- Thích Tuệ Minh
Ngày tôi gặp thầy, tôi chỉ là một đứa trẻ con ngô nghê, ham chơi như bao nhiêu đứa trẻ khác. Làm sao biết thế nào là “tu”, làm sao biết thế nào là “đạo”, nhưng trong tâm trí tôi vẫn còn hằn in ký ức về cuộc chuyện trò cách nay đã mấy mươi năm.
Tôi hỏi thầy tôi:
- Tại sao phải tu ? Tu để thành gì ?
Thầy tôi chỉ cười và bảo:
- Tu để thành người !
Tôi không chịu câu trả lời ấy vì cho rằng thật vô bổ và vô ích, chẳng phải bây giờ vẫn là người hay sao ? Cần chi phải tu hành cực khổ mà rốt cuộc lại chỉ để thành người ? Thầy tôi chậm rãi giải thích:
- Đúng là bây giờ chúng ta đã là con người, nhưng là một con người chưa hoàn thiện.
Tôi hỏi tiếp thầy rằng:
- Vậy chừng nào mới hoàn thiện làm người ?
Thầy bảo:
- Tu cho đến khi chừng nào ta không còn sanh trở lại trong lục đạo nữa, tức là không còn phải làm thân người nữa thì khi đó là người hoàn thiện.
- Vậy ai không còn sanh lại kiếp người ?
- Các bậc A La Hán trở lên.
Hôm nay nhắc lại câu chuyện cũ của cá nhân mình để chia sẻ với chư vị đồng tu, chư vị tín chúng nơi đây. Kỳ thực, tu hành không phải để thành Phật, thành Tiên, thành Thánh, thành Thần, bởi vì tất cả những vị ấy cũng đều từ một con người thực tại như chúng ta mà tiến hóa lên các bậc nhận thức cao hơn chứ chẳng phải là từ nơi nào sanh ra họ cả, ngay cả Thích Ca Mâu Ni cũng là con người, nhưng đó là một con người hoàn thiện, là một người đã toàn giác. Vậy thì phàm phu chúng ta khi sanh ra đúng là một con người, tuy có đầy đủ lục căn, có nhục nhãn nhưng tuệ nhãn còn chưa khai mở, chưa biết phân biệt được thiện ác, tốt xấu, chưa biết đâu là chánh niệm, đâu là tà niệm, cho nên hoàn toàn chưa thể là một con người hoàn thiện đúng nghĩa, vì vậy mới cần tu hành.
Tu hành tức là cách mà một con người dần hoàn thiện chính mình, ươm mầm cho thiện tâm phát khởi, kìm hãm và tiến tới đoạn diệt các ác niệm khởi phát. Khi ta tiến bộ tới đâu thì tâm thức và nghiệp vận cũng đi theo đến đó. Ví dụ khi ta tu hành thập thiện, thì ta đã tiến bộ đến mức thoát khỏi kiếp người, sanh lên cõi trời để tương thích với mức tiến bộ đó, cũng như một đứa bé khi học xong mầm non thì sẽ lên đến tiểu học vậy, và như vậy từng bước từng ngày sự tiến bộ đó giúp cho ta tiến dần đến sự giác ngộ triệt để mà trong quá khứ đã có một người từng thực hành và thành tựu qua đó chính là THÍCH CA MÂU NI.
Vậy thì những ai đặt mục tiêu cho mình tu hành để thành Phật, tu hành để thành Tiên, để hơn người phàm tục thì đó là một quan niệm lệch lạc và sai lầm. Tu hành là để hoàn thiện chính bản thân ta chứ không phải để ta chúng tỏ rằng ta hơn người, nếu còn khái niệm hơn thua tức là tâm thức ta vẫn đang còn khiếm khuyết cần tiếp tục cải sửa, tức là cần tiếp tục tu hành. Vậy thì làm sao có thể có được thành tựu gì trên con đường tu tập ?
Một người không xuống tóc, không xuất gia nhưng tâm cầu thị, biết hành thập thiện, biết cải sửa thân tâm, từng ngày hoàn thiện bản thân mình, thì đó là gì ? Đó là tu hành thật sự chứ còn là gì nữa. Còn nếu một người quy y tam bảo, được đặt pháp danh, hồng danh, mặc áo cà sa, miệng a-di-đà mà không biết tự mình chỉnh đốn điều mình còn mê, tự cho mình đã là thầy thiên hạ, hơn người phàm phu, tự mãn, tự đắc thì đó là gì ? Đó không phải là tu hành mà chỉ là đang tự mình kéo rơi mình xuống thấp hơn trên bước đường tiến hóa của một con người hoàn thiện, đi lên đâu chẳng thấy đến lúc nhắm mắt xuôi tay quỷ vô thường tìm đến mới hay địa ngục chực chờ. Có hối cũng đã muộn.
Sanh ra với một thân người đó là phúc duyên vạn kiếp. Nhưng tâm chưa hoàn thiện tương ứng với một con người thì phải cố gắng tu hành, vun bồi thiện nghiệp, cách tu dù có khác nhau nhưng tụ chung lại vẫn phải là hoàn thiện nhân cách cơ bản rồi mới tiến bộ lên những tầm cao hơn. Trong nho giáo họ cũng có khái niệm tu thân: TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ. Nếu thân chưa tu sửa chân chánh thì không có tư cách để tề gia, tề gia chưa được tất nhiên chưa có tư cách để trị quốc (bởi quốc gia là tập hợp của vô số gia đình), không trị quốc được thì tất nhiên thiên hạ nếu lỡ có rơi vào tay người đó cũng sẽ trở nên đại loạn không thể nào bình ổn được.
Cho nên tự mỗi người, dù ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào cũng hoàn toàn có thể tu hành, không nhất thiết phải trọc đầu, áo nâu thì mới tu cho được. Chắc gì kẻ trọc đầu áo nâu đã là do họ muốn tu hay họ đang tu. Tu hay không là do tâm ta làm chủ, đạo lý luân thường làm lề lối giữ cho ta không chệch khỏi chánh niệm, nếu một khi cái đạo lý luân thường bị xem nhẹ thì tất nhiên đời người sẽ sa ngã, ma đạo chờ đón phía trước là khó mà tránh khỏi.
“Đừng để đến già rồi tu đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh !”
Tôi hỏi thầy tôi:
- Tại sao phải tu ? Tu để thành gì ?
Thầy tôi chỉ cười và bảo:
- Tu để thành người !
Tôi không chịu câu trả lời ấy vì cho rằng thật vô bổ và vô ích, chẳng phải bây giờ vẫn là người hay sao ? Cần chi phải tu hành cực khổ mà rốt cuộc lại chỉ để thành người ? Thầy tôi chậm rãi giải thích:
- Đúng là bây giờ chúng ta đã là con người, nhưng là một con người chưa hoàn thiện.
Tôi hỏi tiếp thầy rằng:
- Vậy chừng nào mới hoàn thiện làm người ?
Thầy bảo:
- Tu cho đến khi chừng nào ta không còn sanh trở lại trong lục đạo nữa, tức là không còn phải làm thân người nữa thì khi đó là người hoàn thiện.
- Vậy ai không còn sanh lại kiếp người ?
- Các bậc A La Hán trở lên.
Hôm nay nhắc lại câu chuyện cũ của cá nhân mình để chia sẻ với chư vị đồng tu, chư vị tín chúng nơi đây. Kỳ thực, tu hành không phải để thành Phật, thành Tiên, thành Thánh, thành Thần, bởi vì tất cả những vị ấy cũng đều từ một con người thực tại như chúng ta mà tiến hóa lên các bậc nhận thức cao hơn chứ chẳng phải là từ nơi nào sanh ra họ cả, ngay cả Thích Ca Mâu Ni cũng là con người, nhưng đó là một con người hoàn thiện, là một người đã toàn giác. Vậy thì phàm phu chúng ta khi sanh ra đúng là một con người, tuy có đầy đủ lục căn, có nhục nhãn nhưng tuệ nhãn còn chưa khai mở, chưa biết phân biệt được thiện ác, tốt xấu, chưa biết đâu là chánh niệm, đâu là tà niệm, cho nên hoàn toàn chưa thể là một con người hoàn thiện đúng nghĩa, vì vậy mới cần tu hành.
Tu hành tức là cách mà một con người dần hoàn thiện chính mình, ươm mầm cho thiện tâm phát khởi, kìm hãm và tiến tới đoạn diệt các ác niệm khởi phát. Khi ta tiến bộ tới đâu thì tâm thức và nghiệp vận cũng đi theo đến đó. Ví dụ khi ta tu hành thập thiện, thì ta đã tiến bộ đến mức thoát khỏi kiếp người, sanh lên cõi trời để tương thích với mức tiến bộ đó, cũng như một đứa bé khi học xong mầm non thì sẽ lên đến tiểu học vậy, và như vậy từng bước từng ngày sự tiến bộ đó giúp cho ta tiến dần đến sự giác ngộ triệt để mà trong quá khứ đã có một người từng thực hành và thành tựu qua đó chính là THÍCH CA MÂU NI.
Vậy thì những ai đặt mục tiêu cho mình tu hành để thành Phật, tu hành để thành Tiên, để hơn người phàm tục thì đó là một quan niệm lệch lạc và sai lầm. Tu hành là để hoàn thiện chính bản thân ta chứ không phải để ta chúng tỏ rằng ta hơn người, nếu còn khái niệm hơn thua tức là tâm thức ta vẫn đang còn khiếm khuyết cần tiếp tục cải sửa, tức là cần tiếp tục tu hành. Vậy thì làm sao có thể có được thành tựu gì trên con đường tu tập ?
Một người không xuống tóc, không xuất gia nhưng tâm cầu thị, biết hành thập thiện, biết cải sửa thân tâm, từng ngày hoàn thiện bản thân mình, thì đó là gì ? Đó là tu hành thật sự chứ còn là gì nữa. Còn nếu một người quy y tam bảo, được đặt pháp danh, hồng danh, mặc áo cà sa, miệng a-di-đà mà không biết tự mình chỉnh đốn điều mình còn mê, tự cho mình đã là thầy thiên hạ, hơn người phàm phu, tự mãn, tự đắc thì đó là gì ? Đó không phải là tu hành mà chỉ là đang tự mình kéo rơi mình xuống thấp hơn trên bước đường tiến hóa của một con người hoàn thiện, đi lên đâu chẳng thấy đến lúc nhắm mắt xuôi tay quỷ vô thường tìm đến mới hay địa ngục chực chờ. Có hối cũng đã muộn.
Sanh ra với một thân người đó là phúc duyên vạn kiếp. Nhưng tâm chưa hoàn thiện tương ứng với một con người thì phải cố gắng tu hành, vun bồi thiện nghiệp, cách tu dù có khác nhau nhưng tụ chung lại vẫn phải là hoàn thiện nhân cách cơ bản rồi mới tiến bộ lên những tầm cao hơn. Trong nho giáo họ cũng có khái niệm tu thân: TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ. Nếu thân chưa tu sửa chân chánh thì không có tư cách để tề gia, tề gia chưa được tất nhiên chưa có tư cách để trị quốc (bởi quốc gia là tập hợp của vô số gia đình), không trị quốc được thì tất nhiên thiên hạ nếu lỡ có rơi vào tay người đó cũng sẽ trở nên đại loạn không thể nào bình ổn được.
Cho nên tự mỗi người, dù ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào cũng hoàn toàn có thể tu hành, không nhất thiết phải trọc đầu, áo nâu thì mới tu cho được. Chắc gì kẻ trọc đầu áo nâu đã là do họ muốn tu hay họ đang tu. Tu hay không là do tâm ta làm chủ, đạo lý luân thường làm lề lối giữ cho ta không chệch khỏi chánh niệm, nếu một khi cái đạo lý luân thường bị xem nhẹ thì tất nhiên đời người sẽ sa ngã, ma đạo chờ đón phía trước là khó mà tránh khỏi.
“Đừng để đến già rồi tu đạo, mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh !”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét