- Bằng Hư ( Nguồn: Phunutoday.vn )
Là một vị thiền sư quan trọng nhất của dòng thiền Lâm Tế, người đã có công phục hưng lại thiền phái vốn đã bị tàn lụi trước đó nhiều thế kỷ, thiền sư Hakuin Ekaku còn được nhắc tới như một họa sĩ xuất chúng. Chính vì thế, người ta gọi ông là thiền sư vĩ đại “500 năm mới có một người” của nước Nhật. Thế nhưng, có lẽ ít người biết rằng ngay từ khi còn là một cậu nhóc 7-8 tuổi, câu chuyện tu thiền của Hakuin đã là những huyền thoại …
I ●
Hakuin Ekaku sinh năm 1684 ở thời kỳ Edo Nhật Bản. Người ta kể rằng, ngay khi còn là một cậu bé mới lên 8 tuổi, Hakuin bắt đầu có ý định xuất gia. Khi ấy, trong một lần Hakuin theo mẹ lên thăm chùa, cậu bé Hakuin đã được nghe các vị sư ở chùa tụng bài kinh trong đó miêu tả lại cảnh dưới địa ngục. Cảnh địa ngục đau khổ và khủng khiếp trong bài kinh khiến tâm hồn nhạy cảm của Hakuin bị ám ảnh và cậu bé quyết định sẽ đi tu để đạt tới cảnh giới “vào lửa không bị cháy, vào nước không bị chìm”.
Xuất thân trong một gia đình quý tộc nên bố mẹ của Hakuin nhất định không đồng ý cho ông xuất gia đi tu. Tuy nhiên, không sự ngăn cản của cha mẹ không thể làm lung lay được quyết định của Hakuin. Năm 15 tuổi, Hakuin đã vào chùa, cạo đầu xuất gia theo Phật. Mặc xuất gia khi còn rất nhỏ, song Hakuin rất chăm chỉ, cần mẫn, suốt ngày chăm lo tụng niệm kinh Phật. Tuy nhiên, cho đến năm 19 tuổi, vị sư trẻ Hakuin đã gặp phải một vấn đề mà không thể nào giải quyết được khiến cậu mất lòng tin nơi Phật pháp.
Năm đó, Hakuin có đọc một câu chuyện liên quan tới một vị thiền sư nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường tên là Nham Đầu. Chuyện kể rằng, khi còn sống, Nham Đầu từng nói với các đệ tử của mình rằng: “Khi ta chết thì chỉ có một tiếng kêu thảm thiết mà thôi !”. Quả nhiên, sau này Nham Đầu đi đường gặp cướp, khi bị chúng dùng dao chặt đầu giết chết thì ông chỉ hét lên một tiếng, tiếng hét truyền đi cả chục dặm đều nghe thấy.
Câu chuyện của thiền sư Nham Đầu khiến Hakuin cảm thấy rất buồn phiền. Vị sư trẻ nghĩ, nếu ngay cả một cao tăng đắc đạo như Nham Đầu mà cũng không thể tránh khỏi bị bọn cướp đường chặt đầu thì liệu mình có thể thoát được quả báo địa ngục hay không ? Nghĩ tới nghĩ lui, Hakuin vẫn không thể nào giải quyết được triệt để vấn đề của mình. Thậm chí, càng nghĩ, Hakuin càng mất lòng tin nơi Phật pháp nên không còn chăm chỉ tụng kinh niệm Phật như trước nữa mà dành hết thời gian cho văn chương, hội họa. Chính vì thế, sau này, ngoài là một thiền sư, Hakuin còn được người đời ca ngợi như một họa sĩ, một nhà văn và một nhà điêu khắc xuất chúng.
Mọi nghi ngờ của Hakuin chỉ được giải quyết cho đến khi ông gặp thiền sư Maun ở chùa Monoru. Đó là vào một ngày chùa Monoru đem kinh sách ra sân phơi cho khô. Hakuin quyết định đánh cược với thiền sư Maun. Hakuin nói rằng, ông sẽ nhắm mắt lại và lựa chọn một trong số hàng trăm cuốn kinh này. Nếu như lựa chọn được một cuốn kinh điển Nho giáo thì ông sẽ lập chí trở thành một nhà Nho. Còn nếu như lựa chọn được một cuốn kinh điển nhà Phật thì ông sẽ tiếp tục theo đuổi con đường tu hành. Trên thực tế, đây chỉ là một chuyện mà Hakuin bày ra để chơi đùa, song nó cho thấy, chàng trai trẻ khi ấy mới chưa đầy 20 tuổi đang dao động, không biết lựa chọn con đường nào cho mình.
Kết quả là, Hakuin chọn được một cuốn sách có tên là: “THIỀN QUAN SÁCH TIẾN”, một cuốn sách của thiền tông Trung Quốc. Kết quả của chuyện đánh cược này là một sự ngẫu nhiên, tuy nhiên, nếu như người đánh cược sớm quả đoán quyết tâm thì chuyện ngẫu nhiên này sẽ thành chuyện tất nhiên. Hakuin chắc chắn từ rất sớm đã có được sự thấu hiểu này, chính vì vậy, sau lần đánh cược đó, ông bắt đầu chuyên tâm trên con đường tu thiền, và chính nhờ vậy mà người Nhật Bản mới có một thiền sư vĩ đại như sau này.
I I ●
Năm 22 tuổi, khi nghe một câu kinh, Hakuin cho rằng mình đã ngộ ra chân lý của thiền, càng quyết tâm đi tìm phép “an tâm” và tập trung vào công án “Vô”. Ông viết trong cuốn sách “VIỄN LA THIÊN PHỦ” của mình rằng:
“Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên tỉnh ngộ ... Ta tự biết, chính mình là thiền sư Nham Đầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn: Tuyệt vời ! Tuyệt vời ! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì !”
Sau lần đó, Hakuin rất lấy làm kiêu ngạo về khả năng của mình. Ông tự nói với những người bạn của mình rằng: “Trong ba trăm năm qua chưa có ai ngộ đạo một cách dễ dàng và nhanh chóng như ta”. May mắn cho Hakuin, đúng khi ông sinh ra ngạo mạn thì gặp được một thiền sư đang đi ngao du thiên hạ. Khi gặp Hakuin và nghe câu chuyện của ông, vị thiền sư này nói rằng, ông nên đến gặp thiền sư Dokyo Etan ở Shinano thì sẽ vỡ vạc ra nhiều điều. Hakuin khi đó nghĩ rằng, mình là người duy nhất trong thiên hạ này đại ngộ, chẳng còn phải học hỏi ai nữa, nhưng khi nghe vị thiền sư nọ nói vậy, bèn quyết tâm đến gặp thiền sư Dokyo xem sự thể ra sao.
Khi đến được Shinano gặp thiền sư Dokyo, Hakuin vừa kể lại câu chuyện về sự giác ngộ chân lý của mình. Thiền sư Dokyo nghe xong, đưa tay trái giả như nắm lấy rồi ném xuống đất lạnh lùng nói: “Chỉ là một thứ phế thải chả ra làm sao. Đem thứ ngươi thực sự nhìn thấy ra đây”. Nói rồi ông đưa tay phải chìa về phía Hakuin nói: “Nếu có điều gì muốn nói thì nhổ ra đây !”. Hakuin làm động tác nôn ra. Thiền sư Dokyo lại hỏi: “Lý giải thế nào về công án Vô ?”
Hakuin đem tất cả sở học của mình trong thời gian qua ra nói. Vừa nói xong, thiền sư Dokyo đã dùng tay nắm lấy mũi của Hakuin vặn một cái, sau đó vừa kéo vừa nói: “Cái -VÔ- của người mà ta vẫn nắm được đấy !”. Chỉ một câu nói này của Dokyo đã làm tiêu tan tất cả sự ngạo mạn bấy lâu nay của Hakuin. Thực ra, thiền sư Dokyo đã nhận ra cả sự kiêu ngạo lẫn tài năng của Hakuin nên ông muốn Hakuin từ bỏ lòng kiêu ngạo mới có thể tiến sâu vào sự giác ngộ chân lý. Chính vì vậy, mặc dù mỉa mai cách giải thích của Hakuin, song Dokyo vẫn giữ Hakuin làm đệ tử. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, dù Hakuin có cố gắng thế nào, khắc khổ tu luyện ra sao nhưng hễ cứ đứng trước mặt thầy trình bày sở ngộ của mình là bị Dokyo chê rằng: “Một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục”. Mỗi lần bị thầy chê như vậy là lại một lần Hakuin quyết tâm hơn. Và bằng sự nỗ lực không ngừng, cuối cùng Hakuin cũng đạt đến sự giác ngộ.
Đó là vào một hôm, Hakuin cầm bát ra bên ngoài hành khất. Đến cửa một nhà nọ, họ không đồng ý cho nhưng Hakuin lúc đó trong đầu vẫn còn đang mãi nghĩ về câu chuyện trong công án nên không hề để ý đến lời từ chối của gia đình nọ. Vì vậy, ông cứ đứng nguyên trước cửa mà không đi. Chủ hộ thấy Hakuin cứ đứng lỳ ngoài cửa nhà mình, cho rằng ông có ý định chọc giận mình bèn xông ra đánh cho Hakuin một trận. Hakuin bị đánh bất ngờ, ngã xuống đất bất tỉnh. Đến khi thần trí hồi phục trở lại thì Hakuin đã đạt đến cảnh giới đại ngộ. Nhìn thấy Hakuin, thiền sư Dokyo lập tức nói: “Ngươi đã triệt để giác ngộ rồi đó !”.
I I I ●
Sau khi được thiền sư Dokyo ấn chứng trở thành một thiền sư, Hakuin bắt đầu ngao du khắp nơi tiếp tục con đường tu hành của mình, đồng thời truyền bá thiền tông. Với thân thiện gần gũi các phật tử, không hề lấy địa vị một thiền sư ra để giảng giải thuyết pháp, thiền tông mà Hakuin truyền bá là một thứ thiền tông được “đại chúng hóa”. Các công án thiền tông cũng được Hakuin tổng kết biên soạn lại cho dễ hiểu với đại chúng hơn. Chính vì vậy, mặc dù còn rất trẻ, song thiền sư Hakuin được rất nhiều người tìm đến theo học, tiếng tăm lừng lẫy khắp nước Nhật Bản.
Sự thành công trong việc truyền bá thiền tông của ông đã góp phần quan trọng vào việc phục hưng lại dòng thiền Lâm Tế, đã bị tàn lụi từ thế kỷ 14. Đây chính là lý do người ta gọi Hakuin là vị thiền sư vĩ đại nhất của Nhật Bản mà “500 năm mới có một người”. Trong thời gian truyền bá thiền tông, Hakuin đã để lại rất nhiều sự tích thú vị, trong đó có câu chuyện ông nuôi con cho người khác được nhiều người nhắc tới nhất như một sự ca tụng công đức của ông.
Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, ở một nhà bán vải cách thiền viện của Hakuin không xa, có cô con gái chửa hoang. Sợ nói ra tên người bạn trai thì anh ta sẽ bị cha mình đánh cho tới chết nên cô gái nhất định không chịu nói nửa lời. Sau đó, không chịu được sự tra hỏi bức ép của cha, cô gái bèn nghĩ tới thiền sư Hakuin, người mà cha cô rất sùng kính nên nói rằng: “Đứa trẻ trong bụng con chính là của thiền sư Hakuin đấy !”.
Cha cô gái nghe xong sững cả người, thiền sư Hakuin là người mà ông ta tôn kính, làm sao lại có thể có chuyện đó được. Nghĩ vậy, nhưng không còn cách nào khác, người cha mang con gái tới gặp thiền sư Hakuin. Thiền sư nghe xong, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Thế à ?”. Cha mẹ cô gái thấy thái độ của Hakuin rất bình thản, cũng không làm lớn chuyện nữa. Đến khi cô gái sinh con ra, họ liền mang đứa trẻ tới thiền viện của Hakuin nói: “Đây là nghiệt chủng của ông, trả lại cho ông đấy !”.
Sự việc sau đó được truyền ra bên ngoài, những người trong vùng ai cũng chê bai dè bỉu thiền sư Hakuin, nói rằng ông đường đường bệ bệ thế mà tâm địa thấp hèn. Mặc dù bị người đời dè bỉu, song Hakuin vẫn không cố thanh minh, ngược lại âm thầm nuôi dưỡng đứa bé. Hơn một năm sau, cô gái nọ không chịu được sự cắn rứt của lương tâm nên nói ra toàn bộ sự thực. Cha mẹ cô nghe xong, vô cùng hối hận, cả nhà từ lớn tới nhỏ kéo lên chùa xin lỗi Hakuin. Thiền sư nghe xong, cũng chỉ nói có một câu: “Thế à ?”, thế rồi đưa trả đứa bé về với mẹ của nó. Người ta nói rằng, dù thiền sư Hakuin chỉ nói có một câu nhưng cũng đủ thấy sự giác ngộ của ông tới mức độ nào.
I ●
Hakuin Ekaku sinh năm 1684 ở thời kỳ Edo Nhật Bản. Người ta kể rằng, ngay khi còn là một cậu bé mới lên 8 tuổi, Hakuin bắt đầu có ý định xuất gia. Khi ấy, trong một lần Hakuin theo mẹ lên thăm chùa, cậu bé Hakuin đã được nghe các vị sư ở chùa tụng bài kinh trong đó miêu tả lại cảnh dưới địa ngục. Cảnh địa ngục đau khổ và khủng khiếp trong bài kinh khiến tâm hồn nhạy cảm của Hakuin bị ám ảnh và cậu bé quyết định sẽ đi tu để đạt tới cảnh giới “vào lửa không bị cháy, vào nước không bị chìm”.
Xuất thân trong một gia đình quý tộc nên bố mẹ của Hakuin nhất định không đồng ý cho ông xuất gia đi tu. Tuy nhiên, không sự ngăn cản của cha mẹ không thể làm lung lay được quyết định của Hakuin. Năm 15 tuổi, Hakuin đã vào chùa, cạo đầu xuất gia theo Phật. Mặc xuất gia khi còn rất nhỏ, song Hakuin rất chăm chỉ, cần mẫn, suốt ngày chăm lo tụng niệm kinh Phật. Tuy nhiên, cho đến năm 19 tuổi, vị sư trẻ Hakuin đã gặp phải một vấn đề mà không thể nào giải quyết được khiến cậu mất lòng tin nơi Phật pháp.
Năm đó, Hakuin có đọc một câu chuyện liên quan tới một vị thiền sư nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường tên là Nham Đầu. Chuyện kể rằng, khi còn sống, Nham Đầu từng nói với các đệ tử của mình rằng: “Khi ta chết thì chỉ có một tiếng kêu thảm thiết mà thôi !”. Quả nhiên, sau này Nham Đầu đi đường gặp cướp, khi bị chúng dùng dao chặt đầu giết chết thì ông chỉ hét lên một tiếng, tiếng hét truyền đi cả chục dặm đều nghe thấy.
Câu chuyện của thiền sư Nham Đầu khiến Hakuin cảm thấy rất buồn phiền. Vị sư trẻ nghĩ, nếu ngay cả một cao tăng đắc đạo như Nham Đầu mà cũng không thể tránh khỏi bị bọn cướp đường chặt đầu thì liệu mình có thể thoát được quả báo địa ngục hay không ? Nghĩ tới nghĩ lui, Hakuin vẫn không thể nào giải quyết được triệt để vấn đề của mình. Thậm chí, càng nghĩ, Hakuin càng mất lòng tin nơi Phật pháp nên không còn chăm chỉ tụng kinh niệm Phật như trước nữa mà dành hết thời gian cho văn chương, hội họa. Chính vì thế, sau này, ngoài là một thiền sư, Hakuin còn được người đời ca ngợi như một họa sĩ, một nhà văn và một nhà điêu khắc xuất chúng.
Mọi nghi ngờ của Hakuin chỉ được giải quyết cho đến khi ông gặp thiền sư Maun ở chùa Monoru. Đó là vào một ngày chùa Monoru đem kinh sách ra sân phơi cho khô. Hakuin quyết định đánh cược với thiền sư Maun. Hakuin nói rằng, ông sẽ nhắm mắt lại và lựa chọn một trong số hàng trăm cuốn kinh này. Nếu như lựa chọn được một cuốn kinh điển Nho giáo thì ông sẽ lập chí trở thành một nhà Nho. Còn nếu như lựa chọn được một cuốn kinh điển nhà Phật thì ông sẽ tiếp tục theo đuổi con đường tu hành. Trên thực tế, đây chỉ là một chuyện mà Hakuin bày ra để chơi đùa, song nó cho thấy, chàng trai trẻ khi ấy mới chưa đầy 20 tuổi đang dao động, không biết lựa chọn con đường nào cho mình.
Kết quả là, Hakuin chọn được một cuốn sách có tên là: “THIỀN QUAN SÁCH TIẾN”, một cuốn sách của thiền tông Trung Quốc. Kết quả của chuyện đánh cược này là một sự ngẫu nhiên, tuy nhiên, nếu như người đánh cược sớm quả đoán quyết tâm thì chuyện ngẫu nhiên này sẽ thành chuyện tất nhiên. Hakuin chắc chắn từ rất sớm đã có được sự thấu hiểu này, chính vì vậy, sau lần đánh cược đó, ông bắt đầu chuyên tâm trên con đường tu thiền, và chính nhờ vậy mà người Nhật Bản mới có một thiền sư vĩ đại như sau này.
I I ●
Năm 22 tuổi, khi nghe một câu kinh, Hakuin cho rằng mình đã ngộ ra chân lý của thiền, càng quyết tâm đi tìm phép “an tâm” và tập trung vào công án “Vô”. Ông viết trong cuốn sách “VIỄN LA THIÊN PHỦ” của mình rằng:
“Một đêm nọ, khi nghe tiếng chuông chùa vang, ta hoát nhiên tỉnh ngộ ... Ta tự biết, chính mình là thiền sư Nham Đầu, chẳng mang thương tích gì trong tam thế. Tất cả mọi lo sợ đeo đuổi từ xưa bỗng nhiên biến mất. Ta gọi lớn: Tuyệt vời ! Tuyệt vời ! Chẳng cần vượt khỏi sinh tử, chẳng cần giác ngộ. Một ngàn bảy trăm công án chẳng có giá trị gì !”
Sau lần đó, Hakuin rất lấy làm kiêu ngạo về khả năng của mình. Ông tự nói với những người bạn của mình rằng: “Trong ba trăm năm qua chưa có ai ngộ đạo một cách dễ dàng và nhanh chóng như ta”. May mắn cho Hakuin, đúng khi ông sinh ra ngạo mạn thì gặp được một thiền sư đang đi ngao du thiên hạ. Khi gặp Hakuin và nghe câu chuyện của ông, vị thiền sư này nói rằng, ông nên đến gặp thiền sư Dokyo Etan ở Shinano thì sẽ vỡ vạc ra nhiều điều. Hakuin khi đó nghĩ rằng, mình là người duy nhất trong thiên hạ này đại ngộ, chẳng còn phải học hỏi ai nữa, nhưng khi nghe vị thiền sư nọ nói vậy, bèn quyết tâm đến gặp thiền sư Dokyo xem sự thể ra sao.
Khi đến được Shinano gặp thiền sư Dokyo, Hakuin vừa kể lại câu chuyện về sự giác ngộ chân lý của mình. Thiền sư Dokyo nghe xong, đưa tay trái giả như nắm lấy rồi ném xuống đất lạnh lùng nói: “Chỉ là một thứ phế thải chả ra làm sao. Đem thứ ngươi thực sự nhìn thấy ra đây”. Nói rồi ông đưa tay phải chìa về phía Hakuin nói: “Nếu có điều gì muốn nói thì nhổ ra đây !”. Hakuin làm động tác nôn ra. Thiền sư Dokyo lại hỏi: “Lý giải thế nào về công án Vô ?”
Hakuin đem tất cả sở học của mình trong thời gian qua ra nói. Vừa nói xong, thiền sư Dokyo đã dùng tay nắm lấy mũi của Hakuin vặn một cái, sau đó vừa kéo vừa nói: “Cái -VÔ- của người mà ta vẫn nắm được đấy !”. Chỉ một câu nói này của Dokyo đã làm tiêu tan tất cả sự ngạo mạn bấy lâu nay của Hakuin. Thực ra, thiền sư Dokyo đã nhận ra cả sự kiêu ngạo lẫn tài năng của Hakuin nên ông muốn Hakuin từ bỏ lòng kiêu ngạo mới có thể tiến sâu vào sự giác ngộ chân lý. Chính vì vậy, mặc dù mỉa mai cách giải thích của Hakuin, song Dokyo vẫn giữ Hakuin làm đệ tử. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, dù Hakuin có cố gắng thế nào, khắc khổ tu luyện ra sao nhưng hễ cứ đứng trước mặt thầy trình bày sở ngộ của mình là bị Dokyo chê rằng: “Một chúng sinh đáng thương sống trong địa ngục”. Mỗi lần bị thầy chê như vậy là lại một lần Hakuin quyết tâm hơn. Và bằng sự nỗ lực không ngừng, cuối cùng Hakuin cũng đạt đến sự giác ngộ.
Đó là vào một hôm, Hakuin cầm bát ra bên ngoài hành khất. Đến cửa một nhà nọ, họ không đồng ý cho nhưng Hakuin lúc đó trong đầu vẫn còn đang mãi nghĩ về câu chuyện trong công án nên không hề để ý đến lời từ chối của gia đình nọ. Vì vậy, ông cứ đứng nguyên trước cửa mà không đi. Chủ hộ thấy Hakuin cứ đứng lỳ ngoài cửa nhà mình, cho rằng ông có ý định chọc giận mình bèn xông ra đánh cho Hakuin một trận. Hakuin bị đánh bất ngờ, ngã xuống đất bất tỉnh. Đến khi thần trí hồi phục trở lại thì Hakuin đã đạt đến cảnh giới đại ngộ. Nhìn thấy Hakuin, thiền sư Dokyo lập tức nói: “Ngươi đã triệt để giác ngộ rồi đó !”.
I I I ●
Sau khi được thiền sư Dokyo ấn chứng trở thành một thiền sư, Hakuin bắt đầu ngao du khắp nơi tiếp tục con đường tu hành của mình, đồng thời truyền bá thiền tông. Với thân thiện gần gũi các phật tử, không hề lấy địa vị một thiền sư ra để giảng giải thuyết pháp, thiền tông mà Hakuin truyền bá là một thứ thiền tông được “đại chúng hóa”. Các công án thiền tông cũng được Hakuin tổng kết biên soạn lại cho dễ hiểu với đại chúng hơn. Chính vì vậy, mặc dù còn rất trẻ, song thiền sư Hakuin được rất nhiều người tìm đến theo học, tiếng tăm lừng lẫy khắp nước Nhật Bản.
Sự thành công trong việc truyền bá thiền tông của ông đã góp phần quan trọng vào việc phục hưng lại dòng thiền Lâm Tế, đã bị tàn lụi từ thế kỷ 14. Đây chính là lý do người ta gọi Hakuin là vị thiền sư vĩ đại nhất của Nhật Bản mà “500 năm mới có một người”. Trong thời gian truyền bá thiền tông, Hakuin đã để lại rất nhiều sự tích thú vị, trong đó có câu chuyện ông nuôi con cho người khác được nhiều người nhắc tới nhất như một sự ca tụng công đức của ông.
Chuyện kể rằng, thời bấy giờ, ở một nhà bán vải cách thiền viện của Hakuin không xa, có cô con gái chửa hoang. Sợ nói ra tên người bạn trai thì anh ta sẽ bị cha mình đánh cho tới chết nên cô gái nhất định không chịu nói nửa lời. Sau đó, không chịu được sự tra hỏi bức ép của cha, cô gái bèn nghĩ tới thiền sư Hakuin, người mà cha cô rất sùng kính nên nói rằng: “Đứa trẻ trong bụng con chính là của thiền sư Hakuin đấy !”.
Cha cô gái nghe xong sững cả người, thiền sư Hakuin là người mà ông ta tôn kính, làm sao lại có thể có chuyện đó được. Nghĩ vậy, nhưng không còn cách nào khác, người cha mang con gái tới gặp thiền sư Hakuin. Thiền sư nghe xong, chỉ nhẹ nhàng nói một câu: “Thế à ?”. Cha mẹ cô gái thấy thái độ của Hakuin rất bình thản, cũng không làm lớn chuyện nữa. Đến khi cô gái sinh con ra, họ liền mang đứa trẻ tới thiền viện của Hakuin nói: “Đây là nghiệt chủng của ông, trả lại cho ông đấy !”.
Sự việc sau đó được truyền ra bên ngoài, những người trong vùng ai cũng chê bai dè bỉu thiền sư Hakuin, nói rằng ông đường đường bệ bệ thế mà tâm địa thấp hèn. Mặc dù bị người đời dè bỉu, song Hakuin vẫn không cố thanh minh, ngược lại âm thầm nuôi dưỡng đứa bé. Hơn một năm sau, cô gái nọ không chịu được sự cắn rứt của lương tâm nên nói ra toàn bộ sự thực. Cha mẹ cô nghe xong, vô cùng hối hận, cả nhà từ lớn tới nhỏ kéo lên chùa xin lỗi Hakuin. Thiền sư nghe xong, cũng chỉ nói có một câu: “Thế à ?”, thế rồi đưa trả đứa bé về với mẹ của nó. Người ta nói rằng, dù thiền sư Hakuin chỉ nói có một câu nhưng cũng đủ thấy sự giác ngộ của ông tới mức độ nào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét