V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Nỗi đau

- Như Hải

Con người ta sinh ra trên trái đất này là để trải nghiệm tất cả những bài học được-mất, sướng-khổ, buồn-vui, trải nghiệm những điều bất hạnh nhất trên đời, cũng như những giây phút thăng hoa của cuộc sống. Nếu ai đó nói người đó chưa bao giờ bị đau đớn, thì chỉ là người … ngoài hành tinh thôi !



Nỗi đau không bao giờ giống nhau, nhưng có chung một điểm, đó là nó làm cho tâm thức ta như bị “trúng đạn”. Nhưng cũng nhờ đó, ta như người mê, tỉnh ra và biết rõ ta đang đau đớn đến nhường nào. Tính biết trong ta nhờ thế dẫn ta trở lại giây phút hiện tại. Ta trở nên bình tĩnh và suy xét chính xác hơn về nỗi đau của chính mình.

Mình còn nhớ ngày bé khi bị ốm khá nặng. Lúc nằm trên giường nhìn mọi thứ xung quanh cứ như qua lăng kính vàng hoe. Cơ thể mình lúc đấy bồng bềnh như ở hư không. Nhưng cũng lúc ấy mình cảm thấy rất rõ ràng mọi thứ đang xảy đến, này sốt, này mồ hôi, mệt, tim đập thình thịch … Mình cũng từng chứng kiến người cậu ruột của mình bị ung thư gan giai đoạn cuối. Từ ngày biết đến ngày ra đi chỉ khoảng ba tháng. Có những khi đau tới mức cậu phải rên lên khe khẽ, quằn quại trên giường. Cơ thể hồng hào ngày nào teo tóp rất nhanh. Thế nhưng cậu luôn lạc quan và vẫn bông đùa với mọi người. Rồi cậu ra đi thật thanh thản vào một ngày mưa trong bệnh viện. Có lẽ do chấp nhận sự thật, chấp nhận nỗi đau mà người ta có thể vượt qua chính nó một cách dễ dàng.

Cách đây khoảng 35 năm, mình từng chứng kiến anh phụ trách đội của tụi mình đã bạc trắng đầu chỉ sau một đêm vì một trong số học sinh khi ấy bị mất tích dưới suối Hai - Ba Vì.
Mình không thể nào quên được hình ảnh ấy của anh. Chỉ sau một đêm thôi con người ta có thể bị nỗi đau làm biến dạng nhanh đến như vậy đấy !

Một cô gái khác mình quen thì chỉ vì thất tình, cứ héo hon, gầy mòn. Dù được gia đình tận tình chạy chữa, bao người khuyên răn, cô gái ấy đã ra đi vào một ngày buồn bã, trong tâm trạng thật buồn bã. Nỗi đau ấy hẳn quá sức chịu đựng của cô và cô chọn cái chết thay vì sống tiếp.

Chẳng ai chọn cho mình được quyền sinh ra trên cõi đời này, nhưng ai cũng có quyền chọn cho mình sẽ sống ra sao, sống như thế nào. Cuộc sống này ngắn ngủi và có vô vàn bài học đến với chúng ta. Thì, đớn đau chính là bài học tốt nhất của cuộc sống. Vì khi con người sung sướng ít khi họ học ra bài học lắm, vì họ còn đang say sưa trong hạnh phúc. Chỉ trong đau khổ, khó khăn, trở ngại, khi con người “bất toàn”, “bất an”, “bất hạnh” … thì mới giúp họ “giác ngộ”. Giác ngộ là thấy ra bản chất thực của nỗi đau ấy để nỗi đau được gọi tên, thế thôi.

Nỗi đau thể xác hay tinh thần đều là nỗi đau. Nỗi đau thể xác là có thực còn nỗi đau tinh thần là huyễn ảo, nó phụ thuộc vào những hư cấu của tâm trí chúng ta.

Hoà thượng Viên Minh kể một ví dụ cho trường hợp này như sau:

- “Một người bị một cú đấm bất ngờ từ sau lưng. Người đó cảm thấy rất đau nơi vai. Nếu xét theo cơ học thì cú đấm ấy có độ công phá khoảng 1/2kg, khiến vai tê chùng xuống. Các tế bào truyền tin lên não rất nhanh và ta cảm nhận được sự đau. Như vậy nỗi đau cơ thể là có thực, rõ ràng, cân đong đo đếm chính xác. Thế nhưng, nếu quay người lại người đó thấy người đánh mình là kẻ thù của mình, thì sức công phá không còn là 1/2kg nữa, mà lúc này có thể nặng đến … ngàn ký, khiến họ trở nên giận dữ, căm thù và làm nỗi đau trở nên ghê gớm hơn. Ngược lại, nếu người đánh là ... một cô nàng mà mình yêu mến, thì 1/2kg cơ học đó sẽ chỉ còn … nhẹ như bông hồng.
Có khi ta còn chìa vai cho nàng đánh thêm.”


Thế đó. Nỗi đau tâm lý luôn là không thực, bạn à. Chẳng qua nó bị tâm trí và những thói quen quá khứ của chúng ta hư cấu, đẩy nó thêm cao độ. Đã biết thì sẽ làm được. Nỗi đau cơ thể thì chữa chạy thôi, không thay đổi được, nhưng nỗi đau tinh thần thì có thể thay đổi hoàn toàn. Khi hiểu được nó bạn sẽ không bị nó chi phối nữa. Tất cả các Đạo nhất là Đạo Phật từ xưa tới nay đều nói về sự đau khổ tinh thần này.

Mình thích câu này của Nguyễn Duy Nhiên: “... đôi lúc nhờ lối đi xưa bị che lấp mà ta chợt thấy được con đường mới. Nhờ có những khổ đau mà mình tìm lại được sự thong dong …” Nói thì dễ, làm mới khó, nhưng nhận thức đúng sẽ làm đúng được, phải không ? Chúc bạn và mình - chúng ta luôn tỉnh thức để biêt rõ bản chất của nỗi đau nào ta đang mang, và để vượt qua nó với sự chấp nhận sự thật một cách bình thản nhất nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét