V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Nhân quả là gì ?

` Trưởng lão Thích Thông Lạc, trích ĐVXP.6, TG.2013, tr.65-74
` Nguồn: Sách: Đường Về Xứ Phật - Tập 6



● CON NGƯỜI TỪ ĐÂU SANH RA ?

Con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, chết đi về nhân quả.

Các tôn giáo khác, thường có câu hỏi: “Con người từ đâu sanh ra, sau khi chết con người đi về đâu ?”. Có tôn giáo cho con người sanh từ đấng Tạo Hóa, có tôn giáo cho con người sanh ra từ khí Âm và khí Dương, có tôn giáo cho con người sanh ra từ Ðại Ngã, có tôn giáo cho con người từ Bản Thể Vạn Hữu sanh ra, có tôn giáo cho con người sanh ra từ miệng Phạm Thiên, có tôn giáo cho con người do đức Chúa Trời sinh ra, v.v.v.

Tất cả những giả thuyết trên đúng hay sai chúng ta không có ý kiến, nhưng trong tôn giáo Phật giáo, đức Phật đã xác định: “Con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, và chết trở về nhân quả”. Ðó là lời xác quyết rất hùng hồn, chỉ vì Ngài đứng trên lập trường “duyên hợp” của các pháp. Trong thế gian này không có một vật thể nào độc lập riêng lẽ tự nó, tất cả vạn vật sanh ra đều do các duyên hợp mà thành.

Các pháp sanh ra đều phải do có hành động, có hành động mới sanh ra được, nói một cách khác, các duyên hợp lại phải trực tiếp qua các hành động. Hành động không có sự hiểu biết, mà sự hiểu biết có được là nhờ vào tri thức, nhưng tri thức hiểu biết chỉ biết trong giới hạn “hữu hạn” của không gian và thời gian, ngoài giới hạn đó thì tri thức không hiểu rõ, vì thế sự hiểu biết của tri thức còn trong vô minh. Hành động thiện hay ác,tri thức đều không biết, cho nên tri thức tạo tác những hành động thân, miệng, ý khiến cho mình khổ và người khác khổ. Mà hễ có hành động làm nhân tức là có quả.

Phật dạy: “Vô minh sanh hành, hành sanh thức”, vì vậy con người từ hành động vô minh sanh ra, nói cách khác, trả lời cho đúng câu hỏi trên: “Con người từ nhân quả sanh ra !”

● NHÂN QUẢ LÀ GÌ ?

Nhân quả là chữ Hán, nhân có nghĩa là hạt - quả:có nghĩa là trái, gồm chung hai chữ nhân quả lại, theo nghĩa đen của nó là hạt và trái. Hạt giống nào sẽ cho trái nấy, không thể cho trái khác được. Ví dụ hạt cam khi gieo lên thành cây sẽ cho trái cam, hạt chanh sẽ cho trái chanh, không thể nào hạt cam mà cho trái chanh được, cũng như hạt chanh không thể nào cho trái cam được, v.v.v... Còn nghĩa bóng là hành động thiện hay ác, nếu hành động thiện thì được phước báo an vui, còn hành động ác thì phải thọ lấy sự đau khổ, tức là hành động nào sẽ gặt lấy hậu quả của hành động nấy. Ví dụ như hành động trộm cắp thì phải gặt lấy hậu quả của hành động trộm cắp là bị bắt ở tù, hoặc bị người mất của bắt được đánh đập, có khi họ giết chết. Hậu quả của sự tham lam trộm cắp, không những ở trong kiếp hiện tại nghèo nàn, đói khổ mà còn kéo dài trong các kiếp vị lai nữa. Cho nên, nhân quả tham lam đem lại sự nghèo đói bất hạnh. Là con người, chúng ta phải tránh gieo nhân quả trộm cắp, cướp giựt của người khác. Do trong đời nay không tham lam trộm cướp của người khác thì đời sống nó sẽ được no cơm ấm áo, nếu càng gieo nhiều nhân quả tham lam trộm cắp thì đời sống của nó sẽ đói khổ vô cùng và sẽ đói khổ trong nhiều kiếp.

Kẻ làm ác giết hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh thì hậu quả sẽ bị tai ương, bệnh tật, khổ đau, hoạn nạn hoặc bị sự giết hại của kẻ khác, bằng cách này hoặc bằng cách khác, v.v.v… Hành động thiện thì hưởng được phước báo như cơm ăn áo mặc đầy đủ, cuộc sống gặp nhiều may mắn, trong nhà hòa thuận vui tươi, con cái hiếu hạnh, biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ. Còn hành động ác thì thọ khổ như bệnh tật, tai nạn, trong nhà thường rầy rà, bất hòa chẳng an, con cái cãi lời cha mẹ, đi chơi bỏ học hành, trộm cắp tiền của cha mẹ, thường làm gia đình khổ, người khác khổ.

Luật nhân quả rất công bằng và công lý không ai có thể lo lót, hối lộ tiền bạc mà hết khổ được, dù có quyền thế tiền bạc đến đâu, luật nhân quả vẫn công bằng, không tư vị. Vì thế, người gieo nhân ác không thể cầu khẩn chư Phật, chư Bồ Tát hay Ngọc Hoàng Thượng Ðế, cũng như các bậc Thánh Vạn Năng cứu giúp cho mình được. Nên vấn đề cầu an, cầu siêu, cầu xin ban phước lành, … chẳng bao giờ có được, chỉ là một trò lừa bịp lường gạt người khác, chẳng có ích lợi gì mà còn hao tài tốn của vô lối chẳng ích lợi gì cho ai cả.

● NHÂN QUẢ DO ĐÂU MÀ CÓ ?

Nhân quả xuất phát do ba chỗ trong bản thân của mỗi con người, đó là do ba nơi thân, miệng, ý. Ba nơi này là ba nơi nhân quả thường hoạt động khiến cho con người chịu khổ đau cũng như hưởng hạnh phúc, an vui. Hành động thân, hành động miệng và hành động ý đều xuất phát nhân quả thiện hay ác. Nếu xuất phát nhân quả thiện thì người ấy được an vui, thanh thản và hạnh phúc, cuộc sống cơm ăn áo mặc, tiền của dư giả không thiếu hụt, ít tai nạn, ít bệnh tật, thường được mọi người yêu mến và kính trọng, cuộc sống đầy dẫy hạnh phúc an vui, dù bất kỳ ở nơi đâu cũng vậy. Ngược lại, ba nơi ấy xuất phát nhân quả ác, thì người ấy phải chịu nhiều tai ương hoạn nạn, bệnh tật khổ đau kéo đến bủa vây, trong nhà thường xảy rầy rà bất hòa, lúc nào cũng cơm chẳng lành canh chẳng ngon, khiến cho tâm hồn người ấy đau khổ, bất an, v.v.v... Thân, miệng, ý là ba nơi hoạt động của nhân quả. Tạo ác làm mình khổ, người khác khổ và tất cả chúng sanh, tạo thiện giúp mình hết khổ, người khác hết khổ và tất cả chúng sanh hết khổ.

Vậy ai là người chủ động hoạt động tại nơi ba chỗ này ? Ba chỗ này không có người chủ động hoạt động, chỉ có “Vô minh và Minh” chủ động hoạt động mà thôi. Nếu vô minh hoạt động nơi ba chỗ này tạo nhân quả ác, chuyển thành nghiệp lực ác thì con người phải chịu khổ đau tận cùng và tiếp tục tái sanh luân hồi mãi mãi trong vòng nghiệp lực ấy. Nghiệp lực do từ hành động Minh hay Vô minh của thân, miệng, ý đã tạo ra nhân quả hạnh phúc hay khổ đau cho chính mình.

Thấu hiểu được lý duyên hợp của các pháp do vô minh mà định luật nhân quả luân hồi sâu sắc này mới có, nên đức Phật đã dạy chúng ta thấu suốt “Mười hai nhân duyên” do “Vô minh” hợp lại thành một thế giới khổ đau mà con người và chúng sanh phải chịu lấy cái đau khổ này mãi mãi từ đời này sang đời khác vô cùng, vô tận. Muốn thoát khổ của kiếp làm người và thân chúng sanh, Đức Phật đã dạy cho chúng ta “Minh” để thấu suốt lý nhân quả và đập tan “Mười hai nhân duyên”, phá sạch thế giới đau khổ, giải phóng con người thoát khổ, chấm dứt luân hồi, làm chủ sanh tử.

Vì thế, người học Phật mà không có trí tuệ “Minh”, không phá vỡ “Mười hai nhân duyên” thì chỉ là một học giả nghiên cứu giáo pháp của Phật để nói láo ăn tiền. Muốn phá vỡ “Mười hai nhân duyên” người tu sĩ đạo Phật phải rèn luyện cái thấy của mình đối với các pháp bằng “đôi mắt nhân quả” và sống đúng đời sống “phạm hạnh” như Phật, thì mười hai nhân duyên sẽ tan rã, thế giới khổ không còn, người tu sĩ giải thoát hoàn toàn.

● CON NGƯỜI SANH RA DO TỪ BA HÀNH ĐỘNG CỦA THÂN - MIỆNG - Ý

Con người sanh ra do ba hành động thân, miệng, ý của nó trong đời sống trước. Nếu trong ba hành động thân, miệng, ý này do “Vô minh” điều khiển tác động thì thế giới đau khổ của một con người sẽ bắt đầu mở ra. Nếu ba hành động thân, miệng, ý này do “Minh” điều khiển thì thế giới khổ đau của một con người sẽ bắt đầu chấm dứt. Ba nơi này thường tạo ra nghiệp lực của con người theo hành động nhân quả. Như Đức Phật đã dạy cho chúng ta biết, khi con người chết, hoàn toàn không còn một vật gì thường hằng bất di, bất dịch, chỉ còn nghiệp lực thiện hay ác tiếp tục tái sanh mà thôi. Ba nơi thân, miệng, ý này sanh ra nghiệp lực, nghiệp lực này mãi mãi tiếp tục sanh tử luân hồi, cho nên nói do ba hành động này con người từ đó sanh ra là vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét