V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Tái sanh

( Sưu tầm và Tổng hợp )



Phật dạy: “Ta thấy chúng sanh sau khi bỏ thân người, số sanh lên cõi thiên, sanh lại làm người như cặp sừng con bò, còn đọa lạc trong ác đạo nhiều như số lông con bò.”

● AI DẪN CHÚNG TA ĐI TÁI SANH ?

Tất cả chúng sanh, sanh tử tiếp nối không gián đoạn, cho nên Phật ở trên kinh thường nói, chúng sanh sáu cõi sanh tử bì lao, không có ngơi nghỉ. Thân thể này chết đi, thần thức này lại đi đầu thai. Đầu thai thế nào, ai làm chủ thể ? Nghiệp lực làm chủ thể, chúng ta phải hiểu được đạo lý này.

Không phải Thượng Đế làm chủ, cũng không phải vua Diêm La làm chủ, mà là nghiệp lực của chính bạn đang làm chủ bạn. Bạn tạo ra thiện nghiệp, tự nhiên liền đến cõi thiện. Bạn tạo ra ác nghiệp, cũng tự nhiên đi đến ác đạo. Vì sao vậy ?

Xem thấy tạo ác, bạn liền ưa thích, liền đi theo rồi. Đây cũng chính là trong “Dịch Kinh” đã nói: “nhân dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân”, ưa thích làm cái gì, họ luôn có những bạn bè cùng sở thích thường hay tụ hội với nhau. Ở thế gian này họ ưa thích đánh bài thì họ sẽ có một nhóm bạn bè đánh bài, ưa thích đánh bóng chuyền thì họ có một nhóm bạn bè đó. Từng loại từng loại, họ tự nhiên liền sẽ đi đến nơi đó. Chúng ta thì tuyệt đối sẽ không đi đến những nơi đó. Nơi sân bóng chuyền thì chúng ta tuyệt đối sẽ không đi đến. Vì sao vậy ?

Không có hứng thú, đến nơi đó lãng phí thời gian của chúng ta, chúng ta là ngoài nghề, không biết chút nào. Ở nơi nào có giảng Kinh thì chúng ta nhất định đi. Đây gọi là “nhân dĩ tụ loại”. Sau khi chết cũng là như vậy, chúng ta sẽ đi đến những nơi nào mà thường ngày chúng ta ưa thích. Phật thấy điều đó rõ ràng, vì Ngài có Phật nhãn.

● SỰ QUÝ GIÁ ĐƯỢC TÁI SANH LÀM NGƯỜI

Căn cứ cho sự thực hành như thế này là thân người quý giá. Bởi vì thân người rất khó được, ta chớ để mình buông theo sự thản nhiên lười biếng, mà phải dấn thân toàn bộ vào thực hành. Nếu khi thân người có đầy đủ khả năng này, bị thần chết và vô thường giựt mất, ta phải ra đi với hai bàn tay trắng, bấy giờ ta sẽ ra sao ?

Vì thân tướng làm người khó được và dễ mất, ta cần nỗ lực làm cho sự có được thân người trở thành ích dụng trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Một thân làm người với đầy đủ tự do và cơ hội để học và thực hành Pháp là cực kỳ quý hiếm. Nó là dụng cụ, nhờ đó bạn sẽ đạt Giác Ngộ hay nếu không cẩn thận thì một tái sanh thấp kém. Nó có được là do những tích tập công đức và huệ quán, nhất là giữ giới cũng như cầu nguyện cho một tái sanh như vậy. Shantideva đã nói rằng, có được nó cũng hiếm hoi như một con rùa mù sống dưới đáy biển một trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần để chui cổ vào một cái vòng vàng gió thổi dật dờ trên mặt biển. Trong thí dụ này, con rùa là chúng sanh, bị mù vì vô minh của họ, ở dưới đáy biển là những cõi thấp, nổi lên mặt nước là tái sanh, cái vòng vàng là tái sanh quý báu làm người và bị gió thổi dật dờ là những thăng trầm của nghiệp.

Tính theo con số thì một đời làm người là hiếm có. Kinh có nói rằng, số chúng sanh ở địa ngục thì nhiều như cát ở sa mạc ngạ quỷ, như bụi trong không khí, súc sanh thì như sao đêm và làm người thì như sao được thấy lúc ban ngày.

Nếu bạn xem có thể tính ra số người dân trong một nước, nhưng không thể đếm được số thú vật, côn trùng, vi trùng ở đó, bạn sẽ có được đánh giá về điều này. Hơn nữa, trong dân số thế giới, người có lòng tốt còn hiếm hơn, và trong đó, những người có tự do, cơ hội và khuynh hướng theo Pháp lại càng ít. Bởi thế, đã có được sự làm người rất quý giá, chớ hoang phí nó, vì đời người ngắn ngủi. Chớ như một chuyến đi biển tìm kho tàng mà trở về tay không. Chớ ngó ngàng đến lạc thú phù vân, hãy thực hành Pháp và đạt đến hạnh phúc tối hậu vĩnh cửu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét