- Thích Tuệ Minh
Như có nói qua về việc luân hồi, đó là sự chiêu cảm của nghiệp lực, tức là nếu hằng ngày ta hung hăng, dữ tợn, hay bức hiếp kẻ yếu, dọa nạt người ngay, thì cái tập tánh ấy được vun bồi thâu nạp lại trong thức a-lại-da, sau khi mạng chung, trải qua vô số công đoạn từ việc phán xét công tội, cho đến chịu hình phạt nơi Địa Ngục A Tỳ, sau đó tùy theo nhân tạo tác mà nghiệp lực chiêu cảm dẫn ta đi qua chín suối. Rồi tương ứng với tập huân hung khí đó, ta tự sẽ rơi vào đạo súc sanh làm thân hùm beo, hổ gấu.
Nếu như ai tự cho rằng, mình là người Phật tử, đã quy y, sớm chiều kinh kệ mà lòng còn đầy tham lam, dục vọng, oán cừu, hơn thua, ganh ghét, nghĩ rằng trước khi chết đi ta thành tâm niệm Phật tự khắc sẽ được Vãng Sanh Cực Lạc, thì cái ấy là nhầm lẫn lớn lắm. Vì dù cho ta có bao biện thế nào thì khi luân hồi, đi qua chín con suối ấy, với chín chiếc cầu, nghiệp thân sẽ tự chiêu cảm lấy.
Nếu lòng ta gian ác, hung bạo, bất lương, dù cho có bao biện bằng bất cứ lời lẽ hoa mỹ nào đi chăng nữa thì khi đi qua cầu Địa Ngục hay Ngạ Quỷ cũng sẽ bị thâu hút mà rơi ngay xuống ấy, đó chính là sự chiêu cảm của nghiệp lực tạo tác, cũng chính là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Không thể có một sai lầm nhầm lẫn nào cho được, nếu người đó hiền lương nhân đức thì dù có nhảy xuống đó cũng không rơi được xuống đó, vẫn trôi bồng bềnh rồi bay trở lên trên cầu để mà đi tiếp. Còn người đồ tể sát sanh, hại vật, mua bán thân mạng của các loài vật, khi thác sanh đến cầu Súc sanh, tự có chiêu cảm mà rơi xuống ấy. Cho nên, làm gì có chuyện kẻ đó có thể đi đến Huỳnh Tuyền mà sanh lại làm người cho được. Cho dù có tụng niệm bất cứ lẽ gì, cũng không thể giúp ông ấy ngoài việc tự ông ấy sám hối thành tâm, cải sửa lỗi lầm, ngày từng ngày phóng sanh, hành thiện để huân tập thiện phúc.
Cho nên mới nói, Ác nghiệp tạo rất là dễ, Thiện nghiệp thì phải vun bồi từng chút, từng chút một. Hôm nay một ít, ngày mai một ít, đâu chỉ là giúp cho ta được phúc báo về sau, mà còn giúp cho a-lại-da thức huân tập lại thiện phúc đó. Khi thác sanh tự khắc có thiện báo tương cầu, không cần chi nữa cả. Thật sự là không cần gì nữa ngoài một ghánh thiện nghiệp ta đã gieo.
Còn khi luân hồi, nếu kẻ ác tâm kiếp này bị đọa làm thân bàn sanh, thấp sanh (như con trùng, con kiến ...) tức là hồn phách bị phân chia thành trăm ngàn mảnh vụn rồi, lục căn chưa hội đủ, sau khi trả hết kiếp làm thân bàn sanh, thấp sanh, sẽ phải luân hồi làm thân súc sanh, chứ không có cái chuyện kiếp này làm thân con kiến, con trùng, kiếp tới đã được làm người đâu, đừng nhầm lẫn như thế. Cho nên mới thấy được thân người là quý giá biết chừng nào, nhưng chỉ cần ta đi sai đường lạc nẻo một đoạn ngắn thôi, ác nghiệp gieo ra như mũi tên bắn đi khỏi cung, khó mà tránh cho khỏi ác báo.
Vậy có người nói kiếp này tôi làm người, nhưng kiếp trước tôi làm con nhện có phải không ? Cái này không hề đúng. Phải qua quá trình để linh hồn hội tụ, phát triển. Vậy còn từ súc sanh thì sao ? Từ nẻo súc sanh, sau khi mạng chung, nghiệp gieo đã trả hết. Thì lại luân hồi làm người. Nhưng như ta thấy đấy, làm người chuyển sanh từ súc sanh thì lục căn thường không trọn vẹn. Hoặc tâm trí đần độn, mê muội, tính tình hung hăng, khó kìm chế. Như vậy còn từ thân người thì sao ? Thân người cũng như vậy không có khác chi. Người có căn tánh hiền lương, từ bi, điềm đạm, là những người đã từng hữu duyên với chánh pháp, biết tu nghiệp thiện phúc qua nhiều đời kiếp.
Vậy có người lại nói, kiếp này tôi tu theo chánh pháp, nhưng kiếp sau tôi không có biết mình là ai, nên không có nhớ, làm sao mà tu tiếp được ? Việc này thì quý vị chớ có lo. Thiện căn đó sẽ tự chiêu cảm lấy, việc tu học hoàn toàn là có thể chuyển tiếp. Thí dụ, kiếp này ta tu học Phật pháp, hành thiện bố thí, giúp người, giúp đời, thì khi ta thác sanh, luân hồi qua kiếp khác, dù ta quên hết chuyện trong các kiếp trước đi chăng nữa, dù ta có luân hồi làm người nơi đâu, đạo gì đi chăng nữa nhưng khi nhân duyên đến với Phật đạo lại được nối tiếp bằng sợi dây vô hình, ta lại thấy mình vô cùng tinh tấn, minh mẫn khi tiếp xúc với đạo Phật, ta lại ham thích tìm tòi một cách vô thức, và rồi ... ta lại sẽ tiếp bước con đường chánh niệm ấy trong kiếp vị lai.
Có người học Phật rất nhanh, chỉ mới quy y chẳng bao lâu lại tinh thông Phật pháp, thấu triệt giáo lý, tinh tấn tu tập, sớm đắc viên mãn. Còn có người tuy đã tu hành mấy chục năm nhưng không có tiến triển bao nhiêu. Lẽ này là vì sao ? Là vì hoàn toàn có sự chuyển tiếp từ tâm thức chánh niệm, người ta tu mới có mấy năm đấy nhưng các kiếp trước họ tu hành mấy đời rồi, hôm nay học một họ hiểu mười, còn ta mới tu kiếp này, bài pháp giảng giải mười lần ta mới ngộ được chánh ý là bởi cái căn tánh đấy ta mới ươm mầm mà thôi.
Quý vị thấy đấy, vì sao Thích Ca Mâu Ni tầm đạo có sáu năm mà đã giác ngộ viên mãn, trong khi bao nhiêu người tu hành hơn cả sáu mươi năm vẫn không tiến triển bao nhiêu. Đó là không phải Tất Đạt Đa mới tu hành chánh niệm có sáu năm mà có được thành tựu ấy đâu, mà do Tất Đạt Đa Thái Tử là chuyển thân của Bồ-tát Nhất Sanh Bổ Sứ, tức là căn cốt đó đã tu hành đắc hạnh đến bậc Bồ Tát rất lâu rồi, hôm nay cơ duyên đủ đầy nên đắc hạnh viên mãn Phật Quả mà thôi, chứ nếu một phàm phu bình thường mới ngộ ra chánh ý đó thì có thành tựu được như thế đâu.
Cho nên hôm nay ta đừng chần chừ, đừng do dự. Hãy tu hành bằng những việc đơn giản nhất là ươm mầm thiện nghiệp, từ bi, bố thí, phóng sanh, giúp người, tu chỉnh tánh tình, tu chỉnh đạo đức. Đó là phúc cội theo ta đời đời trong lục đạo. Có mất đi đâu mà lo sợ viển vông.
Chúc tất cả liễu ngộ chánh ý, tinh tấn an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Nếu như ai tự cho rằng, mình là người Phật tử, đã quy y, sớm chiều kinh kệ mà lòng còn đầy tham lam, dục vọng, oán cừu, hơn thua, ganh ghét, nghĩ rằng trước khi chết đi ta thành tâm niệm Phật tự khắc sẽ được Vãng Sanh Cực Lạc, thì cái ấy là nhầm lẫn lớn lắm. Vì dù cho ta có bao biện thế nào thì khi luân hồi, đi qua chín con suối ấy, với chín chiếc cầu, nghiệp thân sẽ tự chiêu cảm lấy.
Nếu lòng ta gian ác, hung bạo, bất lương, dù cho có bao biện bằng bất cứ lời lẽ hoa mỹ nào đi chăng nữa thì khi đi qua cầu Địa Ngục hay Ngạ Quỷ cũng sẽ bị thâu hút mà rơi ngay xuống ấy, đó chính là sự chiêu cảm của nghiệp lực tạo tác, cũng chính là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
Không thể có một sai lầm nhầm lẫn nào cho được, nếu người đó hiền lương nhân đức thì dù có nhảy xuống đó cũng không rơi được xuống đó, vẫn trôi bồng bềnh rồi bay trở lên trên cầu để mà đi tiếp. Còn người đồ tể sát sanh, hại vật, mua bán thân mạng của các loài vật, khi thác sanh đến cầu Súc sanh, tự có chiêu cảm mà rơi xuống ấy. Cho nên, làm gì có chuyện kẻ đó có thể đi đến Huỳnh Tuyền mà sanh lại làm người cho được. Cho dù có tụng niệm bất cứ lẽ gì, cũng không thể giúp ông ấy ngoài việc tự ông ấy sám hối thành tâm, cải sửa lỗi lầm, ngày từng ngày phóng sanh, hành thiện để huân tập thiện phúc.
Cho nên mới nói, Ác nghiệp tạo rất là dễ, Thiện nghiệp thì phải vun bồi từng chút, từng chút một. Hôm nay một ít, ngày mai một ít, đâu chỉ là giúp cho ta được phúc báo về sau, mà còn giúp cho a-lại-da thức huân tập lại thiện phúc đó. Khi thác sanh tự khắc có thiện báo tương cầu, không cần chi nữa cả. Thật sự là không cần gì nữa ngoài một ghánh thiện nghiệp ta đã gieo.
Còn khi luân hồi, nếu kẻ ác tâm kiếp này bị đọa làm thân bàn sanh, thấp sanh (như con trùng, con kiến ...) tức là hồn phách bị phân chia thành trăm ngàn mảnh vụn rồi, lục căn chưa hội đủ, sau khi trả hết kiếp làm thân bàn sanh, thấp sanh, sẽ phải luân hồi làm thân súc sanh, chứ không có cái chuyện kiếp này làm thân con kiến, con trùng, kiếp tới đã được làm người đâu, đừng nhầm lẫn như thế. Cho nên mới thấy được thân người là quý giá biết chừng nào, nhưng chỉ cần ta đi sai đường lạc nẻo một đoạn ngắn thôi, ác nghiệp gieo ra như mũi tên bắn đi khỏi cung, khó mà tránh cho khỏi ác báo.
Vậy có người nói kiếp này tôi làm người, nhưng kiếp trước tôi làm con nhện có phải không ? Cái này không hề đúng. Phải qua quá trình để linh hồn hội tụ, phát triển. Vậy còn từ súc sanh thì sao ? Từ nẻo súc sanh, sau khi mạng chung, nghiệp gieo đã trả hết. Thì lại luân hồi làm người. Nhưng như ta thấy đấy, làm người chuyển sanh từ súc sanh thì lục căn thường không trọn vẹn. Hoặc tâm trí đần độn, mê muội, tính tình hung hăng, khó kìm chế. Như vậy còn từ thân người thì sao ? Thân người cũng như vậy không có khác chi. Người có căn tánh hiền lương, từ bi, điềm đạm, là những người đã từng hữu duyên với chánh pháp, biết tu nghiệp thiện phúc qua nhiều đời kiếp.
Vậy có người lại nói, kiếp này tôi tu theo chánh pháp, nhưng kiếp sau tôi không có biết mình là ai, nên không có nhớ, làm sao mà tu tiếp được ? Việc này thì quý vị chớ có lo. Thiện căn đó sẽ tự chiêu cảm lấy, việc tu học hoàn toàn là có thể chuyển tiếp. Thí dụ, kiếp này ta tu học Phật pháp, hành thiện bố thí, giúp người, giúp đời, thì khi ta thác sanh, luân hồi qua kiếp khác, dù ta quên hết chuyện trong các kiếp trước đi chăng nữa, dù ta có luân hồi làm người nơi đâu, đạo gì đi chăng nữa nhưng khi nhân duyên đến với Phật đạo lại được nối tiếp bằng sợi dây vô hình, ta lại thấy mình vô cùng tinh tấn, minh mẫn khi tiếp xúc với đạo Phật, ta lại ham thích tìm tòi một cách vô thức, và rồi ... ta lại sẽ tiếp bước con đường chánh niệm ấy trong kiếp vị lai.
Có người học Phật rất nhanh, chỉ mới quy y chẳng bao lâu lại tinh thông Phật pháp, thấu triệt giáo lý, tinh tấn tu tập, sớm đắc viên mãn. Còn có người tuy đã tu hành mấy chục năm nhưng không có tiến triển bao nhiêu. Lẽ này là vì sao ? Là vì hoàn toàn có sự chuyển tiếp từ tâm thức chánh niệm, người ta tu mới có mấy năm đấy nhưng các kiếp trước họ tu hành mấy đời rồi, hôm nay học một họ hiểu mười, còn ta mới tu kiếp này, bài pháp giảng giải mười lần ta mới ngộ được chánh ý là bởi cái căn tánh đấy ta mới ươm mầm mà thôi.
Quý vị thấy đấy, vì sao Thích Ca Mâu Ni tầm đạo có sáu năm mà đã giác ngộ viên mãn, trong khi bao nhiêu người tu hành hơn cả sáu mươi năm vẫn không tiến triển bao nhiêu. Đó là không phải Tất Đạt Đa mới tu hành chánh niệm có sáu năm mà có được thành tựu ấy đâu, mà do Tất Đạt Đa Thái Tử là chuyển thân của Bồ-tát Nhất Sanh Bổ Sứ, tức là căn cốt đó đã tu hành đắc hạnh đến bậc Bồ Tát rất lâu rồi, hôm nay cơ duyên đủ đầy nên đắc hạnh viên mãn Phật Quả mà thôi, chứ nếu một phàm phu bình thường mới ngộ ra chánh ý đó thì có thành tựu được như thế đâu.
Cho nên hôm nay ta đừng chần chừ, đừng do dự. Hãy tu hành bằng những việc đơn giản nhất là ươm mầm thiện nghiệp, từ bi, bố thí, phóng sanh, giúp người, tu chỉnh tánh tình, tu chỉnh đạo đức. Đó là phúc cội theo ta đời đời trong lục đạo. Có mất đi đâu mà lo sợ viển vông.
Chúc tất cả liễu ngộ chánh ý, tinh tấn an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét