- Thích Tuệ Minh
Trong cuộc đời ta với trăm ngàn điều xảy ra mà không theo ý nguyện mong muốn của mình, có khi sự bất toại ấy do chính mình tạo ra, cũng có khi do người khác trực tiếp hay gián tiếp mang lại, nhưng chung quy lại là làm cho ta cảm thấy bực tức, khó chịu, rồi sanh lòng phiền muộn, hờn trách, thậm chí là oán hận, căm phẫn. Nhưng đó là những trạng thái thường hằng của một người chưa học Phật. Chứ người học Phật, tin Phật thì lại có cái nhìn khác đi.
Người phàm phu khi xảy ra bất đồng với một ai đó thì đều nghĩ rằng mình đúng 100%, người kia sai 100%. Bởi vì sao mình tin chắc như thế ? Bởi vì cái bản ngã của mình quá lớn, lớn đến mức mình chỉ còn thấy mình. Cái bản ngã ấy cũng chẳng khác chi cái mai rùa vậy, khi rùa còn nhỏ, cái mai còn thấp nó có thể thò đầu ra và quay lại nhìn rõ cái mai của mình là sạch hay dơ, tốt hay xấu thế nào. Nhưng khi cái mai đã quá lớn, lớn đến mức che khuất cả tầm nhìn của nó, thì dù nó có cố quay đầu nhìn lại vẫn không thấy gì, và tự nhận rằng cái mai của mình hoàn toàn sạch đẹp, bóng loáng.
Người học đạo thì lại thấy mình đúng 50%, người kia cũng đúng 50%. Người mới học đạo thì tin vào nhân quả, tin rằng dù mình có cố giải thích họ cũng không nghe, vậy mà mình lại tranh cãi với họ. Vậy nên cho dù là sự hiểu biết, kiến thức của mình về việc tranh biện này là đúng đi chăng nữa thì hoàn cảnh tranh biện cũng đã không đúng, đó là cái sai về nhân duyên. Vậy thì rõ ràng là mình có sai, dù rằng người kia cũng đang sai.
Nhưng người thấu triệt đạo lý giáo pháp sẽ thấy rõ mình sai 100%, và người kia không biết có sai hay là không. Người thật sự thấu triệt giáo lý sẽ thấy rõ cuộc tranh luận này đều là mình sai 100%. Vì sao vậy ? Vì họ không chỉ tin vào nhân quả, rằng nếu mình không làm gì hết sao người ta lại đi gây chuyện với mình làm gì, mà cho dù thật sự hiện tại mình không có làm gì họ hết mà họ vẫn cố tình kiếm mình gây chuyện thì nên hiểu có lẽ mình đã gây cho họ khổ não điều gì trong nhiều đời kiếp trước, cho nên hôm nay họ mới kiếm mình gây chuyện như thế này. Hơn nữa, việc tranh biện sẽ làm cho tâm ta bị cuốn theo người ta, tức nếu người ta chửi mình là kẻ ngu si, mình lại đi tìm cái khái niệm về ngu si để phản biện lại, rồi tìm lý lẽ chứng minh rằng mình không ngu si, rồi tìm lý lẽ để phản biện rằng người chửi mới là ngu si. Họ lại chửi mình là hèn hạ, mình lại tìm cái khái niệm về hèn hạ để phản biện lại, rồi tìm lý lẽ, bằng cớ để chứng minh với họ là mình không hèn hạ, và tìm lý lẽ để phản biện rằng họ mới là hèn hạ.
Đấy. Đấy. Tới đây thì dù ban đầu ta thật sự không có phải là (hèn hạ), nhưng chỉ vì tranh biện với họ, ta đã tự biến mình thành (hèn hạ) đấy thôi, ta đã hèn hạ khi cố chứng minh người ta hèn hạ hơn mình. Cho nên người hiểu đạo, tin Phật, sẽ tự xét lỗi mình, hà cớ đi tìm tòi, moi móc, trách cứ lỗi người khác. Nếu họ đang cố tình ngụy tạo chứng minh mình là người xấu xa, hèn hạ, thì chính họ đang chấp ngã những điều nhơ nhớp ấy trong tâm họ, còn ta khi nghe qua thì phải biết buông xả, để nó trôi theo dòng đời như ánh sáng vụt qua khe cửa, mỗi ngày đều có ánh sáng, nhưng ánh sáng hôm nay không phải là ánh sáng của hôm qua cho được.
Chúng ta đương sống trong thời mạt pháp, cái xấu đầy rẫy, cái tốt hiếm hoi, nếu thấy một việc gì không tốt, không thuận hảo ý của mình, ta lại chấp, lại trách, thì tâm ta không còn gì ngoài động loạn, tạp nhiễm, không còn chỗ cho cái thiện niệm hiếm hoi được ươm mầm, phát triển nữa.
Hãy nhìn hạt mầm kia, khi mới đâm chồi chúng vẫn giữ nguyên hai nửa hạt giống làm nguồn dưỡng chất, để cho chúng lớn lên, khi đã bén rễ vào đất, có đủ khả năng hút được dưỡng chất để nuôi dưỡng thân mình thì chúng mới buông hai nửa hạt mầm kia rơi xuống đất. Người mới học Phật cũng như thế, không có gì khác biệt.
Khi tâm ta toàn là tạp niệm, động loạn, vô minh, thì hãy biết cất nhắc, chọn lọc những điều tốt đẹp mà ôm vào lòng, thấy người ta hành thiện thì mình nên tán thán, noi theo, thấy người ta in kinh, tôn tượng thì mình nên hoan hỷ, ủng hộ, đó là tự ươm mầm thiện căn cho cái căn tánh bổn thiện nơi chính tâm mình phát triển, tăng trưởng. Còn ngược lại nếu thấy người ta vô tâm, thờ ơ với người gặp nạn thì mình nên biết đó là điều không tốt, không nên bắt chước thế thôi, chứ không cần phải mang nó vào đầu, phân tách, mổ xẻ, rồi trách hờn gì họ. Vì nếu làm như thế thì ta sẽ lẩn quẩn trong tạp niệm mãi không thể dứt ra cho được.
Hãy nên biết tự mình liễu ngộ, suy xét, biết điều gì nên buông xả, điều gì nên chấp giữ. Tất nhiên vì mới học đạo nên ta không thể như những bậc cao tăng, trí tuệ, mà tất cả đều không chấp, đều là vạn hữu như không cho được. Cho nên phải tập tành dần, buông đi điều chưa tốt và quán lấy điều tốt đẹp để nương theo. Như chồi non giữ lấy hạt mầm để nuôi dưỡng tâm từ, khi đủ sức, đủ mạnh, như tâm thiện nơi mình đủ làm chủ chính tâm mình thì chẳng cần giữ lấy hạt mầm thiện cũng đã là tâm hữu thiện mà thôi.
“Hãy là gạn đục khơi trong
Ươm mầm thiện phúc để lòng thảnh thơi
Vươn lên đón ánh mặt trời
Tay buông gánh nghiệp thấy đời lạc viên”
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Người phàm phu khi xảy ra bất đồng với một ai đó thì đều nghĩ rằng mình đúng 100%, người kia sai 100%. Bởi vì sao mình tin chắc như thế ? Bởi vì cái bản ngã của mình quá lớn, lớn đến mức mình chỉ còn thấy mình. Cái bản ngã ấy cũng chẳng khác chi cái mai rùa vậy, khi rùa còn nhỏ, cái mai còn thấp nó có thể thò đầu ra và quay lại nhìn rõ cái mai của mình là sạch hay dơ, tốt hay xấu thế nào. Nhưng khi cái mai đã quá lớn, lớn đến mức che khuất cả tầm nhìn của nó, thì dù nó có cố quay đầu nhìn lại vẫn không thấy gì, và tự nhận rằng cái mai của mình hoàn toàn sạch đẹp, bóng loáng.
Người học đạo thì lại thấy mình đúng 50%, người kia cũng đúng 50%. Người mới học đạo thì tin vào nhân quả, tin rằng dù mình có cố giải thích họ cũng không nghe, vậy mà mình lại tranh cãi với họ. Vậy nên cho dù là sự hiểu biết, kiến thức của mình về việc tranh biện này là đúng đi chăng nữa thì hoàn cảnh tranh biện cũng đã không đúng, đó là cái sai về nhân duyên. Vậy thì rõ ràng là mình có sai, dù rằng người kia cũng đang sai.
Nhưng người thấu triệt đạo lý giáo pháp sẽ thấy rõ mình sai 100%, và người kia không biết có sai hay là không. Người thật sự thấu triệt giáo lý sẽ thấy rõ cuộc tranh luận này đều là mình sai 100%. Vì sao vậy ? Vì họ không chỉ tin vào nhân quả, rằng nếu mình không làm gì hết sao người ta lại đi gây chuyện với mình làm gì, mà cho dù thật sự hiện tại mình không có làm gì họ hết mà họ vẫn cố tình kiếm mình gây chuyện thì nên hiểu có lẽ mình đã gây cho họ khổ não điều gì trong nhiều đời kiếp trước, cho nên hôm nay họ mới kiếm mình gây chuyện như thế này. Hơn nữa, việc tranh biện sẽ làm cho tâm ta bị cuốn theo người ta, tức nếu người ta chửi mình là kẻ ngu si, mình lại đi tìm cái khái niệm về ngu si để phản biện lại, rồi tìm lý lẽ chứng minh rằng mình không ngu si, rồi tìm lý lẽ để phản biện rằng người chửi mới là ngu si. Họ lại chửi mình là hèn hạ, mình lại tìm cái khái niệm về hèn hạ để phản biện lại, rồi tìm lý lẽ, bằng cớ để chứng minh với họ là mình không hèn hạ, và tìm lý lẽ để phản biện rằng họ mới là hèn hạ.
Đấy. Đấy. Tới đây thì dù ban đầu ta thật sự không có phải là (hèn hạ), nhưng chỉ vì tranh biện với họ, ta đã tự biến mình thành (hèn hạ) đấy thôi, ta đã hèn hạ khi cố chứng minh người ta hèn hạ hơn mình. Cho nên người hiểu đạo, tin Phật, sẽ tự xét lỗi mình, hà cớ đi tìm tòi, moi móc, trách cứ lỗi người khác. Nếu họ đang cố tình ngụy tạo chứng minh mình là người xấu xa, hèn hạ, thì chính họ đang chấp ngã những điều nhơ nhớp ấy trong tâm họ, còn ta khi nghe qua thì phải biết buông xả, để nó trôi theo dòng đời như ánh sáng vụt qua khe cửa, mỗi ngày đều có ánh sáng, nhưng ánh sáng hôm nay không phải là ánh sáng của hôm qua cho được.
Chúng ta đương sống trong thời mạt pháp, cái xấu đầy rẫy, cái tốt hiếm hoi, nếu thấy một việc gì không tốt, không thuận hảo ý của mình, ta lại chấp, lại trách, thì tâm ta không còn gì ngoài động loạn, tạp nhiễm, không còn chỗ cho cái thiện niệm hiếm hoi được ươm mầm, phát triển nữa.
Hãy nhìn hạt mầm kia, khi mới đâm chồi chúng vẫn giữ nguyên hai nửa hạt giống làm nguồn dưỡng chất, để cho chúng lớn lên, khi đã bén rễ vào đất, có đủ khả năng hút được dưỡng chất để nuôi dưỡng thân mình thì chúng mới buông hai nửa hạt mầm kia rơi xuống đất. Người mới học Phật cũng như thế, không có gì khác biệt.
Khi tâm ta toàn là tạp niệm, động loạn, vô minh, thì hãy biết cất nhắc, chọn lọc những điều tốt đẹp mà ôm vào lòng, thấy người ta hành thiện thì mình nên tán thán, noi theo, thấy người ta in kinh, tôn tượng thì mình nên hoan hỷ, ủng hộ, đó là tự ươm mầm thiện căn cho cái căn tánh bổn thiện nơi chính tâm mình phát triển, tăng trưởng. Còn ngược lại nếu thấy người ta vô tâm, thờ ơ với người gặp nạn thì mình nên biết đó là điều không tốt, không nên bắt chước thế thôi, chứ không cần phải mang nó vào đầu, phân tách, mổ xẻ, rồi trách hờn gì họ. Vì nếu làm như thế thì ta sẽ lẩn quẩn trong tạp niệm mãi không thể dứt ra cho được.
Hãy nên biết tự mình liễu ngộ, suy xét, biết điều gì nên buông xả, điều gì nên chấp giữ. Tất nhiên vì mới học đạo nên ta không thể như những bậc cao tăng, trí tuệ, mà tất cả đều không chấp, đều là vạn hữu như không cho được. Cho nên phải tập tành dần, buông đi điều chưa tốt và quán lấy điều tốt đẹp để nương theo. Như chồi non giữ lấy hạt mầm để nuôi dưỡng tâm từ, khi đủ sức, đủ mạnh, như tâm thiện nơi mình đủ làm chủ chính tâm mình thì chẳng cần giữ lấy hạt mầm thiện cũng đã là tâm hữu thiện mà thôi.
“Hãy là gạn đục khơi trong
Ươm mầm thiện phúc để lòng thảnh thơi
Vươn lên đón ánh mặt trời
Tay buông gánh nghiệp thấy đời lạc viên”
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét