V
ô
Ư
u
Đón chào Đức Phật, mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Vô Thường bước xuống nhân gian
Ưu Đàm hoa trổ hiện thân ái tình
Sứ điệp của vạn niềm tin
Tôn vinh nhan sắc huyền linh nữ thần
Đóa Vô Ưu trổ nhọc nhằn
Chờ tay thiếu nữ họa hoằn khai hoa
Cảm linh thanh khiết an hòa
Thiện nhân dưới cội Sala ... nguyện cầu !
Triết lý về cây cổ thụ
- Ngọc Nhi
1. Điều kiện đầu tiên để trở thành mọt cây cổ thụ: THỜI GIAN
Không có một chiếc cây nào mới gieo mầm đã trở thành một cây cổ thụ, mà nó phải trải qua rất nhiều năm tháng để sinh trưởng. Con người chúng ta nếu muốn thành công nhất định phải cho chính mình thời gian. Thời gian để tích lũy và có thêm kinh nghiệm.
2. Điều kiện thứ hai để trở thành một cây cổ thụ: BẤT ĐỘNG
Không có một cây nào năm thứ nhất trồng ở nơi này, năm thứ hai lại trồng ở nơi khác mà lại có thể trở thành một cây đại thụ. Nhất định là phải sừng sững bất động trải hàng ngàn năm trong phong sương, mưa tuyết. Chính những kinh nghiệm qua vô số lần trong phong sương, mưa tuyết đó mà cuối cùng trở thành đại thụ. Vậy nên, nếu muốn thành công, nhất định phải: “mặc cho gió táp mưa sa, ta tự sừng sững bất động”, giữ vững niềm tin, chuyên chú nội công, sẽ thành chính quả.
3. Điều kiện thứ ba để trở thành một cây cổ thụ: NỀN MÓNG
Một cái cây có hàng trăm nghìn chiếc rễ: rễ tốt, rễ xấu, rễ to, rễ nhỏ … nằm sâu trong lòng đất, bận rộn hấp thụ chất dinh dưỡng mà không ngừng phát triển, tuyệt đối chẳng có một chiếc cây nào không có rễ huống chi là một cây đại thụ. Nếu muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập, tăng cường làm phong phú cho bản thân, chuẩn bị cho mình một nền móng tốt nhât, sự việc mới có thể thành công mãi mãi.
4. Điều kiện thứ tư để trở thành một cây cổ thụ: HƯỚNG VỀ PHÍA TRƯỚC
Không có một cây đại thụ nào chỉ hướng sang bên cạnh, trở lên to béo mà không cao, nhất định là phải thân cây trưởng thành trước rồì mới phát triển các cành nhỏ sau, luôn luôn hướng lên phía trước. Muốn thành công, nhất định phải hướng về phía trước, không ngừng hướng về phía trước sẽ có thể to lớn hơn cả không gian.
5. Điều kiện thứ năm để trở thành một cây cổ thụ: HƯỚNG VỀ PHÍA MẶT TRỜI
Chẳng có cây nào trưởng thành mà lại hướng về bóng tối, tránh né ánh sáng. Ánh mặt trời chính là niềm hy vọng để một chiếc cây sinh trưởng, Đại Thụ biết rằng nhất định phải vì mình mà tranh thủ đón thật nhiều ánh sáng hơn, mới có hi vọng ngày càng cao lớn hơn … Muốn thành công, nhất định phải tạo dựng một mục tiêu chính xác, nỗ lực phấn đấu, nguyện vọng mới có thể trở thành sự thật.
Cư trần lạc đạo
- Mặc Giang
Ta vào trần thế trên đàng dạo chơi
Người rung Hoa Tạng tuyệt vời
Ta vào nhân ải nơi nơi thắm tình
Người ngân diệu hữu chơn kinh
Ta ngân pháp cổ thinh thinh Đạo Vàng
Người lên rừng núi thênh thang
Ta vào đồng nội xóm làng xa xôi
Người vui phố thị sáng ngời
Ta vui đom đóm soi đời đêm đen
Chỉ một bấc lửa làm đèn
Phiêu lưu chi mãi dế mèn đi đâu
Dòng sông bến lở cát bồi
Bắc nhau qua lại nhịp cầu thân thương
Cái quan cũng một con đường
Đi vào xóm nhỏ quê hương thái hòa
Từ trong sỏi đá nở hoa
Tiếng đau chợt bỗng chói lòa tinh anh
Cam Lồ nhành liễu trong lành
Hương thơm vị ngọt treo cành tầm không
Vô Ưu một đóa đơm bông
Vô chung - Vô thỉ - Vô tâm - Vô nghì
Nói lên hai tiếng Từ Bi
Cư trần lạc đạo, ai vì cho ai
Danh ngôn (85)
- La Tiên Sinh
Đoạn kết của một tình yêu
- Quà tặng cuộc sống
“Đêm khuya thức dậy xem trời
Thấy sao bên Bắc đổi dời bên Đông
Làm sao cho hiệp vợ chồng
Cho Lê hiệp nhãn, cho Rồng hiệp mây”
( Ca dao )
Còn đó quê tôi
- Mặc Giang
Quê tôi còn đó dòng sông
Nước đi nước đến chờ con nước về
Quê tôi còn đó sơn khê
Sắt son tô thắm ước thề không phai
Ơn sâu nghĩa nặng tình dài
Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương
Tin yêu hòa ái mến thương
Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng
Quê tôi còn đó đò ngang
Chờ người lữ thứ miên man chưa về
Quê tôi còn đó tiếng ve
Xót trong hạ nắng mùa hè kêu đau
Xa mờ trắng mấy mùa cau
Trôi dòng dĩ vãng phủ màu nhớ thương
Đêm đêm nhạn vắng kêu sương
Ngày ngày én liệng mây truông cuối trời
Quê tôi từ thuở nằm nôi
Chôn nhau cắt rốn nhớ lời Mẹ Cha
Xẻ da xẻ thịt mới ra
Trinh nguyên huyết thống cho ta nên người
Quê tôi còn đó nụ cười
Gắn trên môi héo da mồi tóc sương
Kinh qua bao ải nghê thường
Lênh đênh thời thế đoạn trường tóc tơ
Nhưng tôi chẳng có bao giờ
Cố quên quê cũ mịt mờ đời tôi
Nếu tôi không có quê tôi
Thì sao tôi có quê tôi trong đời
Cho nên dù có cuối đời
Vẫn thương vẫn nhớ mặn mòi tình quê
Buông tay nhắm mắt gởi về …
Những tưởng ...
( Sưu tầm )
● Lúc trẻ, tưởng khi đi xa nhà là thích nhất, giờ xa nhà mới thấy buồn và nhớ thế nào.
● Lúc trẻ, tưởng mọi người sống vì mình, giờ lớn rồi mới thấy mình cần sống vì mọi người.
● Lúc trẻ, chơi trò cô dâu chú rể thấy đó là mơ ước, giờ mới thấy đó là thử thách.
● Lúc trẻ, tưởng cuộc sống là hôm nay, giờ lớn mới thấy sẽ còn có ngày mai và cả quá khứ.
● Lúc trẻ, tưởng cho đi là hết, là tiếc nuối, giờ mới thấy cho đi là hạnh phúc, là còn mãi.
● Lúc trẻ, thấy cuộc sống đơn giản. Giờ mới thấy cuộc sống phức tạp đến chừng nào.
● Lúc trẻ, tưởng ta lớn lắm. Giờ mới biết, nhìn lại ta ngây ngô biết chừng nào.
● Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết sau yêu còn có chia tay.
● Lúc trẻ, mong mình lớn, giờ đây lớn rồi sao mong mình bé lại quá chừng.
● Lúc trẻ, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.
● Lúc trẻ, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.
● Lúc trẻ, tưởng “ngày mai không biết ra sao nữa, dù có ra sao cũng chẳng sao”, giờ mới biết thời gian quan trọng đến dường nào.
● Lúc trẻ, tưởng kiến thức đã được học sẽ theo mình mãi mãi. Giờ mới biết kiến thức là những gì còn sót lại sau khi đã quên.
● Lúc trẻ, tưởng cho đi là phải được nhận lại. Bây giờ mới biết cho đi là không bao giờ cần nhận lại.
● Lúc trẻ, cứ thích trở thành người phụ nữ phức tạp, tưởng thế là hay lắm. Giờ phức tạp đến độ không hiểu nổi mình, mới giật mình muốn trở thành một cô gái đơn giản, mà cũng chẳng được nữa rồi.
● Lúc trẻ, tưởng cô đơn ở đâu xa lắm, chỉ đến ở những chỗ không người, đến giờ mới hiểu, lúc bên nhau, sự ấm áp mới thật mong manh, mà nỗi cô đơn sao lại gần gũi thế.
● Lúc trẻ, tưởng thành người lớn là lớn, bây giờ đã thấy có nhiều người đã lớn mà vẫn chưa thành người lớn, và đến khi thật sự thành người lớn thì người ta sẽ biết không bao giờ bé trở lại được.
● Lúc trẻ, tưởng đóng đinh thì đóng đinh, không thích thì là có thể nhổ, bây giờ cảm nhận được đinh có thể nhổ nhưng vết sâu vẫn còn.
● Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, giờ thấy được ngay cả một người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.
● Lúc trẻ, tưởng yêu một người thì dễ, quên một người mới khó. Giờ thấy mình quên đi nhiều người cũng dễ dàng, nhưng để yêu, mới khó làm sao.
● Lúc trẻ, thích định nghĩa về tình yêu, tình yêu là X, là Y, là A,B,C,D … bây giờ lớn lại cuống cuồng, vì hoang mang, không biết tình yêu thật sự là gì cả.
● Lúc trẻ, vẫn nghĩ rằng tình yêu là mãi mãi, tình yêu là thứ quan trọng nhất trong cuộc đời. Giờ thì biết yêu đến đó, rồi đi đó, như mưa bóng mây, hay dù có như chớp bể mưa nguồn thì cũng vậy, có đó rồi mất đó. Và thật sự cũng chẳng biết thứ gì là quan trọng nhất.
● Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.
● Lúc trẻ, rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi lớn lên mới biết sự lãng quên còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.
● Lúc trẻ, tưởng tượng rất nhiều, và giờ đây khi lớn lên mới nhận ra chuyện cổ tích không bao giờ có thật.
● Lúc trẻ, mẹ nói yêu thương cho đi là yêu thương nhận lại, giờ lớn lên chợt nhận ra, có những yêu thương chỉ cho mà không nhận.
● Lúc trẻ, tưởng rằng yêu một người là sống vì người đó, giờ mới biết yêu một người là phải biết tự yêu lấy mình.
● Lúc trẻ, tưởng nói dối là xấu, giờ mới biết lời nói dối đôi khi cũng giúp ích rất nhiều.
● Lúc trẻ, tưởng rằng trung thực là điều tốt, giờ mới biết sống trung thực với mình thôi cũng là điều khó biết bao.
● Lúc trẻ, tưởng rằng những gì đến rồi sẽ đi, giờ mới biết niềm vui đến thì qua mau, còn nỗi buồn đến thì cứ ở bên ta mãi.
● Lúc trẻ, cứ tưởng rằng sau tình yêu sẽ là hôn nhân, giờ mới biết có những cuộc hôn nhân không cần tình yêu.
● Lúc trẻ, cứ nghĩ: “tiền bạc, tình yêu rồi mới đến sức khỏe”, về già mới khám phá sự đảo ngược: “sức khỏe, tình yêu, tiền bạc”.
● Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, giờ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là mình đã không nhận thấy.
● Lúc trẻ, tưởng nói quên là có thể quên được, giờ mới biết có những chuyện càng muốn quên thì nó lại càng ở mãi trong lòng.
● Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Về già mới biết: “được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất”.
● Lúc trẻ, cứ tưởng sự sống và cái chết ở cách xa nhau lắm. Về già mới hiểu nó chỉ cách nhau một lằn chỉ mong manh. Và lúc đó chúng ta thanh thản ra đi để khởi đầu một cuộc hành trình cuối cùng, bước nhảy vọt vào bóng tối.
Học cách làm chủ bản thân, GIÓ LỚN KHÔNG LAY CHUYỂN ĐƯỢC NÚI
- Theo Secretchina
- Minh Nữ biên dịch
- Minh Nữ biên dịch
Một hôm, Đức Phật đang trên đường đi hóa duyên thì ngang qua một ngôi làng, đột nhiên có một toán người kéo đến tìm Ngài và nói những lời hết sức vô lễ, thậm chí rất xấu xa bẩn thỉu. Đức Phật chỉ im lặng lắng nghe, sau khi họ nói xong mới ôn tồn bảo:
- Cảm ơn các vị đã tới tìm tôi, nhưng tôi đang có việc phải đi ngay, người dân làng bên còn đang đợi tôi, tôi phải đến đó đã. Ngày mai khi xong việc tôi sẽ có đủ thời gian, lúc đó nếu như các vị còn điều gì muốn nói với tôi thì chúng ta sẽ gặp lại nhau, được không ?
Toán người sau khi nghe xong thì không tin nổi vào tai mình, họ đồng loạt kinh ngạc:
- Chuyện gì xảy ra với người này vậy ?
Một người trong số đó liền hỏi Đức Phật:
- Chẳng lẽ ông không nghe thấy chúng tôi nói gì sao ? Chúng tôi nói ông không ra gì cả, vậy mà ông lại không phản ứng gì hết ?
Đức Phật nói:
- Nếu các vị muốn tôi phản ứng lại thì quá muộn rồi, các vị phải quay về mười năm trước thì mới thấy được tôi phản ứng. Nhưng mười năm nay tôi đã không còn bị người khác điều khiển, tôi không còn là một nô lệ nữa, tôi là chủ của bản thân mình. Tôi chỉ dựa vào việc mình cần làm chứ không chạy theo phản ứng của người khác.
Đúng vậy. Chỉ cần là đang làm việc mà bản thân cần làm, nếu như có người tức giận hay sỉ nhục bạn thì đó chẳng qua là vấn đề của anh ta. Bởi vì anh ta muốn nói thế nào, muốn làm ra sao thì đó là đạo đức tu dưỡng của anh ta, bạn có thể làm được gì sao ? Trong cuộc sống hàng ngày, bạn nhất định sẽ gặp phải những chuyện trái ý hoặc nhận được những lời lẽ khó nghe. Phản ứng của bạn trước những mâu thuẫn chính là tấm gương phản chiếu nội tâm bên trong bạn.
Có những người tâm như ngọn cỏ đầu tường, hễ gió thổi về tây thì ngả về tây, gió thổi về đông thì lập tức ngả về đông, cứ luôn bị ngoại cảnh chi phối mà không sao làm chủ được mình. Họ khi phải đối mặt với mâu thuẫn hoặc khi bị sỉ nhục thì không thể giữ được bình tĩnh và lập tức tranh đấu với đối phương, hành động của đối phương quyết định phản ứng của họ, họ đã vô tình trở thành nô lệ của người khác.
Nhưng để có thể bất động trước ngoại cảnh và làm chủ bản thân là cả một quá trình tu dưỡng lâu dài, không tự nhiên mà làm được. Nếu như bạn có ý thức rèn giũa bản thân, học cách khoan dung nhẫn nại, luôn suy nghĩ tích cực và thiện tâm với người khác, thì nhất định có một ngày bạn sẽ làm được. Khi ấy, tâm của bạn không còn là ngọn cỏ – gió vừa thổi tới đã vội vàng lay động, mà tâm của bạn sẽ vững chãi như ngọn núi kia – dù là ngọn gió nào cũng không thể lay chuyển được.
Đừng (7)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Trái quýt của chánh niệm
- Trích: “ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG”, Chương XIX, Thích Nhất Hạnh
Trưa hôm ấy khi mang cơm vào rừng cho sa-môn Siddhatta, Sujata thấy ông đang ngồi dưới gốc cây Pippala, đẹp như một buổi sáng mai. Nét mặt ông rạng rỡ, toàn thân ông tỏa chiếu sự an lạc và thanh tịnh. Đã hàng trăm lần Sujata trông thấy cảnh tượng vị sa-môn ngồi tĩnh tọa trang nghiêm hùng tráng và đẹp đẽ dưới gốc cây Pippala, nhưng hôm nay có bé cảm thấy một điều gì rất khác lạ.
Nhìn Siddhatta, Sujata tự nhiên cảm thấy tất cả những buồn lo của mình tan biến và niềm vui phát hiện trong lòng cô như một ngọn gió mùa xuân. Cô có cảm tưởng rằng cô không còn ham muốn hay mơ ước một cái gì trên cuộc đời này nữa cả. Tất cả vũ trụ như đã trở nên hoàn toàn tốt lành, hoàn toàn đẹp đẽ và trong nhân gian không cần phải nhọc nhằn lo lắng nữa. Sujata tiến tới mấy bước, cô bé cảm thấy rất an ổn và nhận ra rằng niềm an lạc và thanh tịnh của thầy đã tỏa chiếu và đi vào trong con người của cô. Siddhatta mỉm cười nhìn Sujata. Ông nói:
- Con ngồi xuống đây. Thầy cám ơn con đã cúng dường cơm nước cho thầy trong suốt thời gian sáu tháng. Hôm nay là ngày vui nhất của thầy, bởi vì đêm qua thầy vừa tìm ra đạo lớn. Con hãy vui mừng đi. Mai mốt thầy sẽ ra đi để chỉ bày cho mọi người con đường thầy mới tìm ra được.
Sujata nhìn lên, ngạc nhiên:
- Mai mốt thầy sẽ ra đi ? Thầy bỏ chúng con sao ?
- Mai mốt thầy sẽ ra đi, nhưng thầy sẽ không bỏ các con. Trước khi từ giã các con, thầy cũng sẽ dạy cho các con con đường thầy mới khám phá.
Sujata chưa được yên tâm. Cô bé định hỏi thêm, thì Siddhatta đã nói tiếp:
- Thầy sẽ ở lại đây với các con ít ra cũng là một tuần trăng nữa. Thầy sẽ dạy đạo cho các con. Sau đó thầy mới lên đường, nhưng như vậy không có nghĩa là thầy sẽ xa các con mãi mãi. Thỉnh thoảng trên đường hành đạo, thầy sẽ ghé thăm và chơi với các con.
Nghe nói sa-môn sẽ ở lại một tuần trăng trước khi lên đường, Sujata mới tạm yên dạ. Cô bé quỳ xuống, mở gói lá chuối và dâng cơm lên. Siddhatta thọ trai, trong khi Sujata ngồi một bên, nhìn vị sa-môn đang thong thả bẻ từng miếng cơm nhỏ chấm vào muối mè để ăn. Cô thấy lòng hân hoan không biết chừng nào mà kể. Thọ trai xong, Siddhatta bảo Sujata đi về, và hẹn xế chiều sẽ gặp lại cùng với bọn trẻ trong xóm.
Chiều hôm ấy, bọn trẻ đến rất đông. Ba đứa em của Svastika cũng đều có mặt. Các cậu con trai đều đã tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc tươm tất. Các cô bé đều choàng sari màu, Sujata mặc sari lụa màu ngà. Nandabala màu đọt chuối. Bhima màu hồng. Bọn trẻ ngồi quanh Siddhatta dưới gốc cây Pippala, rực rỡ như những bông hoa. Sujata đã đem đến rất nhiều trái dừa và những thẻ đường thốt nốt để thết đãi thầy Siddhatta và cả bọn. Chúng cạy dừa và bẻ ra từng miếng để ăn với nhau rất là vui vẻ. Đường thốt nốt càng làm cho dừa ngon thêm. Nandabala và Subas cũng đem theo mấy mươi trái quýt. Chúng chia nhau bóc quýt ăn. Sa-môn Siddhatta ngồi giữa bọn trẻ, rất vui. Bé Rupak mời ông một miếng dừa và một miếng đường thốt nốt, đặt trên một cái lá Pippala. Nandabala dâng ông một trái quýt. Ông tiếp nhận mọi thứ và cùng ăn chung với bọn trẻ.
Bữa tiệc ngắn chưa chấm dứt, Sujata đã lên tiếng:
- Thưa các anh chị, các bạn và các em. Thầy nói hôm nay là ngày vui của thầy vì Đạo Lớn đã được tìm ra. Sujata cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất lớn của Sujata. Vậy thưa các anh chị, các bạn và các em, tất cả chúng ta hãy xem ngày hôm nay là một ngày vui lớn. Chúng ta họp lại hôm nay để mừng ngày thành đạo của thầy. Bạch thầy, Đạo Lớn đã thành, chắc thầy không ở lại với chúng con được lâu. Chúng con xin thầy dạy cho chúng con những điều mà chúng con có thể hiểu được, để chúng con được thấm nhuần ơn đức của thầy.
Nói xong, Sujata chắp hai tay lại hướng về sa-môn Gotama, dáng điệu kính cẩn và tha thiết. Nandabala và bọn trẻ cũng đều chắp tay hướng về Siddhatta với vẻ chí thành. Siddhatta im lặng. Một lát sau ông ra hiệu cho bọn trẻ bỏ tay xuống, và nói:
“... Các con là những đứa trẻ thông minh, thế nào các con cũng hiểu và làm theo được những lời ta dạy. Đạo Lớn mà ta tìm ra rất sâu kín và nhiệm mầu, nhưng nếu người nào chịu học hỏi hết lòng cũng có thể thấy và hành theo được. Con đường ta tìm ra được gọi là con đường tỉnh thức. Khi các con bóc một trái quýt ra ăn, các con có thể ăn quýt một cách tỉnh thức hay không tỉnh thức ? Thế nào gọi là ăn quýt một cách tỉnh thức ? Đó là trong khi ăn quýt, mình biết là mình đang ăn quýt, mình cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quýt. Khi bóc quýt mình biết là mình đang bóc quýt, khi gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, mình biết là mình đang gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quýt, mình biết là mình đang tiếp xúc với hương thom và vị ngọt của múi quýt. Trái quýt mà chị Nandabala vừa tặng thầy hồi nãy có tất cả là chín múi. Thầy đã ăn từng múi trong sự tỉnh thức như thế và thầy thấy được rằng trái quýt là rất quý giá, rất mầu nhiệm. Trong suốt thời gian ăn trái quýt thầy không quên trái quýt, vì vậy trái quýt có thật đối với thầy trong thời gian đó. Trái quýt có thật thì người ăn quýt cũng có thật, và như vậy tức là ăn quýt trong sự tỉnh thức.
Này các con, còn thế nào gọi là ăn quýt một cách không tỉnh thức ? Đó là trong khi ăn quýt, mình không biết là mình đang ăn quýt, mình không cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quýt. Khi bóc quýt, mình không biết là mình đang bóc quýt, khi gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, mình không biết là mình gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quýt, mình không biết là mình đang tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quýt. Ăn quýt như thế thì không thấy được sự quý giá và mầu nhiệm của trái quýt. Ăn quýt mà không biết là mình ăn quýt, thì trái quýt không thật sự có mặt. Trái quýt không thật sự có mặt thì người ăn quýt cũng không thật sự có mặt. Các con, đó là ăn quýt mà không có sự tỉnh thức.
Này các con, ăn quýt trong tỉnh thức có nghĩa là trong khi ăn quýt ta xúc tiếp thật sự với trái quýt, óc ta không suy nghĩ vẩn vơ đến những chuyện khác, chuyện của ngày hôm qua, chuyện của ngày mai, vì tâm ta an trú trong giờ phút hiện tại cho nên trái quýt mới thật sự có mặt. Như vậy, sống tỉnh thức là sống trong giây phút hiện tại, thân và tâm an trú trong giây phút hiện tại. Người tu tập phép tỉnh thức khi cầm trái quýt trong tay và nhìn vào trái quýt có thể thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhìn trái quýt trong tỉnh thức, các con có thể thấy được cây quýt, các con có thể thấy được cây quýt nở hoa trong mùa xuân, các con có thể thấy được ánh nắng và giọt mưa đang nuôi lớn trái quýt. Nhìn sâu hơn nữa các con có thể thấy được muôn vật trong vũ trụ đang tiếp tay nhau để làm cho trái quýt có mặt. Nhìn một trái quýt như thế người tu tập phép tỉnh thức có thể thấy được những sự mầu nhiệm của vũ trụ và đồng thời cũng thấy được sự giao tiếp trùng trùng của mọi vật trong vũ trụ đối với nhau.
Này các con, đời sống hàng ngày của chúng ta cũng giống như một trái quýt. Nếu trái quýt có thể có chín múi hoặc mười múi hay mười hai múi, thì mỗi ngày cũng có hai mươi bốn giờ. Mỗi giờ là một múi quýt. Sống một ngày hai mươi bốn giờ cũng như ăn cả một trái quýt, con đường mà ta tìm ra là con đường sống tỉnh thức suốt hai mươi bốn giờ một ngày, thân và tâm luôn luôn an trú trong hiện tại. Ngược lại tức là sống trong quên lãng. Sống trong quên lãng tức là sống mà không biết mình sống, sống mà không thật sự tiếp xúc với sự sống, bởi vì thân tâm mình không an trú trong hiện tại …”
Nói tới đây, sa-môn Gotama gọi:
- Này Sujata.
- Dạ … (Sujata chắp tay nhìn lên chờ đợi.)
- Con nghĩ sao, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy làm nhiều lầm lỗi hay ít lầm lỗi ?
- Bạch thầy, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy ít phạm vào lầm lỗi. Mẹ con thường dạy, làm con gái con phải có ý tứ khi đi, khi đứng, khi nói, khi cười và khi làm việc. Con thấy rằng sống có ý tứ cũng như sống tỉnh thức. Nếu con để tâm vào công việc, nếu con có ý tứ trong khi đi, đứng, nói, cười thì trong đời sống hàng ngày con tránh được những ý nghĩ, những lời nói và những động tác có thể gây nên sự đổ vỡ và làm kẻ khác phiền lòng.
- Đúng như vậy, Sujata. Khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì, và vì vậy người ấy có thể tránh được những ý nghĩ, lời nói và động tác có thể gây nên khổ đau cho mình và cho kẻ khác.
Này các con, sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình. Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. Này Svastika, con nghĩ sao ? Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu ?
- Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương. Xin thầy nhìn em Bhima của con. Có một hôm bé Bhima khóc hoài, khóc cả đêm, làm cho chị nó là bé Bala nổi cáu lên, phát cho nó một cái thật mạnh vào mông. Bhima bị chị đánh lại khóc to hơn. Con đến ẵm Bhima và con biết rằng Bhima đang sốt. Có thể nó khóc vì đang bị nhức đầu. Con gọi Bala mà nói: “Này Bala, hãy tới sờ đầu em mà xem”, Bala tới sờ đầu em, hiểu ngay. Mặt nó dịu lại. Nó ôm em vào lòng, rồi ru em với tất cả sự thương yêu. Em Bhima nín khóc, dù nó vẫn còn sốt. Bạch thầy, đó là nhờ Bala đã hiểu, cho nên con nghĩ rằng nếu không hiểu thì không thể thương.
- Con nói đúng lắm, Svastika. Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận. “Này các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu, hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương. Đó là những điều sơ lược về con đường mầu nhiệm mà ta đã tìm ra”.
Svastika chắp tay:
- Bạch thầy, chúng con có thể gọi con đường ấy là con đường tỉnh thức được không ?
Siddhatta cười:
- Được chứ, các con có thể gọi đạo của ta là đạo tỉnh thức. Ta cũng ưa cách gọi ấy của các con lắm.
Sujata chắp tay xin phép nói:
- Còn thầy là người đã tỉnh thức, đã biết sống tỉnh thức và sẽ đi dạy đạo tỉnh thức cho mọi người. Vậy chúng con có thể gọi thầy là người tỉnh thức được không ?
Siddhatta gật đầu:
- Các con đặt tên cho ta như vậy, ta bằng lòng lắm. Cứ gọi ta là người tỉnh thức. Cách gọi ấy ta thấy đơn sơ mà thân mật.
Mắt của Sujata sáng lên. Cô bé nói:
- Tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là Budh. Người tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là Buddha. Vậy từ nay chúng con gọi thầy là Bụt.
Siddhatta gật đầu. Tất cả bọn trẻ đều hoan hỷ. Nalaka, mười bốn tuổi, là người con trai lớn tuổi nhất trong bọn. Cậu lên tiếng:
- Lạy Bụt, chúng con rất sung sướng được Bụt dạy cho chúng con về con đường tỉnh thức. Con nghe em Sujata nói gần sáu tháng nay Bụt ngồi tu dưới gốc của cây Pippala này, và chính đêm qua Bụt đã thành đạo dưới gốc cây Pippala này. Thưa Bụt, cây Pippala này đẹp nhất trong rừng. Chúng con muốn đặt tên cây này là cây tỉnh thức, có được hay không ? Cây tỉnh thức tức là cây Bồ Đề, bởi vì chữ bồ đề (bodhi) cũng cùng một họ với chữ bụt, cũng có nghĩa là sự tỉnh thức.
Sa-môn Siddhatta Gotama gật đầu. Ông rất hoan hỷ. Ông không ngờ trong một buổi nói chuyện ngắn ngủi với bọn trẻ nhỏ trong rừng mà ông đã có tên, đạo của ông mới tìm được đã có tên, và cây đại thọ nơi ông tìm ra đạo lớn cũng đã có tên.
Nandabal chắp tay:
- Chúng con xin bái biệt Bụt hôm nay. Trời đã gần tối, ít hôm nữa chúng con sẽ xin trở lại để được Bụt dạy dỗ.
Bọn trẻ nhất loạt đứng dậy chắp tay búp sen để cám ơn và từ giã Bụt. Chúng ríu rít vui mừng như một đàn chim. Bụt cũng vui, Bụt đã quyết định ở lại rừng này trong một thời gian để chiêm nghiệm về cách đem gieo rắc những hạt giống của đạo tỉnh thức trong cuộc đời, đồng thời cũng để có thời gian có thể nghiệm đầy đủ niềm an lạc lớn lao do sự chứng đạo đem tới.
Nhìn Siddhatta, Sujata tự nhiên cảm thấy tất cả những buồn lo của mình tan biến và niềm vui phát hiện trong lòng cô như một ngọn gió mùa xuân. Cô có cảm tưởng rằng cô không còn ham muốn hay mơ ước một cái gì trên cuộc đời này nữa cả. Tất cả vũ trụ như đã trở nên hoàn toàn tốt lành, hoàn toàn đẹp đẽ và trong nhân gian không cần phải nhọc nhằn lo lắng nữa. Sujata tiến tới mấy bước, cô bé cảm thấy rất an ổn và nhận ra rằng niềm an lạc và thanh tịnh của thầy đã tỏa chiếu và đi vào trong con người của cô. Siddhatta mỉm cười nhìn Sujata. Ông nói:
- Con ngồi xuống đây. Thầy cám ơn con đã cúng dường cơm nước cho thầy trong suốt thời gian sáu tháng. Hôm nay là ngày vui nhất của thầy, bởi vì đêm qua thầy vừa tìm ra đạo lớn. Con hãy vui mừng đi. Mai mốt thầy sẽ ra đi để chỉ bày cho mọi người con đường thầy mới tìm ra được.
Sujata nhìn lên, ngạc nhiên:
- Mai mốt thầy sẽ ra đi ? Thầy bỏ chúng con sao ?
- Mai mốt thầy sẽ ra đi, nhưng thầy sẽ không bỏ các con. Trước khi từ giã các con, thầy cũng sẽ dạy cho các con con đường thầy mới khám phá.
Sujata chưa được yên tâm. Cô bé định hỏi thêm, thì Siddhatta đã nói tiếp:
- Thầy sẽ ở lại đây với các con ít ra cũng là một tuần trăng nữa. Thầy sẽ dạy đạo cho các con. Sau đó thầy mới lên đường, nhưng như vậy không có nghĩa là thầy sẽ xa các con mãi mãi. Thỉnh thoảng trên đường hành đạo, thầy sẽ ghé thăm và chơi với các con.
Nghe nói sa-môn sẽ ở lại một tuần trăng trước khi lên đường, Sujata mới tạm yên dạ. Cô bé quỳ xuống, mở gói lá chuối và dâng cơm lên. Siddhatta thọ trai, trong khi Sujata ngồi một bên, nhìn vị sa-môn đang thong thả bẻ từng miếng cơm nhỏ chấm vào muối mè để ăn. Cô thấy lòng hân hoan không biết chừng nào mà kể. Thọ trai xong, Siddhatta bảo Sujata đi về, và hẹn xế chiều sẽ gặp lại cùng với bọn trẻ trong xóm.
Chiều hôm ấy, bọn trẻ đến rất đông. Ba đứa em của Svastika cũng đều có mặt. Các cậu con trai đều đã tắm rửa sạch sẽ và ăn mặc tươm tất. Các cô bé đều choàng sari màu, Sujata mặc sari lụa màu ngà. Nandabala màu đọt chuối. Bhima màu hồng. Bọn trẻ ngồi quanh Siddhatta dưới gốc cây Pippala, rực rỡ như những bông hoa. Sujata đã đem đến rất nhiều trái dừa và những thẻ đường thốt nốt để thết đãi thầy Siddhatta và cả bọn. Chúng cạy dừa và bẻ ra từng miếng để ăn với nhau rất là vui vẻ. Đường thốt nốt càng làm cho dừa ngon thêm. Nandabala và Subas cũng đem theo mấy mươi trái quýt. Chúng chia nhau bóc quýt ăn. Sa-môn Siddhatta ngồi giữa bọn trẻ, rất vui. Bé Rupak mời ông một miếng dừa và một miếng đường thốt nốt, đặt trên một cái lá Pippala. Nandabala dâng ông một trái quýt. Ông tiếp nhận mọi thứ và cùng ăn chung với bọn trẻ.
Bữa tiệc ngắn chưa chấm dứt, Sujata đã lên tiếng:
- Thưa các anh chị, các bạn và các em. Thầy nói hôm nay là ngày vui của thầy vì Đạo Lớn đã được tìm ra. Sujata cũng cảm thấy hôm nay là một ngày rất lớn của Sujata. Vậy thưa các anh chị, các bạn và các em, tất cả chúng ta hãy xem ngày hôm nay là một ngày vui lớn. Chúng ta họp lại hôm nay để mừng ngày thành đạo của thầy. Bạch thầy, Đạo Lớn đã thành, chắc thầy không ở lại với chúng con được lâu. Chúng con xin thầy dạy cho chúng con những điều mà chúng con có thể hiểu được, để chúng con được thấm nhuần ơn đức của thầy.
Nói xong, Sujata chắp hai tay lại hướng về sa-môn Gotama, dáng điệu kính cẩn và tha thiết. Nandabala và bọn trẻ cũng đều chắp tay hướng về Siddhatta với vẻ chí thành. Siddhatta im lặng. Một lát sau ông ra hiệu cho bọn trẻ bỏ tay xuống, và nói:
Này các con, còn thế nào gọi là ăn quýt một cách không tỉnh thức ? Đó là trong khi ăn quýt, mình không biết là mình đang ăn quýt, mình không cảm nhận được hương thơm và vị ngọt của trái quýt. Khi bóc quýt, mình không biết là mình đang bóc quýt, khi gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, mình không biết là mình gỡ một múi quýt bỏ vào miệng, khi tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quýt, mình không biết là mình đang tiếp xúc với hương thơm và vị ngọt của múi quýt. Ăn quýt như thế thì không thấy được sự quý giá và mầu nhiệm của trái quýt. Ăn quýt mà không biết là mình ăn quýt, thì trái quýt không thật sự có mặt. Trái quýt không thật sự có mặt thì người ăn quýt cũng không thật sự có mặt. Các con, đó là ăn quýt mà không có sự tỉnh thức.
Này các con, ăn quýt trong tỉnh thức có nghĩa là trong khi ăn quýt ta xúc tiếp thật sự với trái quýt, óc ta không suy nghĩ vẩn vơ đến những chuyện khác, chuyện của ngày hôm qua, chuyện của ngày mai, vì tâm ta an trú trong giờ phút hiện tại cho nên trái quýt mới thật sự có mặt. Như vậy, sống tỉnh thức là sống trong giây phút hiện tại, thân và tâm an trú trong giây phút hiện tại. Người tu tập phép tỉnh thức khi cầm trái quýt trong tay và nhìn vào trái quýt có thể thấy được những điều mà người khác không thấy. Nhìn trái quýt trong tỉnh thức, các con có thể thấy được cây quýt, các con có thể thấy được cây quýt nở hoa trong mùa xuân, các con có thể thấy được ánh nắng và giọt mưa đang nuôi lớn trái quýt. Nhìn sâu hơn nữa các con có thể thấy được muôn vật trong vũ trụ đang tiếp tay nhau để làm cho trái quýt có mặt. Nhìn một trái quýt như thế người tu tập phép tỉnh thức có thể thấy được những sự mầu nhiệm của vũ trụ và đồng thời cũng thấy được sự giao tiếp trùng trùng của mọi vật trong vũ trụ đối với nhau.
Này các con, đời sống hàng ngày của chúng ta cũng giống như một trái quýt. Nếu trái quýt có thể có chín múi hoặc mười múi hay mười hai múi, thì mỗi ngày cũng có hai mươi bốn giờ. Mỗi giờ là một múi quýt. Sống một ngày hai mươi bốn giờ cũng như ăn cả một trái quýt, con đường mà ta tìm ra là con đường sống tỉnh thức suốt hai mươi bốn giờ một ngày, thân và tâm luôn luôn an trú trong hiện tại. Ngược lại tức là sống trong quên lãng. Sống trong quên lãng tức là sống mà không biết mình sống, sống mà không thật sự tiếp xúc với sự sống, bởi vì thân tâm mình không an trú trong hiện tại …”
Nói tới đây, sa-môn Gotama gọi:
- Này Sujata.
- Dạ … (Sujata chắp tay nhìn lên chờ đợi.)
- Con nghĩ sao, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy làm nhiều lầm lỗi hay ít lầm lỗi ?
- Bạch thầy, khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy ít phạm vào lầm lỗi. Mẹ con thường dạy, làm con gái con phải có ý tứ khi đi, khi đứng, khi nói, khi cười và khi làm việc. Con thấy rằng sống có ý tứ cũng như sống tỉnh thức. Nếu con để tâm vào công việc, nếu con có ý tứ trong khi đi, đứng, nói, cười thì trong đời sống hàng ngày con tránh được những ý nghĩ, những lời nói và những động tác có thể gây nên sự đổ vỡ và làm kẻ khác phiền lòng.
- Đúng như vậy, Sujata. Khi một người biết sống tỉnh thức, người ấy biết mình đang nghĩ gì, nói gì và làm gì, và vì vậy người ấy có thể tránh được những ý nghĩ, lời nói và động tác có thể gây nên khổ đau cho mình và cho kẻ khác.
Này các con, sống tỉnh thức tức là sống trong giờ phút hiện tại, và biết được những gì đang xảy ra trong bản thân mình và hoàn cảnh mình. Sống như thế ta tiếp xúc được với sự sống, và nếu tiếp tục sống tinh cần như thế ta có thể hiểu biết được bản thân ta và hoàn cảnh ta một cách sâu sắc, và sự hiểu biết đưa tới sự chấp nhận và sự thương yêu. Khi mọi loài hiểu biết nhau, không còn nhiều khổ đau. Này Svastika, con nghĩ sao ? Người ta có thể thương được không, nếu người ta không hiểu ?
- Bạch thầy, không hiểu thì khó có thể thương. Xin thầy nhìn em Bhima của con. Có một hôm bé Bhima khóc hoài, khóc cả đêm, làm cho chị nó là bé Bala nổi cáu lên, phát cho nó một cái thật mạnh vào mông. Bhima bị chị đánh lại khóc to hơn. Con đến ẵm Bhima và con biết rằng Bhima đang sốt. Có thể nó khóc vì đang bị nhức đầu. Con gọi Bala mà nói: “Này Bala, hãy tới sờ đầu em mà xem”, Bala tới sờ đầu em, hiểu ngay. Mặt nó dịu lại. Nó ôm em vào lòng, rồi ru em với tất cả sự thương yêu. Em Bhima nín khóc, dù nó vẫn còn sốt. Bạch thầy, đó là nhờ Bala đã hiểu, cho nên con nghĩ rằng nếu không hiểu thì không thể thương.
- Con nói đúng lắm, Svastika. Có hiểu mới thương, và có thương mới biết chấp nhận. “Này các con, tập sống cho tỉnh thức các con sẽ từ từ hiểu, hiểu mình, hiểu người, hiểu vạn vật và các con sẽ có lòng thương. Đó là những điều sơ lược về con đường mầu nhiệm mà ta đã tìm ra”.
Svastika chắp tay:
- Bạch thầy, chúng con có thể gọi con đường ấy là con đường tỉnh thức được không ?
Siddhatta cười:
- Được chứ, các con có thể gọi đạo của ta là đạo tỉnh thức. Ta cũng ưa cách gọi ấy của các con lắm.
Sujata chắp tay xin phép nói:
- Còn thầy là người đã tỉnh thức, đã biết sống tỉnh thức và sẽ đi dạy đạo tỉnh thức cho mọi người. Vậy chúng con có thể gọi thầy là người tỉnh thức được không ?
Siddhatta gật đầu:
- Các con đặt tên cho ta như vậy, ta bằng lòng lắm. Cứ gọi ta là người tỉnh thức. Cách gọi ấy ta thấy đơn sơ mà thân mật.
Mắt của Sujata sáng lên. Cô bé nói:
- Tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là Budh. Người tỉnh thức nói theo tiếng Magadhi là Buddha. Vậy từ nay chúng con gọi thầy là Bụt.
Siddhatta gật đầu. Tất cả bọn trẻ đều hoan hỷ. Nalaka, mười bốn tuổi, là người con trai lớn tuổi nhất trong bọn. Cậu lên tiếng:
- Lạy Bụt, chúng con rất sung sướng được Bụt dạy cho chúng con về con đường tỉnh thức. Con nghe em Sujata nói gần sáu tháng nay Bụt ngồi tu dưới gốc của cây Pippala này, và chính đêm qua Bụt đã thành đạo dưới gốc cây Pippala này. Thưa Bụt, cây Pippala này đẹp nhất trong rừng. Chúng con muốn đặt tên cây này là cây tỉnh thức, có được hay không ? Cây tỉnh thức tức là cây Bồ Đề, bởi vì chữ bồ đề (bodhi) cũng cùng một họ với chữ bụt, cũng có nghĩa là sự tỉnh thức.
Sa-môn Siddhatta Gotama gật đầu. Ông rất hoan hỷ. Ông không ngờ trong một buổi nói chuyện ngắn ngủi với bọn trẻ nhỏ trong rừng mà ông đã có tên, đạo của ông mới tìm được đã có tên, và cây đại thọ nơi ông tìm ra đạo lớn cũng đã có tên.
Nandabal chắp tay:
- Chúng con xin bái biệt Bụt hôm nay. Trời đã gần tối, ít hôm nữa chúng con sẽ xin trở lại để được Bụt dạy dỗ.
Bọn trẻ nhất loạt đứng dậy chắp tay búp sen để cám ơn và từ giã Bụt. Chúng ríu rít vui mừng như một đàn chim. Bụt cũng vui, Bụt đã quyết định ở lại rừng này trong một thời gian để chiêm nghiệm về cách đem gieo rắc những hạt giống của đạo tỉnh thức trong cuộc đời, đồng thời cũng để có thời gian có thể nghiệm đầy đủ niềm an lạc lớn lao do sự chứng đạo đem tới.
Răn ta, răn những dại khờ thế nhân
- Toàn Tâm Hòa
Buồn vui - Sướng khổ - Khóc cười - Hơn thua
Ngẫm suy sống được vẹn vừa
Lương tâm chẳng thể bán mua bằng tiền
Nhưng đời vật chất đảo điên
Bao nhiêu cám dỗ gắn liền thân ta
Người nào kiên định vượt qua
Không thì sa ngã quỷ ma kéo về
Có người chìm đắm si mê
Vô tư tận hưởng hả hê chẳng màng
Biết đâu xa lắm Niết Bàn
Chân Như lạc mất hướng đàng ngục lôi
Giật mình một kiếp người trôi
Thì ai cũng phải phủi rồi trần gian
Con người nghiệp nợ đa đoan
Sao, khi nhắm mắt vẫn còn tiếng thơm
Tình nồng nghĩa đượm ta ươm
Ngày sau nhặt nhạnh tinh tươm đóa tình
Bao nhiêu vật chất phù sinh
Chỉ là một khối vô minh xa mờ
Mượn câu lục bát đề thơ
Răn ta, răn những dại khờ thế nhân
Sống vui trên nẻo đường trần
Giữ tâm trong sáng vạn lần khó thay
Tu hành không phải vì để gặp Phật, mà là để gặp chính mình
- Thanh Tâm dịch
● Tu hành rốt cuộc là gì, bạn có biết ?
Tu hành là gì ? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm Kinh lạy Phật, có phải nhất định cần chuyên chú đả tọa ngồi thiền, đọc sách tu tâm hay không ?
Khi những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống, chúng ta thường cảm giác chúng làm rối loạn việc tu luyện của chúng ta. Kỳ thực, tu hành và cuộc sống là một thể, chúng là nhất tính và đồng hành. Tu hành cũng có thể giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tế cuộc sống. Cách ly cuộc sống mà nói chuyện tu hành, chẳng giống như né tránh vấn đề hay sao ?
● Nấu cơm rửa bát, làm việc nhà, cũng là một loại tu hành
Bao nhiêu khổ não trên đời, thường khiến con người ta chuyển hướng suy nghĩ về sự yên ổn, quy ẩn nơi núi rừng, mạc thiên tịch địa, ngồi thiền, hành bộ …
Tuy nhiên, định nghĩa của tu hành tuyệt không phải chỉ có ngần ấy. Tu hành ngay trong cuộc sống, cần phải dũng cảm hơn những người tu ẩn một mình rất nhiều lần, phải cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa áp lực và sức khỏe, giữa những mong muốn, cảm xúc, vui vẻ, khổ đau cùng vô thường. Tìm cầu sự cân bằng trong các mối quan hệ phức tạp đan xen, trái lại càng có thể khiến chúng ta nhìn rõ bản chất thực của cuộc sống. Đơn giản mà nói, chỉ cần bạn chuyên chú thì dù là việc nấu cơm, rửa bát, trông trẻ nhỏ … cũng là một loại tu hành. Vậy nên, chỉ cần thời thời khắc khắc xem xét tự ngã, loại bỏ những kiêu mạn, tham cầu, kỳ vọng và sợ hãi của bản thân, để đạt được một tâm hồn thanh tĩnh, thấy được các tầng thứ khác nhau của sinh mệnh, bạn và tôi đều sẽ thành những người thầy trong cuộc sống.
● Mỗi rắc rối, mỗi vấn đề, đều là một đạo tràng
Tu hành cần phải tu từ những vấn đề của thực tế, không thể mơ hồ nói suông, nếu không, sẽ chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì. Bạn có thể nói ra cả một mớ lý thuyết, nhưng đến khi đụng việc lại cảm thấy khổ, cảm thấy buồn rầu, vậy thì tu hành có tác dụng gì ? Tu luyện nhất định cần phải tôi luyện từ trong những phiền phức, những phiền não của cuộc sống, hoặc từ những thống khổ trong thực tế. Đừng mượn cớ biến tu hành thành một loại trốn tránh phiền não hoặc trốn tránh cuộc sống hiện thực. Tu hành không phải là một loại phương thức chạy trốn, càng không phải là một trò giải trí tiêu khiển của tâm linh. Đương nhiên, bạn có thể phản đối, một mực kiên trì phản đối tới cùng, nhưng kết quả vẫn là bản thân bạn chịu khổ.
Tu hành cần phải bắt tay từ những vấn đề của thực tế, mỗi một rắc rối, một vấn đề thực tế đều là một thông đạo. Đạo tràng chân chính không phải là miếu chùa, không phải thiền đường, không phải nơi núi rừng, hay nơi những người tu hành tụ tập, mà then chốt nhất của đạo tràng chính là những điều đang diễn ra, đang tồn tại ngay trước mắt. Nếu hôn nhân của bạn có vấn đề, thế thì hôn nhân có vấn đề chính là đạo tràng của bạn. Nếu như mối quan hệ của bạn và chồng có vấn đề, vậy thì mối quan hệ với chồng chính là đạo tràng. Nếu như bạn và đồng nghiệp phát sinh mâu thuẫn, thì điều mâu thuẫn này là đạo tràng. Nếu bạn rơi vào buồn chán của cuộc sống, nỗi buồn chán này là đạo tràng. Nếu như bạn xuất hiện vấn đề về tiền bạc, thì tiền bạc chính là đạo tràng. Ở đâu xuất hiện vấn đề thì ở đó chính là cần tu, ở đó chính là đạo tràng.
Nếu bạn sợ hãi sinh tử, vấn đề sinh tử chính là đạo tràng. Đạo tràng chính tại mỗi khi bạn gặp khó xử, đạo tràng ngay khi bạn gặp vướng mắc. Tu hành cần phải từ trong đó mà thực tu. Đừng gạt bỏ vấn đề của hôn nhân, vấn đề của chồng, của đồng nghiệp, của buồn chán, vấn đề của tiền, của sinh tử, rồi một mực chạy tới chùa chiền, thiền đường, núi sâu rừng già, hoặc đi đến những chốn u minh tưởng nhớ Bồ Tát, tưởng nhớ Phật, đi niệm A-di-đà Phật hoặc Chú Đại Bi, … đều không có tác dụng. Đạo tràng của bạn đã chọn sai rồi, thì bạn là đang tại ngoại tu hành.
● Tu hành nên cần phải ở đâu có vấn đề thì ở đó tu sửa
Ở nơi chùa chiền, thiền đường, đại sơn lâm, ở những nơi xung quanh toàn người tâm tính tốt, không xuất hiện vấn đề gì, vậy thì tu làm sao ?
Tu hành không phải là hiển thị ra bên ngoài, kiểu như: “Nhìn xem tôi tu tốt chưa này ? Tôi là một người tu .v.v.v...”, mà là hướng vào chính bản thân, ví như: “Vấn đề này dù khó cũng không cản được tôi, khó cũng không thành vấn đề, cái gì cũng không thể mang đến vấn đề rắc rối hoặc phiền não cho tôi …”
Tu hành không phải vì để gặp Phật, mà vì để gặp chính mình trước nhất, tu cho tròn trước nhất đạo làm người.
Danh ngôn (84)
- Bailey
Vu Lan tình Mẹ
- Quý Luân
Vu Lan tình Mẹ đậm đà thương yêu
Ly hương mấy nẻo sơn khê
Nhớ da diết nhớ lối về quê xưa
Mẹ ơi, con trẻ tha phương
Xây tình viễn xứ, phong sương tuổi đời
Đôi vai danh vọng rã rời
Bàn chân chai sạn, thói đời nhục vinh
Từ trong tiềm thức thiêng liêng
Tim con réo gọi ân tình tổ tiên
Chắp tay lễ mục Kiền Liên
Tấm gương hiếu tử đẹp miền đông phương
Vu Lan tháng Bảy ngát hương
Mênh mông tình Mẹ tròn như trăng rằm
Đời con cách trở xa xăm
Nhưng tình thì lại rất gần Mẹ ơi
Câu kinh báo hiếu cao vời
Nghĩa ân Phật dạy bằng lời Tâm kinh
Vu Lan tháng Bảy ân tình
Trái tim của Mẹ, dáng hình quê hương
Bởi Mẹ là lẽ sống của đời con
- Thích Tánh Tuệ
Bấy lâu rồi sống lỗi đạo làm con
Có thì giờ cho bè bạn, tình son
Mà quên mất Mẹ cũng cần san sẻ
Ngày hai buổi vẫn đi về bên Mẹ
Nào thấy đâu màu tóc Mẹ dần phai
Lá thu rơi, lòng Mẹ có u hoài
Khi con sống vô tình như chiếc bóng
Vì dõi mắt hướng tiền tài, danh vọng
Dệt giấc mơ đời diễm mộng ở tương lai
Con ơ thờ không nhận diện hôm nay
Còn có Mẹ giữa đời là hạnh phúc
Mẹ vẫn sống âm thầm như mọi lúc
Sáng chiều quanh bếp núc với vườn rau
Nhà quạnh hiu Mẹ đứng cạnh giàn bầu
Con dăm đứa vì đâu ... giờ xa vắng
Ngày tháng vẫn cứ trôi đi thầm lặng
Con quen dần sống ích kỷ, nhỏ nhen
Hững hờ quên câu hiếu đạo thánh hiền
Quên hạnh phúc thiêng liêng còn có Mẹ
Đời vạn nẻo nhiều lần con vấp té
Khó khăn tìm nhân thế một bàn tay
Khi đường trần nhiều thua thiệt, đắng cay
Con bừng ngộ, may mắn thay còn Mẹ
Ôi, có Mẹ mọi điều còn có thể
Một tình thương trời bể của đời con
Nguyện từ nay không để Mẹ mỏi mòn
Mẹ yêu kính, con ngàn lần tạ lỗi
Nay đã đến mùa Vu Lan thắng hội
Con quay về bên nguồn cội yêu thương
Cầu xin cho Cha Mẹ mãi thọ trường
Ai còn Mẹ trong mười phương hạnh phúc
HOA HỒNG ĐỎ NÂNG NIU CÀI LÊN NGỰC
TẠ ƠN NGƯỜI - LẼ SỐNG CỦA ĐỜI CON
Tại sao Mẹ yêu cầu con đọc sách ?
- Theo NTD-TV
- Mai Trà biên dịch
- Mai Trà biên dịch
Ngày đó mẹ hỏi con: “Tương lai con muốn làm nghề gì ?”, mẹ đã để ý thấy con rất xem thường việc trả lời vấn đề này, cho nên đã nói hỗn với mẹ một trận. Là bởi vì ở thế hệ này của các con, thường quá tự tin về tương lai, cho nên cảm thấy không cần phải giống như thế hệ mẹ lúc còn trẻ, nghiên cứu một cách kỹ càng, cẩn thận, hay là kỳ thực các con không tự tin với tương lai, cho nên mới cố tình giả bộ để tạo ra một thái độ giễu cợt và ngạo mạn, nhằm né tránh trả lời câu hỏi của mẹ.
Mẹ gần như muốn tin tưởng rằng con là làm bộ phóng khoáng, thanh niên của ngày hôm nay đối với tương lai, phóng khoáng được sao ? Một đoạn phim nói về người thanh niên Pháp đứng trên đường mà la hét kháng nghị khiến cho toàn thế giới đều phải chấn động. Đây là thanh niên của thế kỷ 21 đang bị phiền não về những kế hoạch sinh nhai của bản thân, đang đấu tranh vật lộn.
Từ lúc mẹ 21 tuổi đến lúc con 21 tuổi, thì tỷ lệ người tự sát đã tăng cao 60%, con ra sức né tránh vấn đề của mẹ, là vì con 21 tuổi, con vẫn còn đang ngồi trên ghế trường đại học, cũng cảm nhận được áp lực của hiện thực rồi đúng không ?
● Người họa sĩ đã bắt đầu thất nghiệp từ lúc 18 tuổi
Con còn nhớ lúc chúng ta còn ở Đức đã gặp vị họa sĩ – Timothy không ? Anh ta từ nhỏ đã yêu thích tranh, ở trong hệ thống giáo dục tự do, không để ý đến ganh đua hay xếp thứ hạng của nước Đức, anh ta lúc thì học ngoại ngữ để làm phiên dịch, lúc thì học làm thợ khóa, lúc thì lại học làm nghề mộc. Sau khi tốt nghiệp, không tìm được công việc, một năm trôi qua, hai năm trôi qua, rồi ba năm trôi qua, đến bây giờ, hẳn là đã bao nhiêu năm rồi ? Mẹ cũng không nhớ rõ, nhưng - năm mà anh ta thất nghiệp chỉ mới có 18 tuổi, năm nay anh ta đã 41 tuổi rồi, vẫn thất nghiệp như thế và ở cùng với mẹ của anh ấy. Lúc không có việc gì làm, anh ta ngồi ở cửa sổ sát đường, vẽ hươu cao cổ. Trong các tác phẩm của anh ta, cổ của hươu cao cổ thò ra từ đỉnh của xe buýt, xuyên qua sân bay, đi vào một rạp đang chiếu phim … nó mở đôi mắt to với lông mi dài, nhìn chằm chằm vào một đứa trẻ ngồi trên một chiếc xe ba bánh.
Bởi vì không có việc làm, nên anh ta không thể kết hôn, đương nhiên cũng không có con. Trên thực tế, anh ta vẫn sống cuộc sống của một đứa trẻ. Thế nhưng mà, mẹ của anh ta đã sắp 80 tuổi rồi. Mẹ có lo lắng hay không nếu tương lai con cũng biến thành Timothy ? Thành thực mà nói, đúng là mẹ cũng lo lắng !
● Coi con thành “người khác” cũng không dễ dàng !
Mẹ nhớ có một đêm chúng ta đã nói chuyện với nhau trên sân thượng, con nói: “Mẹ ơi, mẹ phải biết rõ và chấp nhận sự thật rằng mẹ có một cậu con trai rất bình thường !”, con ngồi trong một chiếc ghế trên sân thượng, quay lưng về phía biển, tay châm một điếu thuốc, đó là lúc ba giờ sáng. Bạn bè mẹ nếu trông thấy con hút thuốc lá trước mặt mẹ, nhất định sẽ nhìn mẹ bằng một ánh mắt không thể tin nổi: “Cậu ta làm sao có thể hút thuốc trước mặt mẹ ?”, “Làm sao mà bạn lại có thế để con trai hút thuốc trước mặt mình được ?”
Mẹ nghiêm túc nghĩ tới vấn đề này, mẹ không thích mọi người hút thuốc, bởi vì mẹ không thích mùi khói thuốc lá, lại càng không thích con trai mình hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể gây nên căn bệnh chết người là ung thư phổi cho con. Thế nhưng mà, con trai của mẹ đã 21 tuổi rồi, là một người trưởng thành có khả năng độc lập tự chủ. Là người trưởng thành, phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, và cũng phải tự chịu hậu quả do sai lầm của bản thân mình gây ra, một khi đã tiếp nhận quy luật khách quan này rồi, con tự quyết định hút thuốc, mẹ làm sao có thể “không cho phép” con đây ? Mẹ có quyền lực gì hay quyền uy gì để ước thúc con đây ?
Mẹ nhìn con hút thuốc, chân kiễng lên, hút thuốc rồi nhả ra một làn khói đen như sương mù, tức giận chỉ muốn rút điếu thuốc từ trong miệng con ra và ném xuống biển. Thế nhưng mà, trong lòng mẹ lại tự nhủ: “Hãy nhớ kỹ, người đang ngồi trước mặt mình là một người trưởng thành, mình đối đãi với con cũng giống như đối đãi với những người trưởng thành khác trong thiên hạ, mình không thể rút điếu thuốc từ trong miệng của bạn bè mình hay của một người xa lạ mà ném đi được, vì vậy, mình không thể rút điếu thuốc trong miệng người đang ngồi ngay trước mặt mình mà ném đi được, con từ lâu đã không còn là đứa con bé nhỏ của mẹ nữa rồi, con là một “người khác” rồi !”
Sự trưởng thành của tuổi trẻ là một việc không hề dễ dàng, mọi người đều biết. Tuy muốn bao bọc con, che chở con, nhưng mẹ học được bài học lớn hơn - “buông tay”, coi như con trở thành một “người khác”, nhưng cũng không hề dễ dàng !
● Nếu như con sẵn lòng đi đánh răng cho hà mã
Mẹ nói: “Con bình thường chỗ nào, bình thường là có ý gì ?”
Con nói: “con cảm thấy, sự nghiệp trong tương lai của con nhất định là kém so với mẹ, cũng thua kém bố, cả bố và mẹ đều có học vị tiến sĩ”, nghe được câu này, mẹ có chút kinh ngạc. “Con dường như cảm thấy con chắc chắn không thể có thành tựu như của bố, càng không thể có thành tựu như của mẹ, con có thể sẽ trở thành một người rất bình thường, có bằng cấp rất bình thường, có một nghề nghiệp rất bình thường, không có nhiều tiền, cũng không có danh tiếng, một người bình thường nhất”. (Con dập tắt điếu thuốc)
“Mẹ có thất vọng không ?” - Hiện giờ mẹ đã quên lúc đó sao mẹ lại nói với con như thế, mẹ nói rằng mẹ sẽ không thất vọng, cho dù con làm gì thì mẹ cũng vui vẻ, bởi vì mẹ yêu con. Hay là không muốn tranh luận về triết lý “bình thường” với con, hay là rất chân thành mà thuyết phục rằng con không phải một người “bình thường” mà chỉ là con chưa tìm được chính xác bản thân mình ? Mẹ không nhớ rõ nữa, nhưng mà hiện giờ mẹ có thể nói với con, nếu như con là một người “bình thường”, mẹ có thất vọng hay không ?
Điều quan trọng nhất đối với mẹ, không phải là con có thành tựu hay không, mà là con có hạnh phúc hay không, trong cuộc sống hiện đại bây giờ, loại công việc nào có thể ít nhiều đem lại cho con niềm hạnh phúc ? Thứ nhất – nó cho con ý nghĩa, công việc đó không điều khiển con, không giam cầm con như tù binh. Thứ hai – nó cho con thời gian, nó cho con trải nghiệm đầy đủ trong cuộc sống.
Tiền tài và danh tiếng, cái nào là nguyên tố chính của hạnh phúc đây ? Giả như đặt hai lựa chọn trước mặt con, hoặc là đến phố wall làm quản lý ngân hàng, hoặc là làm nhân viên chăm sóc sư tử hà mã trong vườn bách thú, mà con là một người yêu thích nghiên cứu động vật. Mẹ hoàn toàn không cho rằng làm quản lý ngân hàng là có thành tựu, hay là nhân viên chăm sóc sư tử hà mã là “bình thường”. Mỗi ngày vì tiền mà căng thẳng, mà phấn đấu rất có thể lại không bằng mỗi ngày tắm rửa cho voi hay đánh răng cho hà mã.
Khi làm công việc mà trong lòng con thấy có ý nghĩa, có giá trị, thì là con đã có cảm giác thành tựu. Khi công việc của con cho con thời gian, không lấy đi cuộc sống của con, là con đã có tôn nghiêm, cảm giác thành tựu và tôn nghiêm, cho con niềm hạnh phúc. Mẹ sợ con trở thành người vẽ hươu cao cổ như Timothy, không phải vì anh ta không có tiền không có danh, mà là anh ta không tìm được ý nghĩa. Mẹ yêu cầu con chăm chỉ đọc sách, không phải vì mẹ muốn con có thành tựu hơn người khác, mà là bởi vì mẹ muốn con có nhiều hơn nữa quyền lựa chọn cho tương lai, lựa chọn có ý nghĩa, có thời gian làm việc chứ không phải là bị ép mưu sinh.
Nếu như chúng ta không phải so sánh danh lợi với người khác, mà chỉ là vì tìm chỗ yên tĩnh thoải mái trong nội tâm bản thân mình, thì như vậy từ “bình thường” này cũng không có ý nghĩa lắm. “Bình thường” là so sánh với người khác, còn “nội tâm yên tĩnh thoải mái” là so sánh với chính mình. “Thiên sơn vạn thủy” - đi đến cuối cùng thì đối tượng mà chúng ta chịu trách nhiệm nhất vẫn là hai từ “chính mình”. Vì vậy, con đương nhiên không có lý do gì đi so sánh mình với người thế hệ trước, hay là phải sống giống với sự tưởng tượng về con của thế hệ đi trước. Cũng giống như, hút thuốc hay không hút thuốc, bản thân con hãy tự quyết định đi nhé !
Sống đúng nghĩa chứ không phải chỉ là tồn tại
- Sưu tầm
Dưới đây là mười lăm gợi ý đơn giản cho những ai muốn thoát ra khỏi vòng quay đều đều của cuộc sống vốn có trước đây để thực sự sống và tận hưởng. Mười lăm cách để sống đúng nghĩa chứ không đơn giản chỉ là tồn tại.
1. Trân trọng những người bạn tuyệt vời và những điều đáng quý trong cuộc sống
Đôi lúc chúng ta vô tình không nhận thấy những giá trị tốt đẹp mà người khác dành cho mình đến khi họ không còn làm điều đó nữa. Đừng như vậy. Biết ơn những gì bạn có, những người yêu thương bạn, những người quan tâm đến bạn. Bạn sẽ không bao giờ biết được họ có ý nghĩa như thế nào với bạn cho đến khi họ không còn ở bên cạnh bạn nữa. Thế nên, ngay từ bây giờ hãy trân trọng những phút giây đáng quý, cảm ơn cuộc đời và rồi bạn sẽ thấy cuộc sống này thật ý nghĩa biết bao.
2. Phớt lờ hết những điều tiêu cực ảnh hưởng đến bạn
Nếu bạn cho phép người khác ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn, thì bạn sẽ rơi vào trạng thái mất cân bằng hay tiêu cực tự lúc nào không hay. Bỏ qua tất cả những điều gây tổn thương cho con người bạn, không ai có quyền phán xét bạn. Họ có thể biết những câu chuyện của bạn, nhưng họ sẽ không thực sự cảm nhận được những gì bạn đã trải qua. Bạn không thể nào kiểm soát được tất cả những gì họ nói, nhưng bạn có thể kiểm soát được tầm ảnh hưởng của chúng đến mình như thế nào. Chỉ đơn giản là gạt bỏ tất cả những thứ tiêu cực xâm nhập vào trái tim và tâm trí của bạn.
3. Tha thứ cho những người đã từng làm bạn tổn thương
“Tôi tha thứ cho bạn nhưng điều đó không có nghĩa là tôi tin tưởng bạn. Tôi không có thời gian để thù ghét những người đã làm đau tôi bởi vì tôi đã quá bận rộn để dành thời gian cho những người mà tôi yêu thương.”
Người đầu tiên nói lời xin lỗi là người dũng cảm nhất.
Người đầu tiên biết tha thứ cho người khác là người mạnh mẽ nhất.
Người đầu tiên biết hướng về phía trước là người hạnh phúc nhất.
Hãy dũng cảm, mạnh mẽ, hạnh phúc và thoải mái với con người mình.
4. Luôn là chính mình
Nếu bạn may mắn nhận ra mình có một điều gì đó khác biệt tuyệt vời hơn tất cả mọi người thì đừng thay đổi nó. Sự duy nhất luôn luôn là một điều tuyệt diệu. Thế nhưng thật nực cười là trong cuộc sống lại có những người cố gắng thay đổi mình để giống với những người khác. Giữ lấy những gì là của riêng bạn, khi thế giới cười bạn vì không giống họ, thì hãy đáp lại họ với một nụ cười của riêng bạn. Điều quan trọng nhất khi đó bạn được là chính mình.
5. Lắng nghe tiếng nói bên trong con người bạn
Cuộc sống sẽ là một cuộc hành trình đầy thử thách hoặc không là gì cả. Chúng ta sẽ không thể trở thành người chúng ta mong muốn bằng cách vẫn tiếp tục làm những gì đã từng làm. Hãy lắng nghe tiếng nói bên trong chính bản thân bạn, mà không phải là những gì áp đặt từ quan điểm của người khác. Làm theo những gì trái tim bạn mách bảo thì đó chính là con đường riêng của bạn. Những người khác có thể đi cùng bạn, nhưng họ sẽ không thể thay thế bạn được. Hãy luôn trân trọng cuộc sống của bạn mỗi ngày. Một ngày tươi đẹp sẽ mang đến cho bạn những niềm hạnh phúc, còn sự thất bại sẽ trang bị thêm cho bạn những bài học kinh nghiệm tuyệt vời. Những điều tồi tệ nhất sẽ mang lại cho bạn những bài học tốt nhất.
6. Bắt đầu thay đổi và cởi mở hơn với thế giới
Điều khó khăn nhất để bắt đầu thay đổi là bỏ đi những gì bạn đang làm theo thói quen và bắt đầu thực hiện những điều bạn chưa từng làm. Dù có đôi chút lo lắng, phân vân hay nghi ngờ gì thì bạn hãy tin rằng mọi chuyện đều có thể thay đổi được. Hãy tận hưởng những gì đang có trong cuộc sống của bạn, bạn có thể không đến được chính xác nơi bạn muốn đến nhưng bạn sẽ đến được nơi bạn cần đến.
7. Khôn ngoan với các mối quan hệ của mình
Những người bạn tốt không chỉ ở bên bạn mỗi khi bạn vui mà sẽ còn cùng bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Họ là những người luôn yêu quý bạn dù như thế nào đi chăng nữa, tình yêu thương của họ dành cho bạn là mãi mãi. Đừng cố gắng rượt đuổi để đi tìm lấy một tình yêu hão huyền mà hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi bạn thực sự tìm ra nó. Đừng để sự cô đơn lái bạn vào vòng tay của một ai đó mà bạn biết rằng bạn sẽ không bao giờ thuộc về họ. Hãy yêu chỉ khi bạn thực sự sẵn sàng. Một mối tình tuyệt vời cũng đáng để chờ đợi lắm chứ.
8. Nhận ra những người luôn yêu thương bạn
Những người bạn thực sự sẽ mãi ở bên bạn cho dù có chuyện gì xảy ra. Hãy dành cho họ những tình cảm đặc biệt nhất của bạn thậm chí ngay cả khi họ có làm một chuyện gì khiến bạn không vừa ý.
9. Yêu thương chính bản thân mình
Nếu bạn:
- Có thể yêu trẻ con, mặc cho những thứ lộn xộn mà chúng gây ra.
- Dành tình yêu thương cho Mẹ trọn đời, mặc cho khoảng cách về tuổi tác.
- Quan tâm đến Ba, mặc dù đôi lúc khó chịu vì tính bảo thủ của ông.
- Yêu thương những anh chị em của bạn, dù cho tính lề mề đến khó chịu của họ.
- Thoải mái với những người bạn của bạn, thậm chí đôi khi họ có quên trả lại tiền cho bạn.
Thì bạn sẽ biết làm thế nào để chấp nhận một người không hoàn hảo, và yêu thương chính bản thân mình.
10. Làm những thứ mà bạn biết rằng nó có ích cho tương lai của bạn
Những gì bạn làm hàng ngày sẽ quan trọng hơn kết quả của cả một quá trình đó. Nó quan trọng bởi vì bạn đã đánh đổi một ngày cuộc sống đáng giá của mình cho nó, vì vậy hãy đảm bảo rằng nó sẽ thực sự có giá trị và hữu ích cho tương lai của bạn.
11. Cảm ơn những điều phiền toái mà bạn không vướng phải
Có hai cách để trở nên thoải mái và hạnh phúc trọn vẹn, thứ nhất là làm tất cả những điều bạn muốn hoặc thứ hai là hài lòng với những gì bạn đang có. Hãy biết chấp nhận và trân trọng những điều bạn đang có ở giây phút hiện tại. Hạnh phúc sẽ đến khi bạn dừng phàn nàn về những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống và làm điều ngược lại là cảm ơn những điều rắc rồi mà bạn không bị vướng phải. Hãy luôn nhớ rằng, bạn cũng đã phải trải qua những ngày tồi tệ rồi thì mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.
12. Dành thời gian để làm những điều thú vị của riêng bạn
Đôi khi bạn cần thời gian suy ngẫm để thấy rõ những gì đang ở phía trước. Đừng để những lo lắng, tức giận của công việc chiếm hết toàn bộ thời gian và tâm trí của bạn khiến bạn không còn khoảng trống nào khác để dành cho những thú vui cá nhân hay tận hưởng những điều tuyệt vời trong cuộc sống.
13. Cảm nhận những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống
Những điều tốt nhất trong cuộc sống luôn ở trước mặt bạn. Nó hoàn toàn là những điều đơn giản mà đôi khi bạn không ngờ tới, như cảm giác ngắm hoàng hôn trên biển hay dành thời gian cho những người thân yêu. Tận hưởng những giây phút đáng giá ấy bởi vì một ngày nào đó khi nhìn lại, bạn sẽ thấy được niềm hạnh phúc bởi bạn đã từng trải qua nó.
14. Chấp nhận rằng quá khứ không phải là hiện tại
Đừng để quá khứ lấy cắp đi hiện tại và tương lai của bạn. Bạn có thể không tự hào về những điều bạn đã từng làm trong quá khứ, nhưng điều đó cũng chẳng sao cả. Quá khứ không phải là hiện tại. Quá khứ không thể thay đổi được, vậy thì hãy quên nó đi, bỏ nó ra khỏi tâm trí của bạn và chỉ đơn giản là chấp nhận nó. Tất cả chúng ta đều có thể phạm sai lầm, và thậm chí đã từng rất hối tiếc về quá khứ nhưng hiện tại điều đó không còn ảnh hưởng gì đến ta nữa thì hãy biết tập trung vào nguồn sức mạnh dành cho ngày hôm nay và tương lai của bạn.
15. Hãy chỉ đi khi bạn đã sẵn sàng
Đừng cố gắng níu kéo những mối quan hệ đã tan vỡ hay những sự việc bất thành. Nếu như bạn cố ép buộc chúng theo ý của mình chỉ làm cho mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Khi một cánh cửa đóng lại thì nhiều cánh cửa khác sẽ mở ra. Hạnh phúc chỉ đến khi bạn biết phát huy hết sức mạnh tiềm ẩn của mình, sẵn sàng đón nhận trở ngại với nụ cười rạng rỡ cùng trái tim đầy nhiệt huyết.
Sống không có nghĩa chỉ là tồn tại. Hãy sống một cuộc sống thực sự ý nghĩa và biết tận hưởng cuộc sống này.
Người không tranh giành không phải là người ngốc
- Theo Secretchina
- Mai Trà biên dịch
- Mai Trà biên dịch
1. VỢ CHỒNG BẤT HÒA VÌ TRANH ĐÚNG SAI
Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên thấy cảnh người vợ không thuận lợi trong công việc liền mượn cớ phát sinh bực tức cáu giận với người chồng. Người chồng vì thể diện của bản thân mà trước mặt bạn bè, người ngoài, sai khiến người vợ, người vợ không chịu được cảnh ấy và thế là mối quan hệ êm đẹp trở nên bất hòa … Kỳ thực, khi người chồng trong gia đình có làm một chút việc sai trái mà không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn cục thì đừng so đo, tính toán chi li mà sinh ra bất hòa. Những khi ấy, nếu như có thể “một mắt nhắm, một mắt mở” mà bỏ qua thì bạn không phải là người yếu đuối, không có năng lực, mà điều đó nói lên rằng, bạn là người khoan dung, độ lượng. Khi người vợ không cẩn thận phạm phải sai lầm lớn, người chồng không cần phải nhục mạ, chỉ trích, thậm chí đánh mắng mà hãy thật lòng an ủi đối phương, ra sức tìm kiếm biện pháp giải quyết vấn đề. Đây không phải thể hiện ra bạn là người ủy khuất, nhu nhược mà thể hiện bạn là người chín chắn, vững vàng và bao dung.
Trên thế giới này, hai vợ chồng không phải mỗi người là 100%, mà mỗi người chính là một nửa, ghép lại thành 100% mà thôi. Hai người cùng nhau học cách đối diện với sai lầm của đối phương, giúp nhau hoàn thiện bản thân và tự hoàn thiện mình. Đã là một đôi, một cặp, đâu cần phải tranh luận ai đúng ai sai để làm gì.
2. CON BẤT HÒA VỚI CHA MẸ VÌ TRANH THẮNG THUA
Kỳ thực, trên thế giới này không có bất luận một người nào là phải có nghĩa vụ đối tốt với bạn cả. Chỉ có cha mẹ mới có thể không so đo, tính toán đến sự báo đáp mà yêu thương chăm sóc chúng ta mà thôi. Khi cha mẹ nhắc nhở chúng ta, trời lạnh rồi nhớ mặc thêm áo ấm, đừng tranh luận với cha mẹ rằng chỗ của bạn ấm áp như thế nào, ánh mặt trời rực rỡ ra làm sao, hắt hủi sự quan tâm của họ. Những lời nhắc nhở ấy chẳng qua chỉ là vì quan tâm chúng ta, sợ chúng ta lâm bệnh mà không có cha mẹ ở bên chăm sóc mà thôi. Khi cha mẹ căn dặn chúng ta phải biết tiết kiệm, đừng trách cha mẹ là những “kẻ nô lệ của đồng tiền”, đừng tranh luận rằng tiền mình làm ra mình tự chi tiêu. Cha mẹ làm như vậy chỉ là vì muốn chúng ta chuẩn bị tốt cho cuộc sống sau này của mình mà thôi. Có đôi khi, sự lo lắng của cha mẹ là vô căn cứ, sự quan tâm của cha mẹ là “không cần thiết” nhưng cha mẹ làm như vậy hết thảy đều là vì mong con cái có cuộc sống tốt sau này. Đừng tranh giành thắng thua với cha mẹ, đó mới là sự hiếu thảo lớn nhất.
3. BẠN BÈ BẤT HÒA VÌ TRANH CAO THẤP
Bạn bè đến với nhau là bởi vì có duyên mà ngàn dặm mới quen nhau, vì chí hướng hợp nhau mới hiểu nhau. Người xưa có câu: “vàng bạc dễ được, tri kỷ khó tìm”, cho nên đừng bao giờ tranh cao thấp với bạn bè.
Có thể công việc của chúng ta không cao sang bằng của bạn, đơn vị công tác không nổi danh như của bạn, nhưng phải nhớ rằng, công việc là không có phân chia cao thấp, lao động là không có phân biệt giá trị. Có thể làm tốt công việc bằng chính sức lao động của bản thân mình thì chúng ta cũng đã được xem là một chuyên gia rồi. Có thể nhà chúng ta ở diện tích không rộng, giá cả không đắt bằng nhà của bạn. Nhưng suy cho cùng cũng đâu có vấn đề gì. Sự ấm áp trong căn nhà không phải được quyết định bằng diện tích lớn hay nhỏ, đắt hay rẻ, mà nơi nào có sự yêu thương thì nơi đó sẽ là tổ ấm.
● ● ●
Trong xã hội ngày nay, người ta thường cho rằng những người không biết tranh giành lợi ích, địa vị, tiền tài vật chất thì là người ngốc, si đần. Nhưng người xưa tin rằng, những thứ mà con người đạt được trong đời này là do phúc báo của họ mà có, tranh giành chỉ làm tổn hại đến người khác và tổn đức của bản thân mà thôi. Một khi tấm lòng rộng mở hơn thì bạn bè phú quý cũng sẽ nhiều hơn.
Tâm nhàn là phúc khí tốt nhất của đời người. Người không tranh sẽ tự nhiên ung dung, thản đãng. Người không so đo, tính toán sẽ thường tự nhiên mà vui vẻ, khoái hoạt. Chúng ta từng so đo rồi nhận được sự trả giá, đến cuối cùng mới hiểu được rằng hết thảy những gì đến rồi cũng sẽ đi, chỉ có thể lưu lại một khoảng không hư danh mà thôi. Cho nên, so đo, tính toán, tranh giành để làm gì ?
Đừng (6)
- Marc(Thủy Nguyệt dịch)
Chi rồi cũng qua
- Thích Tánh Tuệ
Đường đời mấy độ bước trầm, thăng
Niềm vui, nỗi khổ tìm mây khói
Còn lại yên bình mỗi bước chân
Rồi cũng nhòa trôi những nụ cười
Tiệc tùng, hoa lệ ... hẹn phai phôi
Ai người thấu hiểu đời như mộng
Chẳng tiếc ngày qua, chẳng ngậm ngùi
Đôi lúc nghe lòng như khói sương
Cõi tình hư thực giữa vô thường
Trăm năm bóng nguyệt dòng lưu thủy
Mong vớt làm chi, chuốt đoạn trường
Rồi cũng qua dần bao giấc mơ
Trả ta về lại thuở hoang sơ
Hỏi người thiên cổ từng xây mộng
Đã toại nơi lòng hay vẫn chưa ?
Rồi cũng xuôi dòng trôi tháng năm
Bồng bềnh danh lợi cuốn xa xăm
Đã quá nửa đời nay mới hiểu
Cội nguồn gia bảo vốn nơi tâm
Ngày cũng trôi qua giống mọi ngày
Khác là Tỉnh Thức giữa cuồng say
Xưa tìm hạnh phúc trong phiền muộn
Chừ Sống bây chừ, Sống tại đây ...
Cuộc trò chuyện giữa cha và con trai
- Sưu tầm
●1●
Khi con trai được hai tuổi. Một ngày nào đó, đầu đụng phải góc bàn, đầu sưng một cục, khóc òa lên. Hơn một phút sau, tôi đi đến chiếc bàn, lớn tiếng hỏi:
- Cái bàn à, là ai đã đụng mày đau thế ? Khóc lóc thương tâm thế kia ?
Con trai ngừng khóc, nước mắt lưng tròng nhìn tôi. Tôi sờ sờ cái bàn, hỏi con trai rằng:
- Là ai vậy ? Là ai đã đụng đau chiếc bàn ?
- Con, Ba ơi, là con đụng.
- Ồ, là con đụng à, vậy còn không mau nghiêng mình với chiếc bàn, nói tiếng xin lỗi đi.
Con trai nuốt nước mắt, cúi mình, nói: “Xin lỗi”.
Từ đó, con trai đã học được tính có trách nhiệm và đảm đương.
●2●
Con trai ba tuổi, vô cớ khóc lớn, tôi hỏi:
- Sao vậy, chỗ nào không khỏe hả con ?
- Không có.
- Vậy sao lại khóc ?
- Con chỉ muốn khóc thôi ! (Rõ ràng làm nũng)
- Được thôi, con muốn khóc thì Ba không có ý kiến, nhưng con khóc ở đây không thích hợp lắm, sẽ làm phiền mọi người nói chuyện, Ba tìm một chỗ cho con, con một mình khóc cho đã, khóc đủ rồi mới gọi mọi người.
Nói xong đem nhốt con ở phòng rửa tay, dặn: “Khóc xong rồi hãy gõ cửa”, hai phút sau, con trai đạp cửa: “Ba ơi, ba ơi, con đã khóc đủ rồi !”
- Tốt, khóc xong rồi à ? Khóc xong rồi thì đi ra đi.
Kể từ hôm đó, con trai mãi cho đến 18 tuổi, không còn học thói thao túng và trút giận lên người khác.
●3●
Con trai năm tuổi. Chập tối, dẫn con đi bộ đi ngang qua cây cầu nhỏ, dưới cầu nước trong thấy được cả đáy, nước chảy cuồn cuộn. Con trai ngẩng đầu nhìn tôi: “Ba ơi, con sông đẹp quá, con muốn nhảy xuống bơi”, tôi có phần sửng sốt.
- Được thôi, Ba sẽ cùng con nhảy xuống. Nhưng chúng ta hãy về nhà trước đã, thay quần áo một chút.
Về nhà, con trai thay quần áo xong, nhìn thấy một chậu nước ở trước mặt, ngơ ngác không hiểu.
- Con trai, xuống nước bơi cần phải vùi đầu vào trong nước, điều này con không hiểu sao ?
Con trai gật đầu.
- Vậy thì bây giờ chúng ta hãy tập luyện trước một chút, xem thử con có thể vùi được bao lâu.
Tôi nhìn đồng hồ. “Bắt đầu !”, con trai vùi mặt vào trong nước, hào khí ngất trời. Chỉ được mười giây:
- Úi chà, Ba ơi, sặc nước rồi, khó chịu thật.
- Vậy sao ? Chờ một chút nhảy xuống sông, có thể sẽ càng khó chịu hơn nhiều đấy.
- Ba ơi, chúng ta có thể không đi nhảy xuống nước nữa được không ?
- Được thôi, không đi thì không đi nữa.
Từ đó, con trai đã học được tính cẩn thận và không lỗ mãng, suy nghĩ cho kỹ rồi mới làm.
●4●
Con trai sáu tuổi, ham ăn. Một buổi tối nọ, tan học đi ngang qua McDonald’s, dừng bước:
- Ba ơi, McDonald’s kìa ! (Thèm chảy cả nước miếng)
- Ừm, McDonald’s. Muốn ăn không ?
- Muốn ăn.
- Con trai, một người muốn ăn liền ăn ngay, gọi là “cẩu hùng” (gấu chó), thèm ăn mà lại có thể không ăn, thì gọi là anh hùng.
Rồi hỏi tiếp: “Con trai, con muốn làm anh hùng hay cẩu hùng đây ?”
- Ba, con đương nhiên muốn làm anh hùng.
- Tốt. Vậy anh hùng khi muốn ăn McDonald sẽ thế nào đây ?
- Có thể không ăn. (Rất kiên định)
- Quá xuất sắc, anh hùng, về nhà thôi.
Con trai chảy nước miếng, theo tôi về nhà. Từ đó về sau, con đã học được những gì nên làm và những gì không nên lắm, chống lại được cám dỗ.
●5●
Con trai tám tuổi, nghịch ngợm, đánh nhau với bạn học lớn. Vết bầm tím khắp người, về đến nhà, khóc lớn không thôi.
- Ấm ức không ?
- Ấm ức ! Con trai vừa khóc vừa trả lời.
- Tức giận không ? “Tức giận !”, con trai khóc to lên.
- Con dự tính sẽ làm thế nào ? Hỏi tiếp, con cần Ba làm gì cho con nào ?
- Ba, con muốn tìm một viên gạch, ngày mai sẽ đập cậu ta từ phía sau.
- Ừm, Ba thấy được. Ba ngày mai sẽ chuẩn bị cục gạch cho con.
Hỏi tiếp: “Còn gì nữa không ?”
- Ba, ba tìm một con dao cho con, con ngày mai sẽ đâm hắn ta từ phía sau.
- Được. Cái này càng hả giận hơn, Ba bây giờ đi chuẩn bị một chút.
Tôi đi lên lầu. Nghĩ rằng được ủng hộ, con trai dần dần bình tĩnh lại. Khoảng 20 phút sau, tôi từ trên lầu dọn xuống một đống lớn quần áo và chăn mền.
- Con trai, con đã quyết định chưa ? Là dùng gạch, hay là dùng dao đây ?
- Nhưng mà, Ba ơi, Ba dọn nhiều quần áo và chăn mền như vậy để làm gì vậy ? Con trai nghi hoặc.
- Con trai, là như vầy, nếu như con dùng gạch đập hắn ta, như vậy cảnh sát sẽ bắt chúng ta đi, ở trong tù đại khái chỉ cần ở một tháng, chúng ta chỉ mang một số áo ngắn chăn mỏng là được rồi. Nếu như con dùng dao đâm hắn ta, thế thì chúng ta ở trong tù ít nhất ba năm không trở về được, chúng ta cần phải mang nhiều thêm một số quần áo chăn bông, bốn mùa đều phải mang đủ. Vì vậy, con trai con đã quyết định chưa ? Ba đồng ý ủng hộ con.
- Phải như vậy sao ? Con trai sững sờ.
- Chính là như vậy, pháp luật chính là quy định như vậy mà.
- Ba, vậy thì chúng ta không làm nữa nha.
- Con trai, con không phải là rất căm phẫn sao ?
- Hey, hey, Ba ơi, con đã không tức giận nữa rồi, thật ra con cũng có sao đâu.
- Tốt, Ba ủng hộ con.
Từ đó, con trai đã học được lựa chọn và trả giá.
●6●
Con trai chín tuổi, năm lớp bốn, môn Toán không đạt, sầu não không vui.
- Sao thế ? Thi không đạt còn làm mặt nặng nhẹ với ba mẹ sao ?
- Bởi vì cô giáo dạy Toán rất đáng ghét, học lớp của bà ấy không thích nghe.
- Ồ, đáng ghét như thế nào ? Tôi cảm thấy rất hứng thú, con trai nói rất nhiều, “nói tóm lại cô ấy cũng không thích con”.
- Ồ, người khác thích con thì con thích họ, người khác không thích con thì con lại ghét họ. Điều này nói rõ rằng con là người chủ động hay là người bị động đây ?
- Là người bị động ạ, con trai trả lời.
- Là người mạnh hay là người yếu, là đại nhân hay là tiểu nhân ? Tôi tiếp tục hỏi.
- Là kẻ yếu, là tiểu nhân. Con trai sợ hãi.
- Vậy con muốn làm đại nhân hay là tiểu nhân ?
- Làm đại nhân. Ba ơi, con đã hiểu rồi, vô luận là cô giáo có thích con hay không, con đều có thể thích cô ấy, kính trọng, chủ động hưởng ứng cô ấy, làm một kẻ mạnh.
Hôm sau, vui vẻ đến trường, từ đó môn Toán đạt được kết quả ưu tú. Và đã biết được thế nào là đại nhân, thế nào là tiểu nhân. Con trai sau này khi con lớn lên, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến bà nội, nhớ đến mẹ, nhớ đến ba đã dụng tâm vất vả thế nào.
●7●
Con trai mười tuổi, chơi trò chơi. Mẹ nhắc nhở nhiều lần, con không chịu sửa.
- Con trai, nghe nói con mỗi ngày đều chơi cái này, tôi chỉ vào máy tính.
- Vâng, con trai gật đầu thừa nhận.
- Mỗi lần sau khi chơi xong, con cảm thấy thế nào ?
- Mờ mịt, trống trải, không còn hơi sức, tự trách, xem thường bản thân mình.
- Vậy tại sao lại còn chơi vậy ? Không kiềm chế nổi bản thân, phải không ?
- Đúng vậy, Ba ơi, con trai rất bất lực.
- Được rồi, Ba sẽ giúp con. Tôi ôm máy tính đến đưa cho con một cái chùy nhỏ, “con trai, hãy đập nó !”
- Ba ơi, con trai ngẩn người ra.
- Đập nó đi, ba có thể không có máy tính, nhưng không thể không có con được.
Con trai rơi nước mắt, đích thân đập vào máy tính, Từ đó, con trai hiểu được cái gì gọi là nguyên tắc. Xưa kia Mạnh Mẫu chọn hàng xóm để dạy dỗ con, một lần con trốn học bỏ về nhà chơi, vì để cảnh tỉnh con đã tự mình chặt đứt khung cửi.
●8●
Con trai mười một tuổi, tôi cùng với vợ phải đi xa một thời gian dài, mỗi ngày đều gọi điện cho mẹ già, hỏi thăm. Một ngày kia, con trai nhận điện thoại:
- Ba ơi, chào Ba, con trai rất lấy làm vui mừng.
- Ừm, chào con, Bà Nội đâu rồi ? Gọi Bà Nội nghe điện đi.
- Ba ơi, sao mỗi ngày Ba chỉ gọi điện thoại cho Bà Nội thôi vậy ?
- Điều này có gì lạ đâu ? Bởi vì đó là mẹ của Ba mà.
- Vậy còn con ? Con cũng rất nhớ ba mẹ !
- Vậy con hãy gọi điện cho mẹ con đi.
- Vâng.
Từ đó, cứ sáu giờ mỗi ngày, vợ tôi đều có thể nhận được lời hỏi thăm của con, bất kể mưa gió, đến nay đã tám năm rồi.
●9●
Con trai mười hai tuổi, năm lớp sáu bài tập nặng nề, tính tình nóng nảy, con trai tan học về vừa bước vào cửa:
- Tiểu tử thối, hôm qua có phải con đã làm vỡ cái đĩa của ta, em gái của tôi bắt đầu vặn hỏi.
- Không có, cô ơi, con không có. Con trai nét mặt nghi hoặc.
- Ta đã tận mắt nhìn thấy con làm vỡ, còn chối nữa à. Bà Nội của nhóc lại làm chứng kiên quyết khẳng định.
- Con không có mà, mọi người đổ oan cho con. Con trai khóc òa lên, nằm vật xuống đất.
Khoảng năm phút, tôi đi ra khỏi phòng nghiêm giọng rằng:
- Sao thế ? Sao lại nổi điên ở đây.
- Ba ơi, Cô và Bà Nội đổ oan cho con.
- Đổ oan ? Đổ oan cho con thì sao ? Đổ oan thì con lại nằm vật xuống đất sao ? Thật là thứ không ra gì mà. Con có phải trang nam tử hán hay không ?
Con trai ngừng khóc, đứng dậy, cúi gầm mặt xuống:
- Ba ơi, mọi người đổ oan cho con.
- Nam tử hán đại trượng phu, dẫu cho trời có đổ sụp xuống cũng không thể ngã xuống được, huống hồ là một cái đĩa nhỏ bé. Thật không ra gì cả.
Tôi tiếp tục: “Một đời này của người ta, phải trải qua biết bao sóng gió, bị oan ức, khinh thường, phản bội, bán đứng. Con liền chịu ngã xuống sao ? Đó là đồ hèn nhát.”
Con trai ưỡn ngực, ngẩng đầu lên:
- Ba ơi, con đã hiểu rồi, bây giờ con nên làm thế nào ?
- Bây giờ ? Hãy tự hỏi chính bản thân con đi, con có nhiều thời gian lắm đó.
- Không có, con có rất nhiều bài tập cần phải làm.
- Vậy còn không mau đi làm bài tập đi. Hãy nhớ kỹ, dẫu cho núi lở đất sụp đi nữa, cũng đừng quản nó, hãy làm xong việc của mình trước đã.
Con trai nhấc cặp lên, cúi chào Bà Nội và Cô, rồi ung dung đi vào trong phòng.
Ba người chúng tôi bật cười. “Sủng nhục bất kinh, khán đình tiền hoa khai hoa lạc, khứ lưu vô ý, vọng thiên không vân quyển vân thư (Không quan tâm thiệt hơn, nhìn hoa nở hoa tàn trước sân, đi ở chẳng buồn, nhìn bầu trời mây cuộn mây tan)”. Con trai à, sau khi con trưởng thành, nhìn thấy câu đối này, có lẽ, con sẽ nhớ đến hôm nay, nhớ đến dụng tâm vất vả của Bà Nội, của Cô, và của Ba.
●10●
Con trai mười ba tuổi, kỳ học thứ nhất, thành tích bình thường. Một ngày kia, nó bỗng hỏi:
- Ba ơi, đi học có ích gì không vậy ? Thành tích thi cử có tác dụng gì không ?
- Tại sao lại hỏi như vậy ? Tôi ngẩn ra.
- Mấy ngày trước có rất nhiều các Chú các Dì đến nhà, Ba luôn nói với họ rằng giáo dục bây giờ là giáo dục tồi tệ nhất trong suốt 5000 năm qua mà, con trai nhanh nhẩu đáp.
À thì ra con trai đã ở bên cạnh lắng nghe được chuyện đàm luận trên trời dưới đất của tôi với chúng bạn.
- Không sai, học hành, thi cử thật ra không có tác dụng gì cả.
- Thế thì tại sao con vẫn cần phải đi học những thứ vô dụng này đây ?
- Đó là vì con còn nhỏ, trước hết phải làm một số thứ vô dụng trước đã, để thử bản sự của con. Nếu như con ngay cả những thứ vô dụng này đều làm không được tốt, như vậy sau khi lớn lên, những thứ hữu dụng chắc chắn cũng sẽ không làm được. Vì vậy, đi học tuy vô ích, nhưng con vẫn cần phải học nó cho tốt.
- Ồ, Ba ơi, con có bản sự để học tốt nó.
Từ đó, con trai luôn đạt được những thành tích ưu tú. Con trai à, thật ra đời người cũng là hư ảo không thật, nhưng cuộc sống này vẫn cần phải sống cho tốt, tinh thần trong đạo lấy giả làm thật cần chúng ta dùng cả một đời để thể hội.
●11●
Con trai mười ba tuổi rưỡi, đi chơi ở nhà người thân trở về. Người mặc đồ hiệu, đầu tóc mới lạ, hả hê vô cùng:
- Mẹ ơi, con có bảnh không ? Anh trai nhà Bác Hai mua quần áo, giày dép cho con, nhãn hiệu XX, rất đắt tiền đó. Bà Nội ơi, bà xem mẫu tóc của cháu này, anh ấy đẫn con đi hớt đó, phía trước rất là dài, ha ha, có mốt không này ?
Nó giống như một con bướm, bay đi bay lại khắp nhà. Tôi nhìn mà chẳng thèm để mắt đến. Hai ngày sau, con trai đứng trước tấm gương, tự mình ngây ngất. Tôi lặng lẽ, đứng ở đằng sau:
- Có mệt không vậy, con trai ?
- Ba ơi, dọa con giật cả mình.
- Ha ha, có mệt không, lúc nào cũng phải mệt tâm luôn lo lắng, thật là không đáng, luôn phải suy đoán người khác thấy thế nào. Sao phải khổ vậy, người sống ở đó, bị quần áo đầu tóc làm cho mệt mỏi, thật là ngốc lắm thay.
- Ba, ba cười nhạo con rồi, con trai mặt đỏ ửng.
- Ba trả lại cho con sự nhẹ nhàng tự tại, con thấy sao ?
- Dạ, con trai đi thay quần áo, đầu tóc để bình thường trở lại. “Ba ơi, thật là nhẹ nhàng, thật là thoải mái !”
Từ đó, con trai biết được thế nào là đẹp, thế nào là xấu.
Chân tâm
- HT. Tịnh Không
Danh ngôn (83)
- B. Franklin
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)