- Diệu Trân
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàng lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ, 99% người địa phương chịu khó dành một ít thì giờ nào đó trong ngày để đi bộ vì lý do sức khỏe. Không ông bà bác sỹ nào không khuyên thân chủ của mình đi bộ, như hình thức thêm vào một toa thuốc, tùy theo tuổi tác, sức lực mà giới hạn lộ trình dài hay ngắn. Còn 1% kia chỉ đi khi hứng thú, đi hóng gió, hoặc đi để mà ... đi (như tôi chẳng hạn).
Ấy, tuy không có mục đích rõ ràng nhưng tôi cũng đi khá thường xuyên vì cảm thấy một tiếng đồng hồ tản bộ đã cho tôi sự thư giãn tinh thần lúc nào không hay. Trời vừa sắp tắt nắng là tôi xỏ đôi giầy bata vào chân, chụp cái nón nỉ lên đầu, mở cửa sau, chào mấy gốc bưởi, hít hà dăm nụ huệ trắng rồi bước ra đường, cứ theo hai hàng thông cao mà chậm rãi bước. Tôi cũng chẳng đặt cho mình một hình thức cố định nào. Khi thì bỏ một băng giảng vào máy nghe, đeo theo, vừa đi vừa nghe giọng Thầy Phước Tịnh rất nhẹ nhàng, lịch lãm “Thưa đại chúng, hôm nay là ngày … chúng ta sẽ nói chuyện về ...”, hoặc Thầy Trí Siêu giảng Kinh Kim Cang rất súc tích mà lại đơn giản, dễ hiểu vô cùng. (Phật tử vô minh như tôi mà hiểu được chút chút, đủ biết thầy Trí Siêu đã lựa lời, uyển chuyển theo căn cơ chúng sanh chừng nào.)
Nhưng hôm nay hơi khác thường. Trời còn nắng gắt mà tôi đã mở cửa sau, bước ra đường, quên chào gốc bưởi, quên thưởng thức hương huệ và hình như quên cả cái nón nỉ. Nhưng chẳng sao. Tâm tôi đang có điều bất an. Tôi chỉ cần “Làm một cái gì đó” thay vì ngồi trong bốn bức tường, tự gậm nhấm phiền não và để mặc cho phiền não gậm nhấm mình. Và thói quen đi bộ đã vô tình kéo tôi ra đường khi trời còn nắng.
Mấy ngày nay, thời tiết bỗng nóng hực. Rải rác đó đây đã có những đám cháy rừng có cơ nguy lân lan vào đô thị. Mây rất cao, trong vắt, như đành nhường lối cho ông mặt trời giương oai, phà xuống mặt đất sức nóng trên trăm độ. Dưới sức nóng này, dù tôi đang đi giữa những tàng thông cũng vẫn nóng. Có phải thực sự thời tiết đang nóng như vậy không, hay chính từ tôi ? Ba cõi không an giống như nhà lửa mà.
Mặc. Nóng thì nóng, nắng thì nắng, tôi cứ chậm rãi bước. Phải chi tôi đeo theo một băng giảng, và nếu Thầy Phước Tịnh có tha-tâm-thông, tôi chắc Thầy sẽ từ bi mở đầu thế này: “Thưa đại chúng, hôm nay là một ngày rất nóng, chúng ta sẽ nói chuyện về Giòng-Suối-Mát-Tự-Thân ...” Tôi có thể hình dung được nhân dáng Thầy Phước Tịnh, ông thầy tu nhỏ nhắn, hòa ái, nhẹ nhàng mà từ cách di động viên phấn trên bảng đen viết đôi dòng chữ Hán đến cách nâng tách nước, hớp một ngụm nhỏ ... nhất nhất đều biểu lộ chánh niệm. Nhân cách đó như coi nhẹ mọi sự, như chẳng có chi quan trọng mà đồng thời lại là trân quý từng hạt sỏi, giọt sương. Tôi chưa đủ sức diễn tả gẫy gọn những cảm nghĩ này của mình nhưng rõ ràng là mỗi lần hội đủ duyên đi nghe giảng, tôi đều cảm nhận như thế, từ Thầy.
“Cái gì đây ?” … Tôi dừng vội lại, đến mức suýt ngã chúi về phía trước. Một bông hoa dại vàng rực nở từ khe nứt của lề đường xi măng. Trời đang hừng hực nắng, nền xi măng tưởng như có thể bốc khói. Vậy mà, bông hoa vẫn từ đó vươn lên, nở rộ. Tôi thấy mình quỳ xuống bên hoa, nhìn cho kỹ. Vết xi măng nứt rất nhỏ, có sự tình cờ nào của bụi phấn hoa nhờ gió thoảng đưa qua ? Hay sự vụng về của con chim nào tha hạt, nhả rơi vào đó ? Hay duyên của bông hoa vừa hội đủ, từ kiếp nào ? Hay duyên của chính tôi đã bước tới đúng sát na này ? Thật là kỳ diệu. Quỳ xuống chưa đủ, tôi đưa tay, sờ nhẹ cánh hoa như để chứng nghiệm đây là thật.
Đúng. Đây là thật. Không phải chỉ bông hoa là thật mà tôi sửng sốt vì thông điệp cực kỳ uyên nguyên, cực kỳ hiển lộ, bông hoa đang mang cho tôi cũng là thật. Đó là: THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HIỆN HỮU CH N NHƯ, MẦU NHIỆM.
Thời xưa, có lần ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện:
- Như hà thị đạo ? (Thế nào là đạo ?)
Ngài Nam Tuyền trả lời:
- Bình thường tâm thị đạo. (Tâm bình thường là đạo)
Câu trả lời quá đơn giản đến mức khó tin nhưng khi ngài Nam Tuyền khai triển thêm thì ngài Triệu Châu lãnh hội ngay.
Tâm không bình thường là tâm ở trong hai trạng thái: vọng thức và vô ký. Những tạp nghĩ lao xao quen huân tập không dừng, dẫn đến vọng thức. Sự mơ màng, ngầy ngật dẫn đến vô ký.
Còn tâm bình thường là trí tuệ Bát Nhã, sáng trong, nhận biết rõ ràng nhưng thinh lặng, rỗng rang. Đó là Tâm Đạo.
Dưới ánh nắng chói chang, từ khe nứt nhỏ của nền xi măng cháy bỏng, bông hoa vàng đã nhẹ nhàng nở, rất tự nhiên, thanh thản, như không cần bất cứ một sự cố gắng nào. Chỉ có người đang chiêm ngưỡng hoa mới bàng hoàng vì sức mạnh kỳ diệu của duyên hợp cho hoa có mặt phút giây này, cho tôi chứng nghiệm sự mầu nhiệm của lẽ đạo mà nhận ra mình quá yếu đuối, quá bé nhỏ trước bông hoa bên đường kia. Từ khô cằn đất đá, hoa còn biết nương khe nứt mà nở cho đời, thì sự phiền não trong tôi có đáng gì mà tôi không nở được Đóa Hoa Tâm ? Có phải chăng hoa mang Tâm Bình Thường nên hoa đang là Đạo ?
Chắc chắn, đây không phải lần đầu tôi nhìn thấy bông hoa dại nở từ vết nứt xi măng, nhưng sao chỉ ở ngày hôm nay, phút giây này, tôi mới bắt được thông điệp vô ngôn mầu nhiệm ? Có phải ở một sát na nào nhanh như lằn chớp, tôi cũng mang Tâm Bình Thường trong trạng thái rỗng rang đúng khi nhìn thấy bông hoa, hay bông hoa đã ở đó, chờ bước chân người phiền não để lóe lên một ánh minh quang ? Dù thế nào, những chiêu cảm tuyệt vời này đang cho tôi niềm tin mãnh liệt ở lời Phật dạy, là mọi chúng sanh đều sẵn có Phật tánh như nhau, chỉ khác ở mức độ dầy mỏng của màn vô minh che lấp, ở mức cạn sâu của trí tuệ phản quang tự kỷ, và quan trọng hơn cả là ở thời gian dài ngắn giữ được Phật tánh đó.
Quý đạo hữu hãy thử kiểm lại mà xem, thế nào cũng nhận ra nhiều lúc tâm mình rất an lạc, rỗng rang, cái nhìn của mình trước vạn hữu rất thanh thản mà lại rất sâu sắc nên có thể nhận ra bản chất chân thật mà mình không hay. Nhưng tiếc rằng tâm chúng ta đã huân tập lâu đời, luôn chạy theo cảnh, theo tình bên ngoài nên phút giây chạm vào Chân Như, chưa kịp nhận biết thì cảnh đó tình kia đã cuốn ta trôi lăn vào vọng tưởng.
Nói thế có nghĩa là, trong đời sống bát nháo chập chùng vô minh này, chúng ta từng có phút trở về với cái ta vô sinh bất diệt, tức là có những phút giây ta từng là Phật mà ta không biết, hay chưa kịp biết đã trở lại chúng sanh. Đó chính là câu Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”. Đức Thế Tôn ĐÃ THÀNH Phật vì Ngài giữ được Phật tánh thường xuyên, không từng đứt đoạn. Chúng sanh SẼ THÀNH vì tâm điên đảo luôn làm biến diệt dòng Chân Như. Cái tâm luôn chạy nhảy là thủ phạm ngăn chúng sanh thành Phật, mà câu chuyện ẩn dụ về tâm, thầy Quảng Thanh từng kể trong một buổi thuyết pháp có thể cho chúng ta thấy rõ hơn ở điểm này.
Câu chuyện như vầy:
Một hôm, hai thầy trò mang trà xuống núi đổi gạo, muối. Sư phụ thong dong đi trước, chú tiểu đeo tay nải đi sau. Được một quãng, Thầy bỗng dừng lại, nhìn đệ tử của mình và bảo:
- Con đi trước thầy đi.
Chú tiểu không hiểu sao thầy bảo mình đi trước nhưng cũng phải vâng lời và rụt rè đi trước sư phụ. Được một quãng, thầy lại bảo:
- Này con, bước chậm lại, đi sau thầy đi.
Mới qua rừng sồi, chú tiểu ngạc nhiên thấy thầy dừng lại, nhìn mình rồi điềm đạm:
- Con hãy bước đi trước thầy.
Cứ thế, lúc thầy bảo chú đi trước, lúc lại bảo đi sau, nên khi hai thầy trò nghỉ chân bên bờ suối, chú tiểu không đừng được mà hỏi thầy rằng:
- Bạch sư phụ, chắc là sư phụ đang dạy con điều chi nên suốt chặng đường núi, khi thì bảo con đi trước, lúc lại bảo đi sau ?
Thầy đưa tay khua nhẹ giòng suối mát, dịu dàng nói:
- Có chi đâu con, khi thầy bảo con đi trước thầy, đó là lúc thầy nhìn thấy tâm con, hoặc trong vắt không vẩn một vọng tưởng, hoặc tràn đầy ý thiện lành không mong gì cho mình mà chỉ mong lợi ích cho người. Khi đó, con đang là Phật, thầy phải thỉnh con đi trước thầy. Nhưng tâm Phật ấy, con chẳng giữ được lâu, vọng tưởng buông lung lại dắt con vào những cơn mê, xoay quanh tham sân si hơn thiệt ở đời. Khi đó, con không là Phật nữa mà là chúng sanh nên thầy truyền con đi sau thầy là vậy.
Chú tiểu giật mình, nhớ ra là sư phụ vẫn từng NHÌN thấy tâm mình rõ như đọc chữ trên trang giấy.
● ● ●
Thưa quý đạo hữu, câu chuyện nhỏ này có cho chúng ta niềm hoan hỷ là chúng ta cũng từng có phút giây là Phật mà ta không biết, không nắm bắt kịp, hoặc chợt nhận ra cũng chưa đủ năng lực giữ được lâu dài hay không. Nếu có chút hoan hỷ nào thì sau đó cũng nên băn khoăn “Làm sao giữ được Phật tánh đó ở cùng ta ?”
Để tự kiểm điểm, mỗi tối, trước khi đi ngủ, chúng ta thử nhớ lại trong ngày, xem có phút giây nào ta mang Tâm Bình Thường không ? Nếu có, dù chỉ ngắn ngủi, ta hãy thả vào hồ-tâm một mầm sen. Rồi cũng chính ta sẽ lặng lẽ ngắm hồ, xem có đóa sen nào nhô lên không ?
Bạn muốn thấy hồ-tâm mình thơm ngát hương sen hay chờ mãi chỉ có bùn lầy nước đọng ?
NAM MÔ PHƯƠNG TIỆN THÁNH CƯ ĐỘ, A DI ĐÀ NHƯ LAI, GIẢI THOÁT TƯỚNG NGHIÊM TH N, BIẾN PHÁP GIỚI CHƯ PHẬT.
Ấy, tuy không có mục đích rõ ràng nhưng tôi cũng đi khá thường xuyên vì cảm thấy một tiếng đồng hồ tản bộ đã cho tôi sự thư giãn tinh thần lúc nào không hay. Trời vừa sắp tắt nắng là tôi xỏ đôi giầy bata vào chân, chụp cái nón nỉ lên đầu, mở cửa sau, chào mấy gốc bưởi, hít hà dăm nụ huệ trắng rồi bước ra đường, cứ theo hai hàng thông cao mà chậm rãi bước. Tôi cũng chẳng đặt cho mình một hình thức cố định nào. Khi thì bỏ một băng giảng vào máy nghe, đeo theo, vừa đi vừa nghe giọng Thầy Phước Tịnh rất nhẹ nhàng, lịch lãm “Thưa đại chúng, hôm nay là ngày … chúng ta sẽ nói chuyện về ...”, hoặc Thầy Trí Siêu giảng Kinh Kim Cang rất súc tích mà lại đơn giản, dễ hiểu vô cùng. (Phật tử vô minh như tôi mà hiểu được chút chút, đủ biết thầy Trí Siêu đã lựa lời, uyển chuyển theo căn cơ chúng sanh chừng nào.)
Nhưng hôm nay hơi khác thường. Trời còn nắng gắt mà tôi đã mở cửa sau, bước ra đường, quên chào gốc bưởi, quên thưởng thức hương huệ và hình như quên cả cái nón nỉ. Nhưng chẳng sao. Tâm tôi đang có điều bất an. Tôi chỉ cần “Làm một cái gì đó” thay vì ngồi trong bốn bức tường, tự gậm nhấm phiền não và để mặc cho phiền não gậm nhấm mình. Và thói quen đi bộ đã vô tình kéo tôi ra đường khi trời còn nắng.
Mấy ngày nay, thời tiết bỗng nóng hực. Rải rác đó đây đã có những đám cháy rừng có cơ nguy lân lan vào đô thị. Mây rất cao, trong vắt, như đành nhường lối cho ông mặt trời giương oai, phà xuống mặt đất sức nóng trên trăm độ. Dưới sức nóng này, dù tôi đang đi giữa những tàng thông cũng vẫn nóng. Có phải thực sự thời tiết đang nóng như vậy không, hay chính từ tôi ? Ba cõi không an giống như nhà lửa mà.
Mặc. Nóng thì nóng, nắng thì nắng, tôi cứ chậm rãi bước. Phải chi tôi đeo theo một băng giảng, và nếu Thầy Phước Tịnh có tha-tâm-thông, tôi chắc Thầy sẽ từ bi mở đầu thế này: “Thưa đại chúng, hôm nay là một ngày rất nóng, chúng ta sẽ nói chuyện về Giòng-Suối-Mát-Tự-Thân ...” Tôi có thể hình dung được nhân dáng Thầy Phước Tịnh, ông thầy tu nhỏ nhắn, hòa ái, nhẹ nhàng mà từ cách di động viên phấn trên bảng đen viết đôi dòng chữ Hán đến cách nâng tách nước, hớp một ngụm nhỏ ... nhất nhất đều biểu lộ chánh niệm. Nhân cách đó như coi nhẹ mọi sự, như chẳng có chi quan trọng mà đồng thời lại là trân quý từng hạt sỏi, giọt sương. Tôi chưa đủ sức diễn tả gẫy gọn những cảm nghĩ này của mình nhưng rõ ràng là mỗi lần hội đủ duyên đi nghe giảng, tôi đều cảm nhận như thế, từ Thầy.
“Cái gì đây ?” … Tôi dừng vội lại, đến mức suýt ngã chúi về phía trước. Một bông hoa dại vàng rực nở từ khe nứt của lề đường xi măng. Trời đang hừng hực nắng, nền xi măng tưởng như có thể bốc khói. Vậy mà, bông hoa vẫn từ đó vươn lên, nở rộ. Tôi thấy mình quỳ xuống bên hoa, nhìn cho kỹ. Vết xi măng nứt rất nhỏ, có sự tình cờ nào của bụi phấn hoa nhờ gió thoảng đưa qua ? Hay sự vụng về của con chim nào tha hạt, nhả rơi vào đó ? Hay duyên của bông hoa vừa hội đủ, từ kiếp nào ? Hay duyên của chính tôi đã bước tới đúng sát na này ? Thật là kỳ diệu. Quỳ xuống chưa đủ, tôi đưa tay, sờ nhẹ cánh hoa như để chứng nghiệm đây là thật.
Đúng. Đây là thật. Không phải chỉ bông hoa là thật mà tôi sửng sốt vì thông điệp cực kỳ uyên nguyên, cực kỳ hiển lộ, bông hoa đang mang cho tôi cũng là thật. Đó là: THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HIỆN HỮU CH N NHƯ, MẦU NHIỆM.
Thời xưa, có lần ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện:
- Như hà thị đạo ? (Thế nào là đạo ?)
Ngài Nam Tuyền trả lời:
- Bình thường tâm thị đạo. (Tâm bình thường là đạo)
Câu trả lời quá đơn giản đến mức khó tin nhưng khi ngài Nam Tuyền khai triển thêm thì ngài Triệu Châu lãnh hội ngay.
Tâm không bình thường là tâm ở trong hai trạng thái: vọng thức và vô ký. Những tạp nghĩ lao xao quen huân tập không dừng, dẫn đến vọng thức. Sự mơ màng, ngầy ngật dẫn đến vô ký.
Còn tâm bình thường là trí tuệ Bát Nhã, sáng trong, nhận biết rõ ràng nhưng thinh lặng, rỗng rang. Đó là Tâm Đạo.
Dưới ánh nắng chói chang, từ khe nứt nhỏ của nền xi măng cháy bỏng, bông hoa vàng đã nhẹ nhàng nở, rất tự nhiên, thanh thản, như không cần bất cứ một sự cố gắng nào. Chỉ có người đang chiêm ngưỡng hoa mới bàng hoàng vì sức mạnh kỳ diệu của duyên hợp cho hoa có mặt phút giây này, cho tôi chứng nghiệm sự mầu nhiệm của lẽ đạo mà nhận ra mình quá yếu đuối, quá bé nhỏ trước bông hoa bên đường kia. Từ khô cằn đất đá, hoa còn biết nương khe nứt mà nở cho đời, thì sự phiền não trong tôi có đáng gì mà tôi không nở được Đóa Hoa Tâm ? Có phải chăng hoa mang Tâm Bình Thường nên hoa đang là Đạo ?
Chắc chắn, đây không phải lần đầu tôi nhìn thấy bông hoa dại nở từ vết nứt xi măng, nhưng sao chỉ ở ngày hôm nay, phút giây này, tôi mới bắt được thông điệp vô ngôn mầu nhiệm ? Có phải ở một sát na nào nhanh như lằn chớp, tôi cũng mang Tâm Bình Thường trong trạng thái rỗng rang đúng khi nhìn thấy bông hoa, hay bông hoa đã ở đó, chờ bước chân người phiền não để lóe lên một ánh minh quang ? Dù thế nào, những chiêu cảm tuyệt vời này đang cho tôi niềm tin mãnh liệt ở lời Phật dạy, là mọi chúng sanh đều sẵn có Phật tánh như nhau, chỉ khác ở mức độ dầy mỏng của màn vô minh che lấp, ở mức cạn sâu của trí tuệ phản quang tự kỷ, và quan trọng hơn cả là ở thời gian dài ngắn giữ được Phật tánh đó.
Quý đạo hữu hãy thử kiểm lại mà xem, thế nào cũng nhận ra nhiều lúc tâm mình rất an lạc, rỗng rang, cái nhìn của mình trước vạn hữu rất thanh thản mà lại rất sâu sắc nên có thể nhận ra bản chất chân thật mà mình không hay. Nhưng tiếc rằng tâm chúng ta đã huân tập lâu đời, luôn chạy theo cảnh, theo tình bên ngoài nên phút giây chạm vào Chân Như, chưa kịp nhận biết thì cảnh đó tình kia đã cuốn ta trôi lăn vào vọng tưởng.
Nói thế có nghĩa là, trong đời sống bát nháo chập chùng vô minh này, chúng ta từng có phút trở về với cái ta vô sinh bất diệt, tức là có những phút giây ta từng là Phật mà ta không biết, hay chưa kịp biết đã trở lại chúng sanh. Đó chính là câu Đức Phật khẳng định: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”. Đức Thế Tôn ĐÃ THÀNH Phật vì Ngài giữ được Phật tánh thường xuyên, không từng đứt đoạn. Chúng sanh SẼ THÀNH vì tâm điên đảo luôn làm biến diệt dòng Chân Như. Cái tâm luôn chạy nhảy là thủ phạm ngăn chúng sanh thành Phật, mà câu chuyện ẩn dụ về tâm, thầy Quảng Thanh từng kể trong một buổi thuyết pháp có thể cho chúng ta thấy rõ hơn ở điểm này.
Câu chuyện như vầy:
Một hôm, hai thầy trò mang trà xuống núi đổi gạo, muối. Sư phụ thong dong đi trước, chú tiểu đeo tay nải đi sau. Được một quãng, Thầy bỗng dừng lại, nhìn đệ tử của mình và bảo:
- Con đi trước thầy đi.
Chú tiểu không hiểu sao thầy bảo mình đi trước nhưng cũng phải vâng lời và rụt rè đi trước sư phụ. Được một quãng, thầy lại bảo:
- Này con, bước chậm lại, đi sau thầy đi.
Mới qua rừng sồi, chú tiểu ngạc nhiên thấy thầy dừng lại, nhìn mình rồi điềm đạm:
- Con hãy bước đi trước thầy.
Cứ thế, lúc thầy bảo chú đi trước, lúc lại bảo đi sau, nên khi hai thầy trò nghỉ chân bên bờ suối, chú tiểu không đừng được mà hỏi thầy rằng:
- Bạch sư phụ, chắc là sư phụ đang dạy con điều chi nên suốt chặng đường núi, khi thì bảo con đi trước, lúc lại bảo đi sau ?
Thầy đưa tay khua nhẹ giòng suối mát, dịu dàng nói:
- Có chi đâu con, khi thầy bảo con đi trước thầy, đó là lúc thầy nhìn thấy tâm con, hoặc trong vắt không vẩn một vọng tưởng, hoặc tràn đầy ý thiện lành không mong gì cho mình mà chỉ mong lợi ích cho người. Khi đó, con đang là Phật, thầy phải thỉnh con đi trước thầy. Nhưng tâm Phật ấy, con chẳng giữ được lâu, vọng tưởng buông lung lại dắt con vào những cơn mê, xoay quanh tham sân si hơn thiệt ở đời. Khi đó, con không là Phật nữa mà là chúng sanh nên thầy truyền con đi sau thầy là vậy.
Chú tiểu giật mình, nhớ ra là sư phụ vẫn từng NHÌN thấy tâm mình rõ như đọc chữ trên trang giấy.
● ● ●
Thưa quý đạo hữu, câu chuyện nhỏ này có cho chúng ta niềm hoan hỷ là chúng ta cũng từng có phút giây là Phật mà ta không biết, không nắm bắt kịp, hoặc chợt nhận ra cũng chưa đủ năng lực giữ được lâu dài hay không. Nếu có chút hoan hỷ nào thì sau đó cũng nên băn khoăn “Làm sao giữ được Phật tánh đó ở cùng ta ?”
Để tự kiểm điểm, mỗi tối, trước khi đi ngủ, chúng ta thử nhớ lại trong ngày, xem có phút giây nào ta mang Tâm Bình Thường không ? Nếu có, dù chỉ ngắn ngủi, ta hãy thả vào hồ-tâm một mầm sen. Rồi cũng chính ta sẽ lặng lẽ ngắm hồ, xem có đóa sen nào nhô lên không ?
Bạn muốn thấy hồ-tâm mình thơm ngát hương sen hay chờ mãi chỉ có bùn lầy nước đọng ?
NAM MÔ PHƯƠNG TIỆN THÁNH CƯ ĐỘ, A DI ĐÀ NHƯ LAI, GIẢI THOÁT TƯỚNG NGHIÊM TH N, BIẾN PHÁP GIỚI CHƯ PHẬT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét