Siddhatta, anh có thấy một con chim trắng rơi xuống đâu đây không ?
Ta chưa kịp trả lời thì Devadatta đã nhìn thấy con chim để gần lò sưởi ngự. Nó định chạy tới giành lấy con chim. Ta vội ngăn nó lại:
- Em không được lấy con chim. Con chim này là của anh.
Devadattakhông chịu:
- Con chim ấy là của em. Chính em bắn nó rơi xuống.
Lúc đó ta đứng chận trước mặt Devadatta, cương quyết không cho nó rờ tới con chim. Ta nói:
- Con chim này bị thương. Anh cứu nó. Anh che chở cho nó. Nó cần anh, chứ nó không cần em.
Devadatta là một đứa em cũng cứng đầu lắm, nó có chịu thua đâu. Nó lại là một đứa trẻ thông minh. Nó lý luận:
- Này nhé, anh nghe đây. Con chim này, khi nó còn bay trên trời, thì nó không thuộc về ai cả. Em bắn nó rơi xuống, thì lý đương nhiên nó thuộc về em.
Nghe nói như thế, thầy tức lắm. Lý luận của nó có vẻ vững chãi đanh thép, nhưng thầy thấy nó có một cái gì sai sai ở trong ấy mà không biết đích xác là sai ở chỗ nào. Thầy thấy nghẹn cả họng, và rất muốn thụi nó một cái thật mạnh vào vai, nhưng thầy đã không làm thế, thầy cũng không biết tại sao. Bỗng nhiên thầy tìm thấy được cách trả lời Devadatta. Thầy nói:
- Em cũng nghe anh nói đây. Thói thường, những kẻ thương yêu nhau mới ở chung với nhau, còn những kẻ ghét bỏ nhau thì không bao giờ sống chung với nhau. Em có ý dữ muốn bắn giết con chim, như vậy em và con chim là những kẻ thù ghét nhau, làm sao con chim có thể ở chung với em được. Trong khi đó, anh cứu con chim, anh rịt vết thương cho nó, anh sưởi ấm cho nó, và anh đang đi kiếm thức ăn cho nó ăn ... vậy thì anh và con chim là những kẻ biết yêu thương nhau, anh và con chim có thể ở chung với nhau ... Như anh đã nói, con chim nó cần anh, chứ nó không cần em.
Sujata vỗ hai tay lại với nhau kêu đốp đốp:
- Thầy nói đúng lắm ! Thầy nói đúng lắm !
Siddhatta quay sang nhìn Svastika:
- Còn con, con thấy lý luận của thầy thế nào ?
Svastika ngẫm nghĩ. Một lát sau nó nói:
- Con ... con cũng thấy thầy có lý. Nhưng con nghĩ rằng ở đời ít ai chịu chấp nhận cái lý ấy. Phần đông người ta theo lý luận của Devadatta hơn.
Siddhatta gật đầu:
- Con nói đúng. Người đời phần lớn đều hùa theo lý luận của Devadatta. Để thầy kể tiếp cho các con nghe. Cuộc tranh chấp giữa thầy và Devadatta không đi đến đâu, vì vậy sau đó được đưa ra giữa những người lớn. Hôm đó có buổi họp trong chiều. Thầy thì ôm con chim, còn Devadatta thì ôm cung tên, cả hai chạy ùa vào nhờ các quan phán xử. Lúc ấy phụ vương của thầy đang ngồi ở giữa buổi chầu. Cuộc đàm luận việc nước phải được tạm ngừng lại. Các quan nghe xong lý luận của Devadatta, thì nghe đến lý luận của thầy. Họ bàn tán phân vân, rất lâu, rất lâu, và chẳng đi đến kết quả gì cả. Số người theo phe Devadatta rất đông. Giữa lúc ấy thì phụ vương của thầy ngứa cổ. Ông ho lên mấy tiếng. Lập tức các quan đều im lặng. Ai cũng nhìn vua. Và sau đó, buồn cười chưa, mội người đều nghĩ lý luận của thầy đúng hơn, và nên giao con chim cho thầy giữ. Devadatta tức lắm.
Thầy được con chim, nhưng cũng không thấy vui mấy. Bởi vì tuy còn nhỏ tuổi, thầy cũng dư sức để biết rằng sự thắng cuộc của thầy không được vẻ vang. Người ta vì nể phụ vương thầy mà cho thầy thắng cuộc chứ không phải vì họ thấy lý luận của thầy là đúng.
- Buồn quá thầy nhỉ, Sujata buộc miệng.
- Buồn thật. Nhưng lúc đó nghĩ đến sự an toàn của con chim, thầy cũng cảm thấy được an ủi ít nhiều. Nếu không thì con chim đã bị đưa xuống nhà bếp để làm thịt rồi.
- Ở đời, ít người biết nhìn bằng con mắt thương yêu. Vì vậy họ ác độc với nhau, họ không tha thứ cho nhau. Hồi ấy tuy mới có chín tuổi, thầy đã thấy được điều đó. Những kẻ yếu đuối và đứng ở cô thế thường thường là dễ bị bắt nạt và làm hại. Lý luận của thầy hồi đó, bây giờ thầy vẫn thấy có giá trị. Đó là lý luận của tình thương yêu và sự hiểu biết. Đó là sự thật có thể làm vơi bớt nỗi khổ của mọi loài. Dù số đông không công nhận thì đó vẫn là sự thật. Cho nên thầy đã dặn các con, các con phải có thật nhiều can đảm mới có thể đứng về phía sự thật mà bảo vệ sự thật.
- Còn con chim, sau đó nó ra sao, hả thầy ? Sujata hỏi.
- Thầy nuôi con chim được bốn ngày. Khi thấy vết thương nơi cánh của nó đã lành hẳn, thầy đã thả nó ra. Thầy đã dặn nó bay thật xa để đừng bị Devadatta bắn rơi một lần nữa.
Siddhatta nhìn hai đứa trẻ ngồi trước mặt mình. Cả hai đứa đang ngồi trầm ngâm, không nói năng gì. Ông lên tiếng:
- Sujata, đã đến lúc con phải về nhà kẻo mẹ con đợi. Svastika, con đi chăm sóc đàn trâu của con đi. Và nếu chưa cắt đủ cỏ thì con hãy cắt. Ôm cỏ mà con cho thầy hôm qua, thầy đã trải làm nệm ngồi, tốt lắm. Đêm qua và sáng hôm nay thầy ngồi thiền rất thành công và thầy đã đạt tới nhiều cái thấy quan trọng. Công đức của con không phải là nhỏ. Chừng nào thầy đạt được đạo quả viên mãn, thầy sẽ đem dạy cho các con. Đến giờ thầy thiền tọa rồi.
Svastika nhìn xuống. Quả thật ôm cỏ đã được Siddhatta trải làm nệm ngồi. Các lá cỏ đã cuốn tròn lại nhưng chắc chắn là cỏ còn mềm. Cậu bé nghĩ là cứ ba hôm một lần, cậu có thể dâng cho thầy một ôm cỏ mới. Cậu đứng dậy cùng với Sujata, cậu chắp tay bái chào Siddhatta.
Sujata về nhà, còn Svastika thì lùa trâu về lại bờ sông cho trâu ăn cỏ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)