V
ô

Ư
u




Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng

Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần

Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !


Ta là gì ?

「Trích: “Ta là gì ?” – Tinh thần vô ngã của đạo Phật của thầy Thích Thông Phương – tạp chí Đất Lành – The Budish review – Bộ tháng 8 – 7/2004」

Bởi nhầm lẫn nhân quả tu hành lấy cái nhân sanh tử làm giải thoát làm sao đến được giải thoát chân thật ? Chính vì vậy, trước thời Phật ra đời, ở Ấn Độ có nhiều vị tu hành rất công phu có sức thiền định cao nhưng vẫn lẩn quẩn trong sanh tử. Như truyện vị Phạm Chí Hắc Thị tu đắc năm thần thông, thuyết pháp rất hay, đến cả trời Đế Thích cũng xuống nghe pháp. Song một hôm nghe vị ấy giảng, Trời Đế Thích tỏ vẻ buồn bã rơi lệ. Phạm Chí thấy lạ bèn hỏi:

“Ngài vì sao buồn khóc như thế ?”

Đế Thích nói:

“Tôi nghe ngài giảng pháp rất hay, song tôi biết rõ tuổi thọ của Ngài chỉ còn bảy ngày nữa thôi !”

Phạm Chí nghe xong, hoảng sợ, xin Trời Đế Thích cho. Trời Đế Thích từ chối, mà chỉ ông đến Đức Phật. Phạm Chí bèn vội đến chỗ Phật. Trên đường ông thấy hai cây Ngô Đồng đang trổ hoa đẹp liền dùng thần thông nhổ cả hai cây bưng trên hai tay đem đến cúng dường Phật. Phật gọi Tiên nhân Phạm Chí đến bảo:

“Hãy buông đi !”

Phạm Chí liền buông cây hoa Ngô Đồng bên tay trái. Phật lại bảo:

“Buông đi !”

Phạm Chí buông tiếp cây hoa Ngô Đồng trên tay phải. Phật lại bảo tiếp:

“Buông đi !”

Phạm Chí liền thưa:

“Bạch Thế Tôn, hai tay con đều trống cả rồi ! Ngài còn bảo con buông gì nữa ?”

Phật bảo:

“Ta chẳng phải bảo ông buông gốc cây hoa đó, mà chính là bảo ông buông xả sáu trần bên ngoài, sáu căn bên trong và sáu thức ở giữa kia kìa. Tất cả một lúc buông sạch hết.”

KHÔNG CÒN CHỖ NÀO ĐỂ BUÔNG NỮA, ngay đó chính là chỗ ông thoát khỏi sanh tử. Phạm Chí ngay đó liền tỏ ngộ pháp Vô Sanh, lễ tạ Phật.

Tổ Lâm Tế đã từng dạy: “Này huynh đệ, các ông cứ nhận lấy kẻ bạn mộng huyễn này, trong khoảng sớm chiều nó liền trở về vô thường. Các ông nhằm trong thế giới này tìm vật gì làm giải thoát ? Tìm một miếng cơm ăn hoặc một manh áo vá qua ngày ư ? Cốt phải tìm hỏi bậc tri thức, chớ lần lựa đuổi theo thú vui ! Thời giờ đáng tiếc, niệm niệm vô thường, thô thì bị đất, nước, gió, lửa, tế thì bị bốn tường sanh, trụ, dị, diệt.”

Đó là Ngài nhắc nhở cho người phải tìm lấy một cái gì chân thật làm chỗ nương tựa vững bền lâu dài, chớ bám vào cái xác thân mộng huyễn vô thường này dù cố gìn giữ cách mấy, cuối cùng cũng phải bỏ lại, tan hoại, trả về với cát bụi. Người có thực tâm tu hành có thể lơ là với việc này sao ?

Trong Kinh Niết Bàn có kể câu chuyện một ông Vua muốn thử những người mù, ông sai đem con voi đặt trước sân, gọi mấy người mù rờ xem rồi tả lại cho ông nghe hình dáng con voi như thế nào.

。Người sờ trúng tai voi thì bảo con voi giống cái quạt.
。Người sờ trúng chân voi thì bảo con voi giống cây cột.
。Người sờ trúng bụng voi thì bảo con voi giống cái lu.
。Người sờ trúng đuôi voi thì bảo con voi giống cây chổi.

Rồi cãi nhau mãi, ông vua chỉ cười thôi.

Như vậy, vì sao mà họ tranh cãi ? Chỉ vì chỗ thấy chưa trọn vẹn, dù mỗi người chạm đến con voi thật sự nhưng chỉ chạm một bộ phận, một góc cạnh, nên chỗ biết cũng hạn hẹp và có sai biệt, do đó thành tranh cãi nhau. Trong khi đó nếu là ông vua thấy toàn cảnh con voi rõ ràng trước mắt thì sao ? MỈM CƯỜI THÔI ! Nếu như ông vua cũng nhảy vào tranh cãi với người mù ấy thì như thế nào ? Cũng mù theo luôn phải không ? Bởi còn ham tranh cãi là còn tâm hơn thua, còn mang nặng tính chấp ngã, sợ ta sai, ta kém ! Trái lại, đã thấy suốt rồi, đâu còn sợ sai, mà tranh cãi.

Như truyện Hiệp Sơn và Định Sơn. Hai vị cùng đi đường bàn chuyện với nhau.

Định Sơn nói: “Trong sanh tử, không Phật tức phi sanh tử.”

Hiệp Sơn nói: “Trong sanh tử, có Phật tức chẳng mê sanh tử.”

Hai người lên núi Đại Mai lễ thiền sư Pháp Thường. Hiệp Sơn đem câu nói của hai người thuật lại cho sư nghe và hỏi: Chưa biết chỗ thấy của hai người, ai được gần ? Sư bảo:

- Một gần một xa.

- Ai được gần ?

Sư trả lời:

- Hãy đi mai sáng mai trở lại !

Sáng hôm sau, Hiệp Sơn lại đến hỏi sư. Sư bảo:

- Người gần thì chẳng hỏi, người hỏi thì lại chẳng gần.

Thấy đâu chưa ? Bởi cứ lo tới truớc hỏi ai đúng, là muốn mình hơn, sợ mình sai, cho nên không gần được đạo. Trái lại, người đạt lý rõ ràng không nghi thì nói ra tự tin chắc, lo gì phải hấp tấp đi hỏi đúng sai ? Còn kẹt trong niệm đúng sai như thế, quả tình là người còn đứng ngoài cửa rồi. Đây là một kinh nghiệm cho người còn ưa tranh cãi lý luận, còn nặng về tính đúng sai, cần nghiệm kỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét