- Sưu tầm
Thiền Sư Thanh Phẩu ở nơi hội Ngài Đại Dương. Một hôm Sư đang trồng dưa, Đại Dương vào vườn hỏi:
- Dưa đã chín chưa ?
Sư thưa:
- Dưa đã chín.
Đại Dương bảo:
- Lựa một trái hái ăn chơi.
Sư thưa:
- Hái cho người nào ăn ?
Đại Dương bảo:
- Hái cho người không vào vườn ăn.
Sư thưa:
- Chưa biết người không vào vườn có ăn không ?
Đại Dương hỏi:
- Ông có biết y chưa ?
Sư thưa:
- Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.
Lời bình:
Đã có người hỏi xin mà chủ vườn lại hỏi: “Hái cho người nào ăn ?” Người chủ vườn muốn gì ? Ông trả treo khó dễ. Muốn người xác định cái kẻ “biết ăn”, kẻ ấy là ai ? Tại sao đương sự sờ sờ ra đấy mà hỏi quái như vậy ? Tuy vậy không thể trả lời rằng: “Hái cho tôi ăn.” Nói như vậy có được không ?
Người xin xác nhận như vậy là đã lầm, mắc bẫy kẻ trồng dưa rồi ! Đại Dương không thế, Ngài là người “lái buôn” sành sỏi, chỉ có lừa người, nào ai lừa được. Đâu dễ nửa câu lại bị mắc hợm ! Đã là kẻ “lái” chuyên nghiệp nên trả giá đúng mức để thủ lợi, phải nắm chắc việc ấy trong tay. Ngài quật ngược lại người, đoạt cơ chủ rẫy: “Hái cho người không vào vườn ăn.” Một câu trả lời ma quái, hư ảo ! Người vào vườn xin dưa cho kẻ “không vào” ăn. Một chuyện lật lọng ngược lại chủ vườn trả treo. Đã vào, mở miệng xin, sao lại để cho kẻ khác ? Ngài mắc cỡ chăng ? Không dám nhận kẻ ấy là mình ? Không tự cho mình là kẻ ăn, lại đổ thừa kẻ khác !
“Kẻ không vào vườn” ấy là ai ? Là kẻ nào ? Có ai thấy hắn đâu ! Có chăng cũng chỉ là bóng ma. Nhưng đã là một bậc đại nhân, Ngài Đại Dương đâu thể chối quanh, nói vô nghĩa như thế. Ngài nói một cách xác thật đó. Đã giới thiệu một khách quí với chủ vườn. Người đó là kẻ sành sỏi biết thưởng thức hương vị dưa ngon. Kẻ đó đáng được cho ăn. Người đó là “người không vào vườn”.
Nếu là kẻ khác, không phải Thanh Phẩu, người chủ vườn này, thì sẽ nhìn quanh quất kiếm người không vào vườn ấy là ai ? Nhưng kẻ chủ vườn này không làm cái việc phí công vô ích ấy. Không bị lời lẽ ma mị của “ông già” lừa. Mà trái lại, còn làm khó dễ hỏi đon ren, không muốn hái dưa cho nữa là khác: “Chưa biết người không vào vườn có ăn không ?”
Một lối hỏi để giữ dưa, không muốn mất một quả. Người chủ vườn thật lợi hại, dù là tay đại bịp cũng khó mà qua. Lời nói ấy chứng tỏ người chủ dưa đã biết rõ con người “không vào vườn” kia. Lời nói ấy đã chặn trái dưa trước mắt Đại Dương. Người chủ vườn quả thật là kẻ đáo để. Kẻ “bỏn xẻn”. Nhưng Đại Dương là một ông lái tài giỏi, đâu để mất món hàng xét ra lợi nhuận rất cao. Ngài lật ngang lời người, hất chân kẻ chặn: “Ông có biết y chưa ?”
Đây là lời quyết liệt, lời đoạt dưa. Lời này thật lợi hại, nếu không phải là Đại Dương, kẻ lái buôn chuyên nghiệp thì khó lòng, chỉ ngó dưa mà trừ, hối tiếc. Đại Dương, một lời đã buộc người dâng hoa quả. Một xảo thuật “kiếm ăn” thật tài tình. Lời ấy đã đưa chủ vườn vào thế phải chấp nhận. Và chủ dưa đã hoan hỷ không còn trả treo nữa, mà nhất tâm tùy hỷ cúng dường lên con người “không vào vườn” ấy. Chủ dưa đã kính cẩn: “Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.”
Người chủ vườn thật là hiếu khách, một kẻ thạo việc trồng trọt, lại thạo của thạo người. Một chủ vườn giữ dưa trọn vẹn, dâng dưa mà không mất một trái.
“Người không vào vườn” ấy là ai ?
- Dưa đã chín chưa ?
Sư thưa:
- Dưa đã chín.
Đại Dương bảo:
- Lựa một trái hái ăn chơi.
Sư thưa:
- Hái cho người nào ăn ?
Đại Dương bảo:
- Hái cho người không vào vườn ăn.
Sư thưa:
- Chưa biết người không vào vườn có ăn không ?
Đại Dương hỏi:
- Ông có biết y chưa ?
Sư thưa:
- Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.
Lời bình:
Đã có người hỏi xin mà chủ vườn lại hỏi: “Hái cho người nào ăn ?” Người chủ vườn muốn gì ? Ông trả treo khó dễ. Muốn người xác định cái kẻ “biết ăn”, kẻ ấy là ai ? Tại sao đương sự sờ sờ ra đấy mà hỏi quái như vậy ? Tuy vậy không thể trả lời rằng: “Hái cho tôi ăn.” Nói như vậy có được không ?
Người xin xác nhận như vậy là đã lầm, mắc bẫy kẻ trồng dưa rồi ! Đại Dương không thế, Ngài là người “lái buôn” sành sỏi, chỉ có lừa người, nào ai lừa được. Đâu dễ nửa câu lại bị mắc hợm ! Đã là kẻ “lái” chuyên nghiệp nên trả giá đúng mức để thủ lợi, phải nắm chắc việc ấy trong tay. Ngài quật ngược lại người, đoạt cơ chủ rẫy: “Hái cho người không vào vườn ăn.” Một câu trả lời ma quái, hư ảo ! Người vào vườn xin dưa cho kẻ “không vào” ăn. Một chuyện lật lọng ngược lại chủ vườn trả treo. Đã vào, mở miệng xin, sao lại để cho kẻ khác ? Ngài mắc cỡ chăng ? Không dám nhận kẻ ấy là mình ? Không tự cho mình là kẻ ăn, lại đổ thừa kẻ khác !
“Kẻ không vào vườn” ấy là ai ? Là kẻ nào ? Có ai thấy hắn đâu ! Có chăng cũng chỉ là bóng ma. Nhưng đã là một bậc đại nhân, Ngài Đại Dương đâu thể chối quanh, nói vô nghĩa như thế. Ngài nói một cách xác thật đó. Đã giới thiệu một khách quí với chủ vườn. Người đó là kẻ sành sỏi biết thưởng thức hương vị dưa ngon. Kẻ đó đáng được cho ăn. Người đó là “người không vào vườn”.
Nếu là kẻ khác, không phải Thanh Phẩu, người chủ vườn này, thì sẽ nhìn quanh quất kiếm người không vào vườn ấy là ai ? Nhưng kẻ chủ vườn này không làm cái việc phí công vô ích ấy. Không bị lời lẽ ma mị của “ông già” lừa. Mà trái lại, còn làm khó dễ hỏi đon ren, không muốn hái dưa cho nữa là khác: “Chưa biết người không vào vườn có ăn không ?”
Một lối hỏi để giữ dưa, không muốn mất một quả. Người chủ vườn thật lợi hại, dù là tay đại bịp cũng khó mà qua. Lời nói ấy chứng tỏ người chủ dưa đã biết rõ con người “không vào vườn” kia. Lời nói ấy đã chặn trái dưa trước mắt Đại Dương. Người chủ vườn quả thật là kẻ đáo để. Kẻ “bỏn xẻn”. Nhưng Đại Dương là một ông lái tài giỏi, đâu để mất món hàng xét ra lợi nhuận rất cao. Ngài lật ngang lời người, hất chân kẻ chặn: “Ông có biết y chưa ?”
Đây là lời quyết liệt, lời đoạt dưa. Lời này thật lợi hại, nếu không phải là Đại Dương, kẻ lái buôn chuyên nghiệp thì khó lòng, chỉ ngó dưa mà trừ, hối tiếc. Đại Dương, một lời đã buộc người dâng hoa quả. Một xảo thuật “kiếm ăn” thật tài tình. Lời ấy đã đưa chủ vườn vào thế phải chấp nhận. Và chủ dưa đã hoan hỷ không còn trả treo nữa, mà nhất tâm tùy hỷ cúng dường lên con người “không vào vườn” ấy. Chủ dưa đã kính cẩn: “Tuy nhiên không biết mà đâu được chẳng cho.”
Người chủ vườn thật là hiếu khách, một kẻ thạo việc trồng trọt, lại thạo của thạo người. Một chủ vườn giữ dưa trọn vẹn, dâng dưa mà không mất một trái.
“Người không vào vườn” ấy là ai ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét