- Cư sĩ Liên Hoa
Ngủ đi em, bỏ mộng vô thường
Ai đem hương gió đi về nơi nao
Áo xưa màu sắc tàn phai
Trong ta ngày tháng vẫn đầy tử sinh
Thiên thu thức giấc niệm kinh
Chân tâm vẫn bước nguyên trinh buổi đầu
Tóc bay mây khói ngàn sau
Phù du cảm niệm, cánh hoa vô cùng …
(Trích trong: “Người đi tìm trăng giữa ngày”)
Có phải hương là sắc, để cho sóng gió phù du đưa đời đi hoang trên vạn nẻo đường trần. Sống … thì là ai mà không biết sống, vì với điệp khúc gần như thân thương yêu đời này, cũng là định danh cho mỗi người đều mang theo mình nghiệp lực sanh tử để đối diện, đi tìm chân thường trong vô thường ảo hóa.
Bàn tay ngũ uẩn vẫn tròn trịa theo năm tháng, để chúng ta hóa Ba thân trong mọi ứng xử, mọi hoạt cảnh, … có khổ đau, có bất hạnh, có dày vò, có nước mắt, … nhưng cũng nói lên những niềm kiêu hãnh, sự kiên định, tinh tấn, nhẫn nhục, sảng khoái trong mọi trạng thái làm đổi thay của đời sống, vì chính chúng ta chứ không phải ai khác, làm chủ vận mệnh của mình trên ván cờ đi tìm hạnh phúc.
Nếu chúng ta chạy trốn, tìm lãng quên bằng mọi hình thức, mọi nơi chốn nào đó, dù cao sang quyền quý, dù là vong thân trong các ảo ảnh, để an ổn giả tạm, che giấu “mặt mũi của người tình muôn thuở” … thì cũng chỉ là biểu lộ sự thiếu tự tin, thiếu tình yêu, thiếu tâm Bồ Đề,... vì không tin vào chính mình có khả năng đạt được hạnh phúc, đạt được Tánh Phật. Như vậy, chúng ta lại tạo nên bi hài kịch cho cuộc nhân sinh của mình để làm khách phong trần lang thang, không bờ bến và không thể có hạnh phúc đích thực được.
Tin và Yêu, mới có thể nhẫn nhục chuyển hóa cuộc đời, mới khơi dậy được tâm Bồ Đề dấn thân vào mọi nơi chốn, dù là có bao nhiêu nghịch cảnh trái ngang … mới hoàn thành được Tánh Thiện, nếm được hương vị kỳ diệu của hạnh phúc. Vì thiếu hai yếu tố căn bản đơn giản này, ta lại phải tái sinh trong những vọng tâm biến hóa, mất chính mình như hạt sương rơi trên đỉnh cao của đời sống, còn lại chăng là bọt nước rong chơi, khổ đau, chạy đi tìm ta.
Ồ em, bọt nước trùng dương
Ai đem hương đó, gởi vào tâm non
Vô tình ta thở ngàn sương
Thấy nhau khuya sớm, lời son mặn mà
Chưa bao giờ tâm bỏ tâm, dù là bọt nước trùng dương cay ngọt, nhưng trong tâm non xưa, tâm vẫn hằng vậy, một khi hương thơm của vô lượng kiếp huân tu đã in hình trong tâm non, để rồi một lúc nào trong hơi thở vô thường, ta nhìn thấy được mặt mũi của em vẫn đẹp, xinh tươi, mặn mà, trong khuya sớm … Tâm có bao giờ xa và lìa bỏ tâm, chỉ có chúng ta vô tình quên mất với chính mình.
Hạnh phúc thật đẹp vẫn thường cười, nở hoa trong tâm của mọi người, nhất là người con Phật, vì được chỉ dạy thực tập, sống thực với tâm - với tấm lòng - với vô ngôn … vì càng dậy sóng lên bằng ngôn ngữ, bằng lời nói, bằng mọi từ ngữ để giả danh nào đó, thì chỉ làm thực tại xa lìa, cách xa muôn trùng dặm, và chúng ta đau khổ bám chấp theo những hão huyền vô vọng, và dù có sóng gió bao nhiêu, dù là cuồng phong, nghịch cảnh … thì vẫn là chất phù sa ươm mầm cho Giới, cho Định, và Tuệ khởi sinh. Ai muốn biết hạnh phúc chân thật, hãy tìm đến khổ đau, chẻ rời ra để tìm thấy bản chất thực của khổ đau, như “phiền não tức bồ đề”.
Bàn tay son thật đẹp
Năm ngón mở bầu trời
Em về nơi gió cát
Bụi phấn phiền não rơi
Ta ôm đời phiêu lãng
Nghe vọng lời kinh thương
Trăm năm, ngồi núi rộng
Bao giờ giở tâm kinh ?
Vận chiếc áo vô thường
Vào đời ta tọa niệm
Năm sắc ảo huyền rơi
Chốn nào, em về nơi
Trong ta đời luân vũ
Ngọt ngào cõi tâm xưa
Bao lần ta mời gọi
Ngữ ngôn, từng hạt mưa …
Trong luân vũ của đời sống, cõi tâm xưa vẫn đẹp, lòng son. Chúng ta hãy mời gọi nhau, bỏ đi ngôn ngữ khách sáo, tạo hình, giả dạng, không thủy chung … để cho tất cả rụng rơi như những hạt mưa sa giữa cõi đời, để còn lại chăng là một tấm lòng Tin và Yêu dâng tặng cho nhau. Cuộc sống của con người có phải chăng đẹp và có ý nghĩa hơn, giữa biết bao nhiêu bất hạnh vẫn luôn luôn giành giựt, phủ lấp trên thân phận con người.
Ghi lại những suy tư khởi từ tâm non của một người con Phật … khi đối diện với biết bao nhiêu vấn nạn ...
Ai đem hương gió đi về nơi nao
Áo xưa màu sắc tàn phai
Trong ta ngày tháng vẫn đầy tử sinh
Thiên thu thức giấc niệm kinh
Chân tâm vẫn bước nguyên trinh buổi đầu
Tóc bay mây khói ngàn sau
Phù du cảm niệm, cánh hoa vô cùng …
(Trích trong: “Người đi tìm trăng giữa ngày”)
Có phải hương là sắc, để cho sóng gió phù du đưa đời đi hoang trên vạn nẻo đường trần. Sống … thì là ai mà không biết sống, vì với điệp khúc gần như thân thương yêu đời này, cũng là định danh cho mỗi người đều mang theo mình nghiệp lực sanh tử để đối diện, đi tìm chân thường trong vô thường ảo hóa.
Bàn tay ngũ uẩn vẫn tròn trịa theo năm tháng, để chúng ta hóa Ba thân trong mọi ứng xử, mọi hoạt cảnh, … có khổ đau, có bất hạnh, có dày vò, có nước mắt, … nhưng cũng nói lên những niềm kiêu hãnh, sự kiên định, tinh tấn, nhẫn nhục, sảng khoái trong mọi trạng thái làm đổi thay của đời sống, vì chính chúng ta chứ không phải ai khác, làm chủ vận mệnh của mình trên ván cờ đi tìm hạnh phúc.
Nếu chúng ta chạy trốn, tìm lãng quên bằng mọi hình thức, mọi nơi chốn nào đó, dù cao sang quyền quý, dù là vong thân trong các ảo ảnh, để an ổn giả tạm, che giấu “mặt mũi của người tình muôn thuở” … thì cũng chỉ là biểu lộ sự thiếu tự tin, thiếu tình yêu, thiếu tâm Bồ Đề,... vì không tin vào chính mình có khả năng đạt được hạnh phúc, đạt được Tánh Phật. Như vậy, chúng ta lại tạo nên bi hài kịch cho cuộc nhân sinh của mình để làm khách phong trần lang thang, không bờ bến và không thể có hạnh phúc đích thực được.
Tin và Yêu, mới có thể nhẫn nhục chuyển hóa cuộc đời, mới khơi dậy được tâm Bồ Đề dấn thân vào mọi nơi chốn, dù là có bao nhiêu nghịch cảnh trái ngang … mới hoàn thành được Tánh Thiện, nếm được hương vị kỳ diệu của hạnh phúc. Vì thiếu hai yếu tố căn bản đơn giản này, ta lại phải tái sinh trong những vọng tâm biến hóa, mất chính mình như hạt sương rơi trên đỉnh cao của đời sống, còn lại chăng là bọt nước rong chơi, khổ đau, chạy đi tìm ta.
Ồ em, bọt nước trùng dương
Ai đem hương đó, gởi vào tâm non
Vô tình ta thở ngàn sương
Thấy nhau khuya sớm, lời son mặn mà
Chưa bao giờ tâm bỏ tâm, dù là bọt nước trùng dương cay ngọt, nhưng trong tâm non xưa, tâm vẫn hằng vậy, một khi hương thơm của vô lượng kiếp huân tu đã in hình trong tâm non, để rồi một lúc nào trong hơi thở vô thường, ta nhìn thấy được mặt mũi của em vẫn đẹp, xinh tươi, mặn mà, trong khuya sớm … Tâm có bao giờ xa và lìa bỏ tâm, chỉ có chúng ta vô tình quên mất với chính mình.
Hạnh phúc thật đẹp vẫn thường cười, nở hoa trong tâm của mọi người, nhất là người con Phật, vì được chỉ dạy thực tập, sống thực với tâm - với tấm lòng - với vô ngôn … vì càng dậy sóng lên bằng ngôn ngữ, bằng lời nói, bằng mọi từ ngữ để giả danh nào đó, thì chỉ làm thực tại xa lìa, cách xa muôn trùng dặm, và chúng ta đau khổ bám chấp theo những hão huyền vô vọng, và dù có sóng gió bao nhiêu, dù là cuồng phong, nghịch cảnh … thì vẫn là chất phù sa ươm mầm cho Giới, cho Định, và Tuệ khởi sinh. Ai muốn biết hạnh phúc chân thật, hãy tìm đến khổ đau, chẻ rời ra để tìm thấy bản chất thực của khổ đau, như “phiền não tức bồ đề”.
Bàn tay son thật đẹp
Năm ngón mở bầu trời
Em về nơi gió cát
Bụi phấn phiền não rơi
Ta ôm đời phiêu lãng
Nghe vọng lời kinh thương
Trăm năm, ngồi núi rộng
Bao giờ giở tâm kinh ?
Vận chiếc áo vô thường
Vào đời ta tọa niệm
Năm sắc ảo huyền rơi
Chốn nào, em về nơi
Trong ta đời luân vũ
Ngọt ngào cõi tâm xưa
Bao lần ta mời gọi
Ngữ ngôn, từng hạt mưa …
Trong luân vũ của đời sống, cõi tâm xưa vẫn đẹp, lòng son. Chúng ta hãy mời gọi nhau, bỏ đi ngôn ngữ khách sáo, tạo hình, giả dạng, không thủy chung … để cho tất cả rụng rơi như những hạt mưa sa giữa cõi đời, để còn lại chăng là một tấm lòng Tin và Yêu dâng tặng cho nhau. Cuộc sống của con người có phải chăng đẹp và có ý nghĩa hơn, giữa biết bao nhiêu bất hạnh vẫn luôn luôn giành giựt, phủ lấp trên thân phận con người.
Ghi lại những suy tư khởi từ tâm non của một người con Phật … khi đối diện với biết bao nhiêu vấn nạn ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét